Bài giảng Luật kinh tế - Chương I: Tổng quan về luật kinh tế - Bùi Huy Tùng

Đối với UBND cấp huyện, thẩm quyền trong lĩnh vực kinh tế được quy định tại Đ97 LTCHĐND và UBND: “Xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm trình HĐND cùng cấp để trình UBND cấp tỉnh; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch; Lập dự án thu NSNN trên địa bàn; dự toán thu, chi NSĐP, phương án phân bổ DTNS cấp mình; quyết toán NSĐP; lập dự toán điều chỉnh NSĐP; Tổ chức thực hiện NSĐP; hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của HĐND xã, thị trấn về thực hiện NSĐP; Phê chuẩn kế hoạch KT-XH của xã, thị trấn”.

ppt62 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật kinh tế - Chương I: Tổng quan về luật kinh tế - Bùi Huy Tùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN HỌC LUẬT KINH TẾ Ths. Bùi Huy Tùng – ĐHNH TPHCM Tài liệu môn học: Bài giảng Luật kinh tế Giáo trình Luật kinh tế Luật doanh nghiệp 2005 Bộ Luật dân sự 2005 Luật thương mại 2005 Luật đầu tư 2005 Luật phá sản 2004 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 Luật trọng tài thương mại 2010 Nội dung môn học: CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH CHƯƠNG III: PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ CHƯƠNG IV: PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY CHƯƠNG V: PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Nội dung môn học (tt) : CHƯƠNG VI: PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM CHƯƠNG VII: PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ CHƯƠNG VIII: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHƯƠNG IX: PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN CHƯƠNG X: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ I. KHÁI QUÁT LUẬT KINH TẾ II. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT KINH TẾ III. CHỦ THỂ CỦA LUẬT KINH TẾ IV. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT KINH TẾ V. NGUỒN CỦA LUẬT KINH TẾ VI. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Các nội dung nghiên cứu: I. KHÁI QUÁT LUẬT KINH TẾ 1. Khái quát chung 2. Khái niệm LKT và PLKT 3. Vị trí của ngành LKT trong HTPLVN 1. Khái quát chung Hoạt động kinh tế có vai trò, vị trí rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển xã hội. Nền kinh tế tự do luôn chứa đựng đầy rẫy những khuyết tật mà bản thân nó không thể tự giải quyết được. Cơ chế thị trường theo nghĩa văn minh và nhân đạo có nhu cầu cần được điều tiết bởi NN. 1. Khái quát chung (tt) QLNN để khắc phục những khuyết tật của cơ chế KTTT, để bảo vệ tự do cạnh tranh, để hướng tới những mục tiêu kinh tế mà NN đề ra. NN nào cũng quản lý kinh tế bằng nhiều công cụ khác nhau, trong đó pháp luật giữ vị trí cơ bản, chủ đạo. Để điều chỉnh các QHKT, NN sử dụng nhiều ngành luật, trong đó ngành LKT giữ vai trò đặc biệt quan trọng. 1. Khái quát chung (tt) Ở VN, lý luận về LKT xuất hiện về cơ bản dựa trên cơ sở hệ thống lý luận về CNXH, về QLKT XHCN. Đồng thời, khoa học pháp lý nước ta không thiết lập được một hệ thống lý luận riêng về LKT VN. Lý luận về LKT đã phát triển hơn nửa thế kỷ qua và trở thành hệ thống lý luận độc lập. Quá trình phát triển đó có lúc trầm, lúc nổi trước hết phụ thuộc vào nội dung và tính chất của cơ chế QLKT đương thời. LKT hình thành khá sớm ở nước ta, đã trải qua những bước phát triển và thành bại khác nhau, diễn ra trong những bối cảnh khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội và pháp lý. Cũng như hiện nay, pháp luật KT đang tồn tại trong một khung cảnh hoàn toàn mới, đó là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường trong khuôn khổ của một NN pháp quyền. 1. Khái quát chung (tt) Hiểu theo nghĩa chung nhất, LKT là tổng thể các QPPL để tác động vào các tác nhân tham gia đời sống kinh tế (quan hệ ngang) và các quy phạm liên quan đến mối tương quan giữa sự tự do của từng cá nhân và sự điều chỉnh của NN (quan hệ dọc). Khái niệm 1. Khái quát chung (tt) PLKT ở nước ta hiện nay là sự phản ánh về mặt pháp lý một cơ chế KTTT với những đặc tính sau: Nền kinh tế đang chuyển đổi nhanh sang KTTT. Tính chất quá độ của nó ảnh hưởng lớn đến nội dung và tính chất của hệ thống PLKT nói chung và LKT nói riêng. Không thể có ngay một hệ thống PLKT hoàn thiện của nền KTTT định hướng XHCN. Cơ chế kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là một cơ chế hoàn toàn mới, do đó đòi hỏi phải có một tư duy kinh tế mới và theo đó là một tư duy pháp lý mới với tính cách là cơ sở lý luận và tư tưởng của quá trình đó. Trong hệ thống pháp luật của ta, những tư duy về hình thức pháp lý mới cần thiết cho quản lý KTTT, được hình thành chậm chạp. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng thiếu và chắp vá của hệ thống pháp luật KT hiện nay. Khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, chúng ta chưa đồng thời và kịp thời chuẩn bị được một hệ thống các quy tắc xử sự về quản lý nền kinh tế nhiều thành phần. Do vậy, tiến trình chuyển đổi của pháp luật là quá chậm so với các QHKT. Vì vậy, xuất hiện một số hiện tượng thiếu tổ chức, thiếu kỷ luật và lộn xộn trong đời sống kinh tế trong thời gian qua là điều dễ hiểu, và không thể kết luận rằng đó là hiện tượng phát sinh từ bản chất của KTTT. 1. Khái quát chung (tt) Trong nền KTTT, PLKT có vai trò ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, quan niệm về LKT, về ĐTĐC, PPĐC và hệ thống chủ thể cần phải được xác định cho phù hợp với cơ chế mới. Hiện nay, chưa có thể nói tới một hệ thống lý luận hoàn chỉnh về LKT trong tương lai. Song, có thể đưa ra một số vấn đề lý luận thể hiện sự thay đổi, bổ sung cho quan niệm truyền thống về LKT, về ĐTĐC, PPĐC và hệ thống chủ thể của LKT. Tóm lại: 2. Khái niệm LKT và PLKT Khái niệm LKT với tư cách là một ngành luật độc lập có ĐTĐC và PPĐC riêng. Khái niệm PLKT là một hệ thống hỗn hợp các QPPL, thuộc nhiều ngành luật khác nhau liên quan đến toàn bộ đời sống kinh tế. Phân biệt LKT với PLKT 3. Vị trí của ngành LKT trong HTPLVN Sự khủng hoảng của XHCN đã kéo theo sự khủng hoảng lý luận về CNXH nói chung và về NN và PL nói riêng. Trong bối cảnh đó, không ít nhà nghiên cứu đi tìm câu trả lời về số phận của ngành LKT với tư cách là một ngành luật độc lập. Ngành luật cổ điển nhất và quan trọng nhất là ngành luật dân sự. Lúc ra đời, nó là ngành luật bao trùm hết các lĩnh vực tư pháp, quy định hầu như toàn bộ các QHXH liên quan đến con người. Vì thế, luật dân sự không chỉ điều chỉnh QHTS và QHNT phi tài sản mà còn điều chỉnh cả những nhóm quan hệ về lao động, đất đai, hôn nhân – gia đình, hộ tịch, kinh tế, Nhưng do phát triển của các QHXH, kéo theo nhu cầu về các PPĐC khác nhau của pháp luật đối với các nhóm QHXH đó, và do vậy luật hôn nhân gia đình, luật đất đai, LKT, ra đời và được đối xử như các ngành luật độc lập. Mặc dù trong KTTT, LKT có hệ thống chủ thể rộng rãi hơn, các quan hệ mà LKT điều chỉnh mang tính chất tài sản nhiều hơn, Nhưng LKT vẫn có bản sắc riêng của mình và giữa luật dân sự và LKT vẫn có chung biên giới. Vấn đề LKT trong HTPL: 3. Vị trí của ngành LKT trong HTPLVN (tt) Về ĐTĐC : Các QHTS của LDS mang tính chất tiêu dùng, còn QHTS trong LKT lại mang tính chất KD. Mặt khác, QHKD không chỉ thuần tuý là các QHTS mà còn có các quan hệ mang tính chất quyền lực, quản lý. Về chủ thể : Theo quan niệm cũ, chủ thể của LDS là thể nhân không bao giờ trở thành chủ thể của LKT, và chủ thể của LKT không bao gồm cả thể nhân. Ngày nay, chủ thể của LDS và LKT bao gồm cả pháp nhân và thể nhân, song có thể phân biệt chúng thuộc ĐTĐC của ngành luật nào khi căn cứ vào mục đích, phạm vi, PPĐC các QHXH. Về PPĐC : Trong cơ chế kinh tế mới, PPĐC của LKT tuy có mềm dẻo hơn, khả năng thoả thuận lớn hơn so với trước, nhưng về tổng thể không thể coi là n.tắc dân sự. Mặt khác, LKT còn sử dụng hành chính mệnh lệnh (QLNN) để điều chỉnh các QHKT. Các tiêu chí để phân biệt LDS với LKT với tư cách là các ngành luật độc lập: II. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT KINH TẾ 1. ĐTĐC của ngành LKT theo quan niệm truyền thống 2. ĐTĐC của ngành LKT trong cơ chế thị trường 1. ĐTĐC của ngành LKT theo quan niệm truyền thống PLKT điều chỉnh những QHKT hết sức đa dạng và phong phú, gắn liền với quá trình SXKD và với chức năng QLKT của NN. Quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý sản xuất. Quan hệ phát sinh trong quá trình cấp phát và huy động vốn sản xuất, trong các hoạt động tín dụng, thanh toán và ngân sách. Quan hệ phát sinh trong quá trình tạo việc làm và sử dụng lao động. Quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng đất đai. Quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý, sản xuất trong các HTX, 2. ĐTĐC của ngành LKT trong cơ chế thị trường Nhóm quan hệ pháp lý nhằm tạo môi trường pháp lý bình đẳng cho mọi HĐKD. Để điều chỉnh cần ban hành luật về cạnh tranh, phá sản và chống độc quyền. Nhóm quan hệ tạo nên tư cách pháp lý độc lập của các CTKD. Để điều chỉnh phải có một khung pháp lý thống nhất cho việc thành lập, cấp giấy phép, ĐKKD, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể cũng như chuyển đổi hình thức KD của DN. Nhóm quan hệ liên quan đến các hoạt động tài phán kinh tế, liên quan đến tổ chức và hoạt động của một hệ thống đa dạng các cơ quan tài phán kinh tế và thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế. 2. ĐTĐC của ngành LKT trong cơ chế thị trường (tt) Nhóm quan hệ tạo khung pháp lý cho các HĐKD của từng loại hình DN, tạo nên địa vị pháp lý của từng loại hình DN. Nhóm quan hệ về hình thức pháp lý của các HĐKD. Đó là chế định hợp đồng kinh tế. Trong cơ chế thị trường, hợp đồng kinh tế không còn là “hợp đồng kế hoạch”. Ngoài ra, trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giá cả, thị trường tiền tệ, thị trường vốn – nơi có thể coi là biên giới giữa luật tài chính và LKT cũng cần có sự điều chỉnh pháp lý với nội dung và phương pháp đổi mới. III. CHỦ THỂ CỦA NGÀNH LUẬT KINH TẾ 1. Quan niệm truyền thống về chủ thể của ngành LKT 2. Trong kinh tế thị trường hệ thống chủ thể cũng được mở rộng hơn nhiều 1. Quan niệm truyền thống về chủ thể của ngành LKT Chủ thể của LKT có những dấu hiệu đặc biệt thể hiện bản chất cơ chế kinh tế. Hoạt động kinh tế không do tư nhân thực hiện, mà là tập thể lao động của các nhà máy, xí nghiệp, HTX thuộc sở hữu NN và sở hữu tập thể thực hiện. Chủ thể của LKT là những cơ quan, TCKT - được coi là những pháp nhân. 1. Quan niệm truyền thống về chủ thể của ngành LKT (tt) Theo nghĩa hẹp : chủ thể thường xuyên và chủ yếu là các cơ quan và các ĐVKT, có chức năng chủ yếu là hoạt động trên lĩnh vực kinh tế và có thẩm quyền kinh tế. Theo nghĩa rộng : các CQNN, các TCXH cũng có thể tham gia các QHKT do LKT điều chỉnh, khi việc tham gia đó là có thể và cần thiết nhằm góp phân thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. 2. Trong kinh tế thị trường hệ thống chủ thể cũng được mở rộng hơn nhiều Trước đây, chỉ thừa nhận pháp nhân là chủ thể. Trong cơ chế thị trường nhiều thành phần với cơ cấu đa dạng, đầy đủ, phong phú các CTKD. Các chủ thể không chỉ là pháp nhân mà còn các chủ thể không phải là pháp nhân. Đó là các công ty đối nhân, các DNTN, các cá nhân có ĐKKD, IV. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA NGÀNH LUẬT KINH TẾ 1. PPĐC của LKT (truyền thống) 2. PPĐC cũng được bổ sung nhiều điểm mới 1. PPĐC của LKT (truyền thống) PPĐC là phương pháp kết hợp giữa thương lượng, bình đẳng với phương pháp hướng dẫn và hành chính mệnh lệnh. Phương pháp thoả thuận, bình đẳng được áp dụng trong các quan hệ ngang – QHHĐKT. Nó giống phương pháp dân sự song không phải là phương pháp dân sự vì n.tắc tự do ý chí bị giới hạn bởi kế hoạch NN. Phương pháp hướng dẫn khuyên bảo là phương pháp định hướng, khuyến khích về tính hợp lý của các QHKT để các chủ thể kinh tế hành động trong khả năng và mục đích của mình. Phương pháp hành chính mệnh lệnh : mang tính bắt buộc từ ý chí của NN. 2. PPĐC cũng được bổ sung nhiều điểm mới Đã có sự phân định chức năng quản lý vĩ mô và quản lý vi mô, nên tính chất của mỗi QHKT không còn được hiểu là sự kết hợp của yếu tố tổ chức kế hoạch và yếu tố tài sản. Điều đó không có nghĩa các QHTS ngày nay không còn khả năng chứa đựng tính tổ chức, kế hoạch. Vấn đề ở chỗ cần phải quan niệm lại kế hoạch. Trong nền kinh tế kế hoạch, kế hoạch sản xuất của DN được NN soạn thảo, còn trong KTTT thì kế hoạch SXKD thuộc chủ quyền riêng của DN. NN đưa ra kế hoạch mang tính định hướng. 2. PPĐC cũng được bổ sung nhiều điểm mới (tt) Trong KTTT, phương pháp mệnh lệnh trong điều chỉnh các HĐKD hầu như không còn được áp dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, các QHTS với mục đích KD yêu cầu pháp luật phải trả lại cho chúng n.tắc tự do ý chí, tự do hợp đồng. Nghĩa vụ ký kết hợp đồng sẽ mất dần trong điều kiện KTTT. Song, trong nền KTTT, NN có thể và cần thiết phải quản lý và điều tiết nền kinh tế. Song nội dung và phương pháp QLNN về kinh tế đã khác đi. PL phải tác động lên quá trình kinh tế mềm dẻo, năng động, bình đẳng và dân chủ hơn. 2. PPĐC cũng được bổ sung nhiều điểm mới (tt) Tóm lại: Có một lĩnh vực pháp luật, thuộc hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia luôn luôn quan tâm hai vấn đề lớn: Sự can thiệp của công quyền vào đời sống kinh tế (quan hệ dọc). Tự do, bình đẳng của các chủ thể tham gia thương trường (quan hệ ngang). V. NGUỒN CỦA LUẬT KINH TẾ 1. Hiến pháp 2. Luật 3. Nghị quyết của QH về kinh tế 4. Pháp lệnh của UBTVQH 5. Nghị định của CP, Quyết định của TTg. 6.Thông tư bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ 7. Nghị quyết của HĐND 8. Quyết định, chỉ thị của UBND và CTUBND các cấp. 9. Văn bản của các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh và cấp huyện 10. Những văn bản liên tịch 11. Tiền lệ pháp (án lệ) 12. Tập quán pháp 13. Các nguồn khác 1. Hiến pháp HP là nguồn có giá trị pháp lý cao nhất của các ngành luật khác nói chung và của ngành LKT nói riêng. Riêng đối với LKT, HP có vai trò đặc biệt quan trọng. Những quy định của HP là cơ sở, nền tảng, n.tắc chung cho việc xây dựng và hoàn thiện LKT. HP92 đã dành toàn bộ chương II để quy định về chế độ kinh tế, nhằm thể hiện những nét cơ bản nhất về nội dung và tính chất của PLKT mới: pháp luật của nền KTTT. 2. Luật Luật do QH ban hành nhằm cụ thể hoá Hiến pháp, như: Luật DN, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật thương mại, Luật phá sản, Luật các công cụ chuyển nhượng, Luật chứng khoán, Luật KD bảo hiểm, Luật kế toán, Luật thống kê, Luật đấu thầu, Luật KD bất động sản, Luật sở hữu trí tuệ, Luật chuyển giao công nghệ, Luật trọng tài thương mại, 3. Nghị quyết của QH về kinh tế Theo quan niệm truyền thống của nước ta, các nghị quyết QH có giá trị như luật, như nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch NN, nghị quyết về dự toán, quyết toán NSNN.. Ở các nước, nghị quyết QH thường có đối tượng là các vấn đề nội bộ, liên quan đến hoạt động QH. Còn lại những nghị quyết như trên thường được QH thông qua dưới dạng luật. 4. Pháp lệnh của UBTVQH QH giao cho UBTVQH ban hành Pháp lệnh để điều chỉnh những QHXH mà đáng lẽ phải được điều chỉnh bằng Luật nhưng do QH chưa có điều kiện ban hành. Ví dụ: Pháp lệnh Bưu chính - Viễn thông, Pháp lệnh chống bán phá giá, Pháp lệnh có giá trị pháp lý như luật hay có giá trị như văn bản dưới luật? Vấn đề này còn được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, theo biểu hiện thực tế thì pháp lệnh có giá trị thấp hơn luật nhưng lại cao hơn các văn bản dưới luật. 5. Nghị định của CP, Quyết định của TTg Nghị định của CP là VBPQ chứa đựng QPPL nhằm cụ thể hoá luật và pháp lệnh hay quy định những vấn đề mới phát sinh. Quyết định của TTg là VBPQ chứa đựng QPPL để TTg thực hiện quyền hạn của mình về các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế. 6. Thông tư của bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ Đây là VBQP (VB dưới luật - VB hướng dẫn) để giải quyết các vấn đề kinh tế thuộc từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể thuộc phạm vi quyền hạn của bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 7. Nghị quyết của HĐND Là văn bản điều chỉnh các QHXH trên lĩnh vực kinh tế trong phạm vi của chính quyền địa phương được ban hành tại kỳ họp của HĐND các cấp bằng hình thức biểu quyết theo đa số. 8. Quyết định, chỉ thị của UBND và Chủ tịch UBND các cấp. Các loại văn bản này được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của UBND và Chủ tịch UBND các cấp trong lĩnh vực kinh tế để thực hiện những VBPL của cấp trên và của HĐND cùng cấp. 9.Các loại văn bản của cơ quan chuyên môn Văn bản của các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh và cấp huyện (gọi là các sở, phòng, ban), các CQQLNN ở cơ sở (ban lãnh đạo xí nghiệp, đơn vị sự nghiệp của NN) cũng có quyền ban hành các quyết định để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình. Hình thức văn bản của các cơ quan này thường là quyết định và chỉ thị. 10. Những văn bản liên tịch Là những VB giữa các CQNN với nhau như thông tư liên ngành, lên bộ; hoặc giữa CQNN với TCXH như nghị quyết liên tịch; hoặc văn bản do chính TCXH ban hành để thực hiện chức năng được NN giao; hoặc một số văn bản của Đảng cũng có thể là nguồn của pháp luật, có giá trị như những VBQPPL, tuy về mặt lý luận, văn bản của Đảng không phải là VBPL. 11. Tiền lệ pháp (án lệ) trong thương mại Tiền lệ pháp (án lệ) có vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh tế, thương mại. Biểu hiện của nó là việc hướng dẫn nghiệp vụ công tác xét xử, việc tổng kết xét xử của toà án cấp trên hay việc tổng kết các vụ án trọng điểm, thí điểm, các vụ án điển hình cũng nhiều khi được coi là “khuôn mẫu” trong công tác xét xử của toà án. 12. Tập quán pháp Từ khi hoạt động kinh tế, thương mại xuất hiện thì việc điều chỉnh chúng không phải do các VBPL mà là do các tập quán. Và cho đến ngày nay thì các tập quán đó vẫn giữ vị trí quan trọng. Mặt khác, HTPL nói chung và LKT nói riêng không bao giờ là đầy đủ. Mặt khác, tự do ý chí là n.tắc tối thượng của việc xác lập và thực hiện các QHPL tư. Vì vậy, khi được các thương gia thừa nhận thì chúng có giá trị điều chỉnh hành vi gần như các QPPL. 13. Các nguồn khác của luật kinh tế Những bản điều kiện giao dịch chung hay điều lệ riêng của DN cũng có khả năng điều chỉnh HVKD – TM. Những điều kiện chung giao hàng đó thể hiện tương đối đa dạng, như: quy chế bán hàng, mẫu hợp đồng và thậm chí là cả trong điều lệ riêng của từng DN. Nếu hiểu LKT là một lĩnh vực gồm cả luật công và luât tư, thì ở phương diện luật tư của LKT có thể áp dụng những n.tắc chung của BLDS. VI. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 1. Nội dung QLNN về kinh tế 2. Phương pháp QLNN về kinh tế 3. CQQLNN về kinh tế 1. Nội dung QLNN về kinh tế QLNN về kinh tế thể hiện ở việc xây dựng, ban hành và thực hiện VBPL của các CQNN. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật; xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế theo ngành và các vùng lãnh thổ; xây dựng các kế hoạch phát triển KT-XH dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. Xây dựng và ban hành pháp luật các chính sách, chế độ quản lý nhằm cụ thể hóa và thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH; pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH. Xây dựng và ban hành thành pháp luật các định mức kinh tế - kỹ thuật chủ yếu. 1. Nội dung QLNN về kinh tế (tt) Cung cấp thông tin cho HĐKD cả trong nước và quốc tế; tiến hành dự báo, dự đoán về sự tiến triển của thị trường, giá cả. Tạo môi trường thuận lợi cho các HĐKD; cải thiện các quan hệ quốc tế; Hướng dẫn, điều tiết và phối hợp HĐKD trong nước; giải quyết, xử lý các vấn đề ngoài khả năng tự giải quyết của DN; Tham gia giải quyết các tranh chấp khi DN có yêu cầu. 1. Nội dung QLNN về kinh tế (tt) Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLKT, cán bộ quản trị DN; xây dựng và ban hành thành chế độ thống nhất các tiêu chuẩn, bằng cấp, chứng chỉ và chức năng của các loại cán bộ quản lý. Cấp, gia hạn và thu hồi các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, GCN đủ điều kiện KD cho DN. Thực hiện việc kiểm tra, thanh tra HĐKD. Kiểm tra là chức năng thường xuyên, một nội dung vốn có của hoạt động quản lý. Thanh tra là hoạt động đặc biệt của QLNN do hệ thống cơ quan thanh tra thực hiện. 2. Phương pháp QLNN về kinh tế Để thực hiện chức năng QLNN về kinh tế, NN đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau: Phương pháp kế hoạch hóa : NN thực hiện vai trò hướng dẫn, định hướng cho nền kinh tế: NN xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu trong từng giai đoạn nhất định, cũng như xác định các biện pháp, đường lối cơ bản để đạt được các mục tiêu. Trên cơ sở đó, DN xây dựng kế hoạch KD cho riêng mình. Phương pháp pháp chế : Các biện pháp, chính sách, công cụ QLNN phải được thể hiện dưới hình thức VBPL. Mặt khác, đòi hỏi phải có các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện pháp luật, áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với các tổ chức và cá nhân VPPL. 2. Phương pháp QLNN về kinh tế Phương pháp kinh tế : Các biện pháp tác động vào lợi ích của các CTKD, như thực hiện điều tiết, quản lý HĐKD, thực hiện chế độ thưởng phạt. Phương pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục Phương pháp kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đơn vị KD : Để phát hiện và xử lý kịp thời những VPPL, đồng thời tổng kết để phổ biến, phát huy những kinh nghiệm tốt của HĐKD và hoạt động QLNN. 3. CQQLNN về kinh tế Hoạt động QLNN về kinh tế là một thẩm quyền trực tiếp hay gián tiếp của các CQNN. Các CQNN mà thẩm quyền quy định trực tiếp và thường xuyên thực hiện những nội dung QLNN về kinh tế được gọi là CQQLNN về kinh tế. Đó là các cơ quan trong hệ thống CQQLNN (cơ quan hành pháp), như CP, Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND. Khái quát 3. CQQLNN về kinh tế (tt) Chính phủ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ Ủy ban nhân dân Các cơ quan QLNN về kinh tế: Chính phủ CP là cơ quan chấp hành của QH, cơ quan hành chính NN cao nhất. CP thống nhất thực hiện các nhiệm vụ chính trị, KT-XH, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; bảo đảm hiệu lực của bộ máy NN; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành HP và PL; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. CP chịu trách nhiệm trước QH và báo cáo công tác trước QH, UBTVQH, CTN. (Đ1 LTCCP2002) Chính phủ (tt) Trong lĩnh vực kinh tế, CP có nhiệm vụ, quyền hạn sau (Đ9 LTCCP 2002): “Thống nhất quản lý nền KTQD, phát triển nền KTTT; cũng cố và phát triển kinh tế NN, chú trọng các ngành và lĩnh vực then chốt để bảo đảm vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể tạo thành nền tảng vững chắc của nền KTQD. Quyết định chính sách cụ thể để phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường; Quyết định chính sách cụ thể thực hiện CNH–HĐH, chú trọng CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn; Chính phủ (tt) Xây dựng dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH trình QH; chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đó; Trình QH dự toán NSNN, dự kiến phân bổ NSTW và mức bổ sung từ NSTW cho NSĐP, tổng quyết toán NSNN hàng năm; tổ chức và điều hành thực hiện NSNN được QH quyết định; Quyết định chính sách cụ thể, các biện pháp về tài chính, tiền tệ, tiền lương, giá cả; Thống nhất quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân, thi hành chính sách tiết kiệm; thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn của NN tại DN; Chính phủ (tt) Thi hành chính sách bảo vệ, cải tạo, tái sinh và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên; Thống nhất QLHĐKT đối ngoại, chủ động hội nhập KTQT trên cơ sở phát huy nội lực, phát triển các hình thức QHKT với các quốc gia, tổ chức quốc tế. Quyết định chính sách cụ thể khuyến khích mọi DN tham gia HĐKT đối ngoại; khuyến khích đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi để người VN định cư ở nước ngoài đầu tư về nước; Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của NN”. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP Bộ trưởng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau (Đ23 LTCCP 2002): “Trình CP chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn 5 năm và hàng năm, các công trình quan trọng của ngành, lĩnh vực; tổ chức và chỉ đạo thực hiện khi được phê duyệt; Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác theo sự phân công của CP; Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, Quyết định các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của các ngành thuộc thẩm quyền; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP (tt) Trình CP việc ký kết, gia nhập, phê duyệt các ĐUQT thuộc; tổ chức và chỉ đạo thực hiện hợp tác quốc tế, ĐUQT; Tổ chức bộ máy quản lý ngành, lĩnh vực; trình CP quyết định phân cấp nhiệm vụ QLNN cho UBND; Đề nghị thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thứ trưởng và chức vụ tương đương; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức vụ trưởng, phó vụ trưởng và các chức vụ tương đương; tổ chức thực hiện công tác đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP (tt) QLNN các tổ chức sự nghiệp, DNNN thuộc ngành, lĩnh vực, bảo đảm quyền tự chủ trong HĐSXKD của các cơ sở; bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của NN tại DN; QLNN các TCKT, sự nghiệp và hoạt động của các hội, tổ chức phi CP thuộc ngành, lĩnh vực; Quản lý và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP (tt) Trình bày trước QH, UBTVQH báo cáo của Bộ, cơ quan ngang Bộ; trả lời chất vấn ĐBQH và kiến nghị của cử tri; gửi các VBQPPL do mình ban hành đến Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của QH; Tổ chức và chỉ đạo việc chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền; Thực hiện những nhiệm vụ khác do Thủ tướng ủy nhiệm”. Ngoài Bộ, cơ quan ngang Bộ, còn có các cơ quan thuộc CP có chức năng QLNN đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác như Tổng cục thống kê. Thủ trưởng những cơ quan này có một số thẩm quyền mà PL quy định đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Ủy ban nhân dân UBND được tổ chức ở cả ba cấp hành chính. Hoạt động QLNN về kinh tế chủ yếu thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh và cấp huyện. Trong lĩnh vực kinh tế, UBND cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn (Đ82 LTCHĐND và UBND 2003): “Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, phát triển ngành, phát triển đô thị và nông thôn; xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển KT-XH trình HĐND để trình CP phê duyệt; Tham gia với các bộ, ngành trong việc phân vùng kinh tế; xây dựng các chương trình, dự án của bộ, ngành trung ương trên địa bàn tỉnh; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình, dự án được giao; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tt) Lập dự toán thu NSNN trên địa bàn; lập dự toán thu, chi NSĐP; lập phương án phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình trình HĐND cùng cấp; lập dự toán điều chỉnh NSĐP; quyết toán ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp; Chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế và cơ quan được NN giao nhiệm vụ thu ngân sách tại địa phương; Xây dựng đề án thu phí, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn trình HĐND; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tt) Xây dựng đề án phân cấp chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH của địa phương để trình HĐND; tổ chức, chỉ đạo thực hiện đề án; Lập quỹ dự trữ tài chính trình HĐND cùng cấp và báo cáo cơ quan tài chính cấp trên; Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của NN tại DN và quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai tại địa phương”. Ủy ban nhân dân cấp huyện Đối với UBND cấp huyện, thẩm quyền trong lĩnh vực kinh tế được quy định tại Đ97 LTCHĐND và UBND: “Xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm trình HĐND cùng cấp để trình UBND cấp tỉnh; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch; Lập dự án thu NSNN trên địa bàn; dự toán thu, chi NSĐP, phương án phân bổ DTNS cấp mình; quyết toán NSĐP; lập dự toán điều chỉnh NSĐP; Tổ chức thực hiện NSĐP; hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của HĐND xã, thị trấn về thực hiện NSĐP; Phê chuẩn kế hoạch KT-XH của xã, thị trấn”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_luat_kinh_te_chuong_i_tong_quan_ve_luat_kinh_te_bu.ppt
Tài liệu liên quan