Bài giảng luật hình sự - Bài 5
Một người đang phải chấp hành một bản án mà lại
phạm tội mới thì tòa án quyết định hình phạt đối với tội
mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp
hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung
theo quy định tại Điều 50/BLHS ▪
23 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2764 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng luật hình sự - Bài 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
MIỄN HÌNH PHẠT
MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT
Bài 5
BÀI GIẢNG LUẬT HÌNH SỰ - NGUYỄN ĐÌNH SƠN
1. Quyết định hình phạt
1.1 Khái niệm
Quyết định hình phạt là việc tòa án lựa chọn loại hình phạt với mức
hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người
phạm tội.
1.2. Nguyên tắc quyết định hình phạt
Các nguyên tắc quyết định hình phạt là những tư tưởng xuất phát, tư
tưởng chỉ đạo được quy định trong pháp luật hình sự và do giải thích
pháp luật mà có, xác định và định hướng hoạt động của tòa án khi áp
dụng chế tài luật hình sự đối với người phạm tội
♦ Nguyên tắc pháp chế XHCN:
(Có thể áp dụng hình phạt chỉ đối với hành vi phạm tội được quy định
trong LHS- Quyết định hình phạt là thẩm quyền của Tòa án - Khi quyết
định hình phạt Tòa án phải tuân theo trình tự và các điều kiện áp dụng
các loại hình phạt cụ thể, và chỉ có thể tuyên những hình phạt được quy
định trong LHS - Khi quyết định một hình phạt phải có tính xác định, có
căn cứ lập luận và có lý do
)
♦ Nguyên tắc nhân đạo
(có nhiều quy định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quyết định
hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS, án treo. Khi quyết định
hình phạt tòa án phải cân nhắc và có thái độ đúng đắn đối với lợi
ích của nhà nước, xã hội và của người phạm tội)
♦ Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt
(các quy định của LHS về: phân loại tội phạm, các giai đoạn
phạm tội, đồng phạm, hệ thống hình phạt và các điều kiện áp
dụng, quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên, người
già yếu, người phụ nữ có thai, quy định các chế tài)
♦ Nguyên tắc công bằng
( hình phạt đã tuyên phải tương xứng với tội đã phạm, nhân thân
người phạm tội)
1.3. Căn cứ quyết định hình phạt Điều 45/BLHS
Căn cứ quyết định hình phạt là những đòi hỏi cơ bản có tính
nguyên tắc do LHS quy định hoặc do giải thích pháp luật mà có, buộc
Tòa án phải tuân theo khi quyết định hình phạt đối với người thực
hiện tội phạm
các căn cứ quyết định hình phạt bao gồm
- Các qui định của Bộ luật hình sự
- Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
- Nhân thân người phạm tội
- Những tình tiết giăm nhẹ, tăng nặng TNHS
1.4. Quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt
1.4.1 Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS
(Điều 47/BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009)
♣ Khái niệm: Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ Luật hình sự
là trường hợp tòa án có thể áp dụng mức hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều
luật đã quy định hoặc chuyển sang một loại hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn ▪
♣ Điều kiện: Có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều
46 BLHS ▪ ▪
♣ Yêu cầu:
- Hình phạt dưới mức thấp nhật mà điều luật đã quy định phải là hình phạt nằm
trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật
- Nếu khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, hoặc điều luật chỉ có một
khung hình phạt thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. ▪
- Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Quan hệ với Đ 74, Đ 52 ▪ ▪
1.4.2.Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều
tội
♣ Phạm tội nhiều lần là trường hợp người phạm tội thực hiện một số
hành vi phạm tội cấu thành những tội phạm khác nhau được BLHS
quy định, hoặc trường hợp người phạm tội thực hiện một hành vi cấu
thành những tội phạm khác nhau được quy định trong BLHS
♣ Quyết định hình phạt đối với từng tội trên cơ sở những căn cứ
chung được quy định tại Điều 45 BLHS
♣ Quyết định hình phạt chung
Phương pháp thu hút hình phạt:
- Được áp dụng khi các hình phạt đã tuyên là khác loại mà không thể
chuyển đổi thành cùng loại để công;Trương hợp tòa án tuyên hình
phạt cao nhất đối với một trong các tội là tù chung thân hoặc tử hình
- Thu hút hình phạt nhẹ vào hình phạt nặng
Phương pháp cộng hình phạt:
- Áp dụng đối với hình phạt cùng loại (hoặc là tù có thới hạn hoặc là
cải tạo không giam giữ)
- Nếu có tù có thời hạn và cải tạo không giam giữ, thì chuyển đổi cải
tạo không giam giữ thành tù có thời hạn theo tỷ lệ; cứ 3 ngày cải
tạo không giam giữ bằng một ngày tù
- Hình phạt tiền và trục xuất không tổng hợp với các loại HP khác
1. 4.3. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
♣ Tổng hợp hình phạt trong trường hợp một người đang phải chấp
hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án
này .
Một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội
đã phạm trước khi có bản án này thì tòa án quyết định hình phạt
đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo
quy định tại Điều 50/BLHS .Thời gian đã chấp hành hình phạt
của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình
phạt chung (khoản 1 Điều 51/BLHS).▪
♣Tổng hợp hình phạt trong trường hợp một người
đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội
mới (K2 Đ51/BLHS).
Một người đang phải chấp hành một bản án mà lại
phạm tội mới thì tòa án quyết định hình phạt đối với tội
mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp
hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung
theo quy định tại Điều 50/BLHS ▪
2. Miễn hình phạt
2.1 Khái niệm
- “Miễn hình phạt là không buộc người phạm tội phải chịu biện
pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt
về tội mà người đó đã thực hiện” (TS. Trương Quang Vinh)
- “Miễn hình phạt là không buộc một người phải chịu hình phạt
về tội mà người đó đã thực hiện” (Đỗ Ngọc Quang)
“Miễn hình phạt là không buộc người bị kết án
phải gánh chịu hình phạt” (PGS. TS. Võ Khánh
Vinh)
- “Miễn hình phạt là hủy bỏ biện pháp về cưỡng chế về
hình sự nghiêm khắc nhất cho người bị kết án mà lẽ ra
Tòa án phải tuyên trong bản án kết tội có hiệu lực
pháp luật đối với người này” (PGS. TSKH. Lê Cảm)
- “Miễn hình phạt được áp dụng trong trường hợp Tòa
án kết tội, nhưng không áp dụng hình phạt đối với
người phạm tội do có những điều kiện mà BLHS năm
1999 quy định” (Trần Văn Độ)
→ Miễn hình phạt là một chế định nhân đạo trong luật
hình sự Việt Nam, được thể hiện ở chỗ, Tòa án tuyên
người bị kết án không phải chịu hình phạt về tội phạm
mà họ đã thực hiện bằng một bản án có hiệu lực pháp
luật, khi có đầy đủ điều kiện luật định.
Đặc điểm miễn hình phạt:
- Miễn hình phạt là một dạng của trách nhiệm hình sự, là biện pháp
trách nhiệm thể hiện rõ nhất nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình
sự nói chung, của pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng
- Được áp dụng đối với người bị kết án + thỏa mãn các điều kiện do
BLHS quy định
- Do một cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng là Tòa án
- Được thể hiện bằng bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luât của toà án
tuyên không áp dụng hình phạt đối với người bị kết án
- Người được MHP được đương nhiên xóa án tích ngay tại
thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật
Khoản 1 Điều 64 BLHS quy định: “Những người sau đây
đương nhiên được xóa án tích: Người được miễn hình
phạt”
Các trường hợp áp dụng
- Điều 54: “….trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm
nhẹ được quy định tại K1 Đ 46 của bộ luật này, đáng được
khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến múc được miễn
trách nhiệm hình sự”
- Khoản 4 Điều 69 BLHS “Khi xét xử, nếu thấy không
cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp
tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này
.
- Khoản 2 Điều 314 BLHS “Người không tố
giác nếu đã có hành động can ngăn người
phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm,
thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc
miễn hình phạt”.▪
3. Miễn chấp hành hình phạt
3.1 Khái niệm
Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp
hành một phần hoặc toàn bộ hình phạt (hình phạt chính và hình phạt bổ
sung) mà Tòa án đã tuyên đối với họ khi đáp ứng được những điều kiện
nhất định và thuộc một trong các trường hợp do BLHS quy định.
3.2. Các trường hợp áp dụng
♣ Miễn chấp hành hình phạt do hết thời hiệu thi hành bản án
Người bị kết án không buộc phải chấp hành bản án khi có 3 điều kiện:
(Điều 55BLHS)
Thứ nhất: kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật đã qua khoảng thời
gian tương ứng: 5 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không
giam giữ hoặc xử phạt tù từ 3 năm trở xuống; 10 năm đối với các trường
hợp xử phạt từ từ trên 3 năm đến 10 năm; 15 năm đối với
các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm.
Thứ hai: trong thời hiệu thi hành bản án người phạm tội không
được phạm tội mới với bất kỳ loại tội nào và không phụ thuộc vào
hình phạt nào được áp dụng. Nếu người bị kết án phạm tội mới thì
thời gian đã qua không được tính vào thi hành bản án mà thời hiệu
được tính từ ngày bản án mới có hiệu lực pháp luật.
Thứ ba: trong thời hạn thi hành bản án, người phạm tội không cố
tình trốn tránh việc thi hành án và không có lệnh truy nã. Nếu người
bị kết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn
tránh không được tính vào thời hiệu thi hành bản án, thời hiệu được
tính lại kể từ ngày người đó ra đầu thù hoặc bị bắt giữ
♣ Miễn chấp hành hình phạt do lập công lớn hoặc
mắc bệnh hiểm nghèo (K1 Điều 57 NLHS)
- Bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn.
- Lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo
- Người bị kết án không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
- Có sự đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát
Người bị kết án đã lập công lớn : tích xuất khác được các cơ quan
có thẩm quyền xác nhận là trường hợp người bị kết án đã có hành
động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều
tra tội phạm, cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc
đã cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong
thiên tai, hỏa hoạn, có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có
giá trị hoặc thành. (Mục 2 Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP Ngày
2/10/2007)
Mắc bệnh hiểm nghèo :là trường hợp theo kết luận của bệnh viện
cấp tỉnh trở lên thì người bị kết án đang bị những căn bệnh nguy
hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị Ví dụ: ung thư
lao nặng, bại liệt…(Thông tư liên ngành số 04-89 ngạy-8-1989)
♣ Miễn chấp hành hình phạt do được đặc xá (khoản 2 Điều 57/BLHS)
Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết
định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân
nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc
biệt.(Điểm 1 Điều 13 Luật Đặc xá 2007)
♣ Miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp đã được hoãn chấp
hành hình phạt
- Tội phạm là người bị kết án thực hiện thuộc loại tội ít nghiêm trọng,
- Đã được hoãn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61/BLHS
(tức là người bị kết án phải rơi vào một trong bốn trường hợp: bị bệnh
nặng; phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng; là lao động duy
nhất trong gia đình hoặc bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công
vụ.)
- Trong thời gian được hoãn chấp hành theo quyết định của tòa
án, người phạm tội đã lập công
- Phải có văn bản đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát
(là điều kiện bắt buộc)
♣ Miễn chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế hoặc
cấm cư trú. ( K5 Điều 57)
Điều kiện để được áp dụng:
+ Người bị kết án đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình
phạt và có kết quả cải tạo tốt thể hiện bằng việc nghiêm chỉnh chấp
hành pháp luật; thành thực hối cải tích cực lao động, học tập, và điều
kiện
+ Phải được chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành
hình phạt đề nghị bằng văn bản cho miễn chấp hành phần hình phạt
còn lại.
♣ Miễn chấp hành hình phạt tiền (K2 Điều 58)
Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một
phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt
khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau
gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt
còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện
kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần
tiền phạt còn lại
4. Án treo
♣ Khái niệm án treo:
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều
kiện có kèm theo một thời gian thử thách với người phạm tội, do
Toà án áp dụng khi có đủ những điều kiện do BLHS quy định, xét
thấy không cần phải tách ly họ ra khỏi xã hội mà vẫn đảm bảo
công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm, cũng như yêu cầu
giáo dục cại tạo người phạm tội.
♣ Các căn cứ cho hưởng án treo
Khoản 1 Điều 60/BLHS "Khi xử phạt tù không quá 3 năm căn cứ
vào nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ nếu xét thấy
không cần thiết phải bắt chấp hành hình phạt tù thì tòa án cho hưởng án
treo"
- Mức phạt tù không quá 3 năm
- Người phạm tội có nhân thân tốt
"người có nhân thân tốt được chúng minh là ngoài lần phạm tội này họ
luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đa các nghĩa
vụ công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định nơi thường
trú cụ thể, rõ ràng“ (Nghị Quyết số 01/Hội đồng thẩm phán ngày
02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
- Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ
Nghị Quyết số 01/HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao : " Người phạm tội có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên
và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ
quy định tại khoản 1 Điều 46/BLHS . Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ
vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng
nặng từ hai tình tiết trở lên."
- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù.
♣ Thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách
Thời gian thử thách bằng hai lần mức phạt tù nhưng không được
dưới một năm và không được quá năm năm. Trong trường hợp đặc
biệt thì toà án có thể ấn định thời gian thử thách thấp hơn hai lần
mức phạt tù và trong giới hạn từ một năm đến năm năm
nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án
♣ Điều kiện thử thách và hậu quả pháp lý của việc vi
phạm điều kiện thử thách của án treo
- Điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt tù cho người được
hưởng án treo là người đó không được phạm tội mới trong thời gian
thử thách với bất kỳ loại tội nào và hình thức lỗi nào.
- Hậu quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện này (người được
hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách) thì người
được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt của bản án tù mà tòa
án đã cho hình án treo và tổng hợp hình phạt của bản án mới
♣ Áp dụng hình phạt bổ sung đối với người được
hưởng án treo
Khoản 3 Điều 60/BLHS : "Người được hưởng án treo
có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36/BLHS
năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009".
5. Xóa án tích
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_5_quyet_dinh_hinh_phat_1111.pdf