Bài giảng luật hình sự - Bài 4
Cơsởcủatrách nhiệmhìnhsựlà sựhiệndiệncủatất cảnhữngdấu
hiệudoluậtđịnhvềtộiphạm(ĐàoTríÚc)
- Cơsởcủatrách nhiệmhìnhsựlà hànhvicủamộtngườikhithỏa
mãncácdấuhiệucấuthànhtộiphạmđượcquyđịnhtrongluậthìnhsự
(ĐỗNgọcQuang)
-Cơsởcủatrách nhiệmhìnhsựlà tội phạm–hànhvinguyhiểmcho
xãhộichứađựngcácyếutốcấuthànhtộiphạm(TrầnVănĐộ)
26 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2514 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng luật hình sự - Bài 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
VÀ HÌNH PHẠT
BÀI GIẢNG LUẬT HÌNH SỰ - NGUYỄN ĐÌNH SƠN
BÀI 4:
1 Trách nhiệm hình sự
1.1. Khái niệm và đặc điểm TNHS
Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi của
việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp
dung đối với người phạm một hoặc nhiều biện pháp
cưỡng chế của nhà nước do luật hình sự quy định
1.2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự
♣ Khái niệm cơ sở của THNS
Cơ sở là: Cái làm nền tảng, trong quan hệ với những cái xây dựng
trên đó hoặc dựa trên đó mà tồn tại, phát triển (từ điển tiếng việt)
Cơ sở của trách nhiệm hình sự là căn cứ chung, có tính chất bắt
buộc và do luật hình sự quy định mà chỉ có và phải dựa vào đó các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể đặt ra vấn đề trách nhiệm
hình sự của người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Cơ sở của trách nhiệm hình sự là tiền đề duy nhất của trách
nhiệm hình sự một công dân.
- Cơ sở của trách nhiệm hình sự nhất thiết phải được quy
định cụ thể, rõ ràng trong luật hình sự của một quốc gia
- TNHS là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội
phạm, TNHS chỉ phát sinh khi có sự việc phạm tội
- TNHS luôn được thực hiện trong phạm vi của quan hệ
pháp luật hình sự giữa Nhà nước và người phạm tội
- TNHS phải được xác định thông qua một
trình tự tố tụng do cơ quan THTT thực hiện
- TNHS phải được phản ánh trong một bản án có hiệu lực
pháp luật của tòa án
- TNHS chỉ mang tính chất cá nhân
Một số quan điểm về cơ sở của trách nhiệm hình sự
- Cơ sở của trách nhiệm hình sự là sự hiện diện của tất cả những dấu
hiệu do luật định về tội phạm (Đào Trí Úc)
- Cơ sở của trách nhiệm hình sự là hành vi của một người khi thỏa
mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong luật hình sự
(Đỗ Ngọc Quang)
- Cơ sở của trách nhiệm hình sự là tội phạm – hành vi nguy hiểm cho
xã hội chứa đựng các yếu tố cấu thành tội phạm (Trần Văn Độ)
Căn cứ Điều 2/BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009:
"Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự
quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”
Căn cứ Điều 2 BLHS, TS Lê Cảm cho rằng:
Cơ sở thực tế của TNHS là việc thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm
Vậy, chỉ khi nào và bao giờ trong thực tế khách quan có
việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự
cấm thì lúc đó có sơ sở của trách nhiệm hình sự
♣ Điều kiện của trách nhiệm hình sự
Khái niệm: Điều kiện của TNHS là những căn cứ riêng cần và
đủ, có tính chất bắt buộc và do luật hình sự quy định và chỉ khi nào có
tổng hợp tất cả các căn cứ riêng đó thì một người mới phải chịu trách
nhiệm hình sự
Điều kiện cụ thể của trách nhiệm hình sự: Chỉ người nào có
năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiện hình sự và có
lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật quy
định mới phải chịu trách nhiện hình sự (Tiến sĩ khoa học Lê Cảm)
- Một người phải có năng lực trách nhiệm hình sự
- Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- Thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Hành vi mà ngưới ấy thưc hiện bị luật hình sự cấm
- Người thực hiện hành vi phải có lỗi
1.3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (K1Đ23)
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do BLHS qui
định mà khi hết thời hạn đó người phạm tội không bị truy cứu TNHS
♣ Thời hạn cụ thể
- 5 năm đối với tội ít nghiêm trọng
- 10 năm đối với tội nghiêm trọng
- 15 năm đối với tội rất nghiêm trong
- 20 năm đối với tội đặc biệt nghiêm trọng
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực
hiện.
- Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội lại phạm tội mới mà BLHS quy
định hình phạt từ một năm tù trở lên thì thời gian đã qua không được tính và
thời hiệu đối với tội cũ tính lại kể từ ngày phạm tội mới.
- Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn
tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không
được tính; thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú
hoặc bị bắt giữ.
1.4 Miễn trách nhiệm hình sự
“Miễn TNHS là một chế định nhân đạo của LHSVN và được thể hiện
bằng việc xóa bỏ hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội bị LHS cấm đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện
hành vi đó” (GS TSKH Lê Cảm)
“Miễn TNHS là miễn những hậu quả pháp lý đối với một tội phạm
do pháp luật quy định” (GS TSKH Đào Trí Úc)
“Miễn TNHS là không buộc một người chịu trách nhiệm hình sự về
tội mà họ đã thực hiện” Trường Đại học Cảnh sát- Giáo trình luật hình sự
Việt nam)
“Miễn TNHS là miễn kết tội cũng như áp dụng hình phạt đối với
người thực hiện tội phạm và do vậy họ không bị coi là có tội”
(TS Nguyễn Ngọc Chí)
“Miễn TNHS là miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và đương
nhiên kéo theo cả miễn chịu các hậu quả tiếp theo do việc thực hiện
trách nhiệm hình sự từ phía nhà nước đem lại như: miễn bị kết tôi,
miễn phải chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự và
miễn bị mang án tích. Trên thực tế có thể có trường hợp người
phạm tội được tòa án miễn trách nhiện hình sự trong giai đoạn xét
xử. Trong trường hợp này, miễn trách nhiệm hình sự chỉ bao gồm
miễn chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự và miễn án
tích” (PGS TS Lê Thị Sơn)
“Miễn TNHS là không truy cứu trách nhiệm hình sự một
người đã thực hiện một tội phạm được quy định trong LHS, thể hiện
trong một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”
(PGS TS Kiều Đình Thụ)
Các trường hợp miễn TNHS có tính chất bắt buộc
- Miễn TNHS cho người phạm tội, nếu khi tiến hành điều tra,
truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm
tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa
(K1 Đ25 BLHS)
- Miễn TNHS cho người phạm tội khi có quyết định đại xá. (K3 Đ25 LHS)
- Miễn TNHS cho người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Đ19 BLHS)
- Miễn TNHS cho người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện
nhiệm được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự (K3 Đ80 BLHS)
Các trường hợp miễn TNHS có tính chất lựa chọn
- Miễn TNHS cho người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có
hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến
mức thấp nhất hậu quả của tội phạm (K2 D 25 BLHS)
- Miễn TNHS cho người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội
nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình
hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. (K2 Đ69 BLHS)
- Miễn TNHS cho người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động
khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và
được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ (Đoạn 2 khoản
6 Đ289 BLHS)
- Miễn TNHS cho người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị
phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. (K6 Đ 290)
- Miễn TNHS cho người không tố giác nếu đã có hành động
can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm,
(K3 Đ314 BLHS)
2. Hình phạt
2.1 Khái niệm và đặc điểm của hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà
nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người
phạm tội. Hình phạt được quy định trong luật hình sự do tòa
án áp dụng
- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của
nhà nước
- Hình phạt chỉ áp dụng đối với người có hành vi phạm tội
- Hình phạt được quy định trong BLHS và doa tòa án
quyết định
2.2. Mục đích của hình phạt
“Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ
thành người có ích cho xã hội,có ý thức tuân theo pháp luật và các quy
tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm
giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống
tội phạm” (Đ27 BLHS)
- Hình phạt có mục đích giáo dục và trừng trị người phạm tội
- Hình phạt có mục đích giáo dục người khác tôn trọng pháp luật
- Hình phạt có mục đích đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
2.3. Hệ thống hình phạt
Hệ thống hình phạt là danh mục các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc
nhất của nhà nước được quy định trong BLHS do tòa án áp dụng đối với
người bị kết án đã thực hiện tội phạm, được sắp xếp theo một trình tự nhất
định (từ nhẹ đến nặng hoặc ngược lại) phản ánh mức độ nghiêm khắc của
mỗi hình phạt
Hệ thống hình phạt chính
Là hình phạt được áp dụng cho một loại tội phạm và được tuyên một
cách độc lập. Đối với một tội phạm chỉ có thể tuyên một hình phạt chính.
* Cảnh cáo.
Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và
có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
(Điều 29 BLHS)
Điều kiện áp dụng
- Tội phạm mà người đó thực hiện phải là tội ít nghiêm trọng
- Tội phạm mà người đó thực hiện phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ
nhưng chưa đến mức được miễn TNHS
Phạt tiền
- Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít
nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng,
trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật
này quy định.
- Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người
phạm các tội về tham nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm
khác do Bộ luật này quy định.
- Mức phạt tiền được quyết định tuỳ theo:
• tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện
• tình hình tài sản của người phạm tội,
• sự biến động giá cả,
• nhưng không được thấp hơn một triệu đồng.
- Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do
Toà án quyết định trong bản án.
\
- Có thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng
* Cải tạo không giam giữ
- Được áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm
nghiêm trọng.
- Có nợi cư trú rõ ràng hoặc có việc làm ổn định.
- Có thể bị trừ vào thu nhập từ 5% đến 20%.
xem: - Điều 4, Điều 7 Nghị định 60/2000/NĐ-CP ngày 30-10-2000
quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ
- Mục 3, Chương V Luật thi hành án hình sự năm 2010
- Thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm.
* Trục xuất:
Buộc người nước ngoài phải rời khỏi lãnh thổ nước CH
XHCN Việt Nam. Vừa là hình phạt chính vừa là hình
phạt bổ sung, tùy từng trường hợp được tòa án áp dụng.
Xem:
- Điều 3,4,5 Nghị định 51/2001/ND-CP ngày 23-8-2001 hướng dẫn thi
hành hình phạt trục xuất
- Chương VII Luật thi hành án hình sự năm 2010
- Thông tư liên tịch số 07/2011/TLT-BCA-BQP-BNG ngày 16-11-2011
* Tù có thời hạn:
- Buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội trong một
thời gian nhất định để học tập, lao động, cải tạo. Mức tối
thiểu là 3 tháng, tối đa là 20 năm. Nếu tổng hợp hình phạt
trong trường hợp có nhiều tội phạm có thể tổng hợp đến
mức tối đa là 30 năm
Xem: Chương III Luật thi hành án hình sự năm 2010
* Tù chung thân:
- Chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng.
- Không áp dụng cho người chưa thành niên.
* Tử hình:
- Chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng.
- Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang có thai
hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường
hợp trên chuyển thành tù chung thân.
Không áp dụng cho người chưa thành niên, người phụ
nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong thời điểm
phạm tội hoặc thời điểm xét xử.
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc một công
việc nhất định:
- Được áp dụng sau khi chấp hành xong hình phạt tù hoặc sau
khi bản án có hiệu lực PL (nếu là hình phạt chính khác hoặc
người bị kết án được hưởng án treo).
- Thời hạn cấm từ 1 đến 5 năm.
♣ Hình phạt bổ sung
Là hình phạt thêm vào với hình phạt chính và
không được tuyên một cách độc lập mà chỉ có thể tuyên
kèm với hình phạt chính, một tội phạm có thể tuyên nhiều
hình phạt bổ sung
Cấm cư trú:
- Buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc không được
thường trú ở một địa phương nhất định kể từ ngày chấp hành xong hình
phạt tù.
- Thời hạn từ 1 đến 5 năm.
Quản chế
- Buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú làm ăn sinh sống và cải tạo ở
một địa phương nhất định.
- Thời hạn từ 1 đến 5 năm.
- Khi bị quản chế người bị kết án sẽ bị tước 1 số quyền
công dân, bị cấm hành nghề hoặc bị cấm làm công việc
nhất định.
Tước một số quyền công dân:
- Áp dụng đối với công dân Việt Nam bị kết án tu về các tội xâm
phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác được BLHS quy định.
- Thời hạn từ đến 5 năm
- Những quyền bị tước:
+ Quyền ứng cử, bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước.
+ Quyền làm việc trong cơ quan NN và quyền phục vụ trong lực
lượng vũ trang ND.
Tịch thu tài sản:
Tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu người
bị kết án về tội phạm nghiêm trọng sung quỹ nhà nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_4_trach_nhiem_hinh_su_va_hinh_phat_8571.pdf