Bài giảng luật hình sự - Bài 3

Là tự ý mình không thực hiên tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản ; ngưới tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ các yếu tố của một tội phạm khác thì người đó phải chịu TNHS về tội này

pdf11 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2412 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng luật hình sự - Bài 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
♦ CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHAM ♦ ĐỒNG PHẠM ♦ NHỮNG TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI CỦA HÀNH VI Bài 3 BÀI GIẢNG LUẬT HÌNH SỰ - NGUYỄN ĐÌNH SƠN 1. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý trực tiếp, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tội phạm hoàn thành. Chuẩn bị phạm tội Là giai đoạn mà trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó ( TNHS  tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng ) Phạm tội chưa đạt Là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiên được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội Tội phạm hoàn thành Là trường hợp hành vi phạm tội dã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm Tự ý nữa chưng chấm dứt việc phạm tội Là tự ý mình không thực hiên tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản ; ngưới tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ các yếu tố của một tội phạm khác thì người đó phải chịu TNHS về tội này 2. ĐÔNG PHẠM 2.1 Khái niệm Đồng phạm là trường hợp có 2 người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm (Đ 20 BLHS ) Các dấu hiệu về mặt khách quan - Từ 2 người trở lên - Cùng thực hiện tội phạm với những vai trò: Người thực hành Người tổ chức Người xúi giục Nguời giúp sức  Dấu hiệu mặt chủ quan Lỗi lý trí Đều là lỗi cố ý ý chí Mục đích Đối những tội phạm mà CTTP có phản ánh mục đích là dấu hiệu định tội thì buộc mọi người đồng phạm phải chung mục đích, hoặc tiếp nhận mục đích 2.2. Các loại người đồng phạm Người thực hành - Là người trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP - Người cố ý tác động đến người khác, mà người này không có NLTNHS Người tổ chức Là người chủ mưu, cầm đầu , chỉ huy - Người chủ mưu: Là người đề ra âm mưu, phương pháp hoạt động của nhóm - Người cầm đầu :Là người thành lập nhóm, soạn thảo kế hoạch, phân công , giao trách nhiệm cho đồng bọn, kiểm tra - Người chỉ huy: Là người trực tiếp điều khiển hoạt động của nhóm có vũ trang Người xúi giục: Là người kích động dụ dỗ, thúc đẩy người khác phạm tội - Cố ý trong việc xúi giục, có ý định thúc đẩy rỏ ràng - Việc xúi giục phải nhằm vào một đối tượng cụ thể, thực hiện một tội phạm cụ thể Người giúp sức Là người tạo ra những điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho việc thực hiện tội phạm 2.3.Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm  Vấn đề xác định tội phạm  Chủ thể đặc biệt trong ĐP chỉ đòi hỏi ở người thực hành  Người thực hành dừng hành vi phạm tội ở giai đoạn nào thì những người đồng phạm khác đồng phạm khác sẽ chịu TNHS trong giai đoạn đó  Vấn đề tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội (lưu ý trường hợp của người tổ chức , xúi giục, giúp sức) Vấn đề xác định TNHS  Những người đồng phạm cùng chịu TNHS cùng một pham, điều luật, theo phạm vi chế tài của điều luật đó  Những người đồng phạm không chịu TNHS về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác  Việc miễn TNHS của người đồng phạm này không loại trừ TNHS của người đồng phạm khác; hành vi của người tổ chức,người xúi giục, người giúp sức dù chưa đưa đến việc thực hiện tộị phạm vẫn chịu TNHS 3. NHỮNG TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI CỦA HÀNH VI 3.1. Phòng vệ chính đáng (Đ15 BLHS) “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người bảo vệ lợi ích của NN, của tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm hại các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm” 3.2. Tình thế cấp thiết (Đ16 BLHS) “Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của NN, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác phải gây ra thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm “

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_3_cac_giai_doan_thuc_hien_toi_pham_dong_pham_nhung_tinh_tiet_loai_tru_tinh_n_guy_hiem_cho_xa_hoi_cua_hanh_vi_5593.pdf