Bài giảng luật hình sự - Bài 2 Tội phạm và cấu thành tội phạm

BộLuậtHìnhsựPháp1810nêu: Tộiphạmlà hành vibịĐạoluậtHìnhsựcấmhoặclàhànhvibịLuậthìnhsự trừngtrị - BộLuậtHìnhsự Thụysĩ năm1937: Tộiphạmlà hànhvidoĐạoluậtHìnhsựcấmbằngnguycơxửphạt -Điều1Bộluật hìnhsự1972SaiGòn:MọitộiPhạm, mọihìnhphạtvàbiệnphápphòngvệphảiđượcluật tiên liệu

pdf25 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 12057 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng luật hình sự - Bài 2 Tội phạm và cấu thành tội phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2 TỘI PHẠM VÀ CẤU THÀNH TỘI PHẠM BÀI GIẢNG LUẬT HÌNH SỰ - NGUYỄN ĐÌNH SƠN 1 KHÁI NIỆM TỘI PHẠM  Khái niệm hình thức về tội phạm - Bộ Luật Hình sự Pháp 1810 nêu: Tội phạm là hành vi bị Đạo luật Hình sự cấm hoặc là hành vi bị Luật hình sự trừng trị - Bộ Luật Hình sự Thụy sĩ năm 1937: Tội phạm là hành vi do Đạo luật Hình sự cấm bằng nguy cơ xử phạt - Điều 1 Bộ luật hình sự 1972 Sai Gòn: Mọi tội Phạm, mọi hình phạt và biện pháp phòng vệ phải được luật tiên liệu  Tội phạm là hành vi do luật hình sự quy định.Tính luật định được xem là dấu hiệu duy nhất của tội phạm TỘI PHẠM  Khái niệm vật chất về tội phạm - Khái niệm tội phạm đầy đủ: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người đến một độ tuổi nhất định có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý và vì nó người phạm tội phải bị xử phạt - Khái niệm tội phạm tổng quát: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được Bộ luật hình sự quy định “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho XH được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nề văn hóa quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tự do tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự PL XHCN”.  Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999  Tính nguy hiểm cho xã hội.  Tính trái pháp luật.  Tính có lỗi.  Tính phải chịu hình phạt. 2 DẤU HIỆU CỦA TỘI PHẠM  Khái niệm tội phạm với đầy đủ những dấu hiệu của nó, là một mô hình tội phạm tổng quát cho phép xác định một hành vi bị xem là tội phạm với hành vi không phải là tội phạm để xác định trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm pháp lý khác  Khái niệm tội phạm là cơ sở thống nhất để nhà làm luật xác định những tội phạm cụ thể trong phần riêng của BLHS  Khái niệm tội phạm trực tiếp thể hiện những nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự Việt Nam: Nguyên tắc hành vi,nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc trách nhiệm hình sự trên cơ sở lỗi 3 Ý NGHĨA CỦA KHÁI NIỆM TỘI PHẠM Tội phạm ít nghiêm trọng Là tội phạm gây nguy hại không lớn cho XH và mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù. Tội phạm nghiêm trọng Là tội phạm gây nguy hại lớn cho XH và mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù. 4 PHÂN LOẠI TỘI PHẠM Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho XH và mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho XH và mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. 1 CÁC YẾU TỐ CỦA TỘI PHẠM 1.1 Khách thể: Khách thể của tội phạm là các quan hệ XH được Luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Các loại khách thể của tội phạm: - khách thể chung của tội phạm - khách thể loại của tội phạm - khách thể trực tiếp. CẤU THÀNH TỘI PHẠM Đối tượng tác động của tội phạm: Là một bộ phận của khách thể, bị hành vi phạm tội tác động đến hoặc gây thiệt hại cho những quan hệ XH được luật Hình sự bảo vệ. VD Quan hệ XH: - Chủ thể - Nội dung của quan hệ XH - Đối tượng của các quan hệ xã hội. 1.2 Mặt khách quan của tội phạm: - Mặt khách quan của tội phạm :Là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. - Mặt khách quan của tội phạm bao gồm: + Hành vi (hành động hoặc không hành động). + Hậu quả. + Mối quan hệ nhân quả. + Phương tiện, công cụ phạm tội, thời gian, địa điểm. 1.3 Chủ thể của tội phạm: - Chủ thể của tội phạm là những người có năng lực trách nhiệm hình sự đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. - Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người: + Tuổi chịu TNHS (Đ12 BLHS) : Từ 14 đến dưới 16 tội rất nghiêm trong do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng Từ đủ 16 tuổi trở lênmọi tội phạm + Và không thuộc trường hợp trong tình trạng không có năng lực TNHS. 1.4 Mặt chủ quan của tội phạm: Là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm: lỗi, mục đích, động cơ phạm tội. + Lỗi : Là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho XH của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. + Động cơ phạm tội: Là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. + Mục đích phạm tội: Là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện tội phạm. 2 KHÁI NIỆM CẤU THÀNH TỘI PHẠM 2.1 Định nghĩa : Cấu thành tội phạm là hệ thống dấu hiệu cần và đủ đặc trưng cho tội phạm được quy định trong Bộ luật HS. - CT TP là hệ thống các dấu hiệu, các dấu hiệu này liên quan chặt chẽ với nhau. - Các dấu hiệu trong CT TP có tính đặc trưng. - Các dấu hiệu trong CT TP có tính bắt buộc. - Các dấu hiệu trong CT TP được Bộ luật Hình sự quy định. Ví du : cấu thành của tội cướp tài sản - Chủ thể: Từ đủ 14 tuổi trở lên, có NLTNHS - Khách thể: quan hệ thân nhân, quan hệ sở hữu. - Mặt khách quan: + Hành vi dùng vũ lực. + Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. + Hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. - Mặt chủ quan: + Lỗi: cố ý trực tiếp. + Mục đích: chiếm đoạt tài sản. VD: cấu thành của tội vô ý làm chết người (Đ98) - Chủ thể: Từ đủ 16 tuổi trở lên, có NLTNHS - Khách thể: quan hệ thân nhân. - Mặt khách quan: + Hành vi vi phạm các quy tắc an toàn của cuộc sống + Hậu quả chết người. + Mối quan hệ nhân quả. - Mặt chủ quan: Lỗi: vô ý 2.2 Phân loại cấu thành tội phạm 2.2.1 Phân loại theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được CTTP phản ánh:  CTTP cơ bản Là CTTP chỉ có dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác.  CTTP tăng nặng Là CTTP mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho XH tăng lên 1 cách đáng kể (so với trường hợp bình thường) Ví dụ: Đ33 Tội cướp tài sản có 4 khoản: + Khoản 1 (CT cơ bản) bị phạt tù từ 3 năm - 10 năm + Khoản 2 (CT tăng nặng) phạm tội thuộc trong các trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm…  CTTP giảm nhẹ Là CTTP mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho XH giảm xuống một cách đáng kể (so với bình thường) - Ví dụ: Đ78 Tội phản bội Tổ quốc có 2 khoản: + Khoản 1 (CT CB) bị phạt tù từ 12 năm - 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. + Khoản 2 (CT giam nhẹ) phạm tội trong trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm. 2.2.2 Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của CTTP:  CTTP vật chất Là CTTP có các loại dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả. Ví dụ: - CTTP vô ý làm chế người. - Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.  CTTP hình thức Là CTTP có 1 dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật (Đ 123) 3.Ý NGHĨA CỦA CẤU THÀNH TỘI PHẠM ♦ Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự, là điều kiện cần và đủ để xác định trách nhiệm hình sự Điều 2 BLHS: "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” ♦ Ý nghĩa lập pháp hình sự Cấu thành tội phạm là mô hình mà Nhà nước sử dụng để quy định tội phạm, thể chế hóa chính sách hình sự trong lĩnh vực lập pháp hình sự. Đối với những tội phạm nguy hiểm cao cho xã hội, thường nhà làm luật lựa chọn cấu thành tội phạm hình .Đối với những tội phạm có tính nguy hiểm hạn chế hơn thường được nhà làm luật lựa chọn mô hình cấu thành tội phạm vật chất ♦ CTTP là cơ sở pháp lý của việc định tội danh Định tội là việc xác định hành vi cụ thể đã thực hiện phạm vào tội gì trong số các tội phạm đã được quy định. Quá trình định tội danh là quá trình giải quyết đồng thời hai vấn đề: Nhận thức đúng đắn các yếu tố cấu thành tội phạm và xác định các tình tiết của hành vi được thực hiện để tìm ra sự đồng nhất giữa các yếu tố luật định và các tình tiết khách quan - Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý để xác định thời điểm tội phạm hoàn thành - Cấu thành tội phạm là căn cứ pháp lý để định khung hình phạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_2_toi_pham_va_cau_thanh_toi_pham_3407.pdf
Tài liệu liên quan