Bài giảng Lịch sử khảo cổ học Việt Nam - Lâm Thị Mỹ Dung

1. Phát hiện và định danh văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh: Những cống hiến và hạn chế trong nghiên cứu của học giả nước ngoài. 2. Những phát hiện về văn hóa Tiền Đông Sơn, Tiền Sa Huỳnh của Khảo cổ học Việt Nam và việc xác lập ba trung tâm văn hóa thời đại kim khí Việt Nam 3. Hiệu quả của ứng dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành và khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu 4. Thời đại kim khí Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á qua một số nghiên cứu so sánh. 5. Về nguồn gốc và biến chuyển văn hóa và xu hướng nghiên cứu hiện nay

pdf28 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử khảo cổ học Việt Nam - Lâm Thị Mỹ Dung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ BỘ MÔN KHẢO CỔ HỌC Giảng viên: PGS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung LỊCH SỬ KHẢO CỔ HỌC VIỆT NAM (ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG) Hà Nội - 2007 1 ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn Khoa: Lịch sử Bộ môn: Khảo cổ học 1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN 1.1. Họ và tên giảng viên 1: Lâm Thị Mỹ Dung Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Thứ 2, 5. Tại: Bảo tàng Nhân học, tầng 3 nhà D, Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Địa chỉ liên hệ: Bảo tàng Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn, Phòng Tư liệu hoặc Phòng Giám đốc, tầng 3, nhà D, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: CQ: 84-4-5589744 Di động: 0912239853 Email: lam_mydzung@yahoo.com & baotangnhanhoc@yahoo.com Các hướng nghiên cứu chính: - Thời đại Kim khí Việt Nam - Khảo cổ học Đông Nam Á - Quá trình hình thành Nhà nước sớm ở miền Trung Việt Nam - Một số vấn đề về lý thuyết và phương pháp Khảo cổ học - 1.2. Họ và tên giảng viên 2: Chức danh, học hàm, học vị: Email: 2. THÔNG TIN VỀ MÔN HỌC 2.1. Tên môn học: Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam 2 2.2. Mã số môn học: HIS3062 2.3. Số tín chỉ: 2 2.4. Môn học: Tự chọn 2.5. Các môn học tiên quyết: Cơ sở Khảo cổ học 2.6. Các môn học kế tiếp: 2.7. Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: - Nghe giảng lý thuyết : 22 giờ tín chỉ - Thảo luận : 4 giờ tín chỉ - Bài tập : 0 - Tự học, tự nghiên cứu : 4 giờ tín chỉ 2.8. Địa chỉ khoa phụ trách môn học: Khoa Lịch sử Tầng 3 nhà D, Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. 2.9. Yêu cầu đối với môn học: Giảng đường, máy chiếu, thăm quan và học tập tại Bảo tàng Nhân học và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam... 3. MỤC TIÊU MÔN HỌC 3.1. Mục tiêu chung: 3.1.1. Mục tiêu về kiến thức: Thu nhận các kiến thức chung về lịch sử Khảo cổ học Việt Nam. Phân chia được các giai đoạn phát triển khảo cổ học của Việt Nam. Các thành tựu cũng như các hạn chế của mỗi một giai đoạn nghiên cứu. Phương hướng nghiên cứu khảo cổ học trong tương lai. 3.1.2. Mục tiêu về kỹ năng: - Đọc tài liệu. - Chuẩn bị xeminar theo yêu cầu của giáo viên. - Phân tích và tổng hợp các tri thức đã được giới thiệu và tự học để nhận dạngvà đưa ra những ý kiến của mình về một số vấn đề trong nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam qua cac thời kỳ, nhận biết những thành tựu và hạn chế trong nghiên cứu thực dịa và lý thuyết. Những xu hướng nghiên cứu hiện nay. 3 - Vận dụng kiến thức đã học để tiến hành từng bước cách thức làm việc theo nhóm, tự học và tự nghiên cứu tài liệu, tự tổ chức điền dã dưới nhiều hình thức khác nhau. 3.1.3. Mục tiêu về thái độ: - Có thái độ tích cực tham gia vào mọi hoạt động giảng dạy và thảo luận trên lớp. - Chủ động trong việc tìm kiếm chủ đề thảo luận và tiến hành công việc điền dã. - Hoàn thành đầy đủ và có chất lượng những vấn đề trong các nội dung của môn học. - Có tinh thần trách nhiệm và tích cực trong làm việc và nghiên cứu theo nhóm. - Trung thực và trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học. 3.2. Mục tiêu của từng bài học cụ thể: Nội dung Bậc 1 1 Bậc 2 2 Bậc 3 3 Nội dung 1. Sự hình thành và phát triển của khoa học khảo cổ - Tính sử - một đặc điểm riêng của con người. - Những quan tâm đầu tiên của nhân loại về quá khứ của mình. - Điều kiện và cơ sở hình thành khoa học khảo cổ. - Những quan điểm khác nhau về bản chất của khoa học khảo cổ. - Sự khác nhau giữa nghiên cứu, khai quật khảo cổ và sưu tập cổ vật. - Mối quan hệ giữa khoa học khảo cổ và sưu tập cổ vật. - Nghiên cứu khảo cổ học và phát triển kinh tế. Nội dung 2. Những giai - Giai đoạn sơ khai với những hứng - Quá trình nhận thức và tích lũy - Sự cần thiết của việc nâng cao và 1 Bậc 1: Nhớ, hiểu 2 Bậc 2: So sánh, phân tích 3 Bậc 3: Áp dụng, đánh giá, đưa ra kiến thức mới 4 Nội dung Bậc 1 1 Bậc 2 2 Bậc 3 3 đoạn phát triển chính của khoa học khảo cổ thú sưu tầm cổ vật. - Giai đoạn tiến hành những cuộc khai quật lớn ở châu Âu. - Giai đoạn phát triển lý thuyết ba thời đại và ứng dụng PP địa tầng. - Khảo cổ học Cựu và Tân thế giới. dần dần, lâu dài hình thành khoa học khảo cổ. - Cống hiến cơ bản của một số nhà khảo cổ học. - Một số tác phẩm nổi tiếng nghiên cứu khảo cổ học (lý thuyết và thực hành). cải tiến phương pháp nghiên cứu khảo cổ học - Một số trường phái khảo cổ học trên thế giới. - Đặc điểm của một số lý thuyết khảo cổ học hiện đại. Nội dung 3. Sơ lƣợc khảo cổ học Việt Nam - Những quan tâm đầu tiên của người Việt đối với cổ vật của tiền nhân. - Những mốc quan trọng đánh dấu sự hình thành khoa học khảo cổ ở Việt Nam. - Khái quát về các tổ chức, cơ quan nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam. - Điều kiện và nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của khoa học khảo cổ ở Việt Nam. - Nghiên cứu khảo cổ ở Việt Nam và Đông Nam Á giai đoạn khởi đầu cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. - Mục đích của nghiên cứu khảo cổ học qua các giai đoạn. - Mối quan hệ giữa phương pháp và mục đích nghiên cứu của khảo cổ học bản địa và khảo cổ học nước ngoài ở Việt Nam và Đông Nam Á. Nội dung 4. Tự học 1. Tìm hiểu lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển công tác đào tạo của bộ môn Khảo cổ học. Nội dung 5. Thảo luận: 5 Nội dung Bậc 1 1 Bậc 2 2 Bậc 3 3 1. Đóng góp của các nhà khảo cổ học nước ngoài đối với sự hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam 2. Cuộc đời và sự nghiệp của M.Colani và những cống hiến của bà đối với khảo cổ học Việt Nam Nội dung 6. Một trăm năm nghiên cứu thời đại đá Việt Nam - Nắm được những mốc chính trong nghiên cứu thời đại đá Việt Nam, từ giai đoạn khởi đầu đầu thế kỷ XX đến những thành tựu hiện nay. - Một số tên tuổi quan trọng và những phát hiện chính. - Quá trình phát hiên và định danh các văn hóa thuộc thời đại đá cũ và đá mới. Những cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu chính trong từng giai đoạn. - Một số vấn đề trong nghiên cứu thời đại đá Việt Nam hiện nay. - Ý kiến và tranh luận quanh So kỳ đá cũ Việt Nam và Đông Nam Á. - Mối quan hệ Sơn Vi – Hòa Bình; Hòa Bình-Bắc Sơn. - Về khái niêm “Cách mạng đá mới” ở Việt Nam. Nội dung 7. Một trăm năm nghiên cứu thời đại kim khí Việt Nam - Những phát hiện về văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh từ đầu thế kỷ XX của các học giả nước ngoài. - Quá trình phát hiện và xác lập ba trung tâm văn hóa thời dại kim khí Việt Nam. - Tính kế thừa và sự khác nhau trong cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của giai đoạn trước và sau cách mạng. - Việc mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và những hệ quả - Một số vấn đề nảy sinh trong nghiên cứu khảo cổ học thời đại kim khí. Ý kiến và tranh luận về diễn tiến Tiền Sa Huỳnh-Sa Huỳnh, về các giai đoạn của văn hóa Đồng Nai. 6 Nội dung Bậc 1 1 Bậc 2 2 Bậc 3 3 - Những thành tựu cơ bản và hạn chế trong nghiên cứu thời đại kim khí Việt Nam thời kỳ trước đây giai đoạn hiện nay. - Liên ngành và đa ngành trong nghiên cứu khảo cổ học: Một số thành tựu về nghiên cứu con người và môi trường. của quá trình này trong nghiên cứu thời đại kim khí nói riêng và khảo cổ học Việt Nam nói chung. - Vị thế của thời đại kim khí Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á. - Phương hướng nghiên cứu giai đoạn hiện nay, xu hướng áp dụng nghiên cứu liên ngành trong tổ chức khai quật khảo cổ và nghiên cứu trong phòng. Nội dung 8-9. Những thành tựu và phƣơng hƣớng trong nghiên cứu văn hóa Đông Sơn - Những điểm mốc cơ bản trong nghiên cứu và nhận thức về văn hóa Đông Sơn. - Một số vấn đề quanh nội dung và phạm vi “văn hóa Đông Sơn”. Vị thế và vai trò của văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam và Đông Nam Á. - Văn hóa Đông - Quan điểm của học giả nước ngoài về nguồn gốc của văn hóa Đông Sơn. - Nhận thức về Văn hóa Đông Sơn qua một số cuộc khai quật mới. - Trống Đông Sơn và phạm vi phân bố của trống Đông Sơn ở Đông Nam Á. - Một số ý kiến quanh vấn đề chủ nhân của văn hóa Đông Sơn và quan hệ giữa người Việt cổ và Việt hiện đại 7 Nội dung Bậc 1 1 Bậc 2 2 Bậc 3 3 Sơn với nhận thức về thời kỳ dựng nước của vua Hùng. Nội dung 10. Khảo cổ học 10 thế kỷ đầu Công nguyên- thành tựu và vấn đề - Mối quan tâm nghiên cứu một số vấn đề khảo cổ học 10 TK đầu CN. - Khảo cổ học người Việt, KCH Champa, KCH Óc Eo.. - Mức độ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu các vấn đề khảo cổ học 10 thế kỷ đầu Công nguyên. - Một số kết quả chính trong nghiên cứu khảo cổ học giai đoạn Bắc Thuộc và chông Bắc Thuôc; Gốm, Thành, Mộ... - Những nghiên cứu về khảo cổ học Champa hai thập kỷ cuối của TK XX. - Văn hóa Óc Eo và chương trình nghiên cứu KCH Nam Bộ. - Những cuộc khai quật lớn: Kết quả, nhận thức mới và vẫn đề đặt ra. - Phương hướng nghiên cứu giai đoạn hiện nay. - Khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật và tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu. - Thách thức và trở ngại (khách quan và chủ quan) gặp phải trong nghiên cứu. Nội dung 11. Tự học 1. Sinh viên tự nghiên cứu: Luật di sản văn hóa Nội dung 12. Những nét chính trong nghiên cứu khảo cổ học thiên niên kỷ - Một số thành tựu cơ bản trong nghiên cứu. - Nghiên cứu điêu khắc-kiến trúc cổ (Đình, chùa). - Hợp tác quốc tế trong khai quật và bảo tồn các di tích kiến trúc cổ: kết quả và bài học kinh nghiệm. - Nghịch lý giữa xây dựng mới và bảo tồn qua các trường hợp Hoàng Thành, Đàn Xã Tắc. 8 Nội dung Bậc 1 1 Bậc 2 2 Bậc 3 3 II sau Công Nguyên - Nghiên cứu gốm sứ qua những khai quật ở Hải Dương, Huế, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu một số trung tâm kinh đô cổ: Lam Kinh, Huế... - Ứng dụng kỹ thuật hiện đại trong khảo sát , quy hoạch, quản lý và nghiên cứu một số di tích khảo cổ học lịch sử: Mức độ đâ thực hiện và triển vọng. - Thái độ và hành động của các nhà nghiên cứu đối với những hành vi trái với luật Di sản Văn hóa. Nội dung 13. Một số nhà khảo cổ học Việt Nam - Cuộc đời và sự nghiệp của một số nhà khảo cổ học Việt Nam: + Trần Quôc Vượng + Hà Văn Tấn + Chử Văn Tần... - Những đóng góp học thuật và phương pháp nghiên cứu của họ. - Các tác phẩm - Những cống hiến Nội dung 14. Tƣơng lai phát triển của khảo cổ học Việt Nam – Cơ hội và thách thức - Những nét cơ bản trong phát triển của KCH Việt Nam thế kỷ XX. - Hành trang của KCH VN bước vào TK XXI. - Luật Di sản văn hóa và những điều quy dịnh về khai quật và bảo tồn. - Chất lượng của những công trình nghiên cứu khảo cổ hiện nay. - Độ chênh giữa Luật và Thực tế. - Thực chất của chính sách ững xử vơi di tích của những nhà quản lý. - Sự thiếu đồng bộ 9 Nội dung Bậc 1 1 Bậc 2 2 Bậc 3 3 - Triển vọng phát triển của KCH VN. - Nghịch lý giữa Phát triển và Bảo tồn. - Trình độ thực tế của đội ngũ nghiên cứu KCH VN hiện nay. giữa nhà khảo cổ- nhà hoạch định chính sách- nhà quản lý và người dân trong ứng xử với di tích khảo cổ. Nội dung 15. Thảo luận: 1. Vấn đề khảo cổ học dự án: Triển vọng và thách thức 2. Tương lai của các nhà khảo cổ học trẻ và khảo cổ học nữ ở Việt Nam 4. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC Môn học trình bày những nét khái quát nhất về lịch sử phát triển của ngành Khảo cổ học Việt Nam từ những việc sưu tầm đồ cổ của nười xưa, qua các nghiên cứu bước đầu của người Pháp đến những nghiên cứu khoa học hiện nay của. Đồng thời, môn học này cũng cung cấp cho người học nhiều thông tin bổ ích và khái quát nhất về các nền văn hóa khảo cổ Việt Nam. Trên cơ sở đó, người học có được một định hướng nhất định về triển vọng của ngành khoa học này trong tương lai. 5. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC Nội dung 1. Sự hình thành và phát triển của khoa học khảo cổ 1.1. Tính sử- đặc điểm của riêng con người và những mối quan tâm đầu tiên của nhân loại tới quá khứ của mình. 1.2. Những sưu tập cổ vật đầu tiên – cơ sở cho việc hình thành bảo tàng và nghiên cứu bảo tàng và cơ sở thực tiễn cho định hình nghiên cứu khảo cổ thực tế 10 1.3. Sự tách ra từ Triết học của một số ngành khoa học Xã hội-Cơ sở lý thuyết cho việc hình thành khoa học khảo cổ 1.4. Một số điều kiện lịch sử tác động đến sự hình thành và phát triển của khoa học khảo cổ 1.5. Sự hình thành của ngành khoa học khảo cổ: Những quan điểm khác nhau về bản chất của khoa học khảo cổ 1.6. Mối quan hệ giữa nghiên cứu khảo cổ học và sưu tập cổ vật 1.7. Quan hệ giữa kinh tế và khảo cổ: Thực chất của vấn đề Nội dung 2. Những giai đoạn phát triển chính của ngành khoa học khảo cổ 2.1. Giai đoạn I: Giai đoạn sưu tầm ngẫu nhiên và hứng thú với cổ vật 2.2. Giai đoạn II: Một số khai quật quy mô lớn ở châu Âu và quá trình nhận thức và tích lũy dần dần hình thành khoa học khảo cổ 2.3. Giai đoạn III : Giai đoạn phát triển lý thuyết ba thời đại và ứng dụng phương pháp địa tầng trong khai quật 2.4. Giai đoạn IV : Khảo cổ học hiện đại 2.5. Khảo cổ học Cựu thế giới và Tân thế giới Nội dung 3. Sự hình thành ngành khoa học khảo cổ ở Việt Nam 3.1. Những quan tâm đầu tiên đối với cổ vật trong lịch sử Việt Nam 3.2. Điều kiện và nguyên nhân của những nghiên cứu khảo cổ học đầu tiên ở Việt Nam 3.3. Những mốc quan trọng đánh dấu sự hình thành ngành khoa học khảo cổ ở Việt Nam 3.4. Mục đích của nghiên cứu khảo cổ học qua các giai đoạn 3.5. Mối quan hệ trong phương pháp và mục đích nghiên cứu của các nhà nghiên cứu bản địa và nước ngoài ở Việt Nam và Đông Nam Á 3.6. Khái quát về các tổ chức, cơ quan nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam 3.7. Một số quy định và luật pháp về nghiên cứu KCH ở Việt Nam 11 Nội dung 4. Tự học 1. Tìm hiểu lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển công tác đào tạo của bộ môn Khảo cổ học. Nội dung 5. Thảo luận: 1. Đóng góp của các nhà khảo cổ học nước ngoài đối với sự hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam 2. Cuộc đời và sự nghiệp của M.Colani và những cống hiến của bà đối với khảo cổ học Việt Nam Nội dung 6. Một trăm năm nghiên cứu thời đại đá Việt Nam 6.1. Những mốc cơ bản trong quá trình phát hiên và nghiên cứu các văn hóa thời đại đá ở Việt Nam 6.2. Những phát hiện chính từ đầu thế kỷ XX đến nay 6.3. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu chính trong từng thời kỳ nghiên cứu 6.4. Vấn đề và ý kiến quanh So kỳ Đá cũ ở Việt Nam 6.5. Vấn đề và ý kiến quanh “Cách mạng đá mới” ở Việt Nam 6.6. Phương hướng và triển vọng nghiên cứu thời đại đá Việt Nam giai đoạn hiện nay 6.7. Tác giả và tác phẩm chính Nội dung 7. Một trăm năm nghiên cứu thời đại kim khí Việt Nam 7.1. Những phát hiện về văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh từ đầu thế kỷ XX của các học giả Pháp và triển vọng nghiên cứu thời đại kim khí Việt Nam 7.2. Quá trình phát hiện và xác lập ba trung tâm văn hóa thời đại kim khí Việt Nam: công hiến của các nhà nghiên cứu Việt Nam trong việc xác định cơ tầng văn hóa lâu đời và bản địa của các cộng đồng dân tộc Việt Nam 7.3. Áp dung phương pháp khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật và PP liên ngành trong xác lập phả hệ văn hóa Đồng thau – Sắt sớm ở ba 12 miền Bắc-Trung – Nam 7.4. Một số kết quả của nghiên cứu hợp tác quốc tế về thời đại kim khí Việt Nam và nghiên cứu so sánh văn hóa 7.5. Ý kiến và tranh luận quanh một số mốc chuyển tiếp văn hóa 7.6. Xu hướng và chủ điểm nghiên cứu chính giai đoạn hiện nay Nội dung 8. Những thành tựu và phƣơng hƣớng cơ bản trong nghiên cứu văn hóa Đông Sơn 8.1. Những mốc cơ bản trong nghiên cứu và nhận thức về văn hóa Đông Sơn 8.2. Một số vấn đề quanh nội dung và phạm vi “Văn hóa Đông Sơn” 8.3. Vị thế và vai trò của văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam và Đông Nam Á Nội dung 9. Những thành tựu và phƣơng hƣớng cơ bản trong nghiên cứu văn hóa Đông Sơn (tiếp) 9.1. Vai trò của Bộ môn Khảo cổ học trong nghiên cứu văn hóa Tiền Đông Sơn và Đông Sơn 9.2. Văn hóa Đông Sơn với nhận thức về thời kỳ dựng nước của vua Hùng Nội dung 10. Khảo cổ học 10 thế kỷ đầu Công nguyên - Thành tựu và vấn đề 10.1. Những chủ đề chính trong nghiên cứu khảo cổ 10 thế kỷ đầu Công nguyên 10.2. Mức độ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu khảo cổ 10 thế kỷ đầu Công nguyên theo vùng địa lý và theo chủ đề 10.3. Một số thành tựu nghiên cứu chính trong nghiên cứu khảo cổ học Champa, Óc Eo 10.4. Khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật và pp tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu 10.5. Mức độ hủy hoại của di tích giai đoạn này 10.6. Phương hướng và xu thế nghiên cứu hiện nay. Mức độ liên kết giữa 13 các cơ quan chức năng và các nhà nghiên cứu trong giải quuyết vấn đề Nội dung 11. Tự học 1. Sinh viên tự nghiên cứu: Luật Di sản văn hóa: Lý thuyết và Thực tiễn Nội dung 12. Những nét chính trong nghiên cứu khảo cổ học thiên niên kỷ II sau Công nguyên 12.1. Những thành tựu cơ bản trong nghiên cứu: Kiến trúc-điêu khắc cổ; Gốm sứ; kinh đô cổ 12.2. Liên kết TW-Địa phương và Hợp tác quốc tế trong việc khai quật và bảo tồn các di tích kiến trúc cổ: Kết quả và bài học kinh nghiệm 12.3. Ứng dụng kỹ thuật hiện đại trong quy hoạch và quản lý di tích 12.4. Xã hội hóa vấn đề trùng tu di tích: Thực trạng và vấn đề quản lý chuyên môn qua một số trường hợp ở Hà Tây, Hà Nội 12.5. Nghịch lý giữa xây dựng mới và bảo tồn qua các trường hợp Hoàng Thành, Đàn Xã Tắc (Hà Nội) 12.6. Tiếng nói của các nhà chuyên môn đối với việc bảo tồn di tích và cách thức bảo tồn. đến mức độ nào? Lý thuyết và thực tiễn Nội dung 13. Cuộc đời và sự nghiệp của một số nhà khảo cổ học Việt Nam 13.1. GS. Trần Quốc Vượng 13.1.1. GS. Trần Quốc Vượng và phương pháp điền dã của ông 13.1.2. Giới thiệu một số tác phẩm nghiên cứu chính 13.2. GS. Hà Văn Tấn 13.2.1 GS. Hà Văn Tấn với những cống hiến trong nghiên cứu lý thuyết 13.2.2. Giới thiệu một số công trình nghiên cứu chính Nội dung 14. Tƣơng lai phát triển của khảo cổ học Việt Nam: Cơ hội và thách thức 14.1. Tình hình Khảo cổ học Việt Nam nhìn từ quan điểm của một số học giả nước ngoài 14.2. Hành trang của khảo cổ học Việt Nam bước vào TK XXI. 14 14.3. Thực trạng đội ngũ nghiên cứu khảo cổ ở Việt Nam hiện nay 14.4. Thực trạng nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam hiện nay 14.5. Thực trạng trình độ quản lý di tích hiện nay 14.6. Thực trạng thái độ của nhà quản lý , của người dân đối với công tác khảo cổ hiện nay 14.7. Tác động của nền kinh tế thị trường và sự thiếu hiểu biết về văn hóa của một số nhà quản lý đối với nghiên cứu và bảo tồn các di tích, di vật khảo cổ 14.8. Luật Di sản: Độ chênh giữa Lý luận và Thực tiễn. Nội dung 15. Thảo luận 1. Vấn đề khảo cổ học dự án: Triển vọng và thách thức 2. Tương lai của các nhà khảo cổ học trẻ và khảo cổ học nữ ở Việt Nam 6. HỌC LIỆU 6.1. Học liệu bắt buộc: 1. Viện Khảo cổ học: Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam, tập I, II, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004, 2005, tư liệu Khoa Lịch sử và Bảo tàng Nhân học. 2. Hà Văn Tấn (chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, tập I, II, III, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, 1999, 2002, tư liệu Khoa Lịch sử và tư liệu Bảo tàng Nhân học. 3. Phạm Minh Huyền: Văn hóa Đông Sơn - Tính thống nhất và đa dạng. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996, tư liệu Khoa Lịch sử và Bảo tàng Nhân học. 4. Bộ môn Khảo cổ học: Cơ sở Khảo cổ học, bản thảo chuẩn bị in, tư liệu Bảo tàng Nhân học. 5. Luật Di sản Văn hóa Việt Nam, tư liệu Bảo tàng Nhân học. 6. Khoa Lịch sử: Nửa thế kỷ Xây dựng và Phát triển (1956-2006), Nxb Thế giới, Hà Nội, 2006. 15 6.2. Học liệu tham khảo: 7. Phần lịch sử nghiên cứu của các sách chuyên khảo về văn hóa khảo cổ từ năm 1985 đến nay. 8. Meltzer. D, Fowler. D, Sabloff. J (chủ biên): Khảo cổ học Mỹ: Quá khứ và Tương lai, bản dịch của Lâm Thị Mỹ Dung và Chu Hương Ly, Hà Nội, 2006, tư liệu Khoa Lịch sử và Bảo tàng Nhân học. 9. Colin Renfrew và Paul Bahn: Khảo cổ học Lý thuyết, Phương pháp và Thực hành, bản dịch của Đặng Văn Thắng, Lê Long Hồ và Trần Hạnh Minh Phương, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2007. 10. Reinecke Andreas và Lê Duy Sơn: Hành trình vào khảo cổ học Việt Nam, LINDEN SOFT, Koln, 1998, tư liệu Bảo tàng Nhân học và Khoa Lịch sử. 7. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC 7.1. Lịch trình chung: Nội dung Hình thức tổ chức dạy học Tổng Lên lớp Thực hành, thí nghiệm Tự học xác định Lý thuyết Bài tập Thảo luận Tuần 1 (Nội dung 1) 2 2 Tuần 2 (Nội dung 2) 2 2 Tuần 3 (Nội dung 3) 2 2 Tuần 4 (Nội dung 4) 2 2 Tuần 5 (Nội dung 5) 2 2 Tuần 6 (Nội dung 6) 2 2 Tuần 7 (Nội dung 7) 2 2 Tuần 8 (Nội dung 8) 2 2 Tuần 9 (Nội dung 9) 2 2 Tuần 10 (Nội dung 10) 2 2 16 Tuần 11 (Nội dung 11) 2 2 Tuần 12 (Nội dung 12) 2 2 Tuần 13 (Nội dung 13) 2 2 Tuần 14 (Nội dung 14) 2 2 Tuần 15 (Nội dung 15) 2 2 Tổng 22 4 4 30 7.2. Lịch trình tổ chức dạy cụ thể: Tuần 1 (Nội dung 1): Sự hình thành và phát triển của khoa học khảo cổ Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, Địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Lý thuyết (2 giờ tín chỉ) 1. Những biểu hiện đầu tiên của nhân loại quan tâm đến quá khứ của mình. 2. Cơ sỏ lý luận của việc hình thành khoa học khảo cổ. 3. Những quan điểm khác nhau về bản chất của khoa học khảo cổ. 4. Quan hệ giữa sưu tập cổ vật, lịch sử nghệ thuật và khảo cổ học. 5. Quan hệ giữa kinh tế và khảo cổ : Bản chất của vấn đề. Đọc trước 1. Học liệu số 4, chương 5. 2. Học liệu số 8, 5- 17. 3. Học liệu số 9, tr. 25-36. 17 Tuần 2 (Nội dung 2): Những giai đoạn phát triển chính của ngành khoa học khảo cổ Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, Địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Lý thuyết (2 giờ tín chỉ) 1. Giai đoạn khởi đầu: sư u tầm ngẫu nhiên và niềm đam mê đối với cổ vật 2. Một số cuộc khai quật lớn ở Châu Âu và sự thay đổi trong nhận thức đối với sự hình thành khoa học khảo cổ 3. Lý thuyết ba thời đại, Phương pháp địa tầng, tính cổ xưa của nhân loại, học thuyết tiến hóa và sự phát triển của ngành khoa học khảo cổ 4. Một số đặc điểm của khảo cổ học hiện đại 5. Khảo cổ học Cựu thế giới và Tân thế giới Đọc trước 1. Học liệu số 4, chương 5. 2. Học liệu số 8, tr. 218-250. 3. Học liệu số 9, tr. 37-54. Tuần 3 (Nội dung 3): Sự hình thành ngành khoa học khảo cổ ở Việt Nam Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, Địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Lý thuyết (2 giờ tín chỉ) 1. Những quan tâm đầu tiên tới cổ vật trong lịch sử Việt nam 2. Điều kiện lịch sử và nguyên nhân CT-KT-XH Đọc trước 1. Học liệu số 4, chương 5. 2. Học liệu số 1, tập 1, tr. 9-18, 531- 18 của những nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam. 3. Một số dấu mốc cơ bản trong quá trình hình thành và phát triển ngành khoa học khảo cổ ở Việt Nam.. 4. Xu hướng tiếp cận, nghiên cứu và diễn giải vấn đề trong các thời kỳ phát triển khác nhau của khảo cổ học Việt Nam. 5. Tổ chức, cơ quan nghiên cứu và đào tạo khảo cổ học ở Việt Nam 6. Một số điều luật và quy chế về nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam 533. 3. Học liệu số 5, chương I, II. 4. Học liệu số 10, tr. 40-57. Tuần 4 (Nội dung 4): Tự học Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, Địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Tự học (2 giờ tín chỉ) 1. Tìm hiểu lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển trong công tác đào tạo của Bộ môn Khảo cổ học 1. Học liệu số 6, bài “Bộ môn Khảo cổ học Hình thành và Phát triển trong Khoa Lịch sử nửa thế kỷ xây dựng và phát triển (1956- 2006)”. Tuần 5 (Nội dung 5): Thảo luận 19 Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, Địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Thảo luận (2 giờ tín chỉ) 1. Đóng góp của các nhà khảo cổ học nước ngoài đối với sự hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam 2. Cuộc đời và sự nghiệp của M.Colani và những cống hiến của bà đối với khảo cổ học Việt Nam Đọc trước 1. Học liệu số 4, chương 5. 2. Học liệu số 1, tập 2, tr. 612-617. 3. Học liệu số 1, tập 1, tr. 257-261. Tuần 6 (Nội dung 6): Một trăm năm nghiên cứu thời đại đá Việt Nam Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, Địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Tự học (2 giờ tín chỉ) 1. Những phát hiện chính và việc xác lập các văn hóa khảo cổ thời đại đá Việt Nam 2. Xu hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu thời đại đá Việt Nam qua các thời kỳ . 3. Ý kiến và tranh luận quanh sơ kỳ đá cũ Việt Nam. 4. Vấn đề niên đại của văn hóa Hòa Bình và “Cách mạng Đá mới ở Việt Nam” 5. Phương hướng và triển vọng nghiên cứu thời đại Đọc trước 1. Học liệu số 4, chương 5. 2. Học liệu số 1, tập 1, tr. 26-61. 3. Học liệu số 2, tập 1, chương I. 20 đá Việt Nam giai đoạn hiện nay Tuần 7 (Nội dung 7): Một trăm năm nghiên cứu thời đại kim khí Việt Nam Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, Địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Lý thuyết (2 giờ tín chỉ) 1. Phát hiện và định danh văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh: Những cống hiến và hạn chế trong nghiên cứu của học giả nước ngoài. 2. Những phát hiện về văn hóa Tiền Đông Sơn, Tiền Sa Huỳnh của Khảo cổ học Việt Nam và việc xác lập ba trung tâm văn hóa thời đại kim khí Việt Nam 3. Hiệu quả của ứng dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành và khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu 4. Thời đại kim khí Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á qua một số nghiên cứu so sánh. 5. Về nguồn gốc và biến chuyển văn hóa và xu hướng nghiên cứu hiện nay. Đọc trước 1. Học liệu số 4, chương 5. 2. Học liệu số 2, tập 2, phần lịch sử nghiên cứu vấn đề. 3. Học liệu số 1, tập 1, tr. 45-52; 226-238; 381-392; 727-741. 21 Tuần 8-9 (Nội dung 8): Những thành tựu và phƣơng hƣớng cơ bản trong nghiên cứu văn hóa Đông Sơn Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, Địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Lý thuyết 1. Những mốc chính trong nghiên cứu và nhận thức về văn hóa Đông Sơn 2. Nội dung và phạm vi của “văn hóa Đông Sơn” 3. Vị thế và vai trò của văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam và Đông Nam Á. 4. Về nguồn gốc và niên đại của trống Đông Sơn: Ý kiến và tranh luận 5. Văn hóa Đông Sơn với nhận thức về thời kỳ dựng nước của vua Hùng. 6. Bộ môn Khảo cổ học với quá trình phát hiện và nghiên cứu văn hóa Đông Sơn. Đọc trước 1. Học liệu số 2, tập 2, phần lịch sử nghiên cứu văn hóa Đông Sơn. 2. Học liệu số 3, chương 1. 3. Học liệu số 1, tập 1, tr. 470-484; 603-627. Tuần 10 (Nội dung 10): Khảo cổ học 10 thế kỷ đầu Công nguyên – Thành tựu và vấn đề Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, Địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Tự học 1. Những chủ đề chính trong nghiên cứu khảo cổ 10 thế kỷ đầu Công nguyên. Đọc trước 1. Học liệu số 1, tập 2, tr. 9-20; 572- 587, 749-762. 22 2. Một số thành tựu nghiên cứu khảo cổ học thời Bắc thuộc 3. Nghiên cứu khảo cổ học Champa và Óc Eo 4. Khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật và phương pháp tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu 5. Tình trạng của di tích 6. Xu thế nghiên cứu hiện nay 2. Học liệu số 2, tập 3, các phần lịch sử nghiên cứu vấn đề KCH Bắc thuộc, KCH Champa và Óc Eo. Tuần 11 (Nội dung 11): Tự học Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, Địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Lý thuyết 1. Luật Di sản văn hóa: Lý thuyết và thực tiễn 1. Học liệu số 5. 2. Các bài viết trên Internet về Hoàng Thành, Đàn Xã Tắc... Tuần 12 (Nội dung 12): Những nét chính trong nghiên cứu khảo cổ học thiên niên kỷ II sau Công nguyên Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, Địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Lý thuyết 1. Những thành tựu có bản trong nghiên cứu kiến trúc- điêu khắc cổ, gốm sứ, kinh đô cổ 2. Hợp tác trong nghiên Đọc trước 1. Học liệu số 2, tập 3, phần lịch sử nghiên cứu vấn đề khảo cổ học Lý- 23 cứu và bảo tồn di tích: Trường hợp Lam Kinh, Huế, Mỹ Sơn 3. Ứng dụng kỹ thuật hiện đại trong quy hoạch và quản lý di tích. 4. Khai quật và trung tu di tích: Thực trạng của vấn đề. Hậu quả của chính sách xã hội hóa trùng tu di tích qua việc trùng tu dình chùa ở Hà Nội, Hà Tây... 5. Nghịch lý giữa bảo tồn cái cũ và xây dựng cái mới và hiệu quả của ý kiến chuyên môn đối với những nhà quản lý. Trần-Lê-Nguyễn. 2. Học liệu số 1, tr. 84-131. Tuần 13 (Nội dung 13): Cuộc đời và sự nghiệp của một số nhà khảo cổ học Việt Nam Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, Địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Lý thuyết 1. GS. Trần Quốc Vượng 2. GS. Hà Văn Tấn Đọc trước 1. Những sách và bài viết về các GS. Trần Quốc Vượng và GS. Hà Văn Tấn. 2. Tác phẩm Theo dấu văn hóa cổ của 24 GS. Hà Văn Tấn 3. Tác phẩm Văn hóa Việt Nam-Tìm tòi và suy ngẫm của GS. Trần Quốc Vượng. Tuần 14 (Nội dung 14): Tƣơng lai phát triển của khảo cổ học Việt Nam: Cơ hội và thách thức Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, Địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Lý thuyết 1. Thực trạng khảo cổ học Việt Nam theo quan điểm của một số học giả nước ngoài. 2. Hành trang của khảo cổ học Việt Nam bước vào thế kỷ XXI. 3. Thực trạng: Đội ngũ nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam; tình hình nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam hiện nay. Đọc trước 1. Học liệu số 10, tr. 5-12. 2. Học liệu số 1, các bài viết về tình hình nghiên cứu vấn đề và tình hình nghiên cứu KCH. Tuần 15 (Nội dung 15): Thảo luận Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, Địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Thảo luận 1. Vấn đề khảo cổ học dự án: Triển vọng và thách thức 2. Tương lai của các nhà khảo cổ học trẻ và khảo cổ học nữ ở Việt Nam 1. Ý tưởng và nội dung cần thảo luận của người học 25 8. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI MÔN HỌC VÀ YÊU CẦU KHÁC CỦA GIÁO VIÊN Khi học môn học này, yêu cầu sinh viên: - Có ý thức tự học, đọc trước các tài liệu được giao. - Tham gia ít nhất là 80% các giờ lý thuyết và 100% giờ thảo luận trên lớp. - Tham gia tích cực các hoạt động trên lớp như: nghe giảng, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, đặt câu hỏi. - Hoàn thành tốt các yêu cầu kiểm tra đánh giá thường xuyên, kiểm tra đánh giá giữa kỳ và kiểm tra đánh giá kết thúc môn học. - Các tài liệu được giao trong tuần phải được chuẩn bị trước bài học, trước buổi thảo luận hoặc kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ. 9. PHƢƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 9.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên được thực hiện để kiểm tra việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên thông qua các giờ thảo luận. 9.1.1. Mục tiêu: Kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm củng cố tri thức và nắm được thông tin phản hồi để điều chỉnh cách dạy và học cho phù hợp. 9.1.2. Tiêu chí đánh giá thường xuyên: - Xác định được nhiệm vụ và mục đích vấn đề - Đọc và sử dụng các tài liệu do giảng viên hướng dẫn - Chuẩn bị bài đầy đủ. - Tích cực tham gia ý kiến. 9.2. Kiểm tra - đánh giá định kỳ: 9.2.1. Đánh giá hoạt động trên lớp: - Tham dự giờ giảng - Nghe giảng và ghi chép bài - Tích cực phát biểu trao đổi ý kiến 26 9.2.2. Bài kiểm tra giữa kỳ: - Mục đích: Đánh giá tổng hợp kiến thức và kỹ năng thu được sau nửa học kỳ. - Mục tiêu: Kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng đọc, viết, kỹ năng phân tích, tổng hợp các vấn đề nghiên cứu. - Hình thức: Bài làm viết trên lớp. 9.2.3. Bài kiểm tra cuối kỳ: - Mục đích: đánh giá tổng hợp kiến thức, khái quát kiến thức và các kỹ năng thu được cả môn học của sinh viên. - Các kỹ thuật đánh giá: + Hiểu được vấn đề đặt ra + Thể hiện kỹ năng phân tích, tổng hợp trong việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu + Trình bày vấn đề rõ ràng, lôgíc, ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn theo đúng nguyên tắc. 9.2.4. Bảng đánh giá môn học: Kiểu đánh giá Tỉ trọng Cách thức Thường xuyên 30% - Mức độ tích cực - Chuẩn bị thảo luận, tích cực thảo luận - Chuẩn bị đọc tài liệu đầy đủ, có tóm tắt Trong đó: - Tham gia học tập trên lớp - Tham gia thảo luận - Tự học, tự nghiên cứu 10% 10% 10% Giữa kỳ 20% Kiểm tra viết Cuối kỳ 50% Kiểm tra viết Tổng 100% Điểm môn học 9.3. Lịch thi, kiểm tra: - Kiểm tra giữa kỳ: tuần 5 - Kiểm tra cuối kỳ: tuần 17 - Thi lại: 02 tuần sau kỳ thi cuối kỳ 27 Duyệt (Thủ trưởng đơn vị đào tạo) Chủ nhiệm Bộ môn (Ký tên) PGS.TS. Hán Văn Khẩn Giảng viên (Ký tên) PGS.TS. Lâm thị Mỹ Dung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf109_kch_lich_su_kch_viet_nam_7883_2001878.pdf