Bài giảng Lịch sử địa lý Lạng Sơn

Trong lần khai quật năm 1965, các nhà khảo cổ học đã thu được nhiều mẫu hóa thạch quí giá gồm di cốt của vượn khổng lồ, những chiếc răng của người tối cổ (người vượn) cùng với quần động vật ở trung kỳ thời Cánh Tân như vài chục chiếc răng đười ươi, hàng trăm chiếc răng của khỉ đuôi dài, răng của gấu tre, voi răng kiếm. Tất cả những chiếc răng người và động vật đều đã hóa thạch, nằm trong những tảng trầm tích màu đỏ, bám chắc trên vách hang.

ppt33 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử địa lý Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng điện tử Lịch sử địa lý Lạng Sơn Lịch sử lớp 4 Lạng Sơn thời nguyên thuỷ Bài 1 Lạng Sơn là một trong những nơi xuất hiện sự sống của con người cách ngày nay vài triệu năm. Các nhà khoa học đã phát hiện những hóa thạch của người vượn, vượn khổng lồ và một số động vật cổ có tuổi cách ngày nay khoảng 475 nghìn năm ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên. 1. Sự xuất hiện sự sống của con người tại Lạng Sơn Hang Thẩm Khuyên -Vị trí của hang thẩm khuyên Hang Thẩm Khuyên, nằm trong dãy đá vôi Phia Gà (xã Tân Văn, huyện Bình Gia) Trong lần khai quật năm 1965, các nhà khảo cổ học đã thu được nhiều mẫu hóa thạch quí giá gồm di cốt của vượn khổng lồ, những chiếc răng của người tối cổ (người vượn) cùng với quần động vật ở trung kỳ thời Cánh Tân như vài chục chiếc răng đười ươi, hàng trăm chiếc răng của khỉ đuôi dài, răng của gấu tre, voi răng kiếm... Tất cả những chiếc răng người và động vật đều đã hóa thạch, nằm trong những tảng trầm tích màu đỏ, bám chắc trên vách hang. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những gì trong hang Thẩm Khuyên? Tại hang Thẩm Hai (xã Tân Văn, huyện Bình Gia), các nhà khảo cổ học phát hiện xương hóa thạch động vật và di cốt hóa thạch người vượn giống ở hang Thẩm Khuyên. Tại hang Kéo Lèng (xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia), năm 1966 các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy trong lớp trầm tích của hang nhiều hóa thạch quý như: Dãy hàm đười ươi, sọ gấu tre, voi răng kiếmmột mảnh xương đỉnh và 2 răng hàm của người hiện đại cách ngày nay khoảng 3 vạn năm. Tại hang Thẩm Hai, hang Kéo Lèng các nhà khảo cổ học đã tìm thấy gì? Những hóa thạch về người và động vật cổ ở di tích Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng góp phần minh chứng rằng: ngay từ thời xa xưa, ở miền núi phía Bắc nói chung, Lạng Son nói riêng đã có người vượn sinh sống. Kết luận: Răng của người vượn cổ tại Lạng Sơn Để bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá, em cần làm gì? Cần có ý thức giữ gìn , bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá của địa phương. Học giỏi đê xây dựng quê hương giàu đẹp 2. Di tích văn hoá Bắc Sơn, Mai pha là nơi khởi nguồn văn minh sơ kì đồ đá tiêu biểu tại Việt Nam. - Di tích văn hoá Bắc Sơn là nơi khởi nguồn nền văn minh sơ kỳ thời đá mới tiêu biểu ở Việt Nam và Đông Nam Á, có niên đại cách ngày nay khoảng từ 1 vạn năm đến 7 nghìn - Văn hoá Mai Pha là văn hóa khảo cổ học thời tiền sử - sơ sử nằm trong giai đoạn hậu kỳ thời đá mới, sơ kỳ kim khí có niên đại cách ngày nay khoảng 3 nghìn 500 năm. Chày bàn nghiền và vỏ nhuyễn thể văn hóa Bắc Sơn Công cụ gốm và đồ trang sức Ba xã, Mai Pha Người dân xứ tự hào vì có được nền văn minh sơ kì đồ đá tiêu biểu ở Việt Nam và Đông Nam Á; kĩ thuật mài và những chiếc rìu đá có đặc điểm của văn hoá Bắc Sơn; văn hoá Mai Pha là văn hoá khảo cổ học thời tiền sử với đặc trưng nổi bật là đồ gốm. Kết luận: BÀI 2 DI TÍCH LỊCH SỬ CHI LĂNG Chi Lăng là vùng đất có bề dày truyền thống trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nơi có nhiều di tích lịch sử. Chi Lăng đã chứng kiến nhiều chiến công của dân tộc trong các cuộc kháng chiến: chống quân Tống, chống quân Mông - Nguyên. Chi Lăng nổi tiếng trong lịch sử là chiến công vang dội vào cuối năm 1427, với sự tham gia của các đội dân binh Tày, Nùng đã sát cánh cùng nghĩa quân Lam Sơn lập chiến công xuất sắc, giết chết tướng giặc Liễu Thăng ngay chân núi Mã Yên cùng hàng vạn giặc Minh. Chi Lăng là niềm tự hào của dân tộc, là nỗi khiếp đảm đối với quân thù: "Quỷ Môn quan, Quỷ Môn quan. Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn." (Dịch nghĩa: Cửa ải Quỷ-Môn, mười người đến, chỉ có một người trở về) Khu di tích lịch sử Chi Lăng gồm 52 điểm, từ đền Hổ Lai (xã Mai Sao) đến cầu Quan Âm (xã Sông Hóa) với những địa danh nổi tiếng như: lũy ải Chi Lăng, núi Quỷ và Quỷ Môn Quan, đền Hổ Lai, di tích hòn đá Mổ Lợn, núi Mã Yên, ngõ Luỹ Thề,... và phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ với nhiều hang động: hang Lũng Quỷ, hang Gió, hang Dơi, hang Đồng Ngầu, động Nước, sông Thương,... có sức lôi cuốn du khách trong và ngoài nước. . Ải Chi Lăng (xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng) Bảo tàng Chi Lăng (xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng) Ải Chi Lăng đã được các nguyên thủ quốc gia, các nhà Sử học, Quân sự học, khách du lịch... đến thăm với một sự trân trọng đặc biệt. Trong một lần đến thăm Chi Lăng, Slô-vắc-xốc nhà dân tộc học nổi tiếng (Tiệp Khắc) đánh giá: "Có lẽ đây là chiến luỹ hình thang độc nhất trên thế giới, nó thể hiện đầu óc thông minh và tài trí quân sự tuyệt vời của một dân tộc luôn phải chống trả với một đội quân xâm lược mạnh hơn mình gấp trăm lần trong quá trình lâu dài dựng nước và giữ nước. Thể hiện một tầm nhìn chiến lược nổi tiếng: "Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh". Ải Chi Lăng là một vị trí hiểm yếu, nơi đây đã ghi dấu những chiến công oai hùng của dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống quân Tống, quân Mông - Nguyên và trận Chi Lăng nổi tiếng (10 - 10 - 1427). Ải Chi Lăng không chỉ là một di tích lịch sử, còn là một điểm du lịch hấp dẫn. Kết luận: Bài đọc thêm ẢI CHI LĂNG Ải Chi Lăng (huyện Chi Lăng) trên quốc lộ 1A từ Hà Nội đi Lạng Sơn.Trước đây là cửa ải xung yếu nhất, có địa hình hiểm trở, quy mô hoành tráng và đồ sộ chạy dài gần 20km, rộng khoảng từ 2 đến 3km nối liền hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn ngày nay. Ải Chi Lăng được bao bọc bởi dãy núi đá Cai Kinh ở phía Tây và dãy núi Bảo Ðài - Thái Hòa ở phía Đông. Hai đầu ải có những ngọn núi đá độc lập, cao chót vót tạo thành thế hiểm. Những ngọn núi thấp rải rác dọc thung lũng và trấn ven đường quốc lộ như: núi Hàm Quỷ, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân, núi Mã Yên. Đóng khóa hai đầu của thung lũng, nơi hai vòng cung núi đất phía Đông và núi đá phía Tây khép lại, là lũy Ải Quỷ phía Bắc và núi Ngõ Thề phía Nam, chảy qua lòng thung lũng ải là sông Thương. Thế kỷ XIV, tể tướng nhà Trần là Phạm Sư Mạnh khi cưỡi ngựa qua vùng biên ải đã ngợi ca: "Chi Lăng ải hiểm tựa lên trời". Tương truyền, tại ải Chi Lăng còn có thành cổ do quân Minh đắp trong thời gian xâm lược Việt Nam có chu vi 154 trượng và cao 5 thước, nay chỉ còn nền cũ. Ở gần cửa Nam của thành còn phiến đá khắc 5 chữ "Hoàng tráng nhị thập đội" (dịch nghĩa: nơi trú đóng của đội quân Hoàng tráng thứ 20 ). Phía Nam ải Chi Lăng có hai khối đá lớn, một khối có hình dáng giống như thanh kiếm khổng lồ gọi là Lê Tổ Kiếm (thanh kiếm của Vua Lê Thái Tổ ) và một tượng đá có hình dáng như một người quỳ gối và bị cụt đầu gọi là Liễu Thăng Thạch (tức đá Liễu Thăng, ám chỉ tướng Liễu Thăng bị chém cụt đầu tại ải). Chi Lăng còn lưu giữ những vết tích của nền văn hóa Bắc Sơn - Mai Pha nổi tiếng với những hang động đẹp và những rìu đá, mảnh gốm... minh chứng cho giai đoạn tiền sử, sơ sử của con người sinh sống ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Lịch sử oai hùng của Chi Lăng gắn liền với những hoạt động của các nhà quân sự thiên tài như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và những thủ lĩnh xứ Lạng tài năng: Phò mã Thân Cảnh Phúc, Nguyễn Thế Lộc, Đại Huề. Khu di tích lịch sử Chi Lăng đã được xếp hạng quốc gia năm 1962. Chú thích - Thân Cảnh Phúc : t hủ lĩnh người Tày , quê ở Chi Lăng (Chi Lăng, Lạng Sơn). - Đại Huề: thủ lĩnh người Tày, quê ở Quang Lang (Chi Lăng, Lạng Sơn), có công lớn trong trận Chi Lăng tháng 10 - 1427. - Núi Mã Yên: núi đá có dạng yên ngựa, nằm ở ải Chi Lăng. Ngày 10 - 10 -1427, Liễu Thăng (tướng giặc Minh) bị chém chết bên sườn núi Mã Yên. CÂU HỎI 1. Vì sao nói rằng Chi Lăng là một vùng đất lịch sử? 2. Em hãy kể tên một số địa danh lịch sử nổi tiếng ở Lạng Sơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptdoc000017lich_su_lang_son_0323_1793349.ppt