Bài giảng Kỹ thuật chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh học

2. Thức ăn: - Thức ăn phải loại giàu đạm, dễ tiêu hóa, không bị ẩm mốc, ôi thiu. - Giai đoạn từ sơ sinh đến 30 kg là giai đoạn hệ tiêu hóa còn non yếu nhưng là giai đoạn heo phát triển rất nhanh nên cho ăn thức ăn công nghiệp đầy đủ dinh dưỡng. - Nên cho ăn chia làm nhiều lần trong ngày tốt nhất là 4-6 lần/ngày. - Ở giai đoạn heo lứa (từ 30 kg trở lên) để giảm chi phí ngoài thức ăn công nghiệp có thể cho ăn các loại thức ăn thừa của người, tấm, cám và các loại rau xanh (rau muống, cây chuối, các loại rau màu khác ) nhưng cần nấu chín kỹ lại trước khi cho heo ăn

pptx78 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kỹ thuật chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ Sư: BÙI QUANG TUẤNTrạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn - Tỉnh An Giang01677773977KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HEO BẰNG ĐỆM LÓT SINH HỌCMuốn giàu nuôi cáMuốn khá nuôi heoNếu nhưDịch bệnh Ô nhiễm môi trườngLời toNhững mặt hạn chế trong Chăn nuôi Heo truyền thống- Mùi hôi, khí độc và ruồi muỗi- Phát sinh dịch bệnh- Tốn nước, tốn công lao động- Hiệu quả kinh tế thấp- Chất lượng thịt kém- Ảnh hưởng đến sức khỏe con ngườiLàm sao giải quyết môi trường và nâng cao hiệu quả chăn nuôi???Môi trường chăn nuôi không bị ô nhiễm:- Không có chất thải từ chăn nuôi ra môi trường (phân, nước thải của vật nuôi được hệ vi sinh vật trong đệm lót phân giải thành thức ăn lẫn với đệm lót); - Không có mùi hôi thối từ phân, nước tiểu của vật nuôi do hệ men vi sinh vật trong chế phẩm sử dụng đã cạnh tranh và diệt hết các vi sinh vật có hại và và các vi sinh vật sinh mùi khó chịu, ; - Hạn chế ruồi, muỗi (vì không có nước để muỗi sinh sản, không có phân để ruồi đẻ trứng).2. Các mầm bệnh nguyên nhân lây lan dịch bệnh bị tiêu diệt hoặc hạn chế tới mức thấp nhất ( bệnh đường hô hấp, bệnh tiêu chảy, bệnh ngoài da)7..3. Tiết kiệm 80% nước trong chăn nuôi: - Không sử dụng nước rửa chuồng; - Không sử dụng nước để tắm, rửa cho vật nuôi; - Nước sử dụng duy nhất cho vật nuôi uống và phun giữ độ ẩm. cho nền chuồng (đệm lót chuồng luôn có độ ẩm 30%).4. Tiết kiệm 60% nhân lực:- Không sử dụng nhân lực dọn, rửa chuồng hàng ngày; - Không sử dụng nhân lực để tắm rửa cho vật nuôi; - Chỉ sử dụng nhân lực để cho vật ăn, quan sát diễn biến trạng thái của vật nuôi.5. Tiết kiệm 10% thức ăn: - Vật nuôi không bị stress từ môi trường và hoạt động tự do; - Khả năng tiêu hóa hấp thụ của vật nuôi tốt hơn do con vật ăn, hít được một số vi sinh vật có lợi, vật hoạt động nhiều hơn.6. Sản phẩm thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm về màu, mùi, vị gần với chăn nuôi hữu cơ - Vật nuôi không bị stress từ môi trường và con vật vận động nhiều; - Thức ăn không trộn các chất kích thích, vật nuôi không những không bị bệnh mà còn thu nhận được nhiều khoáng vitamin từ đệm lót sinh thái;7. Giảm chi phí : Kéo dài 4 năm, không cần làm nền xi măngChế phẩm BALASA No.1CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG NGHỆ :Thành phần cơ bản của đệm lót lên men bao gồm: các chủng loại VSV có lợi đã được tuyển chọn + nguyên liệu làm chất độn (chất xơ).Đồng Tháp Mô hình Bà Cao Thị Thùy Trang, ở ấp 2, thị trấn Lai VungNuôi 35 con heo thịt với diện tích gần 50 m2Tránh được heo tiếp xúc nền xi măng không bị trầy xước chân, tránh tiếp xúc môi trường dơ bẩn Giảm thời gian xuống còn 4 tháng nuôi là cho xuất chuồng bán, thay vì nuôi theo truyền thống phải mất 5 tháng heo mới đạt 100kg/con/lứa.Hậu Giang Tại Các Tỉnh thành phía nam, Đệm lót thể hiện rõ tác dụng trong việc làm triệt tiêu mùi hôi + Xử lý 01 lần nhưng kéo dài 3 năm Chăn nuôi các vật nuôi khác (gà, vịt, thỏ, bồ câu, dê , cút ) trên đệm lót sinh học .Đệm lót sử dụng trong chuồng lạnhNguyễn Văn Tây ở xã Phú Mỹ, Mỏ Cày Bắc, Bến Tre .QUI TRÌNH SỬ DỤNG CHẾ PHẨM BALASA N01 ĐỂ TẠO ĐỆM LÓT SINH THÁI TRONG NUÔI HEO1. Đối tượng vật nuôi - Các giống lợn: Lợn thuần, lợn lai, lợn siêu nạc, lợn rừng. - Các loại lợn: Nái chờ phối, nái chửa, lợn cai sữa, lợn dưới 60 kg, lợn trên 60 kg.2. Nền và cấu trúc chuồng - Nền chuồng đất nện chặt, không láng xi măng. - Nếu là chuồng cũ cải tạo có thể giuữ nguyên nền xi măng nhưng phải đục lỗ, mỗi lỗ có đường kính 4 cm, cứ cách 30 cm đục 1 lỗ để làm loại đệm lót nổi trên mặt đất.- Máng ăn cao hơn bề mặt đệm lót tối thiểu 20 cm để tránh chất độn rơi vào thức ăn. - Xây máng hứng nước dưới vòi nước tự động để tránh nước chảy vào đệm lót. - Thiết kế hệ thống phun nước (phun mù) làm mát và giữ độ ẩm đệm lót.LƯU Ý KHI XÂY DỰNG CHUỒNG:- Mái chuồng làm bằng vật liệu rẽ tiền, tốt nhất là lá sẽ mát mẻ (có thể tận dụng lại vật liệu để giảm chi phí).- Máng chuồng và vòi nước uống nên đặt ở đầu ngoài dễ cho ăn và vệ sinh, dưới máng ăn nên lót dal hoặc xây ra khoảng 50cm.- Vách chuồng nên làm thông thoáng để chống nóng, không nên xây tường quá dày (vì đệm lót sinh nhiệt khá nóng trên bề mặt).- Chiều cao từ nền chuồng đến mái chuồng từ 2,5- 3m. 3. Xác định cao trình nền chuồng Xác định chiều cao nền chuồng so với mặt nước (ao, hồ, mương máng...) để phù hợp với một trong các loại đệm lót sau đây:Loại đệm lót dưới mặt đất: - Đào xuống dưới đất có độ sâu bằng độ dày của đệm lót. - Loại đệm lót này thích hợp ở vùng đất đồi, vùng đất cao có cao trình cao hơn mặt nước xung quanh 1 m (ở tháng có mưa nhiều nhất).Loại đệm lót nửa dưới mặt đất: - Đào xuống dưới đất có độ sâu bằng một nửa độ dày đệm lót. - Loại đệm lót này thích hợp ở vùng đất đồi, vùng đất cao có cao trình cao hơn mặt nước xung quanh khoảng 60-70 cm (ở tháng có mưa nhiều nhất).Loại đệm lót nổi trên mặt đất:- Xây tường bao cao hơn hoặc bằng so với độ dày của đệm lót. - Loại đệm lót này thích hợp ở vùng đất thấp có cao trình cao hơn mặt nước xung quanh chỉ khoảng 30–40 cm (ở tháng có mưa nhiều nhất).4. Độ dầy đệm lót - Độ dày đệm lót: đệm lót thường có độ dày khoảng 50 - 60 cm. - Khi làm đệm lót mới cần tăng độ dày của đệm lót thêm 20% vì độ dày của đệm lót thường bị nén xuống sau khi lên men một thời gian. - Bổ sung đệm lót hàng năm nếu bị sụt giảm độ cao.Nguyên liệu làm đệm lót- Chất độn thông thường là chất xơ, cứng, không độc, không gây kích thích- Có thể sử dụng mùn cưa, vỏ trấu, xơ dừa, dăm bào gỗ- Có thể trộn 50% mùn cưa, 50% trấu hoặc xơ dừaThường 1 m2 dày 60 cm đệm lót cần 70-100kg mùn cưaNguyên liệu làm đệm lót – rẻ tiền, dễ kiếmCách làm đệm lótNguyên vật liệu cần có cho 6-10 m2 chuồng:Mùn cưa + trấu : 1m3 ( 1m2 khoảng 3 Bao mùn cưa, 3 bao trấu)Men vi sinh (Balasa N01): 1kgCám mịn: 8 kgNước 10 lit cho 1m2Xô chậuÔ doa tưới nướcCuốc, xẻng, càoCách tính toán nguyên liệuCần làm chuồng và đệm lót nuôi 4 heo thịt:Diện tích chuồngChuẩn bị nguyên vật liệu cho 1m2 đệm lót+ Men: 100g/m2 x .=.+ Cám: 0,8kg/m2 x .=..+ Nước pha dịch men: 10 lít/m2 x=+ Mùn cưa + trấu: 1m3/1m3 x =Bước 1: chuẩn bị dịch men- Trộn đều 500gam chế phẩm men vi sinh Balasa N01 với 5 kg cám mịn sau đó cho vào thùng, cho từ từ nước sạch vào khuấy đều cho cám ướt đều- Thêm nước vào đạt 100 lít- Để 1- 2 giờ, sau đó đậy kín- Để chổ ấm sau 24 giờ là có thể dùng được.Bước 2: Tạo hỗn hợp bột men ,một ngày sau bước 1- Sau 1 ngày lấy 3kg cám + 500 gam men Balasa làm đệm lót trộn đều với một lít nước men (bước 1) bảo đảm độ ẩm vừa phải không ướt không khô để rải trên nền đệm lót.- Sau khi tạo hỗn hợp bột xong tiến hành làm đệm lót.Bước 3 làm nền đệm lót gồm 2 lớpLớp 1: cho trấu vào nền chuồng có độ dày 30cm tưới nước tạo độ ẩm 30-40% ( tưới khi nào nắm trấu lại trong bàn tay có hơi ướt khi thả ra trấu rời ra là vừa), tưới 50 lít nước men và rải 1/3 hỗn hợp menlàm trước 1-2 giờ và đảo đều.Lớp 2: Cho tiếp mùn cưa có độ dày 30cm phun nước trộn đều tạo độ ẩm, tưới 50 lít nước men và rắc 2/3 bột hỗn hợp (bước 2) còn lại lên nệm lót và đảo đều- Lấy tay xoa đều khắp bề mặt đệm (xoa hơi xâu để hỗn hợp men xuống đều) - Sau đó phủ bạt kín.Bước 4 thả heo vào chuồng nuôiSau khi đậy bạt cao su 3-5 ngày kiểm tra độ ấm của đệm lót nếu thấy ấm tay thì cuốn bạt cao su dung cào xới đều lớp mặt, sau 60 phút cho heo vào chuồng nuôi CÓ THỂ SỬ DỤNG HOÀN TOÀN TRẤU KHÔNG ĐƯỢC KHÔNG?Quá trình lên men- Sau 1-2 ngày, quá trình lên men xảy ra, nhiệt độ trên 400C.- Sau 5 ngày, nhiệt độ hạ dần, đào sâu 30 cm nhiệt độ khoảng 400C, không còn mùi mùn cưa, có mùi thơm rượu là dùng được.- Sau 3 và 5 ngày, kiểm tra độ ẩm, tùy tình hình thực tế, tưới nước giữ ẩm - Sau 5 ngày, kiểm tra độ ấm tay bỏ bạt phủ, cào tơi 20 cm sau 1 giờ thả heo vào.Độ ẩm của đệm lót- Đây là tiêu chí quan trọng để phát huy hiệu quả đệm lót.- Lớp dưới và lớp giữa độ ẩm 60%- Lớp trên và trên cùng độ ẩm 30%- Nếu quá khô, cần bổ sung thêm nước.-Nếu quá ướt, cần xới lên, bổ sung mùn cưaMật độ nuôi- Heo con: 0,8-1 m2 /con- Heo lứa (20-60kg): 1,2-1,5 m2 / con- Heo lớn (>60kg): 1,5-2 m2 /con- Đây là mật độ thích hợp nhất để đảm bảo tiêu hủy hết phân và kéo dài tuổi thọ của đệm lótĐưa heo vào chuồng-Heo cùng một ổ, có trọng lượng đồng đều, khỏe mạnh-Trường hợp khác ổ, heo có thể cắn nhau nhưng sẽ hết sau 2 ngày, có thể dùng rượu phun lên mình heo bị cắn và phun vào mũi heo cắn-Chú ý stress do heo được nuôi trong môi trường mới-Không tạo thói quen heo đi phân vào 1 chổ, lấy một ít phân, để rãi rác một số nơi trên đệm lót Quản lý đệm lót-Thường xuyên quan sát bề mặt đệm lót. Phát hiện kịp thời hiện tượng đóng tảng, cục- Thường xuyên cào xới cho tơi, giúp đệm lót thông khí, phân tán nhiệt - Trường hợp bị lún (thường sau 3-4 tháng) cần bổ sung chất độn (5-10%) và kết hợp tưới dịch men (1kg chế phẩm + 8 kg cám+ 100 lít nước)- Đảm bảo độ tơi xốp, độ ẩm cho tầng trên cùng ,tầng mặt- Nếu phát hiện hiện tượng đóng cục, tảng cần phải cào xới ngay- Thỉnh thoảng cần rắc thêm cám trên bề mặt lớp độn để đảm bảo quá trình lên men tốt- Nếu bề mặt ẩm, trời âm u, mưa nhiều cần xới tung bề mặt để thông thoáng, tăng thoát hơi nước- Trời nắng nóng, cần phun bổ sung nước và dịch men, không phun trực tiếp lên heo- Tốt nhất heo phải đi phân phân tán- Nếu quá nhiều phân, cần vùi lấp hoặc hốt bớt đi- Kiểm tra đệm lót, nếu thấy lạnh thì vi sinh vật lên men không tốt, cần bổ sung thêm men-Hạn chế tối đa mưa tạt, thấm nướcBảo dưỡng hệ sinh thái lên men đệm lót- Ngửi mùi: nếu còn mùi phân, thối là do lên men không tốt.- Bổ sung chất độn cho đảm bảo độ dày đệm lót- Bổ sung dịch men nồng độ cao 1-2 lít dịch men/m2- Xới tung bề mặt đệm lót trong trường hợp độ ẩm cao, đóng tảng- Điều chỉnh mật độ heo trong chuồng- Đệm lót tốt có thể sử dụng 5-6 năm- Thời gian sử dụng trung bình 3-5 năm- Nếu đệm lót kết bánh, năng lực phân hủy yếu, cần thay đệm lót- Thay 1/3 (lớp trên) đệm lót, nếu lớp dưới có mùi bình thường thì giữ nguyên- Đệm lót cũ. Phơi khô có thể sử dụng lại được nhưng không quá 50%Đệm lót khô, không đủ độ ẩmĐệm lót đủ độ ẩmChống nóng cho lợn trong mùa hè Để chống nóng cho lợn cần thực hiện các biện pháp sau đây: - Cần có hệ thống bạt có thể kéo lên hạ xuống để che chắn khi có mưa bão, gió rét hoặc nắng chiếu thẳng vào chuồng. - Mở toàn bộ cửa để đảm bảo lưu thông không khí.Chuồng phải thông thoángDùng quạtLắp đặt hệ thống phun mù với các đầu phun được lắp đặt ở từng ô chuồng hoặc có thể lắp đặt dàn phun mưa lên mái.MỘT SỐ LƯU Ý TRONG CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỆM LÓT:1. Cách chọn heo giống:- Heo nuôi thịt tốt thường có thân dài, bụng thon, mông nở, vai nở, lanh lợi, đuôi luôn ve vẩy.- Mắt sáng không đổ ghèn hay chảy nước mắt, da lông bóng mượt. - Tránh chọn những con có khuyết tật như tai vẹo, đuôi vẹo, lòi rốn. - Nên quan sát nhịp thở, thở phải đều đặn, không thở dốc (có thể bị viêm phổi), lông mịn không thô dày, da mỏng không nhăn nheo không có mẫn đỏ, bầm tím hay đóng vẩy.- Heo đưa về không đươc quá nhỏ vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, tốt nhất là 15kg trở lên.- Mật độ heo nuôi tốt nhất: 1,2-1,5 m2 / con2. Thức ăn:- Thức ăn phải loại giàu đạm, dễ tiêu hóa, không bị ẩm mốc, ôi thiu.- Giai đoạn từ sơ sinh đến 30 kg là giai đoạn hệ tiêu hóa còn non yếu nhưng là giai đoạn heo phát triển rất nhanh nên cho ăn thức ăn công nghiệp đầy đủ dinh dưỡng.- Nên cho ăn chia làm nhiều lần trong ngày tốt nhất là 4-6 lần/ngày.- Ở giai đoạn heo lứa (từ 30 kg trở lên) để giảm chi phí ngoài thức ăn công nghiệp có thể cho ăn các loại thức ăn thừa của người, tấm, cám và các loại rau xanh (rau muống, cây chuối, các loại rau màu khác) nhưng cần nấu chín kỹ lại trước khi cho heo ănTRONG SUỐT QUÁ TRÌNH NUÔI HEO CẦN PHẢI ĐƯỢC TIÊM PHÒNG CÁC BỆNH NHƯ: - Tiêm sắt: 3 ngày tuổi tiêm.Liều tiêm: 2ml/con.- Phòng dịch tả: 20 ngày tuổi.- Phòng phó thương hàn: 28 ngày tuổi.- Phòng tụ huyết trùng: 35 ngày tuổi.- Phòng lở mồm long móng: heo khoảng 30 - 40kg.- Phòng dịch tả lần 2: 45 ngày tuổiNội dungChi phí xây chuồng, đệm lót (đ)Chi phí xây chuồng thông thường (đ) Ngày thả giốngSố lượng (con)P con giống (kg/con) Ngày xuất chuồngSố lượng (con)P xuất chuồng (kg/con) Hiệu quả kinh tếNội dungĐệm lót (đ)Thông thường (đ)Nuôi heo trên đệm lót8 bao trấu (40.000)8 bao xi măng (560.000)1/73815/103100Tiền điện100.0002.400x 30x 3.5= 252.0005 bao mùn cưa (30.000)1300kg Cát (120.000)      Công lao động20.000x 3.5= 70.000100.000x 3.5= 350.0001kg men (80.000)1500kg đá 1x2 (450.000)      Thuốc50.000150.003 kg bột bắp (90.000)Công xây 3 ngày (600.000)         TỔNG CỘNG240.0001.730.000       220.000  752.000Nội dungĐiệm lót (đồng)Thông thường (đồng)Con giống: 3 con x 500.0001.500.0001.500.000Thức ăn: 6baox3conx280.0005.040.0005.040.000Cám: 6 bao x 90.000540.000540.000Nền chuồng: 6m2280.0001.730.000Thuốc – Vacxin50.000150.000Chuồng trại300.000300.000Chi Khác150.000602.000Tổng cộng7.880.0009.862.000Nội dungĐiệm lót (đồng)Thông thường (đồng)Số heo bán33Trọng lượng bình quân/con100100Giá bán44.000đ/kg44.000đ/kgTỔNG THU100 x 3 x 44.000 13.200.00013.200.000TỔNG CHI7.880.0009.862.000Tổng cộng5.320.0003.338.000Chúc bà con thành công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxbai_giang_dem_lot_tren_heo_bqtuan_2555.pptx
Tài liệu liên quan