Bài giảng Khảo nghiệm giống cây trồng

IV. Củng cố, dặn dò 1. Củng cố( 10 phút) - Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm:yêu cầu các thành viên trong nhóm ngồi quay vào với nhau.Sau đó giáo viên nêu yêu cầu và thời gian hoàn thành phiếu học tập và phát phiếu: - Hết thời gian giáo viên thu phiếu học tập và gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe,nhận xét và bổ sung - Giáo viên nhận xét và tổng kết lại 2, Dặn dò:(1 phút) - Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới

doc8 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 5138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Khảo nghiệm giống cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2:KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG Giáo viên soạn: Lê Thị Kiều Chang Thời gian soạn: 10/11/2011 I. Mục tiêu Sau khi học xong học sinh phải: 1.Kiến thức - Trình bày được mục đích và ý nghĩa của khảo nghiệm giống cây trồng. - Trình bày được mục đích, nội dung của từng loại thí nghiệm: Thí nghiệm so sánh giống, Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật, Thí nghiệm sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng. 2. Kĩ năng - Phát triển được kĩ năng phân tích, so sánh 3 thí nghiệm: Thí nghiệm so sánh giống, Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật, Thí nghiệm sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng. 3. Thái độ: - Có lòng tin đối với những giống đã qua khảo nghiệm, kiểm tra nghiêm ngặt - Cẩn thận đối với những giống không rõ nguồn gốc II. Phương tiện và phương pháp dạy học 1.Phương tiện dạy học - Sách giáo khoa công nghê 10 - Hình ảnh trong SGK công nghệ 10: Hình 2.1 và 2.3 - Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP Thời gian:5 phút Mục tiêu: Phát triển kĩ năng khái quát hóa Yêu cầu : Qua kiến thức vừa học mục II.trang 10- 11 bài 2 SGK, Công nghệ 10, em hãy hoàn thành PHT sau Chỉ tiêu so sánh Thí nghiệm so sánh giống Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật Thí nghiệm sản xuất, quảng cáo Mục đích thí nghiệm Cơ quan thực hiện thí nghiệm Các chỉ tiêu đánh giá Kết quả Tờ nguồn Chỉ tiêu so sánh Thí nghiệm so sánh giống Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật Thí nghiệm sản xuất, quảng cáo Mục đích thí nghiệm - So sánh giống, có số liệu để đề nghị cấp trên - Nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống để xây dựng quy trình kĩ thuật gieo trồng Để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà Cơ quan thực hiện thí nghiệm Trung tâm khảo nghiệm giống nhà nước Cơ quan chọn tạo giống Cơ quan chọn tạo giống Các chỉ tiêu đánh giá Các chỉ tiêu sinh học, kinh tế Các chỉ tiêu kĩ thuật Các chỉ tiêu năng suất Kết quả Nếu giống mới ưu việt hơn sẽ gửi đến Trung tâm khảo nghiệm giống QG để tiếp tục khảo nghiệm trên toàn quốc. Nếu giống đáp ứng được yêu cầu sẽ được cấp GCN giống QG, đồng thời xây dựng kĩ thuật gieo trồng và cho phép phổ biến rộng trong sản xuất. Khách hàng biết đến giống mới tốt một cách rộng rãi 2.Phương pháp dạy học Vấn đáp – tìm tòi Thảo luận nhóm III. Tiến trình bài học Ổn định lớp( 1 phút) Kiểm tra bài cũ(không) Dạy bài mới : (1 phút) ĐVĐ:Một giống mới được công nhận và đưa vào sản xuất phải trải qua quá trình “khảo nghiệm giống cây trồng”. Vậy khảo nghiệm giống cây trồng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài 2:”Khảo nghiệm giống cây trồng” Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Cấu trúc nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trông 10 phút Gv: Khảo nghiệm giống cây trồng là xem xét, theo dõi các chỉ tiêu sinh học, kĩ thuật canh tác, kinh tế của một giống, qua đó đánh giá, xác nhận để đưa vào sản xuất. Vậy từ khái niệm kết hợp nghiên cứu SGK em hãy cho biết ? Mục đích của khảo nghiệm giống cây trồng là gì ? ? Khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa gì trong công tác chọn giống ? ?Nếu đưa một giống mới chưa qua khảo nghiệm, kết quả sẽ như thế nào? GV liên hệ với tình trạng sử dụng giống không rõ nguồn gốc của bà con nông dân của và nêu tác hại - Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng sinh thái và hệ thống luân canh Cung cấp những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác và hướng sử dụng thích hợp những giống mới được công nhận - Giống chưa được khảo nghiệm đã được đưa vào sản xuất sẽ cho năng suất không cao, giống thu được không thuần chủng, nhiều sâu bệnh. Khả năng chống chịu kém I. Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng 1. Khái niệm - Là xem xét, theo dõi các chỉ tiêu sinh học, kĩ thuật canh tác, kinh tế của một giống, qua đó đánh giá, xác nhận để đưa vào sản xuất 2. Mục đích - Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng sinh thái và hệ thống luân canh 3. Ý nghĩa - Cung cấp những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác và hướng sử dụng thích hợp những giống mới được công nhận Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng 20 phút ? Có những cách nào để thực hiện công tác khảo nghiệm giống? ? Mục đích của thí nghiệm so sánh giống là gì ? GV cho học sinh quan sát hình 2.1 trang 10 SGK công nghệ 10 và chỉ ra đâu là giống mới đang trồng thực nghiệm, đâu là giống đối chứng? ? Giống mới chọ tạo và giống nhập nội được so sánh với các giống nào? ? Vậy so sánh dựa vào chỉ tiêu nào ? ? Mục đích của thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật là gì? ? Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật dựa vào chỉ tiêu nào để đánh giá giống? Giáo viên phân tích, làm rõ cho học sinh hiểu các chỉ tiêu đánh giá : ?Phạm vi tiến hành thí nghiệm? ? Kết quả thí nghiệm được xử lí như thế nào? ? Thí nghiệm sản xuất quảng cáo nhằm mục đích gì ? ? Thế nào là hội nghị đầu bờ? Giáo viên nhận xét và tổng kết lại Giáo viên cho học sinh quan sát hình 2.3 và giới thiệu đó là 1 hình thức của hội nghị đầu bờ ? Kể tên một số phương tiện thông tin đại chúng có thể quảng cáo giống ? - Thí ngiệm so sánh giống. - Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật - Thí nghiệm sản xuất quảng cáo. - Tạo những giống mới vượt trội. Chọn và đưa đi khảo nghiệm trong mạng lưới khảo nghiệm toàn quốc - Giống mới : KN1 - Giống đối chứng :CR203 - So sánh với các giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà? - Dựa vào: + Sinh trưởng + Phát triển + Năng suất + Chất lượng + Tính chống chịu - Nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống để xây dựng quy trình kĩ thuật gieo trồng - Thời vụ; mật độ gieo trồng; chế độ phân bón; nước tưới - Tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm giống quốc gia - Nếu giống đáp ứng được yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận giống quốc gia, đồng thời xây dựng kĩ thuật gieo trồng và cho phép phổ biến rộng trong sản xuất. - Để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà - Là hội nghị báo cáo kết quả việc gieo trồng giống mới trên diện rộng, kết hợp với khảo sát thực tế trên đồng ruộng của các đại biểu, nhằm xác định tính ưu việt và quy trình kĩ thuật của giống, từ đó mà quảng cáo để giống được sử dụng rộng rãi. Tuyên truyền bằng loa, đài, báo chí II.Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng. 1. Thí nghiệm so sánh giống a. Mục đích: Để tìm ra những giống mới có các chỉ tiêu vượt trội. Chọn và đưa đi khảo nghiệm trong mạng lưới khảo nghiệm toàn quốc. Sau đó đưa vào sản xuất b. Nội dung: Giống đem khảo nghiệm được so sánh với những giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà trên các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng nông sản và khả năng chống chịu. Kết quả: Nếu giống mới ưu việt hơn sẽ gửi đến Trung tâm khảo nghiệm giống quốc gia để tiếp tục khảo nghiệm trên toàn quốc. 2. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật a. Mục đích: Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật: được tiến hành nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống để xây dựng quy trình kĩ thuật gieo trồng b. Nội dung: - Chỉ tiêu đánh giá: chỉ tiêu kĩ thuật như thời vụ; mật độ gieo trồng; chế độ phân bón; nước tưới - Phạm vi: Tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm giống quốc gia - Kết quả: Nếu giống đáp ứng được yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia, đồng thời xây dựng kĩ thuật gieo trồng và cho phép phổ biến rộng trong sản xuất. 3.Thí nghiệm sản xuất quảng cáo a. Mục đích: để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà b. Nội dung - Gieo trồng trên diện tích rộng lớn. Tổ chức hội nghị đầu bờ để khảo sát, kiểm tra kết quả. Phổ biến, quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng - Chỉ tiêu đánh giá: năng suất - Kết quả: Khách hàng biết đến giống mới tốt một cách rộng rãi IV. Củng cố, dặn dò Củng cố( 10 phút) Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm:yêu cầu các thành viên trong nhóm ngồi quay vào với nhau.Sau đó giáo viên nêu yêu cầu và thời gian hoàn thành phiếu học tập và phát phiếu: Hết thời gian giáo viên thu phiếu học tập và gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe,nhận xét và bổ sung Giáo viên nhận xét và tổng kết lại 2, Dặn dò:(1 phút) - Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_2f_1047.doc
Tài liệu liên quan