Câu 1: Hãy giải thích tại sao Zn không tan được trong nước mặc dù thế điện cực
của Zn thấp hơn thế điện cực của H2 trong môi trường trung tính.
Câu 2: Muốn cho H2 thoát ra nhanh khi cho Zn tác dụng với HCl thì chúng ta phải
làm thế nào? Giải thích.
Câu 3:
a. Trong môi trường nào Zn thể hiện tính khử mạnh hơn?
b. Zn có khă năng tan trong dung dịch ZnCl2 không?
Câu 4: Một hỗn hợp gồm ZnO, CdO, HgO bằng phương pháp nào có thể tách được
các oxit đó ra khỏi hỗn hợp, viết các phản ứng xảy ra của quá trình.
Câu 5: Phản ứng xảy ra như thế nào khi cho các dung dịch muối của các kim loại
nhóm IIB tác dụng với dung dịch kiềm mạnh? Viết PTPƯ nếu có.
Câu 6:
a. Viết PTPƯ thuỷ phân các muối ZnCl2, Zn(NO3)2, ZnSO4
b. Khi thuỷ phân Na2[Zn(OH)4] sản phẩm thu được là gì?
Câu 7: Có sản phẩm gì được tạo thành khi cho ZnCO3 tác dụng với dung dịch K2S?
Giải thích bằng PTPƯ.
Câu 8:
a. Có phản ứng xảy ra không khi cho Hg(NO3)2 tác dụng với dung dịch NaCl?
b. Tại sao các muối HgCl2, Hg(CN)2 là chất điện ly yếu?
127 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hoá học vô cơ 2 - Nguyễn Thị Nhi Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h kiềm đặc,
nóng.
Fe(OH)2 + 4NaOH = Na4[Fe(OH)6]: tinh thể màu lục nhạt
Fe(OH)2 được điều chế bằng cách cho muối sắt (II) tác dụng với dung dịch
kiềm:
Fe2+ + 2OH- = Fe(OH)2↓
c. Muối sắt (II)
+ Muối sunfat: FeSO4.7H2O
Muối FeSO4 khan có màu trắng, bền nhiệt, chỉ phân huỷ ở nhiệt độ >580oC,
dễ hút ẩm và dễ tan trong nước.
o o o60 80 C 150 C 300 C
4 2 4 2 4 2 4 2FeSO .7H O FeSO .4H O FeSO .2H O FeSO .H O
Ở nhiệt độ cao, muối khan phân huỷ tạo thành oxit
o350 C
4 2 3 2 32FeSO Fe O SO SO
Ở điều kiện thường FeSO4.7H2O kém bền
4FeSO4 + O2 + 2H2O = 4FeOHSO4
Trong môi trường kiềm, ion Fe2+ thể hiện tính khử mạnh hơn nhiều:
Fe(OH)3 + e = Fe(OH)2 + OH
-
10.2.3.2. Hợp chất Fe(III)
a. Oxit sắt (III): Fe2O3
- Có hai dạng thù hình: Fe2O3-α và Fe2O3-γ
- Fe2O3 khá bền nhiệt, tnc = 1550oC
Fe2O3 bị H2, CO, Al hay bản thân kim loại Fe khử đến Fe3O4, FeO hay Fe:
ot
2 3 3 4 23Fe O CO 2Fe O CO
ot
3 4 2Fe O CO 3FeO CO
ot
2FeO CO Fe CO
Fe2O3 có thể tan trong NaOH nóng chảy tạo thành ferit
Fe2O3 + 2NaOH = 2NaFeO2 + H2O
Fe2O3 + Na2CO3 = 2NaFeO2 + CO2
98
Fe2O3 được điều chế bằng cách nhiệt phân hiđroxit, cacbonat hay nitrat ở
trong không khí:
2Fe(OH)3
ot Fe2O3 + 3H2O
b. Hidroxit sắt (III): Fe(OH)3
- Fe(OH)3 kết tủa màu nâu đỏ, có cấu tạo và tính chất giống Al(OH)3. Nó bền
trong không khí, không tan trong nước và trong dung dịch NH3.
- Khi đun nóng nhẹ, Fe(OH)3 mất nước biến thành Fe2O3.
- Khi đun nóng trong dung dịch kiềm đặc, Fe(OH)3 tạo thành hidroxoferit
Fe(OH)3 + 3KOH = K3[Fe(OH)6]
c. Muối sắt (III)
- Ion Fe3+ tạo nên muối với các anion không có tính khử.
- Đa số muối Fe(III) dễ tan trong nước cho dung dịch chứa ion bát diện
[Fe(H2O)6]
3+ có màu tím nhạt.
- Muối sắt (III) thường ở dạng tinh thể hiđrat, ví dụ: FeF3.3H2O màu đỏ,
FeCl3.6H2O màu nâu vàng, Fe(NO3)3.9H2O màu tím, Fe(ClO4).10H2O màu hồng,
Fe2(SO4)3.10H2O màu vàng và phèn sắt MFe(SO4)2.12H2O (M: Na, K, Cs, NH4+)
màu tím nhạt.
- Muối sắt (III) thuỷ phân mạnh:
[Fe(H2O)6]
3+ + H2O [FeOH(H2O)5]2+ + H3O+
[FeOH(H2O)5]
2+ + H2O [Fe(OH)2(H2O)4]+ + H3O+
Chỉ trong dung dịch có phản ứng axit mạnh (pH <1) sự thuỷ phân mới bị đẩy
lùi.
- Khi thêm kiềm hoặc đun nóng dung dịch, phản ứng thuỷ phân xảy ra đến
cùng tạo phức chất hiđroxo nhiều nhân:
- Muối sắt (III) trong dung nước bị khử dễ dàng bởi ion I- ; S2-, Sn2+
H
2
OH
OH
2
OH 4
+
OH
OH
OH
OH
H
2
OH
OH
OH
4+
o700 C
3 3 2 3 2 24Fe(NO ) 2Fe O 12NO 3O
99
Fe2(SO4)3 + 6KI = 2FeI2 + I2 + 3K2SO4
2FeCl3 + H2S = 2FeCl2 + 2HCl + S
2FeCl3 + SnCl2 = 2FeCl2 + SnCl4
2FeCl3 + 2Na2S4O3 = 2FeCl2 + Na2S4O6 + 2NaCl
10.3. Coban, Niken
10.3.1. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế
- Hai nguyên tố Ni và Co thường đi kèm với nhau trong tự nhiên, tồn tại
trong các quặng phổ biến là dạng sunfua và asenua. Quặng niken đỏ (niklin NiAs),
niken trắng (NiAs2), niken antimonua sunfua (NiSbS), coban asenua (CoAs2),
coban asenua sunfua (CoAsS),
- Ni tinh khiết được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch NiSO4.
- Với Co, trước hết ta phải tách Ni và tạp chất ra khỏi Co thô bằng các phản
ứng hoá học, sau đó dùng H2 để khử oxit để thu được Co.
10.3.2. Tính chất lí, hóa học và ứng dụng của Co, Ni
a. Tính chất vật lí
- Co là kim loại màu trắng xám, óng ánh, có tính chống từ giống sắt.
Co có 2 dạng thù hình: Coα cấu trúc tinh thể lục phương, Coβ có cấu trúc lập
phương tâm diện. Co cứng và dòn còn Ni dễ rèn, dễ dát mỏng.
- Ni là kim loại màu trắng bạc, ánh vàng nhạt rất cứng, dễ đánh bóng, bị nam
châm hút. Nó có độ bền cao (do ma sát) và hơi trơ về mặt hoá học.
Ni có 2 dạng thù hình: Niα cấu trúc tinh thể mạng lập phương tâm diện và có
tính sắt từ, Niβ cấu trúc tinh thể mạng lục phương và không có tính sắt từ.
Bảng 10.3. Một số thông số vật lí quan trọng của Co và Ni
Kim loại tnco C tsôioC nhiệt thăng
hoa kJ/mol
Tỉ khối Độ cứng
(Moxơ)
Độ dẫn điện
(Hg=1)
Co 1495 3100 425 8,9 5,5 10
Ni 1453 3185 424 8,9 5 14
b.Tính chất hoá học
523KNi Ni
100
Hoạt tính hoá học của Co và Ni yếu hơn Fe:
Ở nhiệt độ thường nếu không có hơi ẩm thì chúng không tác dụng rõ rệt với
những nguyên tố không kim loại điển hình như O2, S, Cl2, Br2 vì có màng oxit bảo
vệ. Khi đun nóng, phản ứng xảy ra mãnh liệt. Đặc biệt ở trạng thái bột mịn Co, Ni
có thể tự cháy ngay ở nhiệt độ thường. Nguyên nhân là do tổng bề mặt tiếp xúc rất
lớn giữa các hạt kim loại với không khí và sự sai lệch trong mạng lưới tinh thể so
với kiến trúc bền của kim loại.
Ni + Cl2 = NiCl2
Co + Cl2 = CoCl2
- Co, Ni tạo các oxit CoO (NiO) và Co2O3 (Ni2O3) khi tác dụng với oxi
- Co và Ni tạo nên muối với F2 không bay hơi nên Co và nhất là Ni bền với
khí F2 ở nhiệt độ cao. Ni không bị F2 phá huỷ.
- Co, Ni tác dụng trực tiếp với CO tạo nên cacbonyl kim loại.
- Co, Ni bền với kiềm ở các trạng thái dung dịch và nóng chảy vì oxit của
chúng hầu như không thể hiện tính lưỡng tính.
- Với axit: Co, Ni tác dụng với axit thường tạo muối M2+ và giải phóng H2.
với axit có tính oxi hoá thì Co, Ni cho phản ứng tương tự các kim loại khác.
c. Ứng dụng
Ni nguyên chất và các hợp kim được sử dụng rộng rãi:
Ni được dùng làm: chất xúc tác, dụng cụ nung, sấy để sản xuất các hiđroxit
và muối, mạ các vật dụng bằng sắt, thép và bằng đồng,vì Ni giữ nguyên được ánh
kim ngoài không khí.
Hợp kim của Ni:
+ Ni-Cu: làm đồng tiền, điện trở chuẩn, dụng cụ đo điện trở.
+ Ni-Cu-Zn: sản xuất bình giữ nhiệt bằng kim loại (phích kim loại)
+ Ni-Cr: dây điện trở cho bếp điện
Co cũng có những ứng dụng tương tự Ni: làm bột màu xanh dưới dạng muối
silicat kép và dùng làm men màu xanh cho gốm sứ dưới dạng oxit.
Co được dùng sản xuất thép không gỉ và thép có từ tính, sản xuất hợp kim
siêu rắn,
10.3.3. Các hợp chất quan trọng của Co và Ni
101
10.3.3.1. Hợp chất Co(II) và Ni(II)
a. Oxit: CoO và NiO
- CoO khan có màu lục (dung dịch và hidrat tinh thể có màu hồng), tnc =
1810oC
- NiO có màu luc, tnc = 1990
oC.
- Cả hai oxit đều bị khử dễ dàng bởi H2, CO, C, Si, Al, Mg ...
- Cả hai oxit đều không tan trong nước, tan dễ dàng trong axit. Chỉ có CoO
thể hiện tính lưỡng tính, nó tan trong dung dịch kiềm mạnh, đặc và nóng tạo nên
dung dịch màu xanh chứa ion [Co(OH)4]2-.
CoO và NiO được điều chế trực tiếp từ các đơn chất hoặc bằng nhiệt phân
các muối cacbonat, nitrat và oxalat hay nhiệt phân hiđroxit:
o230 C
2 2Ni(OH) NiO H O
o300 400 C
2 4 2CoC O CoO + CO + CO
b. Hidroxit Co(OH)2 và Ni(OH)2
- Co(OH)2 có màu hồng, trong không khí chuyển chậm thành Co(OH)3 màu
nâu.
- Ni(OH)2 có màu lục, bền với không khí và chỉ biến đổi khi tác dụng với các
chất oxi hoá mạnh.
Ví dụ:
2Ni(OH)2 + Br2 + 2KOH = 2Ni(OH)3 + 2KBr
- Co(OH)2, Ni(OH)2 tan trong dung dịch NH3 tạo phức chất:
Co(OH)2 + 6NH3 = [Co(NH3)6](OH)2
Ni(OH)2 + 6NH3 = [Ni(NH3)6](OH)2
Cả hai hiđroxit này được điều chế bằng tác dụng của dung dịch kiềm mạnh
với muối kim loại (II):
M2+ + 2OH- = E(OH)2
c. Muối Co(II), Ni(II)
+ Đihalogenua: EX2.6H2O
- Muối CoCl2.6H2O bị tách nước ở các mức nhiệt độ khác nhau như sau
o940 C
22Co O 2CoO
102
o o o o49 C 58 C 90 C 140 C
2 2 2 2 2 2 2 2 2CoCl .6H O CoCl .4H O CoCl .2H O CoCl .H O CoCl
- Dễ tan trong nước và cả trong rượu.
- Ở dạng khan, màu sắc của các muối phụ thuộc vào bản chất của các ion.
Bảng 10.4. Màu sắc của hợp chất muối halogen với Co và Ni
F- Cl- Br- I-
Co2+ Đỏ nhạt Xanh lam Lục Đen
Ni2+ Lục vàng Nâu sẫm Đen
+ Muối Sunfat:
Là chất dạng tinh thể, CoSO4 màu hồng, NiSO4 màu vàng chanh. Chúng
tương đối bền nhiệt, dễ hút ẩm và dễ tan trong nước nhưng không tan trong rượu.
Khi kết tinh từ dung dịch nước thu được tinh thể dạng hiđrat: ESO4.7H2O. khi đun
nóng chúng mất nước dần và biến thành muối khan.
Các hiđrat CoSO4.7H2O và NiSO4.7H2O bền ở trong không khí.
10.3.3.2. Hợp chất Co(III) và Ni(III):
a. Oxit: Co2O3
Oxit Co2O3 có màu đen, kém bền, phân huỷ ở 265oC tạo thành Co3O4. Khi
đun nóng nó bị khử bởi H2, CO, Al hay Co đến Co3O4 hoặc CoO, Co:
3Co2O3 + H2 = 2Co3O4 + H2O
CoO + H2 = Co + H2O
Co3O4 + H2 = 3CoO + H2O
Co2O3 là chất oxi hoá mạnh, tác dụng với HCl giải phóng khí Cl2 và tác dụng
với H2SO4 giải phóng khí Cl2.
Co2O3 + 6HCl = 2CoCl2 + 3H2O + Cl2
2Co2O3 + 4H2SO4 = CoSO4 + 4H2O + O2
b. Hiđroxit: Co(OH)3 và Ni(OH)3
- Co(OH)3 là kết tủa màu nâu, Ni(OH)3 kết tủa màu đen
Khi đun nóng chúng mất nước và biến thành oxit:
Ni(OH)3 = 4NiO + O2 + H2O
103
o o o159 C 250 C 940 C
3 3 4Co(OH) CoOOH Co O CoO
Có thể điều chế Co(OH)3 và Ni(OH)3 bằng tác dụng của chất oxi hoá mạnh
với Co(II) và Ni(II):
2Co(OH)2 + H2O2 = 2Co(OH)3
2Ni(OH)2 + KBrO + H2O = 2Ni(OH)3 + KBr
10.4. Họ Platin
Một số điểm chung của các nguyên tố kim loại họ Pt:
Trong các hợp chất, các nguyên tố họ Pt tạo nên liên kết hoá học chủ yếu là
liên kết cộng hoá trị.
Những hợp chất: oxit, halogenua, sunfua, photphua,... không có vai trò quan
trọng về lí thuyết cũng như thực tiễn.
Điểm nổi bật của các nguyên tố kim loại họ Pt là khả năng tạo nên nhiều
phức chất. Liên kết giữa kim loại và phối tử trong các phức chất đó bền hơn trong
các phức chất của Fe, Co và Ni. Số hợp chất đơn giản của nguyên tố họ Pt chỉ là
hàng chục trong khi số phức chất chúng có đến hàng ngàn. Các phức chất thường
của Pd và Pt có độ bền cao của liên kết cộng hoá trị nên trơ về mặt động học.
Tất cả các nguyên tố (trừ Pd và Pt) đều tạo nên những cacbonyl kim loại. Đa
số các cacbonyl đó là hợp chất nhiều nhân. Cả 6 nguyên tố đều tạo nên những
halogenuacacbonyl và những phức chất của hỗn hợp CO với phối tử khác.
Đa số phức chất của kim loại họ Pt ở trạng thái hoá trị 3 và 4 có cấu hình bát
diện. Những hợp chất của các ion với cấu hình d8 như Rh(I), Ir(I), Pd(II), Pt(II)
thường là phức chất hình vuông hoặc có cấu hình với số phối trí là 5.
Các kim loại có hoạt tính xúc tác cao, nhất là Pd và Pt. Riêng Pt kim loại có
thể xúc tác cho 70 phản ứng hoá học khác nhau.
Các kim loại họ platin hoạt động hoá học kém hơn nhiều so với kim loại họ
sắt, ở điều kiện thường các kim loại họ platin không tác dụng với oxi của không khí.
- Tác dụng với hầu hết các nguyên tố phi kim: H2, S, P, với Cl2 khi đun
nóng.
- Không tác dụng với axit không có tính oxi hoá, chỉ tan trong nước cường
thuỷ.
BÀI TẬP CHƯƠNG 10
104
Câu 1: Viết phương trình phản ứng và nêu rõ các điều kiện khi cho Fe tác dụng với
O2, Cl2, S, H2O, H2SO4 loãng và đặc.
Câu 2: Sắt có bị ăn mòn không khí để sắt trong không khí có chứa SO2, H2 hoặc
CO2?
Câu 3: Viết các PTPƯ khi cho các oxit FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng với HCl
loãng, H2SO4 loãng và đặc nóng, HNO3 đặc nóng.
Câu 4: Hãy trình bày phương pháp điều chế Fe(CO)5 và ứng dụng của hợp chất.
Câu 5: Trong dung dịch nước ion Fe3+ có tính khử mạnh nhất là trong môi trường
kiềm, ion Fe3+ có tính oxi hoá mạnh trong môi trường axit. Hãy lấy ví dụ minh hoạ.
Câu 6: Có phản ứng xảy ra hay không khí cho dung dịch FeCl3 tác dụng với dung
dịch KI, KBr? Giải thích.
Câu 7: Xét các hệ sau có thể tồn tại đồng thời trong dung dịch các ion sau đây
không?
a. Fe2+ và Sn2+
b. Fe3+ và Sn2+
c. Fe2+ và MnO4
-
d. Fe3+ và MnO4
-
e. Fe2+ và Cr2O7
2-
f. Fe3+ và Cr2O7
2-
Câu 8: Viết PTPƯ của các phản ứng sau dưới dạng ion
a. FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 →
b. FeSO4 + HClO3 + H2SO4 → HCl
c. FeSO4 + KBrO3 + H2SO4 →
d. K4[Fe(CN)6] + KMnO4 + H2SO4 →
105
Chương 11. CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM IB (Cu, Ag, Au)
11.1. Vị trí trong bảng tuần hoàn, đặc điểm và tính chất của nguyên tử nguyên
tố nhóm IB
Bảng 11.1. Một số đặc điểm của các nguyên tố nhóm IB
Nguyên tố
Thông số
Cu Ag Au
Cấu hình 3d104s1 4d105s1 5d106s1
I1 (eV) 7,72 7,57 9,22
I2 (eV) 20,29 21,50 20,50
I3 (eV) 36,9 34,82 30,5
Rnt A
o 1,28 1,44 1,44
Eo (V) +0,337
Cu2+/Cu
+0,799
Ag+/Ag
+1,498
Au3+/Au
Đặc tính chung của nhóm IB là khó ion hoá nhất so với các nhóm khác
- Năng lượng ion hoá lớn (lớn hơn nhiều so với nhóm IA do sự co d và Z
tăng), tỉ trọng lớn, ... Do đó chúng là các kim loại kém hoạt động, độ hoạt động
giảm dần từ Cu đến Ag và Au.
- Trạng thái oxi hoá của kim loại nhóm IB: mặc dù e ở (n-1)d đã bão hòa
nhưng vì mới hoàn thành nên chưa ổn định (trừ Ag), nên một số e vẫn tham gia liên
kết. Ngoài số oxi hóa là +1 còn có trạng thái oxi hoá +2 (Cu2+), +3 (Au3+).
- Các hợp chất của các kim loại phân nhóm IB thường tạo liên kết cộng hoá
trị do sự phân cực hóa ion.
11.2. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế, tính chất lí hóa học và ứng
dụng của Cu, Ag, Au
11.2.1.Trạng thái thiên nhiên và phương pháp điều chế
11.2.1.1. Trạng thái thiên nhiên
- Trữ lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất: Cu 0,003%; Ag 2.10-6 % và Au
5.10-8%. Ngoài ra chúng còn có thể tồn tại được trạng thái tự do dưới dạng kim loại
tự sinh.
106
- Khoáng vật chính của Cu là: cancosin (Cu2S) chứa 79,8%Cu, cuprit (Cu2O)
chứa 88,8% Cu, covelin (CuS) chứa 66,5%, cancopirit (CuFeS2) chứa 34,57% Cu.
- Khoáng vật chính của Ag là acgentit (Ag2S) chứa 87,1% Ag. Ngoài dạng tự
do, vàng còn ở dạng hợp chất như AuTe2.
11.2.1.2. Phương pháp điều chế
a. Điều chế đồng
+ Phương pháp nhiệt luyện :
CuFeS2 + 4O2 = Cu2S + 2FeO + 3SO2
Cu2S + 3O2 = 2Cu2O + 2SO2
Sau đó khống chế hỗn hợp không có oxi rồi đốt tiếp, phản ứng xảy ra :
Cu2S + 2Cu2O = 6Cu + SO2
Muốn thu Cu có độ tinh khiết cao hơn người ta đốt Cu2S thành toàn bộ
Cu2O, sau đó khử Cu2O bằng C ở nhiệt độ cao :
2Cu2O + C = 4Cu + CO2
+ Phương pháp điện phân: thanh Cu bẩn làm anot, thanh Cu tinh khiết làm
catot, dung dịch CuSO4 làm chất điện giải.
b. Điều chế Ag
+ Phương pháp xianua:
4Ag + O2 + 8NaCN + 2H2O = 4Na[Ag(CN)2] + 4NaOH
2Na[Ag(CN)2] + Zn = Na2[Zn(CN)4] + 2Ag↓
c. Điều chế Au
Au được điều chế từ các loại quặng tự sinh bằng phương pháp trọng lực.
+ Phương pháp thủy luyện xianua:
2Na[Au(CN)2] + Zn = Na2[Zn(CN)4] + 2Au↓
11.2.2. Tính chất lí, hoá học và ứng dụng
11.2.2.1. Tính chất vật lí.
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cũng như năng lượng thăng hoa của các
nguyên tố nhóm IB cao hơn so với kim loại nhóm IA.
- Tỉ trọng của kim loại nhóm này cũng lớn hơn nhiều so với kim loại nhóm
IA.
- Tất cả các kim loại nhóm IB đều có cấu trúc lập phương tâm mặt.
107
- Các kim loại nhóm IB đều mềm, dễ cán mỏng và kéo sợi.
- Có khả năng dẫn nhiệt tốt, đặc biệt khả năng dẫn điện của chúng là tốt nhất.
Bảng 11.2. Một số thông số vật lí quan trọng của kim loại nhóm IB
11.2.2.2. Tính chất hoá học
Là những kim loại kém hoạt động, hoạt tính giảm dần từ Cu đến Au
- Với đơn chất:
2Cu + O2 + 2H2O = 2Cu(OH)2
Cu(OH)2 + Cu = Cu2O + H2O
+ Khi có mặt chất tạo phức: NaCN; NH3
4Au + O2 + 8NaCN + H2O = 4Na[Au(CN)2] + 2NaOH
+ Trong môi trường axit
2Cu + O2 + 2H2SO4 = 2CuSO4 + 2H2O
Nếu trong không khí có mặt CO2, đồng bị bao phủ một lớp màu lục gồm
cacbonat bazơ Cu(OH)2CO3 (gọi là tanh đồng).
+ Với Clo:
2Au + 3Cl2
ot C
2AuCl3
2Ag + Cl2
ot C
2AgCl
Cu + Cl2
ot C CuCl2
Au, Cu dễ tạo hợp kim với nhau và hợp kim với nhiều kim loại khác.
- Với hợp chất:
Nguyên tố Cu Ag Au
Khối lượng riêng, g/cm3 9,94 10,45 19,32
Tnc
o (oC) 1083 960 1062
Tsôi
o, (oC) 2595 2212 2966
Năng lượng thăng hoa ở 25oC,
kcal/mol
81,25 69,12 82,290
Màu sắc Đỏ Trắng bạc Vàng
108
+ Cu, Ag, Au không tác dụng với dung dịch axit không có tính oxi hóa: HCl,
H2SO4 loãng, ...
+ Cả 3 kim loại có thể tác dụng được với dung dịch HCN đậm đặc.
2Cu + 4HCN = 2H[Cu(CN)2] + H2
+ Cu và Ag tan trong axit HNO3 và H2SO4 đậm đặc:
3Ag + 4HNO3 loãng = 3AgNO3 + NO + 2H2O
2Ag + 2H2SO4 đặc = Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
+ Au chỉ có thể tan được trong nước cường thuỷ hoặc trong dung dịch HCl
khi có mặt khí Clo:
Au + HNO3 + 4HCl = H[AuCl4] + 2H2O + NO
+ Trong dung dịch HCl bão hoà clo
2Au + 3Cl2 + 2HCl = 2H[AuCl4]
2Cu + O2 + 4HCl = 2CuCl2 + 2H2O
2Cu + 8NH3 + O2 + 2H2O = 2[Cu(NH4)3](OH)2
4E + 8KCN + O2 + 2H2O = 4K[E(CN)2] + 4KOH
11.2.2.3. Ứng dụng
- Đồng nguyên chất được dùng để sản xuất các vật liệu dẫn điện, các loại nồi
hơi, ống sinh hàn, giàn trao đổi nhiệt và các hợp kim.
- Bạc nguyên chất được dùng để sản xuất các loại chén thí nghiệm, nồi hơi,
ống sinh hàn, điện cực, làm đồ trang sức, tráng gương, thuốc sát trùng, ...
- Vàng nguyên chất dùng để chế tạo vật dụng và đồ trang sức, điện cực, vi
điện tử, ngành hàng không vũ trụ, ...
11.3. Hợp chất đồng (II)
11.3.1. Đồng (II) oxit: CuO
- CuO là chất bột màu đen, có tnc= 1026oC, trên nhiệt độ đó nó mất bớt oxi
biến thành Cu2O.
- CuO không tan trong nước nhưng tan dễ trong dung dịch axit tạo muối
Cu(II) và trong dung dịch tạo phức amoniacat:
CuO + 2HCl = CuCl2 + H2O
CuO + 4NH3 + H2O = [Cu(NH3)4](OH)2
109
- Khi đun nóng CuO là chất oxi hoá mạnh, nó dễ bị H2, CO, NH3 khử thành
kim loại:
CuO + CO
o300 C Cu + CO2
o250 C
2 2CuO H Cu H O
- Khi đun nóng với dung dịch SnCl2, FeCl2, Cu(II) bị khử thành Cu(I):
2CuO + SnCl2 = 2CuCl + SnO2
3CuO + 2FeCl2 = 2CuCl + CuCl2 + Fe2O3
+ CuO được điều chế trực tiếp từ đơn chất hoặc bằng cách nhiệt phân
hiđroxit, nitrat hay cacbonat:
o600 C
2du2Cu O 2CuO
o50 80 C
2 2Cu(OH) CuO H O
11.3.2. Đồng (II) hiđroxit: Cu(OH)2
- Cu(OH)2 là kết tủa màu lam.
- Tan dễ dàng trong dung dịch axit, dung dịch NH3 đặc và chỉ tan trong dung
dịch kiềm 40% khi đun nóng:
Cu(OH)2 + 2NaOH = Na2[Cu(OH)4]
Cu(OH)2 + 4NH3 = [Cu(NH3)4](OH)2 tetraamin đồng hiđroxit
11.3.3. Muối đồng (II)
- CuSO4 là chất bột màu trắng, pentahiđrat CuSO4.5H2O là những tinh thể
màu xanh lam.
Khi đun nóng CuSO4.5H2O có sự biến đổi như sau:
o o o110 C 250 C 700 C
4 2 4 2 4 2 2CuSO .5H O CuSO .H O CuSO CuO 2SO O
- Tác dụng với dung dịch NH3
2CuSO4 + 2NH4OH = (CuOH)2SO4↓ + (NH4)2SO4
(CuOH)2SO4 + 6NH4OH + (NH4)2SO4
= 2[Cu(NH3)4]SO4 + 8H2O
- Tác dụng với KI (KCN) dư
2Cu2+ + 4I- = 2CuI2
2CuI2 + 4I- = 2CuI↓ + 2I2
+ Điều chế:
110
- Cho Cu tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng:
Cu + 2H2SO4 = CuSO4 + SO2 + H2O
- Cho Cu tan trong H2SO4 loãng, nóng có thêm oxi không khí:
2Cu + 2H2SO4 + O2 = 2CuSO4 + 2H2O
- Cho CuO tan trong H2SO4 loãng:
CuO + H2SO4 = CuSO4 + H2O
11.4. Hợp chất bạc (I)
11.4.1. Bạc (I) nitrat: AgNO3
- AgNO3 là tinh thể hình thoi không màu, tan nhiều trong nước cho dung
dịch chứa các ion Ag+ ngậm nước.
- AgNO3 bị phân huỷ ở các nấc nhiệt độ khác nhau:
Ở 450oC
AgNO3 = AgNO2 + O2
Ở 700oC
2AgNO3 = 2Ag + NO2↑ + O2↑
- Dung dịch amoniac của AgNO3 tác dụng với axetilen cho kết tủa bạc
axetien Ag2C2
AgNO3 + 2NH3 = [Ag(NH3)2]NO3
C2H2 + [Ag(NH3)2]NO3 = Ag2C2↓ + 2NH4NO3 + 2NH3↑
AgNO3 được ứng dụng để điều chế các hợp chất khác của bạc, để tráng
gương, dùng trong y học, ảnh, trong phân tích hoá hoc.
11.4.2. Bạc (I) halogenua: AgX
- Độ hoà tan trong dãy giảm từ AgCl đến AgI, trừ AgF là tan nhiều trong
nước.
- AgCl và AgBr tan ít trong nước nhưng tan được trong dung dịch NH3, CN-,
S2O3
2-
AgCl + 2NH4OH = [Ag(NH3)2]Cl + H2O
AgCl + 2CN- = [Ag(CN)2]Cl
- Một phản ứng đặc biệt của AgX là phản ứng quang hoá (trừ AgF ):
Br- + hν → Br + e
Ag+ + e → Ag màu đen
111
11.5. Hợp chất của vàng
Số oxi hóa của Au đặc trưng +3. Hợp chất được ứng dụng nhiều nhất là
H[AuCl4].H2O và AuCl3, khi kiềm hóa các hợp chất này thu được hidroxit vàng
(sấy khô) → AuOOH (đun nóng 140- 150oC) → Au2O3 (ở nhiệt độ cao hơn thu
được Au và O2).
- Tính lưỡng tính
Au(OH)3 + NaOH = Na[Au(OH)4]
Au(OH)3 + 4HNO3 = H[Au(NO3)4 + 3H2O
- Khả năng tạo phức: hình thành hợp chất phức [Au(CN)4]-; [AuHal4]-;
[Au(SO4)2 ]
-.
- Tính oxi hóa
HAuCl4 + 3FeSO4 = Au + Fe2(SO4)3 + 3FeCl3 + HCl
Phản ứng này dùng để tách Au ra khỏi nguyên tố khác.
112
BÀI TẬP CHƯƠNG 11
Câu 1: Các nguyên tố Cu, Ag và Au có khả năng hình thành phân tử dạng Cu2, Ag2,
Au2 hay không?
Câu 2: Viết các phương trình phản ứng khi cho Cu, Ag tác dụng với HNO3, H2SO4;
Cu tác dụng với O2, Cl2, F2 và nước cường thuỷ.
Câu 3: Bằng phương pháp hoá học hãy điều chế Cu kim loại từ CuO, CuS2, CuCO3
và Cu(OH)2.
Câu 4:
a. Quá trình nào sẽ xảy ra trên bề mặt điện cực và thu được sản phẩm gì khi điện
phân dung dịch CuCl2 với điện cực bằng than chì.
b. Quá trình nào sẽ xảy ra khi điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực dương bằng
đồng và bằng platin.
Câu 5: Giải thích tại sao Ag không bị oxi hoá trong không khí nhưng thường bị oxi
hoá trong ozon hoặc bị oxi hoá khi điện phân dung dịch axit chứa oxi nếu dùng bạc
làm điện cực?
Câu 6: Có hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch KOH hoặc luồng khí H2S tác
dụng với dung dịch [Cu(NH4)4]SO4? Giải thích và viết các phản ứng xảy ra.
Câu 7: Có hai dung dịch CuSO4 và AgNO3. Cho thêm vào các dung dịch đó từng
giọt dung dịch NaOH. Tiếp tục cho thêm NaOH có hiện tượng gì thay đổi? Giải
thích nguyên nhân và viết các phản ứng xảy ra trong hệ.
Câu 8: Giải thích tại sao
a. AgI có khả năng tan trong dung dịch KI?
b. AgBr có khả năng tan trong dung dịch Na2S2O3?
c. Phản ứng xảy ra như thế nào khi cho H2S tác dụng với dung dịch có chứa ion
[Ag(S2O3)2]
3-?
Câu 9: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau
a. Au(OH)3 + NaOH →
b. Au(OH)3 + HNO3 →
c. Au(OH)3 + HCl →
113
Chương 12. CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM IIB (Zn, Cd, Hg)
12.1. Vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn, đặc điểm và tính chất của các
nguyên tử kẽm, cadimi, thuỷ ngân
Bảng 12.1. Một số đặc điểm của các nguyên tố nhóm IIB
Nguyên tố Zn Cd Hg
Cấu hình e [Ar]3d104s2 [Kr]4d105s2 [Xe]4f145d106s2
I1 (eV) 9,39 8,99 10,43
I2 (eV) 17,96 16,90 18,75
Rnt (A
o) 1,39 1,56 1,60
Eo (V) -0,763 -0,402 0,854
- Các nguyên tố nhóm IIB chỉ có một trạng thái oxi hoá duy nhất là +2 (trừ
Hg có 2 trạng thái oxi hoá +1 và +2)
12.2. Trạng thái thiên nhiên và phương pháp điều chế
12.2.1. Trạng thái thiên nhiên
- Trữ lượng của chúng trong vỏ quả đất tương ứng là 1,5.10-3; 7,6.10-6; 7.10-
7% nguyên tố.
- Khoáng vật chính của Zn là sphalerit (ZnS), calamin (ZnCO3), của Cd là
grenokit (CdS) và của Hg là xinaba hay thần sa (HgS). Chúng thường tồn tại trong
các khoáng đa kim. Riêng Hg có thể tồn tại ở trạng thái đơn chất.
12.2.2. Phương pháp điều chế
12.2.2.1. Điều chế Zn
Nguyên liệu chính để điều chế Zn là quặng sphalerit.
Đốt tinh quặng trong lò nhiều tầng ở nhiệt độ 700oC, quặng sunfua chuyển
thành oxit và khí SO2:
2ZnS + 3O2 = 2ZnO + 2SO2
ZnO được chế hoá theo một trong hai phương pháp: nhiệt luyện và thuỷ
luyện.
+ Phương pháp nhiệt luyện
Chất khử cho ZnO là C, nhiệt độ phản ứng là 1200 – 1350oC:
ZnO + C = Zn + CO
114
+ Phương pháp thuỷ luyện:
- Hòa tan ZnO thô vào dung dịch H2SO4 loãng
- Loại tạp chất có trong ZnSO4
- Điện phân dung dịch ZnSO4
2ZnSO4 + 2H2O = 2Zn + O2 + 2H2SO4
Zn thu được bằng phương pháp này có độ tinh khiết 99,99%
12.2.2.2. Điều chế Cd
Cd thường có thể tách ra khi tinh chế dung dịch ZnSO4 thu được trong thuỷ
luyện sau đó để thu được Cd ta dùng phương pháp điện phân hoặc dùng Zn khử:
Hình 12.1. Sơ đồ điều chế Cd
- Phản ứng loại tạp chất FeSO4
FeSO4 + MnO2 + 2H2O = FeOHSO4 + Mn(OH)3
FeOHSO4 + CaCO3 + H2O = Fe(OH)3 + CaSO4 + CO2
12.2.2.3. Điều chế Hg
o700 800 C
2 2HgS O Hg SO
o600 700 CHgS Fe Hg FeS
ot C
44HgS 4CaO 4Hg CaSO 3CaS
Hg được làm sạch bằng cách rửa với dung dịch HNO3 20%. Hg tinh khiết
hơn được điều chế bằng cách chưng cất trong chân không hoặc điện phân dung dịch
muối.
CdSO4,
FeSO4,
CuSO4
CdSO4,
CuSO4
MnO2, CaCO3 Bột Zn
Cd, Cu
Bột Zn, H2SO4
Cd
115
12.3. Tính chất lí, hoá học và ứng dụng của Zn, Cd, Hg
12.3.1. Tính chất vật lí
Zn, Cd, Hg là những kim loại màu trắng bạc, mềm và dễ nóng chảy, đặc biệt
Hg là chất lỏng ở nhiệt độ thường. Tỷ khối nhỏ hơn so với kim loại tương ứng ở
nhóm IB.
Bảng 12.2. Một số hằng số vật lí quan trọng của Zn, Cd, Hg
Kim loại tnco C tsôio C Nhiệt thăng
hoa, kJ/mol
Tỉ khối Độ dẫn điện
Zn 419,5 906 140 7,13 16
Cd 321 767 112 8,63 13
Hg -38,86 356,66 61 13,55 1
- Do mạng tinh thể của các nguyên tố IIB không có electron d tham gia tạo
liên kết kim loại. Hơn nữa Hg có cấu hình electron 6s2 rất bền, nên liên kết kim loại
của Hg cực yếu. Vì vậy ở điều kiện thường nó ở dạng lỏng.
- Khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt kém hơn nhiều so với kim loại nhóm IB do
chúng không có electron độc thân.
- Chúng dễ tạo hợp kim, các hợp kim của Hg gọi là hỗn hống.
12.3.2. Tính chất hoá học
+ Tác dụng với đơn chất:
- Cả 3 kim loại đều tác dụng với phi kim khi đun nóng, đặc biệt Hg phản ứng
với S và I2 ngay ở nhiệt độ thường.
Hg + S = HgS
- Phản ứng với oxi: Xảy ra chậm ở nhiệt độ thường, xảy ra nhanh ở khoảng
nhiệt độ 300 - 350oC, nhưng trên 400oC phản ứng sẽ xảy ra theo chiều nghịch.
o
o
300 350 C
2
400 C
Hg O HgO
+ Tác dụng với hợp chất
- Với nước:
Zn + H2O = ZnO + H2
116
- Với Bazơ
Chỉ Zn mới phản ứng với bazơ mạnh cho ion phức:
Zn + 2NaOH + 2H2O = Na2[Zn(OH)4] + H2
Zn còn có thể tan trong dung dịch NH3 tạo phức:
Zn + 4NH3 + 2H2O = [Zn(NH3)4](OH)2 + H2
- Với axit HCl:
Zn + 2HCl = ZnCl2 + H2
- Với axit HNO3 thật loãng
Zn có thể khử HNO3 thành ion NH4+
4Zn + 10HNO3 = 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
Hg cho NO và Hg2(NO3)2:
6Hg + 8HNO3 loãng = 3Hg2(NO3)2 + 2NO + 4H2O
- Với HNO3 đặc, nóng
Cd + H2SO4 đặc, nóng = CdSO4 + SO2 + H2O
Hg tác dụng với HNO3 đặc tạo NO2 và Hg(NO3)2:
Hg + 4HNO3 đặc, nóng = Hg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
- Với H2SO4 đặc nóng:
+ Nếu thừa Hg thì sản phẩm là SO2 và Hg2SO4
+ Nếu thừa axit thì sản phẩm là SO2 và HgSO4
12.3.3. Ứng dụng
- Zn được sử dụng để mạ các vật liệu bằng sắt, điều chế hợp kim, điện cực
trong kỹ nghệ pin.
- Cd được dùng trong hợp kim của đồng để làm tăng độ bền của chúng, làm
thanh điều chỉnh trong kỹ nghệ điện tử.
- Hg được dùng làm điện cực âm trong kỹ nghệ điều chế NaOH, làm xúc tác
cho nhiều phản ứng hữu cơ.
12.4. Hợp chất quan trọng của Zn(II), Cd(II) và Hg (II)
Các hợp chất Zn2+, Cd2+ hầu như không thể hiện tính oxy hoá hoặc khử. Còn
các hợp chất Hg2+ thể hiện tính oxy hoá.
12.4.1. Oxit: MO
- HgO
117
- ZnO là chất rắn màu trắng ở nhiệt độ thường và có màu vàng khi đun nóng.
- CdO có các màu từ vàng đến nâu gần như đen tuỳ thuộc nhiệt độ.
- ZnO và CdO là các chất khó nóng chảy, tonc của ZnO là 1950oC, của CdO là
1813oC, chúng có thể thăng hoa mà không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Cả hai oxit
không tan trong nước.
- Với axit: Chúng tác dụng nhanh với axit
ZnO + 2HCl = ZnCl2 + 2H2O
- Với bazơ: ZnO tan trong dung dịch kiềm, còn CdO chỉ tan trong kiềm nóng
chảy
ZnO + 2NaOH + H2O = Na2[Zn(OH)4]
ZnO + 2KOH (nóng chảy) = K2ZnO2 + H2O
CdO + 2KOH (nóng chảy) = K2CdO2 + H2O
- Cả hại oxit có thể điều chế bằng cách đốt cháy kim loại trong không khí
hoặc nhiệt phân hiđroxit hay các muối cacbonat, nitrat:
o170 300 C
2 2Cd(OH) CdO H O
o100 250 C
2 2Zn(OH) ZnO H O
12.4.2. Hiđroxit: M(OH)2
Zn(OH)2 kết tủa keo màu trắng, Cd(OH)2 trắng, Hg(OH)2 không tồn tại, nó
phân huỷ ngay khi vừa tạo thành.
Hg(NO3)2 + 2KOH = HgO + 2KNO3 + H2O
Zn(OH)2 có tính lưỡng tính điển hình, dễ dàng tan trong axit và kiềm. Ngoài
ra có khả năng tạo phức với NH3
Zn(OH)2 + 4NH3 = [Zn(NH3)4](OH)2
Cd(OH)2 thể hiện tính lưỡng tính kém hơn, tan trong axit nhưng chỉ tan trong
kiềm đặc.
12.4.3. Muối
ZnS: trắng; CdS: vàng; HgS: đen
Các muối ăn Zn2+, Cd2+, Hg2+ hầu hết dễ tan, trừ muối cacbonat, oxalat,
phosphat, sunfat và HgI2. Các muối tan bị thuỷ phân một phần khi hoà tan. Sự thuỷ
phân tăng từ muối Zn2+ đến Hg2+.
118
BÀI TẬP CHƯƠNG 12
Câu 1: Hãy giải thích tại sao Zn không tan được trong nước mặc dù thế điện cực
của Zn thấp hơn thế điện cực của H2 trong môi trường trung tính.
Câu 2: Muốn cho H2 thoát ra nhanh khi cho Zn tác dụng với HCl thì chúng ta phải
làm thế nào? Giải thích.
Câu 3:
a. Trong môi trường nào Zn thể hiện tính khử mạnh hơn?
b. Zn có khă năng tan trong dung dịch ZnCl2 không?
Câu 4: Một hỗn hợp gồm ZnO, CdO, HgO bằng phương pháp nào có thể tách được
các oxit đó ra khỏi hỗn hợp, viết các phản ứng xảy ra của quá trình.
Câu 5: Phản ứng xảy ra như thế nào khi cho các dung dịch muối của các kim loại
nhóm IIB tác dụng với dung dịch kiềm mạnh? Viết PTPƯ nếu có.
Câu 6:
a. Viết PTPƯ thuỷ phân các muối ZnCl2, Zn(NO3)2, ZnSO4
b. Khi thuỷ phân Na2[Zn(OH)4] sản phẩm thu được là gì?
Câu 7: Có sản phẩm gì được tạo thành khi cho ZnCO3 tác dụng với dung dịch K2S?
Giải thích bằng PTPƯ.
Câu 8:
a. Có phản ứng xảy ra không khi cho Hg(NO3)2 tác dụng với dung dịch NaCl?
b. Tại sao các muối HgCl2, Hg(CN)2 là chất điện ly yếu?
119
Chương 13. CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM IIIB VÀ CÁC NGUYÊN TỐ HỌ
LANTAN
13.1. Trạng thái thiên nhiên và phương pháp điều chế
- Trong tự nhiên các nguyên tố phân nhóm IIIB không tồn tại dưới dạng
khoáng riêng mà thường đi kèm với các nguyên tố họ lantan phân tán trong các
quặng kim loại khác.
- Các quặng có ý nghĩa nhất được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các
nguyên tố đất hiếm là: monazit và bastnaesit.
- Hàm lượng trong vỏ trái đất: Sc (6.10-4%NT); Y (2,8.10-3); La và các
nguyên tố họ lantan (6.10-3).
- Một số nguyên tố họ lantan (Ce, Pr, Pm, ) là sản phẩm phân rã của hạt
nhân urani trong lò phản ứng nguyên tử.
* Điều chế:
- Điện phân muối nóng chảy
- Để điều chế Sc, Y, La và Ln người ta chuyển về dạng oxit hoặc clorua sau
đó dùng Ca khử hoặc điện phân nóng chảy các muối.
2LnF3 + 3Ca = 2Ln + 3CaF2
- Để điều chế Sc người ta có thể sử dụng quá trình sau:
13.2. Tính chất lí hóa học
- Các kim loại nhóm IIIB và kim loại họ lantan mềm dẻo, dễ dát mỏng, kéo
thành sợi.
- Sc: có ánh hơi vàng; Y và La: có màu trắng bạc.
- Ở trạng thái đơn chất Sc, Y, La là các kim loại rất hoạt động, chỉ kém các
kim loại kiềm và kiềm thổ.
- Trong không khí Sc và Y không bị biến đổi. La bị phủ một lớp màng
hidroxit.
- Phản ứng với hầu hết phi kim khi đun nóng.
- Sc không phản ứng với nước, La phản ứng với nước → H2
2La + 6H2O = 2La(OH)3 + 3H2
o o
2 2 4H C OC,t HCl t
2 7 4 3 3 2 2 4 3 2 3ScSi O Sc O ScCl Sc (C O ) Sc O
120
- Dễ tạo hợp kim với nhiều kim loại khi nấu chảy.
- Ở nhiệt độ thường các nguyên tố đất hiếm tác dụng rất chậm với không khí
khô.
- Ở nhiệt độ cao các nguyên tố đất hiếm cháy trong không khí.
- Eu và Yb hoà tan được trong dung dịch NH3 lỏng tạo dung dịch có màu
xanh đen.
13.3. Hợp chất của các nguyên tố nhóm IIIB và lantanit (III)
13.3.1. Oxit
Các nguyên tố đất hiếm có ái lực hoá học rất lớn với oxi.
Các oxit với số oxi hoá +3 là những chất không màu hoặc có màu nhạt. Kết
tinh theo những cấu trúc tinh thể đặc trưng.
Các oxit không tan trong nước ở nhiệt độ thường, nhưng bị tan khi đun nóng
Sc2O3 + 3H2O = 2Sc(OH)3
Y2O3 + 3H2O = 2Y(OH)3
La2O3 + 3H2O = 2La(OH)3
Các oxit với số oxi hoá +4 là những hợp chất có màu: CeO2 có màu vàng
nhạt; PrO2 có màu tím. Kết tinh theo hệ lập phương.
13.3.2. Hidroxit
Các hidroxit của các nguyên tố đất hiếm có công thức chung Ln(OH)3 là
những chất khó tan. Lantan hidroxit là bazơ mạnh, tính bazơ của các hidroxit dãy
Lantan giảm khi số thứ tự nguyên tử tăng: Ce(OH)3 > Pr(OH)3 > ... > Lu(OH)3
Sc(OH)3 tan được trong axit và tan được trong kiềm đặc hay khi nóng chảy
Sc(OH)3 + 3HCl = ScCl3 + 3H2O
Sc(OH)3 + 3NaOH = Na3[Sc(OH)6]
Ce(OH)3 hidroxit dễ bị oxi hoá bởi oxi trong không khí thành Ce(OH)4
13.3.3. Muối
+ Muối sunfua: Các muối sunfua có công thức chung Ln2S3 hoặc LnS. Riêng
Ce có thể hình thành Ce3S4. Nhiệt độ nóng chảy cao. Kết tinh theo kiểu lập phương.
+ Muối halogenua: Các florua có công thức chung LnF3 là những hợp chất
khó tan. Muối clorua dễ tan trong nước, có thể hình thành các hidrat dễ chảy rửa
ngoài không khí.
121
Khi đun nóng các muối clorua chuyển thành oxi clorua có công thức chung
LnOCl.
+ Muối cacbonat: Phần lớn muối cacbonat không tan trong nước nhưng với
cacbonat kim loại kiềm dư, chúng hình thành các muối kép dễ tan
KLa(CO3)2.6H2O.
+ Muối oxalat: Hầu hết muối oxalat rất khó tan trong nước, nhưng chúng có
ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tách các nguyên tố đất hiếm.
122
MỤC LỤC
Lời mở đầu .............................................................................................................2
Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
1.1. Kim loại, phi kim, bán kim, bán dẫn ...................................................3
1.1.1. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn các nguyên tố ............3
1.1.2. Kim loại và phi kim .................................................................3
1.1.3. Nguyên tố bán dẫn ..................................................................... 4
1.2. Cấu trúc electron của nguyên tử kim loại .............................................. 4
1.3. Cấu trúc tinh thể phổ biến của kim loại ................................................. 5
1.3.1. Cách sắp xếp chặt khít của nguyên tử kim loại ................... ......5
1.3.2. Cấu trúc tinh thể của các kim loại thông thường ................. ......7
1.4. Liên kết kim loại và tính chất lý học của kim loại ......................... ......8
1.4.1. Liên kết kim loại . ............................................................. .......8
1.4.2. Tính chất vật lý ................................................................. ......9
1.5. Tính chất hóa học của kim loại ........................ .............................. ....10
1.5.1. Tác dụng với đơn chất........................................................ . ...10
1.5.2. Với hợp chất ...................................................................... ....10
1.6. Trạng thái thiên nhiên .......................................................................... 12
1.7. Phương pháp điều chế ..................................................................... ....12
1.7.1. Phương pháp nhiệt phân ..................................................... ....12
1.7.2. Phương pháp thuỷ phân .......................................................... 13
1.7.3. Phương pháp điện phân ............................................................ 13
BÀI TẬP CHƯƠNG 1 ................................................................................. ....15
Chương 2. CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI KIỀM
2.1. Đặc điểm của nguyên tử các nguyên tố kim loại kiềm......................... 17
2.2. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế......................................17
2.2.1. Trạng thái thiên nhiên ....................................................... . ....17
2.2.2. Phương pháp điều chế ............................................................. .18
2.3. Tính chất lí, hoá học và ứng dụng.................................................. ....18
2.3.1.Tính chất lí học ................................................................... ....18
2.3.2. Tính chất hoá học............................................................... ....19
2.3.3. Ứng dụng........................................................................... ....20
2.4. Điều chế, tính chất và ứng dụng của oxit, peoxit và supeoxit......... ....20
2.4.1. Điều chế............................................................................. ....20
2.4.2. Tính chất vật lí ................................................................... ....20
2.4.3. Ứng dụng........................................................................... ....21
2.4.4. Natri peoxit: Na2O2 ........................................................... ....21
2.4.5. Kali supeoxit...................................................................... ....21
2.4.6. Ozonit: MO3 ...................................................................... ....22
2.5. Hiđroxit kim loại kiềm .................................................................. ....22
2.5.1. Điều chế............................................................................. ....22
123
2.5.2. Tính chất............................................................................ ....22
2.5.3. Natri hidroxit: NaOH ......................................................... ....23
2.6. Các muối clorua, cacbonat, nitrat kim loại kiềm............................ ....24
2.6.1. Muối clorua ....................................................................... ....24
2.6.2. Muối cacbonat ................................................................... ....25
2.6.3. Muối nitrat ......................................................................... ....27
BÀI TẬP CHƯƠNG 2 ................................................................................. ....28
Chương 3. CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI KIỀM THỔ
3.1. Đặc điểm và tính chất của nguyên tử các nguyên tố kim loại kiềm thổ ... 30
3.2. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế ............................... ....30
3.2.1. Trạng thái thiên nhiên ........................................................ ....30
3.2.2.Điều chế .....................................................................................31
3.3. Tính chất lí - hóa học và ứng dụng ................................................ ....31
3.3.1. Tính chất vật lí ................................................................... ....31
3.3.2. Tính chất hoá học............................................................... ....33
3.3.3. Ứng dụng........................................................................... ....34
3.4. Các oxit, peoxit và supeoxit của các kim loại kiềm thổ, canxioxit . ....35
3.4.1. Các oxit của kim loại kiềm thổ: MO .................................. ....35
3.4.2. Các peoxit (MO2) và supeoxit (MO4) của kim loại kiềm thổ ...36
3.4.3. Hiđroxit của kim loại kiềm thổ........................................... ....38
3.4.4. Các muối clorua, cacbonat và sunfat của kim loại kiềm thổ ....39
3.5. Nước cứng và phương pháp làm mềm nước .................................. ....44
3.5.1. Phân loại nước cứng .......................................................... ....44
3.5.2. Phương pháp làm mềm nước.............................................. ....45
BÀI TẬP CHƯƠNG 3 ................................................................................. ....46
Chương 4. CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IIIA
4.1. Đặc điểm của nguyên tử các nguyên tố kim loại nhóm IIIA .......... ....47
4.2. Nhôm .......................................... .................................................. ....47
4.2.1. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp luyện nhôm............... ....47
4.2.2. Tính chất lí – hoá học và ứng dụng của nhôm .................... ....49
4.2.3. Các hợp chất quan trọng của ............................................. ....50
4.3. Gali - Indi - Tali ............................................................................ ....52
4.3.1. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế .................... ....52
4.3.2. Các hợp chất của Ga, In và Tl ........................................... ....53
BÀI TẬP CHƯƠNG 4.................................................................................. ....55
Chương 5. CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IVA
5.1. Đặc điểm của nguyên tử các nguyên tố kim loại nhóm IVA........... ....56
5.2. Trạng thái thiên nhiên và phương pháp điều chế............................ ....56
5.3. Tính chất lí hoá học và ứng dụng của Ge, Sn, Pb........................... ....57
5.3.1. Tính chất vật lí ................................................................... ....57
5.3.2. Tính chất hoá học............................................................... ....57
124
5.3.3. Ứng dụng........................................................................... ....59
5.4. Một số hợp chất của Ge, Sn, Pb..................................................... ....59
5.4.1. Oxit của Ge, Sn, Pb............................................................ ....59
5.4.2. Ăcquy chì .......................................................................... ....61
5.4.3. Hidroxit của Ge, Sn, Pb ..................................................... ....62
5.4.4. Chì octhoplombat: Pb2PbO4 hay Pb3O4 .............................. ....63
5.4.5. Muối của Ge, Sn, Pb .......................................................... ....63
BÀI TẬP CHƯƠNG 5.................................................................................. ....67
Chương 6. KIM LOẠI NHÓM VA (Bi)
6.1. Trạng thái thiên nhiên và phương pháp điều chế............................ ....68
6.2. Tính chất lí hoá học và ứng dụng................................................... ....68
6.2.1. Tính chất lí học .................................................................. ....68
6.2.2. Tính chất hoá học............................................................... ....68
6.2.3. Ứng dụng........................................................................... ....68
6.3. Hợp chất của Bi............................................................................. ....68
6.3.1. Oxit Bi2O3.......................................................................... ....69
6.3.2. Oxit Bi2O5.......................................................................... ....69
6.3.3. Bitmut hidroxit Bi(OH)3 .................................................... ....69
6.3.4. Hợp chất muối của Bi ........................................................ ....69
Chương 7. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP
7.1. Sơ lược về phức chất ..................................................................... ....71
7.1.1. Định nghĩa ......................................................................... ....71
7.1.2. Cấu tạo của phân tử phức chất ........................................... ....71
7.1.3. Phân loại phức chất ............................................................ ....71
7.1.4. Cách gọi tên phức chất....................................................... ....71
7.1.5. Hiện tượng đồng phân........................................................ ....72
7.2. Định nghĩa các nguyên tố chuyển tiếp ........................................... ....73
7.2.1. Định nghĩa ......................................................................... ....73
7.2.2. Cấu trúc electron và vị trí của các kim loại chuyển tiếp trong
bảng hệ thống tuần hoàn............................................................................... ....74
7.2.3. Tính chất đặc trưng của kim loại chuyển tiếp ..................... ....74
7.3. Một số nhận xét so sánh với kim loại thuộc các phân nhóm chính . ....78
Chương 8. CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM VIB (Cr, Mo, W)
8.1. Cấu trúc electron và một số đặc điểm chung.................................. ....79
8.2. Nhận xét chung về tính chất lí hoá học của Cr, Mo, W và hợp chất của
chúng ........................................................................................................... ....79
8.3. Crom ............................................................................................ ....80
8.3.1.Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế ..................... ....80
8.3.2. Tính chất lí hóa học và ứng dụng ....................................... ....81
8.3.3. Ứng dụng........................................................................... ....81
8.4. Các hợp chất của Crom ................................................................. ....81
125
8.4.1. Hợp chất của Cr(III) Oxit và hiđroxit, muối ....................... ....81
8.4.2. Một số hợp chất quan trọng của Cr(VI).............................. ....82
BÀI TẬP CHƯƠNG VIII ............................................................................. ....84
Chương 9. CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM VIIB (Mn, Tc, Re) .................... ....85
9.1. Vị trí trong bảng tuần hoàn, đặc điểm và tính chất của nguyên tử Mn, Tc
và Re ............................................................................................................ ....85
9.2. Trạng thái thiên nhiên ................................................................... ....85
9.3. Phương pháp điều chế ................................................................... ....85
9.4. Tính chất vật lí .............................................................................. ....86
9.5. Mangan ......................................................................................... ....86
9.5.1. Trạng thái thiên nhiên và phương pháp điều chế ................ ....86
9.5.2. Tính chất lí, hoá học và ứng dụng của Mn.......................... ....86
9.6. Các hợp chất của Mn..................................................................... ....87
9.6.1. Hợp chất của Mn(II) .......................................................... ....87
9.6.2. Hợp chất Mn(IV) ............................................................... ....88
9.6.3. Hợp chất Mn(VII) .............................................................. ....88
BÀI TẬP CHƯƠNG 9.................................................................................. ....90
Chương10. CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM VIIIB (Họ sắt và họ platin)
10.1. Đặc điểm và tính chất của các nguyên tử các nguyên tố họ sắt và họ
platin ............................................................................................................ ....91
10.2. Họ sắt.......................................................................................... ....92
10.2.1. Sắt.................................................................................... ....92
10.2.2. Tính chất lí, hoá học và ứng dụng của Fe ......................... ....95
10.2.3. Các hợp chất quan trọng của Fe ....................................... ....96
10.3. Coban, Niken .............................................................................. ....99
10.3.1. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế .................. ....99
10.3.2. Tính chất lí, hóa học và ứng dụng của Co, Ni................... ....99
10.3.3. Các hợp chất quan trọng của Co và Ni ............................. ..101
10.4. Họ Platin ..................................................................................... ..103
BÀI TẬP CHƯƠNG 10 ............................................................................... ..104
Chương 11. CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM IB (Cu, Ag, Au)
11.1. Vị trí trong bảng tuần hoàn, đặc điểm và tính chất của nguyên tử
nguyên tố nhóm IB ....................................................................................... ..105
11.2. Trạng thái thiên nhiên, phương pháp điều chế, tính chất lí hóa học và
ứng dụng của Cu, Ag, Au.............................................................................. ..105
11.2.1.Trạng thái thiên nhiên và phương pháp điều chế................ ..105
11.2.2. Tính chất lí, hoá học và ứng dụng..................................... ..106
11.3. Hợp chất đồng (II) ...................................................................... ..108
11.3.1. Đồng (II) oxit: CuO......................................................... ..108
11.3.2. Đồng (II) hiđroxit: Cu(OH)2............................................. ..109
11.3.3. Muối đồng (II) ................................................................. ..109
126
11.4. Hợp chất bạc (I)........................................................................... .. 110
11.4.1. Bạc (I) nitrat: AgNO3....................................................... .. 110
11.4.2. Bạc (I) halogenua: AgX.................................................... .. 110
11.5. Hợp chất của vàng....................................................................... ..111
BÀI TẬP CHƯƠNG 11 ............................................................................... ..112
Chương 12. CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM IIB (Zn, Cd, Hg)
12.1. Vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn, đặc điểm và tính chất của các
nguyên tử kẽm, cadimi, thuỷ ngân ................................................................ .. 113
12.2. Trạng thái thiên nhiên và phương pháp điều chế .......................... .. 113
12.2.1. Trạng thái thiên nhiên ...................................................... .. 113
12.2.2. Phương pháp điều chế ...................................................... .. 113
12.3. Tính chất lí, hoá học và ứng dụng của Zn, Cd, Hg ....................... .. 115
12.3.1. Tính chất vật lí ................................................................. .. 115
12.3.2. Tính chất hoá học............................................................. .. 115
12.3.3. Ứng dụng......................................................................... .. 116
12.4. Hợp chất quan trọng của Zn(II), Cd(II) và Hg (II) ....................... .. 116
12.4.1. Oxit: MO ......................................................................... .. 116
12.4.2. Hiđroxit: M(OH)2 ............................................................ .. 117
12.4.3. Muối ................................................................................ .. 117
BÀI TẬP CHƯƠNG 12 ............................................................................... ..118
Chương 13. CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM IIIB VÀ CÁC NGUYÊN TỐ HỌ
LANTAN .................................................................................................... ..119
13.1. Trạng thái thiên nhiên và phương pháp điều chế.......................... ..119
13.2. Tính chất lí hóa học ..................................................................... .. 119
13.3. Hợp chất của các nguyên tố nhóm IIIB và lantanit (III) ............... ..120
13.3.1. Oxit.................................................................................. ..120
13.3.2. Hidroxit ........................................................................... ..120
13.3.3. Muối ................................................................................ ..120
127
LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Tinh Dung (2003), Hóa học phân tích, phần 2, Các phản ứng
ion trong dung dịch nước, NXB giáo dục, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Thế Ngôn (2004), Hóa học vô cơ tập 2, NXB Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
[3]. Hoàng Nhâm (2000), Hóa học vô cơ tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4]. Hoàng Nhâm (2001), Hóa học vô cơ tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Đức Vận (1983), Bài tập hóa học vô cơ, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
[6]. Wikipedia: thiết bị điện phân dung dịch NaCl, sản xuất gang,thép, cấu
trúc tinh thể hợp chất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_hoa_vo_co2_7464_2042608.pdf