Bài giảng Hình hoạ II

Đánh bóng, đẩy sâu và nhấn bài: - Trước tiên đẩy sâu hình v ẽ bằng nét, v ẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhưng ngắn hơn và gần v ới hình c ủa mẫu hơn (chú ý diễn tả đặc điểm mẫu). - Lưu ý khác v ới mẫu nam thanh niên, cần phân tích phác nét gần sát v ới khối căng tròn ở mẫu nữ thanh niên, tránh s ự quá thô cứng, không giống mẫu. - Quan sát thật kỹ nguồn sáng để v ẽ đậm nhạt c ủa nét. - Kiểm tra lại bài v ẽ, b ắt đ ầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đ ến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi ti ết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, đ ộ dày, mỏng của khối, các v ị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất đ ể dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. - Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối v ới nhau, cũng như đ ộ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu. - Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật c ủa mẫu. So sánh v ới mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát v ới thực tế của mẫu (chú ý độ đậm nhạt ở mẫu nữ thanh niên rất tinh tế, đôi khi khó phân bi ệt do hình khối căng tròn, c ần tập trung phân tích thật kỹ khi diễn tả). - Diễn tả sâu đặc điểm mẫu. - Phân tích, đánh bóng diễn tả da, thịt c ủa người thật khác v ới "màu trắng" của tượng thạch cao như thế nào, giải quyết khối cơ bản nhất trên tổng thể thống nhất. - T ập trung quan sát toàn bộ bài v ẽ so v ới mẫu thật đ ể hoàn tất bài v ẽ.

pdf23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2366 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hình hoạ II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT BÀI GIẢNG HÌNH HOẠ II TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG PHÒNG TCCN & DN NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN: HÀ THỊ THUÝ HẰNG LỜI GIỚI THIỆU Con ngƣời đƣợc coi là bộ máy tinh vi, hoàn hảo nhất về tỷ lệ cấu trúc và các tƣơng quan. Vẻ đẹp của con ngƣời luôn là đối tƣợng để ngƣời nghệ sĩ khám phá, sáng tạo. Đầu con ngƣời lại tiêu biểu nhất cho cấu trúc hoàn hảo đó. Mọi sự tiếp nhận hoặc phản ánh thế giới khách quan đều do nó điều hành, thực hiện. MỤC LỤC CHƢƠNG I : VẼ ĐẦU TƢỢNG NGƢỜI 1. MỤC TIÊU 4 2. AI TRÒ CỦA VIỆC VẼ ĐẦU TƢỢNG NGƢỜI TRONG HÌNH HOẠ 4 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA KHỐI HÌNH CƠ BẢN VÀ CẤU TẠO ĐẦU NGƢỜI 4 4. SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA KHỐI HÌNH CƠ BẢN VÀ TƢỢNG ĐẦU NGƢỜI 4 5. SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA TƢỢNG ĐẦU NGƢỜI VÀ MẪU NGƢỜI THẬT 5 CHƢƠNG II: CẤU TRÚC CƠ BẢN VỀ ĐẦU NGƢỜI 1. TỶ LỆ KHUÔN MẶT NGƢỜI 5 2. CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA KHUÔN MẶT 6 CHƢƠNG III: TỶ LỆ KHUÔN MẶT NGƢỜI 1. TỶ LỆ KHUÔN MẶT NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH (NHÌN CHÍNH DIỆN) 7 2. TỶ LỆ KHUÔN MẶT TRẺ EM (NHÌN CHÍNH DIỆN) 8 CHƢƠNG IV: THỰC HÀNH VẼ ĐẦU TƢỢNG 1. VẼ TƢỢNG VẠT MẢNG 8 2. VẼ ĐẦU TƢỢNG NAM THANH NIÊN 10 3. VẼ ĐẦU TƢỢNG ÔNG LÃO 12 4. VẼ ĐẦU TƢỢNG NỮ THANH NIÊN 13 5. VẼ ĐẦU TƢỢNG BÀ LÃO 15 6. VẼ ĐẦU TƢỢNG TRẺ EM 17 CHƢƠNG V: THỰC HÀNH VẼ CHÂN DUNG NGƢỜI THẬT 1. VẼ CHÂN DUNG NAM THANH NIÊN 19 2. VẼ CHÂN DUNG NỮ THANH NIÊN 21 CHƯƠNG I : VẼ ĐẦU TƯỢNG NGƯỜI 1. MỤC TIÊU - Củng cố them sự hiểu biết về vai trò của khối cơ bản, mối quan hệ hữu cơ giữa khối hình cơ bản với cấu trúc đầu ngƣời. - Hiểu và nắm đƣợc tƣơng quan tỷ lệ của các bộ phận đƣợc cấu tạo nên khuôn mặt và đầu ngƣời. - Có nhận thức đúng trong việc vẽ nghiên cứu đầu tƣợng thạch cao trƣớc khi vẽ chân dung ngƣời. 2. VAI TRÒ CỦA VIỆC VẼ ĐẦU TƯỢNG NGƯỜI TRONG HÌNH HOẠ - Vẽ mô hình và đầu tƣợng là bƣớc khởi đầu cho vẽ chân dung. Con ngƣời là một thực thể sống luôn chuyển động xê dịch. Ngƣời mới học vẽ sẽ khó khăn trong việc quan sát, so sánh, phân tích và xây dựng hình vẽ nếu không thành thục những kỹ năng cơ bản, nắm vững cấu tạo hình khối, tỷ lệ và những trạng thái tâm lý đƣợc biểu hiện trên khuôn mặt. Để tạo đƣợc sự chuyển tiếp đó, vẽ đầu tƣợng ngƣời trƣớc khi vẽ chân dung ngƣời sẽ thuận lợi cho sự tiếp thu kiến thức cơ bản của ngƣời học vẽ. 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA KHỐI HÌNH CƠ BẢN VÀ CẤU TẠO ĐẦU NGƯỜI - Mối quan hệ giữa khối hình cơ bản và cấu tạo đầu ngƣời cũng không nằm ngoài quy luật: mọi vật trong giới tự nhiên đều nằm trong kết cấu của khối hình cơ bản. Phân tích cấu tạo đầu ngƣời thấy đây là tập hợp của các khối hình cơ bản và các biến dạng của chúng tạo thành, đƣợc sắp xếp cân đối, hài hoà từ tổng thể đến chi tiết. - Ví dụ: toàn bộ xƣơng đầu ngƣời khi nhìn chính diện, về tổng thể là khối hình quả trứng; nhìn nghiêng là sự kết hợp giữa khối hình quả trứng và khối hình tam giác; còn nếu nhìn phía sau là khối hình cầu và khối hình hộp. Các bộ phận nhƣ mũi thì có dạnh khối hình chóp; môi trên là khối hình tam giác; môi dƣới dạng khối hình hộp... 4. SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA KHỐI HÌNH CƠ BẢN VÀ TƯỢNG ĐẦU NGƯỜI 4.1 Sự giống nhau: - Về phƣơng pháp dựng hình, cách diễn tả bóng khối có nét tƣơng đồng tuy phức tạp hơn nhiều. - Khối hình cơ bản và tƣợng chân dung đều tĩnh và đơn sắc, không có những thay đổi tƣơng quan khi nguồn sáng chiếu vào nên thuận lợi cho so sánh, phân tích và thể hiện. 4.2 Sự khác nhau: - Khối hình cơ bản có cấu trúc, hình thể rõ ràng, mạch lạc nên tìm tƣơng quan, tỷ lệ thuận lợi. Khối tƣợng đầu ngƣời có cấu trúc phức tạp nên việc xác định vị trí của các chi tiết, xác định chiều hƣớng và các đƣờng trục dọc, trục ngang tƣơng đối khó khăn. - Khối hình cơ bản sử dụng que đo, dây dọi ở mức độ vừa phải. Khối tƣợng đầu ngƣời sử dụng que đo dây dọi rất cần thiết và là phƣơng tiện hỗ trợ hiệu quả nhất cho mắt nhìn đƣợc chính xác hơn. 5. SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA TƯỢNG ĐẦU NGƯỜI VÀ MẪU NGƯỜI THẬT 5.1 Sự giống nhau: - Tƣợng chân dung và chân dung ngƣời đều có kết cấu hình thể với đƣờng nét, hình mảng và khối giống nhau. - Đƣờng trục dọc của mặt cũng phụ thuộc vào vị trí và hƣớng nhìn của mắt, chuyển động của khối đầu. 5.2 Sự khác nhau: - Tƣợng chân dung đƣợc tái tạo lại thông qua bàn tay và khối óc của nhà điêu khắc – là mẫu tĩnh và đơn sắc. Mẫu ngƣời thật chuyển động, sự chuyển sắc độ trên khuôn mặt rất tinh tế, linh hoạt - Khi vẽ mẫu ngƣời thật có sự giao lƣu giữa ngƣời vẽ và ngƣời mẫu với những trạng thái tình cảm khác nhau nên rất khó trong quá trình thể hiện. Vẽ tƣợng chân dung không có sự giao lƣu giữa mẫu và ngƣời vẽ. CHƯƠNG II: CẤU TRÚC CƠ BẢN VỀ ĐẦU NGƯỜI 1. TỶ LỆ KHUÔN MẶT NGƯỜI: - Khuôn mặt giữ vai trò quan trọng trong vẽ đầu tƣợng bởi ở đây có mắt, mũi, miệng, tai là những giác quan giao tiếp và biểu hiện cảm xúc con ngƣời. - Trên cơ sở của khung hình khuôn mặt, cấu trúc và tỷ lệ chung của ngƣời trƣởng thành đƣợc phân chia nhƣ sau: + Từ chân tóc đến cằm đƣợc chia thành 3 phần bằng nhau: từ trán đến lông mày, lông mày đến chân mũi, chân mũi đến chân cằm. + Từ điểm lồi nhất của 2 xƣơng thái dƣơng, bề dọc của khuôn mặt đƣợc chia làm 5 phần: từ vành tai đến đuôi mắt, mỗi bên chiếm 1 phần, còn lại 2 con mắt và từ đầu mắt trái sang đầu mắt phải. + Nhìn nghiêng từ đỉnh sọ đến cằm thì đƣờng ngang chạy qua 2 mắt là đƣờng chia đôi khuôn mặt. + Khoảng cách từ đỉnh trán đến lông mày bằng khoảng cách từ lông mày đến chân mũi và từ chân mũi đến cằm. + Khoảng cách từ lông mày đến mắt, từ chân mũi đến miệng chiếm 1/3 tỷ lệ từ lông mày đến chân mũi. + Bề ngang của miệng dài gấp rƣỡi bề ngang một con mắt. Nếu nhìn thẳng chính diện sẽ thấy đƣờng nhân trung chia đôi miệng, mỗi khoé miệng chiếm ¼ con mắt. + Khi mặt nhìn thẳng thì vành tai trên chạm vào đƣờng chiếu ngang lông mày, dái tai dƣới chạm đƣờng ngang chân mũi. Khi nhìn nghiêng thì các đƣờng này phụ thuộc vào đƣờng trục chính nên cần quan sát kỹ để tránh vẽ sai. *** Đây là những cấu tạo chuẩn cơ bản. Trong thực tế, chân dung mỗi người khác nhau về cấu tạo và đặc điểm, không ai giống ai. Dựa trên cơ sở kết cấu tỷ lệ chung này so sánh đối chiếu với mẫu để xác định cụ thể đặc điểm của mẫu rồi mới vẽ để đạt yêu cầu. 2. CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA KHUÔN MẶT: 2.1 Đường trục dọc và trục ngang: - Đường trục dọc: là đƣờng trục chính của cấu trúc khuôn mặt, chạy dọc chia đôi khuôn mặt (khi nhìn thẳng, chính diện), bắt đẩu từ đỉnh sọ tới chân cằm và đi qua đỉnh mũi, giữa hai con mắt (còn gọi là đƣờng trục của khuôn mặt). Song không phải bức tƣợng nào cũng nhìn thẳng chính diện mà còn ngẩng lên, cúi xuống hoặc quay trái, quay phải. Ở các hƣớng ấy thì đƣờng trục dọc và các đƣờng trục ngang trở thành những đƣờng cong chạy theo khối hình quả trứng của xƣơng sọ. - Đường trục ngang: là các đƣờng chạy ngang qua đƣờng trục dọc và song song với nhau làm cơ sở của đƣờng lông mày, mắt, chân mũi và giữa 2 môi của miệng. Các đƣờng trục ngang phụ thuộc vào vị trí và sự thay đổi của đƣờng trục dọc. 2.2 Cấu trúc các bộ phận trên khuôn mặt: Khuôn mặt là nơi biểu hiện tình cảm và đặc tính của mỗi con ngƣời . Ngoài vai trò kết cấu cơ bản của xƣơng sọ và các cơ cấu tạo nên khuôn mặt còn có đóng góp quan trọng của bốn giác quan, cùng lông mày và tóc tạo nên hình thái đa dạng, sinh động riêng của mỗi con ngƣời. - Tóc và lông mày: Tóc là một bộ phận đƣợc coi là đa dạng và dễ thay đổi nhất trong cấu tạo của con ngƣời. Qua mái tóc, dễ dàng nhận biết về giới tính, dân tộc và cả cách sống của một tầng lớp ngƣời hay một thời đại. Dù để kiểu nào, mái tóc vẫn có khuynh hƣớng chia thành từng cụm do các chân tóc nghiêng theo chiều khác nhau khi đƣờng ngôi biến đổi. Lông mày cùng chất và màu với tóc. Lông mày không mọc cùng một chiều mà đầu mày rậm, mọc đứng , càng ra ngoài càng ngả, thƣa và nhỏ dần. Lông mày cũng đƣợc cấu tạo khác nhau ở nam và nữ. Lông mày nam thƣờng rậm, dày, lông mày nữ thì mỏng và mềm mại. Tuy chỉ có vị trí khiêm tốn trên khuôn mặt song lông mày góp phần không nhỏ tạo nên cá tính và vẻ đẹp của mỗi ngƣời. - Mắt: Con ngƣời nhận biết cảnh vật tự nhiên thông qua con mắt. Vị trí của nhãn cầu nằm ở giữa hố mắt. Tuỳ mỗi ngƣời mà nhãn cầu lồi ra nhiều hay ít, chính điểm này ảnh hƣởng đến sự khác nhau về cấu tạo con mắt của mỗi ngƣời. Ngoài ra, mi mắt trên và mi mắt dƣới có đƣờng cong không giống nhau. Mi mắt trên vì khuất sáng nên có màu thẫm hơn mi mắt dƣới. Đôi mắt nhọn thƣờng chếch lên phía trên (đặc điểm này rất rõ ở ngƣời Châu Á). - Mũi: Nhìn tổng thể, mũi có cấu tạo hình thang. Gốc mũi là bộ phận nối tiếp giữa xƣơng trán với xƣơng sống mũi, phần dƣới là những sụn hợp lại tạo thành hình mũi. Dƣới cùng có hai lỗ mũi hình bầu dục, ở giữa nổi gò cao là đầu mũi, hai bên là cánh mũi. Mũi của nữ giới thƣờng thanh tú, thon thả hơn nam giới. - Miệng: Là đƣờng khép kín giữa môi trên và môi dƣới, ở vào khoảng giữa hàm răng trên. Môi trên gồm ba đoạn nối vào nhau, đoạn giữa dọc, lồi tròn và nối tiếp với nhân trung, hai đoạn bên nằm ngang, đăng đối, ở gần đoạn giữa dày, thon dần về phía hai mép. Môi dƣới là đoạn ngang nối lại với nhau ở giữa môi. Môi trên thƣờng nhô ra hơn môi dƣới, giữa mũi và nhân trung. Từ cấu tạo chung của miệng, do đặc điểm cấu tạo giới tính hoặc dân tộc mà có hình dạng khác nhau (dày, mỏng, rộng, hẹp...). Đặc điểm này dễ dàng nhận thấy giữa nam và nữ. - Tai: Vành tai hình bầu dục ở vào khoảng giữa sọ, mặt và cổ. Ngoài vài điểm khác biệt nhỏ về vành tai ngoài, điểm bám và độ dày mỏng của dái tai. Cấu tạo hình dáng của tai không khác nhau giữa nam và nữ. Về vị trí, vành tai ở phía trên ngang với lông mày, vành dƣới ngang với cánh mũi. Tai là bộ phận thƣờng bị khuất trong khi vẽ do tóc phủ hoặc vị trí nhìn vì thế thƣờng ít khi đƣợc chú ý và hay bị vẽ sai. CHƯƠNG III: TỶ LỆ KHUÔN MẶT NGƯỜI 1. TỶ LỆ KHUÔN MẶT NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH (NHÌN CHÍNH DIỆN): Về cơ bản đã nói ở phần trên ở đây nhấn mạnh lại một số điểm: - Bề ngang khoảng cách giữa hai con mắt dài bằng một con mắt - Khoảng cách giữa hai đầu phiá trong của mắt gióng thẳng xuống bằng bề ngang của mũi - Từ mép trái sang mép phải của miệng rộng hơn bề ngang cánh mũi một chút - Vị trí của hai tai nằm giữa hai đƣờng ngang, trên qua lông mày, dƣới qua chân mũi - Chiều cao của một con mắt mở bình thƣờng rộng bằng chiều cao giữa mắt và lông mày - Nếu chia ngang đầu (từ đỉnh tới cằm) làm hai phần bằng nhau, sẽ thấy đƣờng phân đôi ở vị trí ngay đƣờng chân mắt. *** Một số điểm lưu ý về sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới: - Trán của nam giới thƣờng lõm vào so với trán của nữ giới - Gò xƣơng lông mày và gò má của nam giới nhô ra ngoài hơn so với nữ giới - Giữa mũi và miệng nữ giới dễ có đƣờng cong hơn - Môi nam giới thƣờng dày hơn môi nữ giới - Cằm nam giới bành, vuông hơn cằm nữ, cằm nữ giới nhìn chung tròn trịa, mịn màng. 2. TỶ LỆ KHUÔN MẶT TRẺ EM (NHÌN CHÍNH DIỆN): - Về cơ bản bộ phận mặt trẻ em thƣờng ngắn hơn, còn bộ phận sọ dài và to hơn. Cáng lớn tuổi, phần mặt dài và lớn dần để tƣơng ứng với phần sọ. - Nếu chia ngang đầu (từ đỉnh tới cằm) làm hai phần bằng nhau, sẽ thấy đƣờng phân đôi ở vị trí cao hơn hoặc ngang với chân mày. Trẻ em càng lớn, mắt sẽ cao dần cho tới ngang đƣờng phân đôi. CHƯƠNG IV: THỰC HÀNH VẼ ĐẦU TƯỢNG 1. VẼ TƯỢNG VẠT MẢNG: MỤC ĐÍCH Tƣợng vạt mảng là cầu nối cuối cùng của các bài vẽ hình hoạ giữa các khối hình cơ bản và vẽ đầu tƣợng ngƣời. Tƣợng đƣợc lƣợc bỏ những chi tiết của hình thái bên ngoài để quy vào khối hình cơ bản song vẫn đáp ứng yêu cầu về hình khối, tỷ lệ và cấu trúc bên trong. Những cơ sở đó giúp ngƣời học vẽ liên tƣởng đến khối hình cơ bản, vận dụng kiến thức đã học vào bài vẽ và dễ dàng khi chuyển tiếp sang vẽ đấu tƣợng. 1.1 Yêu cầu: - Đúng tỷ lệ - Dựng hình chính xác, đáp ứng các yêu cầu cơ bản về hình khối, tỷ lệ và cấu trúc bên trong của mẫu. - Diễn tả chất thạch cao. 1.2 Các bước tiến hành: 1.2.1 Quan sát mẫu: - Chú ý đến sự thống nhất trong cấu trúc, cân đối trong tỷ lệ của mẫu. Tìm đặc điểm nổi bật của mẫu. Đây là tƣợng chân dung nam thanh niên, vầng trán cao, khuôn mặt cƣơng nghị đã đƣợc phác mảng quy vào những mảng, hình khối rõ ràng khúc chiết và các diện sáng tối cụ thể. Chú ý phần cổ, sự ăn nhập giữa đầu tƣợng và cổ đúng sẽ tạo độ vững vàng, cân đối cho bài vẽ. 1.2.2 Phác hình: - Quan sát, nhận xét: xem mẫu đặt ở vị trí nào, trên hay dƣới tầm mắt. Bài vẽ này mẫu đặt ngang tầm mắt, nguồn ánh sáng đƣợc chiếu từ góc trên phía phải. Hƣớng nhìn gần chính diện. Đƣờng trục ngang chia đôi xƣơng đầu chạy giữa hai hốc mắt. Tìm trục dọc và trục ngang chính để tìm các vị trí khác trên cấu tạo khuôn mặt và các tỷ lệ chính. - Sau đó xác định vị trí các bộ phận (khối của mắt, mũi, miệng, tai) và đánh dấu các vị trí đo đƣợc, dựa vào độ lõm của hốc mắt, hốc mũi và gò nhô cao của xƣơng gò má để phác hình chung. - Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đƣờng kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu. 1.2.3 Sử dụng dây dọi kiểm tra: - Củng cố lại hình vẽ, sử dụng que đo kết hợp mắt nhìn để kiểm tra. Chú ý cấu tạo xƣơng đầu để tạo khối hình cầu. Dựa vào vị trí gờ cao và hình dáng cấu trúc của xƣơng mặt, ụ mày xƣơng trán và độ vòng cung của xƣơng thái dƣơng để gợi nét. - Ngoài ra chú ý vị trí và hình dạng của hố mắt, hố mũi và cả xƣơng hàm dƣới tuy không rõ nhƣng cũng quan trọng trong diễn tả khối. Lúc này, các nét đã gợi đậm nhạt và gần mẫu hơn. - Kiểm tra tỷ lệ của mẫu. Sử dụng kiểm tra dây dọi các điểm nhƣ: đƣờng trục dọc chính, điểm nhô của các hốc mắt và tiếp điểm của hốc mũi, xƣơng gò má ranh gới đƣờng chu vi của xƣơng sọ… Kiểm tra các đƣờng trục dọc, các diện và điểm của tƣợng, nên dùng ức là đƣờng dọi chính để so sánh (vẽ mẫu ngƣời cũng vậy) vì ức luôn là điểm cố định dù đầu và cổ có chuyển động (Có thể lợi dụng các thành dọc của khối hình hộp làm bệ tƣợng làm cơ sở để kiểm tra bằng đƣờng dọi). - Nheo mắt xác định sáng tối lớn. 1.2.4 Đánh bóng, đẩy sâu và nhấn bài: - Trƣớc tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhƣng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng). - Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét. - Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phƣơng pháp tối ƣu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. - Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng nhƣ độ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu. - Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế của mẫu. - Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ. 1.3 Hình vẽ minh hoạ: 2. VẼ ĐẦU TƯỢNG NAM THANH NIÊN 2.1 Yêu cầu: - Đúng tỷ lệ, cấu tạo hình thể theo hƣớng mặt của tƣợng. - Cách đánh bóng phù hợp với đặc điểm và nguồn chiếu sáng của tƣợng, chất mịn màng của da thịt (dù là tƣợng thạch cao). - Thể hiện đƣợc không gian thực của mẫu cũng nhƣ tính tổng thể, bao quát của bài vẽ và giống đặc điểm mẫu. - Diễn tả chất thạch cao. 2.2 Các bước tiến hành: 2.2.1 Quan sát mẫu: - Chú ý đến cách diễn tả đặc điểm của khuôn mặt thông qua mắt, mũi, miệng. - Quan sát thật kỹ hƣớng nhìn của mẫu cũng nhƣ góc nhìn của ngƣời vẽ đối với mẫu. 2.2.2 Phác hình: - Ứng dụng giống nhƣ bài vẽ tƣợng vạt mảng: - Đo các tỷ lệ, sau đó phác khung hình chung, xác định vị trí các bộ phận (khối của mắt, mũi, miệng, tai). - Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đƣờng kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu. - Lƣu ý thêm: phác nét hƣớng của trục ngang và trục dọc trên mẫu tùy vào góc nhìn của mẫu ( có thể đầu tƣợng hơi cúi xuống, hoặc nhìn quay ngang trái, phải…) chính xác để dễ dàng đáng bóng và diễn tả hình khối sau này. 2.2.3 Sử dụng dây dọi kiểm tra: - Kiểm tra các đƣờng trục dọc, các diện và điểm của tƣợng giống nhƣ phƣơng pháp ứng dụng trong bài vẽ tƣợng vạt mảng. 2.2.4 Đánh bóng, đẩy sâu và nhấn bài: - Quan sát và phân tích thật kỹ nguồn sáng để vẽ giải quyết tƣơng quan đậm nhạt của mẫu. - Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phƣơng pháp tối ƣu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. - Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng nhƣ độ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu. *** Không như tượng vạt mảng, khi diễn tả mái tóc và các chi tiết bóng của mắt, mũi, miệng cần chú ý đến chiều hướng của nét bút và sự linh hoạt trong cách vẽ để tạo sự sinh động cho bài vẽ cũng như "Tả chất" da thịt, tóc… và độ căng, tròn của khối. - Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế của mẫu. - Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ. 2.3 Hình vẽ minh hoạ: 3. VẼ ĐẦU TƯỢNG ÔNG LÃO 3.1 Yêu cầu: - Đúng tỷ lệ, hình khối, ánh sáng. - Diễn tả đƣợc đặc điểm chân dung ông lão. - Diễn tả chất thạch cao, tính tổng thể của bài vẽ. 3.2 Các bước tiến hành: 3.2.1 Quan sát mẫu: - Chú ý đến đặc điểm khác biệt trong chân dung ông lão so với tƣợng nam thanh niên (hình khối, chi tiết mắt, mũi, miệng…), tỷ lệ chung của mẫu. - Tìm đặc điểm nổi bật của mẫu. 3.2.2 Phác hình: (giống như khi vẽ các bài tượng chân dung ở trên) - Đo các tỷ lệ, sau đó phác khung hình chung, xác định vị trí các bộ phận (khối của mắt, mũi, miệng, tai), đƣờng trục chính của mẫu. - Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đƣờng kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu. 3.2.3 Sử dụng dây dọi kiểm tra: - Kiểm tra các đƣờng trục dọc, các diện và điểm của tƣợng. 3.2.4 Đánh bóng, đẩy sâu và nhấn bài: - Trƣớc tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhƣng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng). - Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét. - Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phƣơng pháp tối ƣu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. - Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng nhƣ độ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu. - Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế của mẫu. - Phân tích, đánh bóng diễn tả đặc điểm ngƣời già (các nếp nhăn, độ lồi, lõm của khối) khác với thanh niên nhƣ thế nào, giải quyết khối cơ bản nhất trên tổng thể thống nhất. - Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ. 3.3 Hình vẽ minh hoạ: 4 VẼ ĐẦU TƯỢNG NỮ THANH NIÊN 4.2 Yêu cầu: - Đúng tỷ lệ, đặc điểm chân dung nữ. - Dựng hình chính xác, đáp ứng các yêu cầu cơ bản về hình khối, tỷ lệ và cấu trúc bên trong của mẫu. - Diễn tả không gian thật, chất thạch cao. - Bài vẽ đạt đƣợc tổng thể, nhất quán. 4.3 Các bước tiến hành: 4.3.2 Quan sát mẫu: - Chú ý đến sự thống nhất trong cấu trúc, cân đối trong tỷ lệ của mẫu. - Tìm đặc điểm nổi bật của mẫu. 4.3.3 Phác hình: - Đo các tỷ lệ, sau đó phác khung hình chung, xác định vị trí các bộ phận (khối của mắt, mũi, miệng, tai). - Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đƣờng kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu. 4.3.4 Sử dụng dây dọi kiểm tra: - Kiểm tra các đƣờng trục dọc, các diện và điểm của tƣợng 4.3.5 Đánh bóng, đẩy sâu và nhấn bài: - Trƣớc tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhƣng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng). - Chú ý vì đây là mẫu tƣợng nữ thanh niên nên sẽ có rất nhiều đƣờng cong, cần nhấn các nét vẽ cho phù hợp với đặc điểm này sẽ diễn tả gần với mẫu hơn. - Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét cũng nhƣ giải quyết tƣơng quan sáng tối. - Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phƣơng pháp tối ƣu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. Linh hoạt trong nét vẽ để tránh việc diễn tả khối quá cứng không đúng với mẫu. - Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng nhƣ độ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu, diễn tả các khối căng tròn một cách mềm mại sát với đặc điểm mẫu. - Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét, nếu cần thiết nên buông thả các nét ngoài sáng để tạo sự chân thật, nhẹ nhàng so với mẫu. - Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ. 4.4 Hình vẽ minh hoạ: 5 VẼ ĐẦU TƯỢNG BÀ LÃO 2.3 Yêu cầu: - Đúng tỷ lệ, hình khối, ánh sáng. - Diễn tả đƣợc đặc điểm chân dung bà lão. - Diễn tả chất thạch cao, tính tổng thể của bài vẽ. 2.4 Các bước tiến hành: 2.4.1 Quan sát mẫu: - Tƣơng tự chân dung ông lão, chú ý đến đặc điểm khác biệt trong chân dung bà lão so với tƣợng nam, nữ thanh niên (hình khối, chi tiết mắt, mũi, miệng…), tỷ lệ chung của mẫu. - Tìm đặc điểm nổi bật của mẫu. 2.4.2 Phác hình: (giống như khi vẽ các bài tượng chân dung ở trên) - Đo các tỷ lệ, sau đó phác khung hình chung, xác định vị trí các bộ phận (khối của mắt, mũi, miệng, tai), đƣờng trục chính của mẫu. - Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đƣờng kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu. 2.4.3 Sử dụng dây dọi kiểm tra: - Kiểm tra các đƣờng trục dọc, các diện và điểm của tƣợng. 2.4.4 Đánh bóng, đẩy sâu và nhấn bài: - Trƣớc tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhƣng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng). - Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét. - Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phƣơng pháp tối ƣu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. - Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng nhƣ độ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu. - Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế của mẫu. - Phân tích, đánh bóng diễn tả đặc điểm của ngƣời già (các nếp nhăn, sự căng của khối,…) khác với thanh niên nhƣ thế nào, giải quyết khối cơ bản nhất trên tổng thể thống nhất. - Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ. 5.3 Hình vẽ minh hoạ: 6 VẼ ĐẦU TƯỢNG TRẺ EM 6.1 Yêu cầu: - Đúng tỷ lệ (so sánh tỷ lệ chung với chân dung ngƣời trƣởng thành), hình khối, ánh sáng. - Diễn tả đƣợc đặc điểm chân dung trẻ em (bụ bẫm, dễ thƣơng…). - Diễn tả chất thạch cao, tính tổng thể của bài vẽ. 6.2 Các bước tiến hành: 6.2.1 Quan sát mẫu: - Tƣơng tự các bài vẽ chân dung trên, chú ý đến đặc điểm khác biệt trong chân dung trẻ em so với tƣợng chân dung khác (hình khối, chi tiết mắt, mũi, miệng…), tỷ lệ chung của mẫu. - Tìm đặc điểm nổi bật của mẫu. 6.2.2 Phác hình: (giống như khi vẽ các bài tượng chân dung ở trên) - Đo các tỷ lệ, sau đó phác khung hình chung, xác định vị trí các bộ phận (khối của mắt, mũi, miệng, tai), đƣờng trục chính của mẫu. - Lƣu ý tỷ lệ đặc trƣng của chân dung trẻ em so với ngƣời trƣởng thành. - Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đƣờng kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu. 6.2.3 Sử dụng dây dọi kiểm tra: - Kiểm tra các đƣờng trục dọc, các diện và điểm của tƣợng. 6.2.4 Đánh bóng, đẩy sâu và nhấn bài: - Trƣớc tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhƣng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng). - Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét. - Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phƣơng pháp tối ƣu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. - Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng nhƣ độ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu. - Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế của mẫu. - Phân tích, đánh bóng khối căng tròn, diễn tả sự bụ bẫm, dễ thƣơng của chân dung trẻ em, giải quyết khối cơ bản nhất trên tổng thể thống nhất. - Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ. 6.3 Hình vẽ minh hoạ: CHƯƠNG V: THỰC HÀNH VẼ CHÂN DUNG NGƯỜI THẬT 1. VẼ CHÂN DUNG NAM THANH NIÊN 1.1 Yêu cầu: - Đúng tỷ lệ, hình khối, ánh sáng. - Giống đặc điểm mẫu. - Diễn tả không gian thật, thần thái, chất da thịt, tóc… tổng thể thống nhất. 1.2 Các bước tiến hành: 1.2.1 Quan sát mẫu: - Trên cơ sở các bài vẽ tƣợng chân dung trên, cần chú ý đến đặc điểm của mẫu ngƣời thật (hình khối, chi tiết mắt, mũi, miệng…), tỷ lệ chung của mẫu. - Tìm đặc điểm nổi bật của mẫu. - Chú ý đến tinh thần của mẫu, tƣơng quan không gian xung quanh. 1.2.2 Phác hình: (giống như khi vẽ các bài tượng chân dung ở trên) - Đo các tỷ lệ, sau đó phác khung hình chung, xác định vị trí các bộ phận (khối của mắt, mũi, miệng, tai), đƣờng trục chính của mẫu. - Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đƣờng kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu. 1.2.3 Sử dụng dây dọi kiểm tra: - Ứng dụng nhƣ khi vẽ các tƣợng chân dung thạch cao, kiểm tra các đƣờng trục dọc, các diện và điểm của mẫu. 1.2.4 Đánh bóng, đẩy sâu và nhấn bài: - Trƣớc tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhƣng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý diễn tả đặc điểm mẫu). - Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét. - Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phƣơng pháp tối ƣu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. - Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng nhƣ độ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu. - Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế của mẫu. Diễn tả sâu đặc điểm mẫu. - Phân tích, đánh bóng diễn tả da, thịt của ngƣời thật khác với "màu trắng" của tƣợng thạch cao nhƣ thế nào, giải quyết khối cơ bản nhất trên tổng thể thống nhất. - Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ. 1.3 Hình vẽ minh hoạ: 2. VẼ CHÂN DUNG NỮ THANH NIÊN 2.1 Yêu cầu: - Đúng tỷ lệ, hình khối, ánh sáng. - Giống đặc điểm mẫu. - Diễn tả không gian thật, thần thái, chất da thịt, tóc… tổng thể thống nhất. 2.2 Các bước tiến hành: 2.2.1 Quan sát mẫu: - Trên cơ sở các bài vẽ nam thanh niên trên, cần chú ý đến đặc điểm của mẫu ngƣời thật (hình khối, chi tiết mắt, mũi, miệng…), tỷ lệ chung của mẫu. - Tìm đặc điểm nổi bật của mẫu. - Chú ý đến tinh thần của mẫu, tƣơng quan không gian xung quanh. 2.2.2 Phác hình: (giống như khi vẽ các bài tượng chân dung ở trên) - Đo các tỷ lệ, sau đó phác khung hình chung, xác định vị trí các bộ phận (khối của mắt, mũi, miệng, tai), đƣờng trục chính của mẫu. - Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đƣờng kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu. 2.2.3 Sử dụng dây dọi kiểm tra: - Ứng dụng nhƣ khi vẽ các tƣợng chân dung thạch cao, kiểm tra các đƣờng trục dọc, các diện và điểm của mẫu. 2.2.4 Đánh bóng, đẩy sâu và nhấn bài: - Trƣớc tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhƣng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý diễn tả đặc điểm mẫu). - Lƣu ý khác với mẫu nam thanh niên, cần phân tích phác nét gần sát với khối căng tròn ở mẫu nữ thanh niên, tránh sự quá thô cứng, không giống mẫu. - Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét. - Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phƣơng pháp tối ƣu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. - Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng nhƣ độ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu. - Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế của mẫu (chú ý độ đậm nhạt ở mẫu nữ thanh niên rất tinh tế, đôi khi khó phân biệt do hình khối căng tròn, cần tập trung phân tích thật kỹ khi diễn tả). - Diễn tả sâu đặc điểm mẫu. - Phân tích, đánh bóng diễn tả da, thịt của ngƣời thật khác với "màu trắng" của tƣợng thạch cao nhƣ thế nào, giải quyết khối cơ bản nhất trên tổng thể thống nhất. - Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ. 2.3 Hình vẽ minh hoạ: TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách Hình hoạ I – Bộ GDĐT - Sách Hình hoạ Trung Quốc - Hình hoạ Căn bản – Vẽ đầu tượng _ ThS. Uyên Huy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhinhoa2_9748.pdf
Tài liệu liên quan