Bài giảng Hành vi tổ chức - Chương 3: Giá trị, Nhận thức và Ra quyết định cá nhân - Phan Quốc Tấn

Tập trung vào mục tiêu  Mục tiêu rõ ràng làm cho việc ra quyết định dễ dàng hơn và giúp loại bỏ các lựa chọn không phù hợp với sở thích của bạn.  Tìm kiếm những thông tin trái ngược với sự tin tưởng  Suy nghĩ ngược lại với những gì chúng ta cho rằng đúng để có cái nhìn đa chiều hơn.  Đừng cố gắng tạo ra nhiều tình huống ngẫu nhiên  Đừng cố gắng tạo ra nhiều sự trùng hợp ngẫu nhiên.  Tạo ra nhiều sự lựa chọn  Số lượng và sự đa dạng của các phương án sẽ có nhiều cơ hội tìm thấy một phương án nổi bật

pdf11 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hành vi tổ chức - Chương 3: Giá trị, Nhận thức và Ra quyết định cá nhân - Phan Quốc Tấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1LOGOwww.themegallery.com BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG 3 Giá trị, Nhận thức và Ra quyết định cá nhân Values, Perception and Individual Decision Making TS. Phan Quốc Tấn 1.1- Định nghĩa Những giá trị thể hiện những phán quyết cơ bản về cách ứng xử hoặc tình trạng cuối cùng là quan trọng đối với cá nhân hay xã hội. 1.2- Đặc điểm Giá trị chứa đựng các yếu tố phán quyết trong đó bao gồm các ý kiến của một cá nhân về cái gì là đúng hoặc sai, tốt hoặc xấu, được ưa thích hay không được ưa thích. Những giá trị luôn chứa đựng sự quy kết về nội dung và cường độ. 1.3- Tầm quan trọng của giá trị  Giá trị là quan trọng bởi nó đặt cơ sở cho hiểu biết về thái độ, động cơ, cũng như ảnh hưởng tới nhận thức của chúng ta.  Giá trị ảnh hưởng tới thái độ và hành vi của con người.  Từ nghiên cứu về giá trị, nhà lãnh đạo có cơ sở để hiểu biết thái độ, động cơ làm việc của con người và từ đây giúp định hướng đúng hành vi của nhân viên. 2Sự khác biệt giữa giá trị và thái độ Giá trị và thái độ là khác nhau song chúng có quan hệ rất gần gũi Từ những giá trị được nhận thức, sẽ hình thành thái độ Giá trị thì ổn định, thái độ ít ổn định hơn 1.4- Nguồn gốc hệ thống giá trị của con người Những giá trị của con người được hình thành một cách căn bản trong những năm đầu đời từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè, những người khác và nền văn hóa. 1.5- Hệ thống giá trị của con người:  Hệ thống giá trị cá nhân bao gồm những giá trị được cá nhân đó phán quyết và chúng được sắp xếp theo mức độ quan trọng theo nhận thức của người đó.  Những giá trị là tương đối ổn định và bền vững. 1.5- Hệ thống giá trị của con người: Hệ thống giá trị của con người (tt):  Trong quá trình phát triển, sự hoài nghi, thắc mắc về giá trị của con người sẽ có thể dẫn đến sự thay đổi các giá trị.  Hệ thống giá trị cá nhân chi phối đến sự lựa chọn nghề nghiệp của họ. 31.6- Các loại giá trị : a- Phân loại theo G.Allport, Vernon, và Lindzey (1970): Hệ thống giá trị Lý thuyết Kinh tế Thẩm mỹ Xã hội Chính trị Tín ngưỡng Bảng xếp hạng về tầm quan trọng trên 6 loại giá trị theo nghề nghiệp của cá nhân Thứ tự Người lãnh đạo tôn giáo Người lãnh đạo kinh doanh Nhà khoa học trong công nghiệp 1 Tín ngưỡng Kinh tế Lý thuyết 2 Xã hội Lý thuyết Chính trị 3 Thẩm mỹ Chính trị Kinh tế 4 Chính trị Tín ngưỡng Thẩm mỹ 5 Lý thuyết Thẩm mỹ Tín ngưỡng 6 Kinh tế Xã hội Xã hội 1.6- Các loại giá trị (tt): b- Phân loại theo Rokeach (1973): Giá trị tới hạn (Terminal values) Những mục tiêu mà một cá nhân muốn đạt tới trong cuộc đời của mình. Giá trị phương tiện (Instrumental values) Những cách thức hành động được yêu thích hay những phương tiện để đạt tới giá trị tới hạn. Sự thay đổi giá trị của người lao động Giá trị công việc cũ Giá trị công việc mới Chỗ làm việc của phụ nữ là ở nhà, không phải nơi làm ra tiền. Sự nhàn nhã, thư thả, thoải mái. Nếu công việc tạo ra sự ổn định về kinh tế, bạn sẽ ở lại với nó ngay cả khi bạn không hài lòng. Một công việc có ý nghĩa Sự khuyến khích bằng tiền và địa vị động viên phần lớn con người Sự tự chủ tại nơi làm việc Các giá trị công việc và trung thành với tổ chức được đặt cao hơn các giá trị gia đình. - Các giá trị gia đình được đề cao và coi trọng. 4Các giá trị ở các độ tuổi khác nhau ở Mỹ Độ tuổi Các giá trị thống trị Trên 60 Làm việc cần mẫn, chăm chỉ, bảo thủ, tuân thủ và trung thành với tổ chức. 40-60 Thành công, thành tựu, tham vọng, không thích vàkhông coi trọng quyền lực chính thức, coi trọng sự nghiệp. 25-40 Cân bằng cuộc sống-công việc, định hướng đồng đội hơn là cá nhân, không thích luật lệ mà chú trọng nhiều hơn vào những nguyên tắc và các giá trị, trung thành với những quan hệ. Dưới 25 Tự tin, thành công nhanh chóng về tài chính, địnhhướng đồng đội, trung thành với cả công việc và quan hệ. LOGOwww.themegallery.com NHẬN THỨC P E R C E P T I O N S Khái niệm: Nhận thức được xem là quá trình trong đó cá nhân thiết lập và diễn đạt những ấn tượng mang tính cảm giác để giải thích về môi trường của họ. Nhận thức là quan trọng trong việc nghiên cứu hành vi. Vì hành vi của con người dựa trên nhận thức của họ về thế giới, về môi trường chứ không phải dựa trên thế giới khách quan tự nó. www.thmemgallery.com Company Logo Quá trình nhận thức Thế giới được nhận thức (thực tế) Quan sát (Cảm giác) Chú ý (chọn lựa) Cảm nhận (Translation) Các tín hiệu Thế giới khách quan (Sự tác động của môi trường làm việc) - Phong cách lãnh đạo - Âm thanh - Đồng nghiệp - Chính sách lương thưởng - Cơ hội nghề nghiệp Phản ứng -Nhu cầu -Thái độ -Tình cảm -Động lực Quá trình nhận thức của cá nhân 5Con người có xu hướng nhìn thế giới như con người muốn nhận thức về nó. Có nghĩa là chúng ta không nhìn thấy thế giới khách quan mà là chúng ta diễn đạt cái mà chúng ta nhận thức về thế giới đó và gọi nó là thực tế. www.thmemgallery.com Company Logo Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức www.thmemgallery.com Company Logo Nhận thức Perception Tình huống  Thời điểm  Môi trường công việc  Môi trường xã hội Đối tượng nhận thức  Tương quan vật nền  Tương tự, tương đồng  Gần nhau  Kết thúc Người nhận thức  Thái độ  Động cơ  Lợi ích  Kinh nghiệm  Những mong đợi Đối tượng nhận thức:  Tương quan vật nền (Law of figure and ground): www.thmemgallery.com Company Logo Khi diễn ra bất kỳ một quá trình nhận thức nào thì đều có một cái gì đó chính yếu nổi bật lên (đối tượng nhận thức), còn tất cả những gì còn lại (bối cảnh hay nền) thì được phản ánh ít rõ nét hơn hoặc hoàn toàn không được để ý tới. Đối tượng nhận thức (tt): Tương tự, tương đồng (Law of similarity): Những gì tương tự nhau thì sẽ gom lại với nhau. Gần nhau (Law of nearness): Những gì gần nhau thì sẽ nhóm lại với nhau. Kết thúc (Law of closure): Tín hiệu luôn luôn thiếu, phải giả định, bổ sung thông tin để nhanh chóng kết thúc. 6Người nhận thức Khi con người nhìn một đối tượng và diễn đạt cái mà anh ta thấy, sự diễn đạt đó bị ảnh hưởng mạnh bởi những đặc tính cá nhân của người đó. Những đặc tính cá nhân ảnh hưởng rất mạnh đến nhận thức là:  Thái độ,  Động cơ,  Lợi ích,  Kiến thức, kinh nghiệm quá khứ và  Những mong đợi của con người. www.thmemgallery.com Company Logo Tình huống trong đó quá trình nhận thức diễn ra Cùng một vấn đề nhưng trong hoàn cảnh khác nhau, vấn đề được nhận thức rất khác nhau bởi cùng một người nhận thức. www.thmemgallery.com Company Logo Thuyết quy kết (Attribution theory) Định nghĩa  Là một quá trình mà các cá nhân cố gắng giải thích lý do cho những sự kiện.  Khi chúng ta quan sát con người, chúng ta không hiểu các nguyên nhân của hành vi của họ, song chúng ta lại cố gắng giải thích tại sao họ lại cư xử theo những cách nào đó. www.thmemgallery.com Company Logo Quá trình quy kết (The attribution process) Sự kiện Phân tích những gì gây ra sự kiện Củng cố hoặc thay đổi các giả định trước đây của quan hệ nhân quả Lựa chọn liên quan đến hành vi tương lai Tôi được tăng lương Tôi được tăng lương vì tôi làm việc chăm chỉ Làm việc chăm chỉ sẽ được thưởng Vì tôi xem trọng chính sách thưởng, nên tôi sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ 7Nhận thức về con người: phán quyết về người khác Person perception: making judgments about others Thuyết quy kết cho rằng: khi chúng ta quan sát hành vi của một cá nhân, chúng ta cố gắng xác định nguyên nhân của hành vi của họ là từ bên ngoài hay bên trong. Tuy nhiên, sự xác định đó phụ thuộc vào ba yếu tố: • Sự riêng biệt/ khác biệt (distinctiveness): là mức độ mà một người cư xử tương tự trong các tình huống khác nhau. • Sự nhất quán (consistency): là mức độ mà một người biểu hiện những hành vi tương tự tại các thời điểm khác nhau. • Sự nhất trí/ đồng lòng (consensus): là mức độ mà những người khác nhau có biểu hiện hành vi tương tự trong cùng một hoàn cảnh. Các ứng dụng cụ thể trong tổ chức Các ứng dụng cụ thể trong tổ chức: Khi 1 người gia nhập một tổ chức, anh ta ngay lập tức được đánh giá bởi các thành viên của tổ chức đó. www.thmemgallery.com Company Logo Các ứng dụng cụ thể trong tổ chức Con người trong các tổ chức luôn phán quyết về người khác và những phán quyết này lại có một tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của tổ chức, như các quyết định về tuyển chọn NV, bố trí, đề bạt, đào tạo và phát triển, đánh giá về NV và trả công lao động, đánh giá thực hiện nhiệm vụ, nỗ lực, đánh giá về sự trung thành với tổ chức. www.thmemgallery.com Company Logo Sai lầm và thiên vị trong quy kết: Khi thực hiện phán quyết về những người khác: xu hướng trong việc hạ thấp ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài và đề cao ảnh hưởng các nhân tố bên trong. Xu hướng của các cá nhân trong việc quy thành công của họ cho các nhân tố bên trong; trong khi đổ lỗi cho các thất bại của họ là do các nhân tố bên ngoài. www.thmemgallery.com Company Logo 8Những thiếu sót thường gặp trong phán quyết về người khác:  Nhận thức có lựa chọn: Mọi người giải thích có chọn lọc những gì họ nhìn thấy trên cơ sở lợi ích của họ, kiến thức, kinh nghiệm và thái độ.  Hiệu ứng hào quang (Halo effect)  Hiệu ứng tương phản  Suy bụng ta ra bụng người  Tự so sánh với bản thân  Vơ đũa cả nắm  Sự phiến diện www.thmemgallery.com Company Logo LOGOwww.themegallery.com RA QUYẾT ĐỊNH CÁ NHÂN INDIVIDUAL DECISION MAKING Mối liên kết giữa Nhận thức và ra quyết định cá nhân www.thmemgallery.com Company Logo Chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nhận thức của người ra quyết định Kết quả Vấn đề Là sự không thống nhất giữa trạng thái hiện tại và trạng thái mong muốn nào đó. Quyết định Việc lựa chọn từ các dữ liệu được xem là phù hợp. Mô hình ra quyết định dựa trên lý trí (the Rational decision-making model) Phân tích các phương án và đánh giá5 Xác định vấn đề1 Xác định trọng số cho từng tiêu chí3 Phát triển các phương án4 Lựa chọn phương án tốt nhất6 Click to add Title2 Xác định các tiêu chí quyết định Định nghĩa Là mô hình mô tả cách thức các cá nhân phải cư xử để tối đa hóa kết quả. 9Mô hình ra quyết định dựa trên lý trí (the Rational decision-making model) Lý trí bị giới hạn Khả năng xử lý thông tin của con người bị giới hạn khiến cho họ không thể tiếp thu và hiểu hết tất cả các thông tin cần thiết để ra quyết định tối ưu. Trực giác (Intuition)  Ra quyết định theo trực giác (Intuitive decision making) Là một quy trình vô thức được hình thành từ những trải nghiệm, chịu tác động bởi cảm xúc, nghĩa là quy trình này thường gắn kết với cảm xúc. Mặc dù không như lý trí, nhưng trực giác không hoàn toàn là sai. Hai quy trình này có thể bổ sung cho nhau.  Tuy nhiên, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào trực giác vì không thể định lượng được, cho nên khó có thể biết được khi nào trực giác của người ra quyết định là đúng hay sai. Do đó, cần bổ sung các chứng cứ và sự đánh giá hợp lý cho cách ra quyết định này. Những định kiến và sai lầm phổ biến trong việc ra quyết định  Định kiến quá tự tin: khuynh hướng quá tự tin vào quan điểm của mình khiến con người khó vạch được kế hoạch để tránh những rắc rối phát sinh.  Thiên kiến neo bám: xu hướng dựa vào thông tin ban đầu khiến một người không điều chỉnh đủ để có thông tin tiếp theo.  Thiên kiến chứng thực: xu hướng tìm kiếm thông tin củng cố lựa chọn trước đây và bỏ qua những thông tin trái với những phán xét trước đó.  Thiên kiến sẵn có: xu hướng đánh giá dựa vào những thông tin đã có sẵn. www.thmemgallery.com Company Logo Những định kiến và sai lầm phổ biến trong việc ra quyết định Gia tăng cam kết: cam kết được tăng lên đối với một quyết định từ trước mặc dù có thông tin bất lợi về quyết định đó.  Sai sót ngẫu nhiên: xu hướng các cá nhân tin tưởng họ có thể dự đoán kết quả của các sự kiện ngẫu nhiên.  Ác cảm rủi ro: xu hướng thích đạt được một cách chắc chắn khoản lợi nhuận khiêm tốn so với một kết quả mạo hiểm hơn, ngay cả khi kết quả mạo hiểm hơn này có thể có một khoản tiền kỳ vọng cao hơn.  Thiên kiến nhận thức muộn: xu hướng tin tưởng một cách sai lầm rằng sau khi kết quả của một sự kiện hiện ra rõ ràng trên thực tế, chúng ta có thể dự đoán đúng kết quả này. www.thmemgallery.com Company Logo 10 Sự khác biệt cá nhân trong việc ra quyết định www.thmemgallery.com Company Logo Phụ nữ có xu hướng phân tích các quyết định nhiều hơn nam giới Các khía cạnh của sự tận tâm có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng cam kết Tính cách Giới tính Năng lực trí tuệ Sự khác biệt văn hóa Nền tảng văn hóa của người ra quyết định có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự lựa chọn của các vấn đề, độ sâu phân tích, tầm quan trọng đặt trên tính hợp lý Những người có năng lực trí tuệ cao thường có khả năng xử lý vấn đề nhanh, chính xác hơn và ít mắc các lỗi khi ra quyết định nếu được cảnh báo trước Áp lực của tổ chức đối với người ra quyết định  Đánh giá công việc  Tiêu chuẩn đánh giá ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các hành động.  Hệ thống phần thưởng  Người ra quyết định lựa chọn hành động mà tổ chức ưa chuộng.  Các quy định chính thức  Quy định và chính sách của tổ chức làm hạn chế sự lựa chọn của người ra quyết định.  Áp lực về thời gian  Tổ chức yêu cầu các quyết định bởi thời hạn cụ thể.  Tiền lệ  Quyết định trong quá khứ ảnh hưởng đến các quyết định hiện hành. Vấn đề đạo đức trong việc ra quyết định Tiêu chí ra quyết định mang tính đạo đức  Thuyết vị lợi Các quyết định được đưa ra mang lại lợi ích tối đa cho số lượng người lớn nhất.  Quyền lợi Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của những người tố giác  Công bằng Áp đặt và thực thi các quy tắc công bằng và vô tư. Áp đặt và thực thi các quy tắc công bằng và vô tư Cải thiện tính sáng tạo trong việc ra quyết định  Tính sáng tạo cho phép người ra quyết định đánh giá đầy đủ và hiểu rõ vấn đề, bao gồm cả việc thấy được các vấn đề mà người khác không nhìn thấy.  Hầu hết ai cũng có tiềm năng sáng tạo hữu ích. Tuy nhiên, để khai thác được tiềm năng này thì họ phải thoát ra khỏi lối mòn tâm lý mà nhiều người trong chúng ta đã mắc phải và học cách tư duy về một vấn đề theo nhiều hướng khác nhau. 11 Cải thiện tính sáng tạo trong việc ra quyết định Tính sáng tạo Khả năng đưa ra những ý tưởng mới lạ và hữu ích. Mô hình ba thành phần của tính sáng tạo Tính sáng tạo của cá nhân được đề xuất bởi thành phần năng lực chuyên môn, kỹ năng tư duy sáng tạo và động cơ làm việc. Cách thức cải thiện việc ra quyết định 1. Phân tích tình huống và điều chỉnh phương pháp ra quyết định phù hợp với từng hoàn cảnh. 2. Hãy thận trọng với những thành kiến và cố gắng hạn chế ảnh hưởng của chúng. 3. Kết hợp phân tích lý trí với trực giác để tăng hiệu quả của việc ra quyết định. 4. Đừng cho rằng cách thức ra quyết định cụ thể của bạn là phù hợp với mọi tình huống 5. Tăng cường sự sáng tạo cá nhân bằng cách tìm kiếm những giải pháp mới hoặc nhìn nhận vấn đề bằng nhiều cách thức mới và sử dụng phép loại suy. Hướng đến giảm thiểu những định kiến và sai lầm  Tập trung vào mục tiêu  Mục tiêu rõ ràng làm cho việc ra quyết định dễ dàng hơn và giúp loại bỏ các lựa chọn không phù hợp với sở thích của bạn.  Tìm kiếm những thông tin trái ngược với sự tin tưởng  Suy nghĩ ngược lại với những gì chúng ta cho rằng đúng để có cái nhìn đa chiều hơn.  Đừng cố gắng tạo ra nhiều tình huống ngẫu nhiên  Đừng cố gắng tạo ra nhiều sự trùng hợp ngẫu nhiên.  Tạo ra nhiều sự lựa chọn  Số lượng và sự đa dạng của các phương án sẽ có nhiều cơ hội tìm thấy một phương án nổi bật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_hanh_vi_to_chuc_chuong_3_gia_tri_nhan_thuc_va_ra_q.pdf