Năm 1991, Việt Nam thông qua kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển
bền vững. Tháng 12 – 1993, Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua, và
ngày 10 - 1 – 1994 đã được công bố, tạo điều kiện để cụ thể hóa điều 29 Hiến pháp
năm 1992 trong quản lí nhà nước về môi trường, giao trách nhiệm cho chính quyền
các cấp, các tổ chức kinh tế xã hội, mọi công dân trong việc bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững. Tới tháng 4 – 1995, đã có 22 nghị định và quyết định khác
nhau hướng dẫn và làm sáng tỏ, chi tiết hóa Luật bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường gồm 7 chương, 55 điều.
Với mục tiêu bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân được sống
trong môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển lâu bền của đất nước, góp phần
bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. Luật bảo vệ môi trường đã đề ra các quy
định chung:
- Quy định thống nhất về việc quản lí môi trường từ trung ương đến địa
phương.
- Quy định trách nhiệm về các hoạt động có liên quan đến bảo vệ môi trường
như: thông tin giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ở
trong nước và nước ngoài.
- Xác định bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của
mỗi công dân, tổ chức và đoàn thể.
- Quy định những điều cấm mọi hành vi làm suy thoái môi trường, gây ô
nhiễm môi trường và gây sự cố môi trường.
Bộ luật cũng đã đề cập tới việc thống nhất một số thuật ngữ và nội dung của
chúng được dùng trong Luật bảo vệ môi trường như: môi trường, bảo vệ môi
trường, thành phần môi trường, chất thải, chất gây ô nhiễm.
115 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giáo dục môi trường ở tiểu học - Đại học Phạm Văn Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đẩy mạnh hơn. Các cuộc phát kiến địa
lí, nhất là việc tìm ra châu Mĩ, đã trở thành một cái mốc quan trọng cho dòng người
lũ lượt di cư. Lúc đầu, dòng di cư xuất phát từ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, sau đó từ
Anh, Pháp, Hà Lan kéo đến châu Mĩ. Tiếp đó là cuộc di cư cưỡng bức đẫm máu
của những da đen châu Phi sang châu Mĩ do việc buôn bán nô lệ. Ước tính, có
khoảng 80 triệu người bị chết vì cuộc săn bắt nô lệ hoặc chết trên tàu và chỉ gần 20
triệu người sang được châu Mĩ. Những thập kỉ sau đó, người châu Âu tiếp tục sang
châu Phi, châu Mĩ và châu Đại Dương. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các dòng di
cư phức tạp hơn. Ngày nay, không chỉ các dòng di cư vì các cuộc chiến tranh, vì
nguyên nhân kinh tế, tìm kiếm việc làm, di cư từ nông thôn ra các đô thị v. v mà
còn có cả các dòng di cư “chất xám” từ các nước lạc hậu sang các nước phát triển,
di cư của các tôn giáo, di cư vì tình trạng môi trường xuống cấp, mà cả dòng di cư
ngược lại từ thành phố về các vùng nông thôn do có một số người không thích sống
ở môi trường đô thị.
Có hàng loạt nguyên nhân làm cho con người di chuyển, đó là: 1. Khả năng
tìm kiếm việc làm và thu nhập; 2. Sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng; 3. Sự
thuận lợi hay bất lợi của môi trường sống; 4. Sự thiếu hụt các điều kiện cần thiết
cho cuộc sống; 5. Các nhân tố văn hóa, lối sống, tập quán, tôn giáo, chính trị, chiến
tranh v.v Di chuyển dân cư có tác động rất lớn đến quy mô dân số, sự chuyển đổi
nghề nghiệp, thu nhập, môi trường.
88
Việt Nam hiện nay có các dòng di cư chủ yếu là di cư từ nông thôn ra thành
thị (bao gồm di cư theo kế hoạch và di cư tự do), di cư tự do từ nông thôn – nông
thôn (từ các tỉnh phía Bắc vào các tỉnh Tây Nguyên, di cư quả lắc (từ vùng ngoại ô
vào đô thị và ngược lại).
5.1.5. Tác động của sự gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường
Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân số quá nhanh hay quá
chậm đều gây ra nhiều tác động.
Tại các nước phát triển, do dân số tăng quá nhanh trong quá khứ và quá chậm
hiên nay, nên các nước này gặp phải tình trạng già hóa dân số. Sự già hóa dân số
đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết: an ninh tuổi già, tình trạng thiếu lao
động, sự học tập suốt đời, nghỉ ngơi giải trí, sự bình đẳng giữa các thế hệ v.v
Ngược lại, ở các nước đang phát triển, gia tăng dân số không cân đối với tốc
độ tăng trưởng kinh tế nên đã xuất hiện hàng loạt các vấn đề. Sự nghèo khổ còn khá
phổ biến (hiện nay hành tinh chúng ta có 2,8 tỉ người sống trong điều kiện mức thu
nhập dưới 2 USD/ngày, trong đó, 1,2 tỉ người có mức thu nhập dưới 1 USD/ngày).
Các nước đang phát triển chỉ đáp ứng được 87% nhu cầu về calo. Việc thiếu ăn và
ăn không đủ chất đã làm cho 52% trẻ em dưới 1 tuổi bị thiếu máu, 600 triệu người
bị suy dinh dưỡng và 1,3 tỉ người đói. Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp gia
tăng. Số người mù chữ cao và hiện đã tới gần 1 tỉ người. Chi phí về giáo dục ở các
nước đang phát triển chỉ bằng 1/12 các nước đang phát triển. Quá trình đô thị hóa
quá trình mức làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng giữa các lãnh thổ và các tầng
lớp xã hội.
Dân số và đất đai
Gia tăng dân số là nguyên nhân chủ yếu làm cho đất canh tác bị mặn hóa,
hoang mạc hóa. Hằng năm trên thế giới có khoảng 66000 km2 đất canh tác bị hoang
mạc hóa. Hiện tượng này đang đe dọa cuộc sống của trên 850 triệu người.
Năm 1997, Việt Nam có khoảng 66% lao động nông nghiệp. Do ruộng đất là
tư liệu sản xuất chính và không thể thay thế, nên đất canh tác là đặc biệt quan trọng
và có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế thay thế, nên đất canh tác là đặc biệt
89
quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế. Song do “đất chật người
đông”, diện tích canh tác bình quân đầu người rất thấp: năm 1993, chỉ có 0,098 ha
(chỉ số này ở hai khu vực đông dân của thế giới là 0,217 ha ở Tây Âu và 0,35 ha ở
Nam Á). Chỉ số này tiếp tục giảm mạnh bởi dân số tăng gấp đôi trong vòng 35 năm
và quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ nên đất sử dụng cho công
nghiệp và xây dựng ngày càng nhiều. Từ năm 1978 đến nay, đã có 130000 ha đất bị
lấy để làm thủy lợi, 60000 ha cho phát triển giao thông và 21000 ha cho phát triển
công nghiệp và nhiều vạn ha đất dành ở vùng nông thôn (vùng đồng bằng), nên dân
phải di cư ra đô thị và lên miền núi. Nạn đầu cơ và tăng giá đất cùng với nạn tranh
chấp đất đai tăng lên, làm cho các mối quan hệ xã hội trong vấn đề đất đai ngày
càng phức tạp.
Dân số và tài nguyên rừng
Dân số gia tăng dẫn đến tài nguyên rừng bị thu hẹp nhanh chóng (do khai thác
gỗ, phá rừng làm rẫy, mở đường giao thông). Hằng năm, hành tinh chúng ta mất 11
triệu ha rừng nhiệt đới và gần 10 triệu ha rừng khác. Trong đó 80% rừng nhiệt đới
bị mất do gia tăng dân số. Rừng bị tàn phá làm cho tài nguyên động thực vật rừng
suy giảm; hằng năm có 26 tỉ tấn đất bề mặt giàu dinh dưỡng bị rửa trôi do thiên tai,
lũ lụt xảy ra ngày càng nhiều.
Mật độ dân số vùng đồng bằng nước ta cao hơn mật độ dân số miền núi phía
bắc và Tây Nguyên rất nhiều, khiến cho sự di cư từ đồng bằng lên miền núi, Tây
Nguyên rất mạnh mẽ. Dân số Tây Nguyên đã tăng gấp đôi chỉ sau 10 năm và hiện
nay có khoảng 305 người dân sống nhờ rừng. Vì vậy, rừng bị chặt phá và biến mất
nhanh chóng gần như theo quy luật: dân số tăng lên bao nhiêu thì diện tích rừng
càng giảm đi bấy nhiêu lần. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam mất khoảng 200.000 ha
rừng. Mất rừng gây nên những thay đổi khí hậu, nạn hạn hán, lũ lụt và những thiên
tai khác, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và chất lượng đời sống dân cư.
Dân số và tài nguyên nước
Tác động của gia tăng dân số đối với tài nguyên nước thể hiện ở những khía
cạnh sau: thu hẹp diện tích ao, hồ và sông; gây ô nhiễm nguồn nước do chất thải
90
sinh hoạt, các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp; thay đổi chế độ thủy văn của
dòng chảy (do cháy rừng, xây dựng đập và công trình thủy lợi, rác thải bồi lắng).
Dân số và tài nguyên khí hậu
Gia tăng dân số làm gia tăng lượng chất thải khí nhà kính (nhất là COX, NOX),
làm cho Trái Đất nóng dần lên. Các khu vực đông dân cư và công nghiệp phát triển
là những khu vực phát thải các khí nhà kính lớn nhất.
Dân số và các vùng cửa sông, ven biển
Sự tập trung đông dân cư tại các vùng cửa sông, ven biển gây nên hàng loạt
các tác động môi trường. Đánh bắt thủy sản gia tăng, thậm chí sử dụng các phương
pháp đánh bắt mang tính chất hủy diệt; dùng chất nổ, xung điện, dùng lưới đánh bắt
có mắt lưới quá nhỏ. Diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp do khai thác để lấy củi và
nhất là phá rừng ngập mặn để nuôi tôm. Các rạn san hô bị khai thác để nung vôi.
Nước vùng cửa sông ven biển bị ô nhiễm do nước thải, rác thải sinh hoạt và công
ngiệp, do khai thác dầu khí và sự cố khác trên biển.
Bởi vậy, các quốc gia phải nhanh chóng hoạch định và thực hiện các chính
sách vầ dân số, nhất là triển khai chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình nhằm
trước hết hạ thấp mức sinh. Thành công của Trung Quốc, Việt Nam trong vài thập
kỉ vừa qua đã cho thấy nhân loại có thể đạt được mức sinh thấp ngay cả trong điều
kiện quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa chưa phát triển.
Đánh giá
1. Xác định bản chất và nguyên nhân của hiện tượng bùng nổ dân số thế giới. liên
hệ thực tiễn Việt Nam.
2. Di dân tự do và mật độ dân số quá cao có tác động như thế nào tới môi trường?
3. Phân tích tác động môi trường của gia tăng dân số.
5.2. Tìm hiểu vấn đề lương thực và thực phẩm
5.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng của con người
Khác với những sinh vật tự dưỡng khác có thể tự tổng hợp những thức ăn cần
thiết, con người và động vật phải tiếp nhận các chất dinh dưỡng thông qua việc tiêu
thụ những sinh vật khác. Lương thực, thực phẩm được con người sử dụng chứa
nhiều phân tử hữu cơ cần thiết để duy trì và phát triển sức khỏe: cacbonhyđrat
91
prôtêin, chất béo, các vitamin Ngoài ra, cơ thể con người còn cần nước, những
chất khoáng sắt, canxi, các nguyên tố vi lượng). Khi vào dạ dày, chúng được
đồng hóa nhờ hoạt động của các enzym.
Để đảm bảo sự sống thì lương thực, thực phẩm và khẩu phần ăn hằng ngày có
ý nghĩa quyết định. Khẩu phần ăn của từng người rất khác nhau và phụ thuộc vào
lứa tuổi, nghề nghiệp, thể trạng, tình trạng, sức khỏe, giới tính một người lớn
trung bình phải tiêu thụ thức ăn để sản sinh ra 260 kcal/ngày (nam giới cần 300
kcal/ngày và nữ giới cần 220 kcal/ngày). Nếu lượng calo tiếp nhận dưới lượng calo
đòi hỏi trong một thời gian dài thì sức khỏe và sức chống chịu với bệnh tật sẽ giảm,
thậm chí có nguy cơ tử vong. Hiện tượng đó gọi là thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng.
Trong khẩu phần ăn hằng ngày, ngoài việc phải cân đối đủ lượng calo, còn cần
đến những chất dinh dưỡng khác như prôtêin, vitamin và các khoáng chất. Nếu
thiếu prôtêin động vật trong bữa ăn, thì phải bù đắp prôtêin thực vật, mặc dù hàm
lượng prôtêin trong thực vật thường thấp. Tỉ lệ prôtêin tối ưu cho cơ thể là khoảng
70% có nguồn gốc thực vật và 30% có nguồn gốc động vật. Thiếu Iốt gây kém phát
triển về trí nhớ, thiếu vitamin A gây khô mắt và giảm sức đề kháng, thiếu sắt sẽ gây
thiếu máu. Vì vậy, khi nói đến an ninh dinh dưỡng không chỉ có nghĩa là “đủ no”
mà còn phải “đủ chất”.
Ăn quá ít hoặc quá nhiều thức ăn đều gây ra những hậu quả xấu. Ăn quá ít
thức ăn sẽ gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng. Nghèo đói và thiếu hiểu biết là cội
nguồn của suy dinh dưỡng. Liên quan đến vấn đề ăn, nảy sinh hai bệnh phổ biến là
gầy mòn và suy dinh dưỡng. Bệnh gầy mòn là sự gầy nhanh chóng do trong khẩu
phần ăn thiếu cả hai: tổng lượng calo và prôtêin. Bệnh này thường phổ biến ở trẻ em
trong những năm đầu tiên của cuộc đời. Bệnh suy dinh dưỡng do thiếu prôtêin rất
phổ biến ở trẻ em của các nước nghèo. Ngược lại, ăn quá nhiều thức ăn, vượt trội
nhu cầu của cơ thể gọi là thừa dinh dưỡng. Hiện tượng này thường gặp ở những
nước phát triển. Nhìn chung,người bị thừa dinh dưỡng có trong khẩu phần ăn bão
hòa mỡ, đường và muối khoáng. Thừa dinh dưỡng gây nên các bênh: béo phì, huyết
áp cao, đái tháo đường và tim mạch.
5.2.2. Tình hình sản xuất lương thực và thực phẩm thế giới
92
Xã hội sớm nhất của loài người là các gia đình và bộ lạc sống dựa vào việc săn
bắt và hái lượm những sản vật có sẵn trong thiên nhiên. Khoảng 10 vạn năm trước
đây, con người bắt đầu tuyển chọn và cất giữ những hạt giống tốt nhất để trồng trọt .
công việc tuyển chọn các giống loài động vật để nuôi cũng được tiến hành song
song. Trong suốt quá trình lịch sử, loài người đã sử dụng khoảng 3000 loài thực vật
để làm lương thực và tối thiểu cũng tới 150 loài thực vật và trên 20 loài động vật đã
trở thành hàng hóa. Qua nhiều thế kỉ chọn lọc, con người đã tập trung vào 30 loại
cây trồng chính để làm lương thực, thực phẩm.
Bảng 5.3. 30 loài cây lương thực, thực phẩm quan trọng nhất
(xếp theo thứ tự mức độ phổ biến trong sản xuất)
TT Tên cây Nhóm cây TT Tên cây Nhóm cây
1 Lúa mì (Wheat) Cây lấy
hạt
16 Củ cải đường
(Sugar beet)
Cây lấy
đường
2 Lúa gạo (Rice) Cây lấy
hạt
17 Lúa mạch đen
(Rye)
Cây lấy
hạt
3 Ngô (Corn) Cây lấy
hạt
18 Cam (Orange) Cây lấy
quả
4 Khoai tây (Potato) Cây lấy củ 19 Dừa (Coconut) Cây lấy
quả
5 Lúa mạch
(Barley)
Cây lấy
hạt
20 Hạt bông
(Cottonseed)
Cây lấy
dầu
6 Khoai lang (Sweet
potato)
Cây lấy củ 21 Táo (Apple) Cây lấy
quả
7 Sắn (Cassava) Cây lấy củ 22 Khoai mỡ (Yam) Cây lấy củ
8 Nho (Grape) Cây lấy
quả
23 Lạc (Peanut) Cây bộ
đậu
9 Đậu tương
(Soybean)
Cây bộ
đậu
24 Dưa hấu (Water
melon)
Cây lấy
quả
10 Yến mạch (Oat) Cây lấy
hạt
25 Cải bắp
(Cabbage)
Cây lấy lá
93
11 Lúa miến
(Sorghum)
Cây lấy
hạt
26 Hành (Onion) Cây lấy củ
12 Mía (Sugarcane) Cây lấy
đường
27 Đậu đỗ (Bean) Cây bộ
đậu
13 Kê, Cao lương
(Millet)
Cây lấy
hạt
28 Đậu Hà Lan
(Pea)
Cây bộ
đậu
14 Chuối (Banana) Cây lấy
quả
29 Hạt Hướng
dương
(Sunflower seed)
Cây lấy
dầu
15 Cà chua (Tomato) Cây lấy
quả
30 Xoài (Mango) Cây lấy
quả
Nguồn: Lê Văn Khoa. Khoa học môi trường. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002, Trang
234-235.
Trong tập đoàn cây lương thực, lúa mì, lúa gạo (lúa) và ngô là những cây
trồng chủ yếu.
Lúa mì: trong cơ cấu cây lương thực của nông nghiệp thế giới, lúa mì có vị trí
số một. Sản lượng lúa mì hằng năm chiếm khoảng 30,5% sản lượng lương thực thế
giới. Năm 1996, sản lượng đạt 548 triệu tấn. Lúa mì thích hợp với các loại đất đai
màu mỡ của các đồng có miền khí hậu ôn đới, trên hoặc dưới vĩ độ 40o. Tuy chỉ
trồng một vụ nhưng năng suất lúa mì thường rất cao (6,8 tấn/ha tính trên toàn bộ
diện tích) Các quốc gia trồng nhiều lúa mì nhất thường nằm ở vùng ôn đới như:
Hoa Kì, Canađa, Anh, Đức, Ba Lan, Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kì.
Lúa gạo (lúa) gồm lúa nước và lúa cạn (lúa nương rẫy): diện tích lúa cạn ngày
càng thu hẹp còn diện tích lúa nước tăng lên. Lúa nước là cây lương thực của xứ
nông, cần nhiều ánh sáng mặt trời, nước, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai
màu mỡ. Các đồng bằng phì nhiêu ở miền trung lưu và hạ lưu của các sông lớn tại
phía đông và phía nam của châu Á là những nơi rất thích hợp với việc trồng lúa.
Ngoài ra lúa nước cũng được trồng tại một số vùng khí hậu nóng ẩm tại châu Mĩ,
châu Phi. Các vùng trồng nhiều lúa nhất là những đồng bằng châu thổ của Hoàng
94
Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang, Châu Giang (Trung Quốc), sông Hồng, sông
Cửu Long (Việt Nam), sông Mê Nam (Thái Lan), sông Iraoađi (Mianma), sông
Tigrơ và Ơphơrat (Irắc), sông Nin (Ai Cập) Năm 1999, diện tích lúa cả năm của
Việt Nam là 7.648.100 ha, năng suất 41,0 tạ/ha cho sản lượng 31.393.800 tấn.
Ngô có biên độ sinh thái khá rộng, có thể phát triển tốt ở khí hậu nhiệt đới, cận
nhiệt đới và ôn đới. Ngô là cây không kén đất như lúa mì hay lúa nước, có thể phát
triển được trên nhiều loại đất khác nhau, kể cả đất bạc màu nếu được thâm canh và
bón phân hữu cơ thì ngô vẫn phát triển tốt. Ngô được trồng ở Trung Mĩ cách đây
7000 năm và được Chiristophe Colômbô mang về châu Âu vào thế kỉ XV, rồi châu
Á (trước tiên là Ấn Độ), vào thế kỉ XVI thì phát triển ở Trung Quốc, tới cuối thế kỉ
XVIII mới đưa về trồng ở Việt Nam (Theo Lê Qúy Đôn). Hiện nay thế giới có tới
8500 giống ngô khác nhau. Các dân tộc miền núi, cao nguyên và nhiều nước ở châu
Phi thường sử dụng ngô làm thức ăn chính. Tuy vậy, trên thế giới, ngô chủ yếu
được dùng chế biến thức ăn cho gia súc. Năm 1999, diện tích ngô của Việt Nam là
687.000 ha, năng suất 25,5 ta/ha cho sản lượng 1.752.000 tấn.
Năm 1996, diện tích gieo trồng cây lương thực toàn thế giới khoảng 710 triệu
ha, cho sản lượng trên 2.049 triệu tấn. Cơ cấu lương thực thế giới hiện nay là: lúa
mì – 30,5%, lúa nước 26,5%, ngô – 24%, các loại khác – 19%. Bình quân lương
thực đầu người đạt 378 kg/năm.
FAO đã đánh giá rằng: nước tưới và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng
đầu làm cho tốc độ sản lượng lương thực thế giới lớn hơn tốc độ gia tăng dân số.
trong hai thập kỉ 70 và 80 của thế kỉ XX, mức tăng dân số trung bình 1,76% còn sản
lượng lương thực tăng 2,46%, trong đó 2,19% là do tăng năng suất cây trồng. Từ
năm 1950 đến năm 1984, sản lượng lương thực tăng 2,46%, trong đó 2,19% là do
tăng năng suất cây trồng. Từ năm 1950 đến năm 1984, sản lượng lương thực của thế
giới tăng gấp 3 lần và sản lượng lương thực trên đầu người tăng 40%, giúp giảm đói
nghèo và suy dinh dưỡng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, từ giữa năm 1984 đến năm
1993, sản lượng lương thực bình quân đầu người trên thế giới lại giảm 10%, làm
cho số người đói trên thế giới là 460 triệu người, đến năm 1990 là 550 triệu và năm
95
2000 là khoảng 600-650 triệu. Khoảng 85% số người đói ở các nước đang phát triển
thuộc châu Á và châu Phi; 10% ở châu Mĩ Latinh và vùng Caribê.
Về thực phẩm cho hạt, quan trọng nhất là đậu tương (đậu nành) và lạc (đậu
phộng). Theo sản lượng thì chúng không thể so với các loại cốc, nhưng về thành
phần prôtêin thì hàm lượng cao hơn gấp nhiều lần, nên rất quan trọng cho sự dinh
dưỡng của người và gia súc. Vi khuẩn cộng sinh trong các loại cây này có khả năng
cố định đạm từ khí quyển và biến đổi nó trở thành dạng mà cây có thể sử dụng trực
tiếp. Do vậy, toàn thân của chúng có thể làm phân xanh hoặc làm thức ăn cho gia
súc.
Thịt, cá là những loại thực phẩm có vai trò không thể thiếu được để đảm bảo
lượng prôtêin cần thiết. Những động vật được con người thuần dưỡng, lựa chọn có
số lượng ít hơn nhiều so với thực vật. Trong số này, trừ cá, có 9 loại bảo đảm cung
cấp phần lớn prôtêin nuôi sống con người. Đó là trâu, bò, lợn, dê, cừu, ngỗng, gà,
vịt, gà tây. Bò và lợn đã cung cấp 90% lượng thịt do gia súc đem lại. Về sữa, thì bò
cung cấp trên 90%, trâu khoảng 4-5%, phần còn lại là dê, cừu.
Khoảng 12% dân số thế giới sống phụ thuộc hoàn toàn vào chăn nuôi động
vật. Các nước đang phát triển có quần xã động vật nuôi rất phong phú (trâu –
99,5%; lạc đà – 98,5%; dê – 94%; lợn – 57,8%; cừu – 52,5% toàn thế giới); nhưng
sản xuất thịt ở các nước đang phát triển lại thấp hơn nhiều so với các nước phát
triển do phương thức chăn nuôi tàn mạn, quy mô nhỏ trong hệ thống canh tác truyền
thống. Năm 2000, số lượng vật nuôi trên toàn thế giới là: bò – 1341,2 triệu con, lợn
– 940 triệu con, trâu – 160 triệu con, cừu – 1.059 triệu con, dê -700 triệu con, gia
cầm – 15.625 triệu con. Việt Nam có trên 4 triệu con bò, hơn 2 triệu con trâu, 22
triệu con lợn và đàn gia cầm gần 200 triệu con.
Ngành hải sản sản xuất 16% tổng số lượng protein động vật trên thế giới,
tương đương với lượng prôtêin do trâu, bò đem lại. Sản lượng hải sản thế giới chủ
yếu do vùng ven bờ biển cung cấp và chiếm khoảng 86% sản lượng hải sản của năm
90 của thế kỉ XX. Nếu giữ mức tiêu thụ hải sản như hiện nay và mức khai thác đã
đạt mức cho phép là 100 triệu tấn/năm, thì đầu thế kỉ XXI nhân loại sẽ thiếu khoảng
30 triệu tấn/ năm do dân số tăng. Để khắc phục, con người phải đẩy mạnh việc nuôi
96
trồng thủy sản. Khoảng 11% tổng sản lượng cá trên thế giới được thu từ việc nuôi
trồng với 7 triệu tấn từ môi trường nước ngọt và 5 triệu tấn từ nuôi trồng trong nước
mặn. Lượng này dự kiến sẽ tăng gấp 2 lần vào đầu thế kỉ XXI. Việc nuôi trồng thủy
sản chủ yếu ở châu Á, Khoảng 4 triệu tấn/năm. Nuôi trồng hải sản ven bờ (chủ yếu
là tôm) ở châu Á chiếm tới 82% tổng lượng tôm nuôi của thế giới năm 1990
(400/471 nghìn tấn).
Điều đáng mừng là nhân loại đã sản xuất được nhiều hơn số lượng lương thực
cần thiết để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản về dinh dưỡng của con người trên Trái
Đất. Nếu sản lượng lương thực thế giới được phân phối công bằng thì số đó đủ nuôi
sống trên 7 tỉ người. Tuy nhiên,sản lượng lương thực thế giới không được phân phối
đều do điều kiện sản xuất khác nhau, trình độ quản lí và khai thác đất nông nghiệp
khác nhau lí do chính của hiện tượng đói không phải là thiếu lương thực mà chủ
yếu do con người không có khả năng trồng và mua lương thực.
Dự báo, sau năm 2100, dân số thế giới sẽ không tăng và ổn định ở mức 10,3 tỉ
người. Như vậy, thách thức lớn trong thế kỉ XXI mà nông nghiệp thế giới phải đối
mặt là phải đảm bảo nuôi sống số dân không ngừng gia tăng trong điều kiện môi
trường tự nhiên của Trái Đất không còn “mạnh khỏe” như trước. Diện tích đất canh
tác bình quân đầu người trên toàn thế giới theo thống kê của Liên Hợp Quốc, năm
1983 là 0,31 ha/người, năm 1993 còn 0,26 ha/người và con số này vẫn đang tiếp tục
giảm. Đến năm 2025, thế giới cần sản lượng lương thực là 3 tỉ tấn để nuôi sống
khoảng 8,5 tỉ người, trong khi sản lượng lương thực thế giới, hiện nay mới đạt hơn
2 tỉ tấn, đây là một thách thức lớn.
Như vậy, sức ép của sự gia tăng dân số lên cả 3 loại hệ sinh thái cung cấp
lương thực, thực phẩm cho con người đã tới mức giới hạn, làm cho chúng diễn biến
theo xu thế suy thoái, mất sự cân bằng, ổn định. Trước tình hình đó, nông nghiệp
thế giới trong tương lai không có sự lựa chọn nào khác là phải có chiến lược dự
phòng và hướng mọi sự nỗ lực vào việc nâng cao hiệu suất và tiết kiệm các nguồn
lực liên quan đến nông nghiệp.
Việc giải quyết vấn đề dân số, lương thực thực phẩm và môi trường là nhiệm
vụ chung toàn nhân loại. Muốn vậy, cần tiến hành đồng thời các biện pháp sau:
97
- Hạn chế các quá trình thoái hóa đất: sa mạc hóa, mặn hóa, xói mòn
- Đẩy mạnh cách mạng xanh.
- Phát triển công nghệ sau thu hoạch.
- Khai thác và nuôi trồng hải sản.
- Phát triển công nghệ sinh học.
- Hình thành một thị trường lương thực, thực phẩm lành mạnh.
- Hạ thấp tỉ lệ tăng dân số
Đánh giá
1. Kể những bệnh thường gặp khi ăn quá thừa và quá thiếu lương thực, thực phẩm.
2. Liệt kê các nguyên nhân thiếu lương thực hiện nay trên thế giới và ở vùng Tây
Nguyên.
3. Xác định các biện pháp giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm một cách bền
vững.
5.3. Tìm hiểu vấn đề năng lượng
Năng lượng rất cần thiết trong việc phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng
cuộc sống cho con người. Vì vậy, hầu hết các quốc gia và lãnh thổ đều tăng cường
thăm dò, tìm kiếm, khai thác, sản xuất và sử dụng năng lượng.
Nhu cầu sử dụng năng lượng của con người gia tăng nhanh chóng cùng với sự
phát triển kinh tế - xã hội. Người tiền sử hằng ngày chỉ sử dụng 2000 kcal dưới
dạng thức ăn nguyên khai. Sau khi phát minh ra lửa, con người đã sử dụng 10.000
kcal/người/ ngày, sang thế kỉ XV tăng lên 26.000 kcal/ người/ngày và đến thế kỉ
XX là 70.000 kcal/người/ngày. Hiện nay, mức tiêu thụ trung bình cả một người trên
thế giới là khoảng 200.000 kcal/ngày. Theo tính toán, gia tăng mức tiêu thụ năng
lượng thường gấp 2 lần mức tăng trưởng GDP.
Theo đà phát triển kinh tế - xã hội, không chỉ khối lượng năng lượng được con
người sử dụng ngày càng nhiều mà cơ cấu năng lượng cũng thay đổi. Giữa các nước
phát triển và các nước đang phát triển rất khác nhau về cơ cấu sử dụng và đối tượng
tiêu thụ năng lượng.
98
Bảng 5.4. Cơ cấu nguồn năng lượng và đối tượng tiêu thụ năng lượng thế giới
1987
Cơ cấu nguồn năng lượng và đối
tượng tiêu thụ năng lượng
Các nước công
nghiệp phát triển
Các nước đang
phát triển
Cơ cấu nguồn năng lượng sản xuất ra
(%)
Dầu mỏ
Than
Khí đốt thiên nhiên
Năng lượng hạt nhân
Thủy năng
Sinh khối
100
37
23
23
5
6
3
100
23
28
7
1
6
35
Đối tượng tiêu thụ năng lượng (%)
Vận tải
Công nghiệp
Sản xuất điện
Hộ gia đình và dịch vụ
100
22
19
38
21
100
14
34
31
21
Tổng trữ lượng nhiên liệu hóa thạch trên thế giới là một đại lượng có hạn: than
14.810 (có tài liệu cho là 3.360) tỉ tấn, dầu mỏ - 300 (có tài liệu cho là 107) tỉ tấn,
khí đốt thiên nhiên – 220 (có tài liệu cho là 112) tỉ m3. Để có đủ số năng lượng, con
người đã không ngừng khai thác các loại năng lượng khác nhau, làm cho nguồn tài
nguyên năng lượng hóa thạch không ngừng giảm sút. Cứ đà khai thác như năm
2000 (toàn thế giới khai thác hơn 3,7 tỉ tấn dầu mỏ, hơn 2 tỉ m3 khí đốt, 4,9 tỉ tấn
than), thì dầu mỏ chỉ còn sử dụng trong 30-35 năm, khí đốt trong 50 năm và than đá
chỉ còn đủ sử dụng trong vài trăm năm nữa.
Tỉ lệ đóng góp của các loại năng lượng khác (nhất là năng lượng sạch) trong
cơ cấu năng lượng còn thấp do trình độ công nghiệp còn hạn chế và giá thành sản
xuất cao.
99
Tỉ lệ đóng góp của năng lượng hạt nhân đang tăng nhanh, nhất là ở các nước
phát triển. Ngày 27-6-1954, nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ra đời ở nước Nga,
hiện nay tổng công suất của các nhà máy điện nguyên tử trên thế giới là 300 triệu
kW. Hoa Kì, Nga, Pháp, Nhật Bản, Đức là những nước có ngành điện nguyên tử
mạnh nhất thế giới. Trữ năng thủy điện của thế giới là khoảng 6 tỉ kW. Tỉ lệ khai
thác thủy điện cao nhất là ở châu Âu (59% tiềm năng), Sau đó là khoảng 6 tỉ kW. Tỉ
lệ khai thác thủy điện cao nhất là ở châu Âu (59% tiềm năng), sau đó là Bắc Mĩ
(36%) còn châu Á mới chỉ 9% tiềm năng. Năng lượng thủy triều có trữ năng khoảng
1 tỉ kW và một số nước đã xây dựng nhà máy điện thủy triều như Pháp, Mĩ Năng
lượng gió, địa nhiệt, năng lượng Mặt Trời đang bắt đầu được khai thác và là nguồn
năng lượng sạch. Tương lai, đây là phần đóng góp chính cho nguồn năng lượng thế
giới.
Việc sản xuất và sử dụng năng lượng gây ra vô số tác hại nghiêm trọng đối với
môi trường: axit hóa các sông ngòi, thải khí mêtan và chất thải do khai thác mỏ, dầu
đổ ra do các thiết bị lắp đặt trên bờ và ngoài biển, do tàu bè, nạn ô nhiếm không khí
do chất điôxit sunphua, ôxit nitơ và điôxit cácbon khi cháy than, dầu và khí đốt. Các
nhà máy sản xuất năng lượng cũng là nơi sử dụng nhiều nhất nguồn tài nguyên
không tái tạo được, một số nguồn tài nguyên này lại là nguyên liệu quan trọng của
ngành hóa chất (dầu mỏ).
Hiện nay có nhiều lãng phí trong sản xuất và sử dụng năng lượng thương mại.
Chẳng hạn các máy điều hòa cần phải tốn rất nhiều điện mới có thể làm cho nhiệt
độ trong phòng làm việc, phòng nghỉ thấp hơn nhiệt độ môi trường vài ba độ. Nhiều
nhà máy nhiệt điện đã tỏa ra nhiệt lượng lãng phí vào môi trường xung quanh dưới
dạng nước nóng, không khí nóng hoặc hơi nước. Một số nhà máy sử dụng quá nhiều
năng lượng so với mức cần thiết để vận hành. Việc truyền tải điện bằng những dây
cáp trần gây tổn hao điện. Những động cơ đốt trong đã tiêu thụ khoảng 1/3 số dầu
được dùng ở các nước OECD. Đó là những cách sử dụng năng lượng kém hiệu quả
và gây ô nhiễm môi trường.
Các cuộc khủng hoảng năng lượng đã xảy ra khá kiên tục trong thời đại công
nghiệp hóa. Giá năng lượng không ngừng tăng là những động lực cho việc tiết kiệm
100
năng lượng, tăng cường nghiên cứu để sử dụng các dạng năng lượng ít hay không
gây ô nhiễm môi trường và tìm kiếm nguồn năng lượng mới đang được triển khai ở
nhiều quốc gia.
Các hành động ưu tiên là:
- Soạn thảo những chiến lược quốc gia về năng lượng thật rõ ràng và chính
xác.
- Hạn chế việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, sự lãng phí trong việc phân
phối năng lượng và ô nhiễm trong việc sản xuất năng lượng thương mại.
- Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và những nguồn năng lượng hóa
thạch khác.
- Sử dụng năng lượng có hiệu quả cao hơn nữa ở gia đình, các khu công
nghiệp, các cơ sở công cộng và giao thông.
- Phát động chiến dịch tuyên truyền, quảng cáo để đẩy mạnh hoạt động tiết
kiệm năng lượng và tiêu dùng các sản phẩm tiêu thụ ít năng lượng.
Đánh giá
1. Việc khai thác và sử dụng năng lượng gây ra những tác động môi trường nào?
2. So sánh ưu, nhược điểm về mặt môi trường của việc sử dụng các dạng năng
lượng cổ truyền và hiện đại.
5.4. Tìm hiểu vấn đề phát triển bền vững
Phát triển là một trong những quy luật tất yếu của nhân loại trong mọi thời đại.
Trong nhiều thập kỉ qua, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhiều quốc gia
trên thế giới đã tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác.
Điều đó dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Để hạn chế những hậu
quả này và điều chỉnh sự phát triển, trong những năm gần đây, nhiều chính phủ, các
chính trị gia và các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến sự phát triển bền vững và họ
cũng đã đưa ra nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về phát triển bền vững.
Khái niệm “Phát triển bền vững” lần đầu xuất hiện vào năm 1987 trong báo
cáo ‘Tương lai của chúng ta” của Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Ngân hàng
Thế giới (WB).
101
Năm 1992, Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra
khái niệm: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại
của con nguời nhưng không tồn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của các thế hệ
tương lai”.
Trong cuốn “Thế giới bền vững. Định nghĩa và trắc lượng phát triển bền
vững”, David A. Munro đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển bền vững là một tổ hợp
các hoạt động có thể giúp cải thiện được các điều kiện cho con người theo cách thức
sao cho có thể duy trì được sự cải thiện đó.”
Điều cần chú ý nhất khi phát triển bền vững là thỏa mãn các nhu cầu hiện tại
mà không làm tổn hại đến sự thỏa mãn nhu cầu trong tương lai, đảm bảo sử dụng
đúng mức và ổn định tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống. Như vậy, phát triển
bền vững không chỉ đơn thuần là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thế hệ hôm
nay mà còn đảm bảo những điều kiện môi trường tốt nhất cho thế hệ tương lai một
cách bền vững nhờ khoa học công nghệ tiên tiến.
Khái niệm “Phát triển bền vững” có liên quan đến hàng loạt vấn đề: cơ sở của
sự phát triển bền vững, cách tiếp cận và các chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững,
phải làm gì và làm như thế nào để đạt được sự phát triển bền vững của một lãnh thổ,
một quốc gia và trên toàn thế giới. Các vấn đề này được nhiều nhà khoa học nghiên
cứu, tìm lời giải đáp. Kết quả thu được còn chưa hoàn chỉnh. Trong khi các nhà sinh
học thường đề cập đến “Sức chứa của Trái Đất”, thì các nhà kinh tế hiện thời nhấn
mạnh đến mối tương tác giữa dân số, hoạt động kinh tế và môi trường sinh thái.
Phát triển bền vững kết quả tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa ba hệ
thống chủ yếu của thế giới: hệ thống tự nhiên, hệ thống xã hội và hệ thống kinh tế,
không cho phép vì sự ưu tiên của hệ thống này mà gây ra sự suy thoái và tàn phá
đối với hệ thống kia.
Trên phạm vi toàn cầu, chúng ta chưa có được một sự phát triển bền vững.
Trong 20 năm qua, sự phát triển kinh tế thế giới đã đạt được nhiều thành tựu đáng
kể. Tuy nhiên, do tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, nên tổng số người nghèo trên
thế giới cũng tăng theo: năm 1985 – 1 tỉ, năm 1920 – 1,2 tỉ và năm 2000 – 2 tỉ. Việc
đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng GDP bằng mọi giá đã để lại những hậu quả nặng nề
102
cho môi trường và xã hội: tình trạng nguồn tài nguyên giảm sút, môi trường bị ô
nhiễm, thiên tai gia tăng, số người nghèo đói ngày càng đông hơn
Để giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan hiện nay, người ta đã đưa ra
nhiều quan điểm khác nhau: “dừng ngay sự phát triển lại”, “ngừng tác động vào môi
trường”, “cứ phát triển đi hậu thế và khoa học kĩ thuật sẽ giải quyết” v.v Tuy
nhiên, quan điểm được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay là quan điểm phát triển bền
vững.
Những nguyên tắc phát triển bền vững (theo Luc Hens, 1995) là:
1. Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân
2. Nguyên tắc phòng ngừa.
3. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ
4. Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ.
5. Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền.
6. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
7. Nguyên tắc người sử dụng trả tiền.
Những nguyên tắc của một xã hội bền vững là (Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất,
1992)
1. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
2. Cải thiện chất lượng cuộc sống con người.
3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái Đất
4. Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm nguồn tài nguyên không tái tạo.
5. Giữ vững khả năng chịu đựng của Trái Đất.
6. Thay đổi thái độ và thói quen của mỗi người.
7. Cho phép các cộng đồng tự quản lí lấy môi trường của mình.
8. Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ.
9. Kiến tạo một liên minh toàn cầu.
Dựa trên những nguyên tắc này, Chính phủ Anh đã đề ra 10 nguyên tắc và
quan điểm chỉ đạo phản ánh các chủ đề chính của sự phát triển bền vững như sau:
1. Đặt con người ở trung tâm của các mối quan tâm vì sự phát triển bền vững.
2. Có tầm nhìn dài hạn.
103
3. Các quyết định phải tính đến hàng loạt chi phí và lợi ích.
4. Tạo ra một hệ thống kinh tế mở và hỗ trợ.
5. Đấu tranh chống nghèo đói và sự phân biệt xã hội.
6. Coi trọng các giới hạn về môi trường.
7. Nguyên tắc phòng ngừa.
8. Sử dụng tri thức khoa học.
9. Sự minh bạch, thông tin, sự tham gia và tiếp cận công lí.
10. Ai gây ô nhiễm thì người đó phải trả tiền.
Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất lần thứ II về phát triển bền vững đã họp tại
Johannesboc (Cộng hòa Nam Phi) từ ngày 26-8 đến ngày 4-9-2002 để thảo luận về
những gì đã làm được và chưa làm được trong 10 năm qua, kể từ sau hội nghị Rio
Gianerônăm 1992. Đồng thời, Hội nghị này cũng đã nêu ra những vấn đề bức xúc
hiện nay là: nước sinh hoạt và sản xuất, tình hình năng lượng, sản xuất nông nghiệp,
đa dạng sinh học, quản lí hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Đánh giá
1. Hiểu thế nào là phát triển bền vững?
2. Mô tả quan hệ giữa ba mục tiêu của sự phát triển bền vững
104
Chương 6 (2 tiết). GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu
Sinh viên trình bày được nội dung, phương pháp tiếp cận và nguyên tắc thực hiện
giáo dục môi trường. Từ đó, có khả năng vận dụng vào việc khai thác các kiến thức môn
học để tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học.
6.1. Tìm hiểu lịch sử và phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường
6.1.1. Lịch sử ra đời của giáo dục môi trường
Con người là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hóa hữu cơ và đã trở thành
một thành viên “điều hành” sinh quyển. Vị trí cao nhất của con người trong sinh
quyển là do họ vừa có bản chất sinh học vừa có bản chất xã hội. Trong quá trình
phát triển của mình, bản chất sinh học và bản chất xã hội luôn song song tồn tại,
biến đổi và tiến hóa.
Con người tồn tại và phát triển được là nhờ vào tự nhiên. Ngay từ khi mới xuất
hiện, con người đã được thừa hưởng những thành quả của tự nhiên. Ban đầu hầu
như họ chỉ khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên có sẵn trên hành tinh để phát
triển. Cường độ và bản chất của quá trình khai thác tự nhiên ngày càng tăng và phức
tạp theo sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế cuat nhân loại. Con người không chỉ
khai thác tự nhiên để thỏa mãn nhu cầu vật chất, mà còn cải tạo những quang cảnh
hoang sơ những quang cảnh văn hóa phục vụ cho nhu cầu tinh thần ngày càng cao
của mình. Ngoài các tác động tích cực, con người còn gây ra các hậu quả tiêu cực:
làm giảm sút nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm và suy thoái môi trường
Trong quá trình hoạt động, con người đã hiểu được ít nhiều mặt lợi vài hại do
hoạt động khai thác tự nhiên, phục vụ cuộc sống trước mắt và lâu dài của mình. Vì
vậy, ngay từ xưa loài người đã đúc kết một số kiến thức và biện pháp để ngăn ngừa
những tác động thái quá của con người đối với môi trường thông qua các tín
ngưỡng và phong tục tập quán.
Trong rừng “cấm” còn có các miếu thờ và những câu chuyện huyền bí về tính
linh thiêng của rừng “cấm” để bảo vệ rừng đầu nguồn có hiệu quả. Tập quán chống
sát sinh, thả cá, thả chim, cấm giết hại động vật đang mang thai, động vật sơ sinh
105
cũng có thể được xem là những ý thức của bảo vệ thiên nhiên và môi trường một
cách cảm tính. Nền kinh tế nông nghiệp của các nước Đông Nam Á dựa vào những
hiểu biết sinh thái như vậy đã tồn tại hàng ngàn năm.
Để có năng suất cao trong nông nghiệp, loài người đã chuyển đổi các dòng
năng lượng tự nhiên, cắt đứt các mắt xích thức ăn vốn có của tự nhiên. Nền kinh tế
công nghiệp đòi hỏi nhiều những nguồn năng lượng, vật liệu mới khai thác từ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường. Loài người đã tác động mạnh mẽ và can thiệp
thô bạo vào các hệ sinh thái tự nhiên tạo ra những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu
phát triển kinh tế với sự cân bằng của tự nhiên.
Môi trường sống của chúng ta bao gồm đất, nước và không khí; tất cả được
duy trì nhờ năng lượng Mặt Trời. Loài người chỉ là một trong những quần thể tồn
tại trên Trái Đất và tuân theo các quy luật tự nhiên. Không giống các sinh vật khác,
con người đã phát triển một hệ thống kinh tế nhờ sử dụng các tiến bộ khoa học công
nghệ tận dụng hầu hết mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời thải ra môi
trường nhiều loại chất thải làm cho môi trường bị ô nhiễm. Nhiều hậu quả nghiêm
trọng mà con người đang gánh chịu. Bằng những quyết định và hành động cụ thể,
con người cần cải thiện môi trường của mình không chỉ cho hôm nay mà cho cả mai
sau.
Phát triển nền kinh tế - Môi trường bền vững chính là phát triển để đáp ứng
những nhu cầu về đời sống hôm nay, nhưng không làm tổn thương đến đáp ứng cho
nhu cầu cuộc sống của các thế hệ khác trong tương lai.
Môi trường là một thành tố của phát triển bền vững. Sự phát triển bền vững
phải dựa trên 4 chân đỡ: kinh tế, môi trường, xã hội và văn hóa. Do đó, bảo vệ môi
trường có liên quan đến xã hội, văn hóa và không độc lập với phát triển kinh tế.
Mục tiêu của GDMT ở Việt Nam cần đạt tới là:
- Giúp cho mỗi các nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và sự nhạy cảm về môi
trường cùng với các vấn đề môi trường đặt ra.
- Giúp cho họ hiểu biết những khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi
trường.
106
- Hình thành ở họ những tình cảm, thái độ đối với việc giải quyết các vấn đề
môi trường hiện nay.
- Giúp họ có được những kĩ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành
viên khác cùng tích cực tham gia giải quyết các vấn đề môi trường nơi mình sinh
sống, học tập và công tác.
6.1.2. Phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường
GDMT là quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết và quan tâm
trước những vấn đề môi trường, bao gồm kiến thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm và
kĩ năng để tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi
trường trước mắt cũng như lâu dài.
GDMT là quá trình thực hiện lâu dài, cần được bắt đầu thực hiện từ tuổi mẫu
giáo, được tiếp tục trong những năm học ở phổ thông và trong suốt cuộc đời.
GDMT trong nhà trường phổ thông không phải là một môn học riêng mà là
giáo dục tổng thể thông qua các môn học. GDMT không phải là ghép thêm vào
chương trình giáo dục một bộ môn tách biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà là khai
thác các kiến thức khoa học trong các môn học để tích hợp lồng ghép GDMT cho
học sinh bằng các phương pháp dạy học bộ môn.
Tuy nhiên, việc khai thác kiến thức để GDMT thông qua các môn học phải
đảm bảo nguyên tắc:
- Không quá lạm dụng GDMT mà làm giảm tính khoa học và logic của nội
dung tiết học.
- Khai thác để tích hợp lồng ghép GDMT phải đảm bảo tính vừa sức, tránh
quá tải về kiến thức.
- GDMT không chỉ nhằm cung cấp những kiến thức, kĩ năng mà còn xây dựng
tình cảm, thái độ và hành động xã hội đối với môi trường.
- GDMT cơ bản là giáo dục giải quyết vấn đề trên nền tảng sự tính toán tổng
thể và sự phát triển bền vững kinh tế - môi trường chung.
Đánh giá
1. Mục tiêu của GDMT là gì?
2. Trình bày phương pháp tiếp cận và nguyên tắc tích hợp GDMT trong trường học.
107
6.2. Tìm hiểu nội dung giáo dục môi trường
GDMT được chia làm 2 loại chính:
- GDMT qua khai thác chương trình và các kiến thức môn học theo sách giáo
khoa hiện hành.
- GDMT thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động xã hội.
Chương trình GDMT chung cho các hai loại hình, gồm hai phần: phần cứng
và phần mền. Phần cứng cho mọi đối tượng, thích hợp lồng ghép vào các chương
trình thích hợp hoặc theo bài, mục riêng. Phần mềm là các chuyên đề, hoạt động
ngoại khóa dành cho các chuyên nghành và có thể thay đổi tùy theo mức độ chuyên
ngành và tình hình cụ thể của từng trường, từng địa phương. Ngay trong nội dung
của phần cứng cũng có thể thay đổi tùy theo chuyên ngành hẹp của đối tượng.
Ở bậc tiểu học, GDMT được thực hiện ở hầu hết các môn học: Đạo Đức, Hát
nhạc, Tiếng Việt, Lao động kĩ thuật, Tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên mức độ kiến
thức, kĩ năng và thái độ thay đổi theo mức độ kiến thức trong chương trình SGK.
Nhưng GDMT đều tập trung vào các nội dung sau:
- Kiến thức về môi trường
- Các biện pháp hình thành và phát triển kĩ năng môi trường.
- Giá trị của môi trường đối với con người.
6.2.1. Nội dung phần cứng
- Những khái niệm cơ bản về GDMT
- Thực trạng môi trường (toàn cầu, khu vực và Việt Nam)
- Những vấn đề cơ bản của sinh thái học
- vấn đề ô nhiễm và chất lượng cuộc sống
- Bảo vệ môi trường và giá trị cơ bản trong bảo vệ môi trường
- Phương hướng và biện pháp trong bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Bạn làm gì để bảo vệ và phát triển bền vững môi trường? Kế hoạch hành
động.
6.2.2. Nội dung phần mềm
Gồm các chủ đề sát với thực tế cuộc sống:
108
- Bạn ăn gì?
- Nước uống
- Năng lượng dùng trong gia đình
- Sự nóng lên của toàn cầu
- Năng lượng tái sinh
- Rừng nhiệt đới
- Rác thải sinh hoạt
- Cây cối và đời sống quanh ta
- Sự tiêu biến của các vùng đất ngập nước
- Mưa axit
- Các bệnh tật học đường
- Hóa học và đời sống
- Năng lượng Mặt trời
- Đa dạng sinh học quanh ta
6.2.3. Những hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
6.2.3.1. Trồng cây gây rừng
Các nhà trường tham gia trồng cây gây rừng theo kế hoạch liên bộ: Bộ Giáo
dục và Đào tạo – Bộ lâm nghiệp. Từ năm 1991 đến năm 1995 đã hoàn thành kế
hoạch trồng 15 triệu cây, góp phần cải tạo môi trường địa phương nói riêng và toàn
quốc nói chung. Trong dự án trồng rừng từ năm 1998 đến năm 2010, các trường
cũng đã bước đầu tham gia trồng thêm 5 triệu ha rừng, trong đó có 70000 ha là rừng
cảnh quang sinh thái ở thành phố. Đó là hoạt động thiết thực tham gia bảo vệ môi
trường.
6.2.3.2. Tìm hiểu và hành động vì môi trường địa phương
Ngày càng có nhiều trường tổ chức những hoạt động ngoại khóa tìm hiểu
nghiên cứu, hành động vì môi trường địa phương. Hoạt động này vừa giúp cho việc
vận dụng làm sáng tỏ kiến thức bộ môn, vừa góp phần nâng cao nhận thức phát
triển bền vững môi trường và phát huy tính chủ động trong việc giải quyết vấn đề
môi trường địa phương.
109
6.2.3.3. Xây dựng mô hình VAC, RVAC ở nhà trường hoặc các cộng đồng dân cư
nơi trường đóng.
Có những chương trình 2 năm hoặc 3 năm cho các trường phổ thông ở nông
thôn, miền núi làm các mô hình trình diễn cho đồng bào làm theo. Những mô hình
VAC, RVAC mới xây dựng đã đóng góp vai trò khá quan trọng trong việc củng cố
cân bằng sinh thái trong cộng đồng. Mặt khác những mô hình này càng cho thấy lợi
ích giáo dục và lợi ích kinh tế.
6.2.3.4. Những hoạt động thi về môi trường với những chủ đề khác nhau
Những hội thi tem, cây cảnh, chim cảnh, thi hát, thi vẽ đã góp phần tích cực
trong việc nâng cao nhận thức cho học sinh, phụ huynh về bảo vệ môi trường và
phát triển môi trường bền vững.
6.2.3.5. Tham gia tuyên truyền cộng đồng về thực trạng môi trường và các cách bảo
vệ môi trường.
Một số tỉnh đã tổ chức Ngày môi trường hoặc tham gia cổ động nhân Ngày
môi trường thế giới.
Muốn thực hiện các nội dung và những hoạt động GDMT theo những phương
pháp tiếp cận đã nêu ở trên, trước hết phải tiến hành đào tạo bồi dưỡng về nhận thức
và năng lực GDMT cho các cán bộ quản lí, GV. Những đợt thì điểm bồi dưỡng trên
các địa bàn ở 20 tỉnh đã đáp ứng yêu cầu này.
Ngày 25-6-1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị
36CT/TW về “tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”. Chỉ thị có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ sở
định hướng vững chắc cho các hoạt động giáo dục và bảo vệ môi trường.
6.2.3.6. Ba định hướng cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường
- Giáo dục về môi trường nhằm quản lí môi trường tốt hơn.
+ Cung cấp những hiểu biết về môi trường tự nhiên và cơ chế hoạt động của
nó.
+ Cung cấp những hiểu biết về tác động qua lại của con người và môi trường.
+ Xây dựng những kĩ năng tư duy đúng đắn về môi trường.
110
- Giáo dục trong môi trường để hiểu rõ môi trường và tận dụng môi trường
như một nguồn học tập.
+ Môi trường được coi như một nguồn học tập, rút ra những kiến thức thực tế
phù hợp, những kinh nghiệm, thực hành để học tập qua tiếp xúc trực tiếp với môi
trường.
+ Phát triển năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm hướng tới một môi trường bền vững.
+ Xây dựng quan niệm và trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ môi
trường.
+ Xây dựng cho mỗi người một giá trị đạo đức môi trường.
+ Nâng cao lòng yêu mến đối với môi trường và khả năng lựa chọn phong
cách sống thích hợp cùng với khả năng sử dụng khôn ngoan các nguồn tài nguyên
môi trường.
Đánh giá
1. trình bày nội dung và các hoạt động của GDMT. Theo bạn, hoạt động GDMT nào
có hiệu quả nhất trong nhà trường hiện nay?
2. GDMT có gì giống và khác với các môn học truyền thống khác: Về phương pháp
tiếp cận, nội dung và hoạt động?
3. Theo bạn, muốn tiến tới một môi trường bền vững thì phải tác động tới hệ thống
nào và nhằm tới những giá trị cơ bản nào? Minh họa bằng sơ đồ.
6.3. Tìm hiểu luật bảo vệ môi trường
6.3.1. Cách tiếp cận trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường
Cách tiếp cận này dựa vào các hình phạt hành chính và các hình phạt khác
nhau nhằm tăng cường các hình phạt quy định. Kinh nghiệm ở nhiều nước châu Á
đã cho thấy cách tiếp cận này mang lại hiệu quả không cao. Ví dụ, ở Thái Lan đang
rơi vào tình trạng suy thoái mặc dù số bộ luật và các quy định tăng lên; ở Malaixia
thì nhiều trường hợp chính phủ không kiểm soát được do nhiều quy định có những
chỗ hổng và thiếu hiệu lực, còn lại các cơ quan quản lí lại không đủ quyền lực giải
quyết.
6.3.2. Cách tiếp cận công cụ kinh tế thị trường
111
Các công cụ kinh tế thị trường được thiết lập để khôi phục lại mối liên kết
giữa sự khan hiếm tài nguyên với giá tài nguyên và được ứng dụng theo nguyên tắc
“người gây ô nhiễm phải trả”. Có 5 loại hình công cụ kinh tế thị trường:
1. Thuế và lệ phí
2. Quỹ đặt cược
3. Hệ thống giấy phép mức phát tán thương mại hóa (quy mô thương mại thành
phần trong một phạm vi thị trường)
4. Các yếu tố kích thích tài chính để tăng cường hiệu lực
5. Trợ giá
6.3.3. Luật bảo vệ môi trường
Môi trường bị suy thoái gây ảnh hường đến sức khỏe, năng suất lao động và
tiện nghi. Những bộ luật bảo vệ môi trường giúp cho cơ quan quản lí nhà nước và
các cá nhân thực hiện việc khai thác môi trường có định hướng nhằm bảo vệ và phát
triển bền vững môi trường.
6.3.3.1. Luật bảo vệ môi trường liên quốc gia
Có những vẫn đề chung toàn cầu hoặc liên quốc gia được nêu ra dưới dạng
công ước, tuyên bố, chiến lược, quy định, thông lệ. Ít nhất có ba tình huống sau đây:
- Có một số tài nguyên toàn cầu chung nhau như khí quyển hoặc biển cả. Sự
tích tụ khí nhà kính và tầng ozon bị mỏng dần gây nên bởi sự thoát khí CFC.
- Có một số tài nguyên môi trường được một số nước cùng nhau chia sẻ như
quản lí các con sông chung, vùng biển chung. Có những hiệp định quốc tế ngăn
chặn thải các chất phóng xạ và các chất thải khác xuống biển. Luật quốc tế vùng
ngoài bờ biển quy định tạo ra một vùng kinh tế độc quyền cho mỗi quốc gia tới 200
hải lí.
- Có những tài nguyên của riêng một nước nhưng lại có ý nghĩa đối với cộng
đồng thế giới. Ví dụ như các rừng rậm nhiệt đới, các hệ sinh thái đặc biệt và các
loài.
Việt Nam đã tham gia vào nhiều công ước hay hiệp định thuộc các chương
trình của liên hợp quốc:
- Nghị định thư Montereal về các chất phá hủy tầng ozon (1987)
112
- Chiến lược quốc tế về thu hồi, tái chế và tái sử dụng các chất thải nguy hiểm
(1991)
- Công ước quốc tế về sự đa dạng sinh học và các nguyên tắc về rừng (1992)
- Tuyên bố Pari về việc quản lí và phát triển tổng hợp tài nguyên nước (1993)
6.3.3.2. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam
Năm 1991, Việt Nam thông qua kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển
bền vững. Tháng 12 – 1993, Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua, và
ngày 10 - 1 – 1994 đã được công bố, tạo điều kiện để cụ thể hóa điều 29 Hiến pháp
năm 1992 trong quản lí nhà nước về môi trường, giao trách nhiệm cho chính quyền
các cấp, các tổ chức kinh tế xã hội, mọi công dân trong việc bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững. Tới tháng 4 – 1995, đã có 22 nghị định và quyết định khác
nhau hướng dẫn và làm sáng tỏ, chi tiết hóa Luật bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường gồm 7 chương, 55 điều.
Với mục tiêu bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân được sống
trong môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển lâu bền của đất nước, góp phần
bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. Luật bảo vệ môi trường đã đề ra các quy
định chung:
- Quy định thống nhất về việc quản lí môi trường từ trung ương đến địa
phương.
- Quy định trách nhiệm về các hoạt động có liên quan đến bảo vệ môi trường
như: thông tin giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ở
trong nước và nước ngoài.
- Xác định bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của
mỗi công dân, tổ chức và đoàn thể.
- Quy định những điều cấm mọi hành vi làm suy thoái môi trường, gây ô
nhiễm môi trường và gây sự cố môi trường.
Bộ luật cũng đã đề cập tới việc thống nhất một số thuật ngữ và nội dung của
chúng được dùng trong Luật bảo vệ môi trường như: môi trường, bảo vệ môi
trường, thành phần môi trường, chất thải, chất gây ô nhiễm.
113
Ba vấn đề quan trọng đầu tiên mà Luật bảo vệ môi trường đề cập tới là phòng
và chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường.
Chương I – “Những quy định chung” gồm 9 điều, là những quy định chung và
vai trò, trách nhiệm của mỗi công dân, tổ chức trong bảo vệ môi trường.
Chương II – “Phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố
môi trường” gồm 20 điều, từ điều 10 đến điều 29 nêu lên trách nhiệm của các Cơ
quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ các
mặt khác nhau của môi trường.
Chương III – “Khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố
môi trường” gồm 7 điều, từ điều 30 đến điều 36 quy định trách nhiệm của các tổ
chức, các nhân trong việc khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và
sự cố môi trường.
Chương IV – “Quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường” gồm 8 điều nói về
Quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường.
Chương V – “Quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường”gồm 4 điều. Nội dung
chính là làm rõ các chính sách về bảo vệ môi trường của Việt Nam, pháp luật của
Việt Nam về nguyên tắc tôn trọng các luật, các điều ước và thông lệ quốc tế.
Chương VI – “Khen thưởng và xử lí vi phạm” gồm 4 điều. Điều 49 nêu sự
khen thường của nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân có thành tích trong bảo vệ
môi trường. Còn các điều 50, 51, 52 là quy định các loại vi phạm và mức độ xử lí kỉ
luật đối với các tổ chức và cá nhân làm sai trái, có hành vi phá hoại môi trường hoặc
bao che cho người vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
Chương VII – “Điều khoản thi hành” gồm 3 điều quy định hiệu lực của Luật
bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường nhằm hướng vào mục đích giáo dục cho mọi tổ chức,
các nhân nâng cao ý thức trách nhiệm và biết cách bảo vệ môi trường vì một môi
trường phát triển bền vững.
Đánh giá
Trình bày nội dung và mục tiêu của Luật bảo vệ môi trường Việt Nam.
114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Thạc Cán (1995), Cơ sở khoa học môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2]. Lê Văn Khoa (2002), Khoa học môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[3]. Lưu Đức Hải (2000), Cơ sở khoa học về môi trường, NXB Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
[4]. Lê Văn Trưởng - Nguyễn Kim Tiến (2006), Giáo dục môi trường, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gd_moi_truong_o_th_8469_2042707.pdf