Bài giảng Công nghệ sinh học nấm ăn và nấm dược liệu - Chương 3: Công nghệ nuôi trồng một số loài nấm ăn, nấm dược liệu
CHƯƠNG 3. CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG MỘT SỐ LOÀI NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU 3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò 3.2. Công nghệ nuôi trồng nấm rơm 3.3. Công nghệ nuôi trồng linh chi
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công nghệ sinh học nấm ăn và nấm dược liệu - Chương 3: Công nghệ nuôi trồng một số loài nấm ăn, nấm dược liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG HỌC PHẦN
CÔNG NGHỆ SINH HỌC NẤM
ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU
GV: TS. Nguyễn Thị Bích Thùy
ĐT: 0379171187
Email: thuy_chat@yahoo.com.vn
CHƯƠNG 3. CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG
MỘT SỐ LOÀI NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC
LIỆU
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.2. Công nghệ nuôi trồng nấm rơm
3.3. Công nghệ nuôi trồng linh chi
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.1. Đặc tính sinh học của nấm sò
3.1.1.1. Giới thiệu chung
Tên khoa học: Pleurotus spp.
Tên tiếng Anh: Oyster Mushroom.
Tên khác: Nấm tai lệch, nấm bào ngư, nấm
bèo
Vị trí phân loại: Chi Pleurotus, họ
Pleurotaceae, bộ Agaricales, Lớp
Agaricomycetes, Ngành Basidiomycota.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.1. Đặc tính sinh học của nấm sò
3.1.1.1. Giới thiệu chung
Có khoảng 20 loài, khác nhau về màu sắc,
hình dạng: nấm sò tím (P. ostreatus), nấm sò
trắng (P. florida), Nấm sò nâu (P. sajor -
caju),
Sống hoại sinh trên cây lá rộng. Là loài đa
thực, sống trên nhiều giá thể.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.1. Đặc tính sinh học của nấm sò
3.1.1.2. Chu trình sống
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.1. Đặc tính sinh học của nấm sò
3.1.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng
Nấm sò có hệ enzyme rất mạnh, không
những phân hủy được cellulose,
hemicellulose mà còn phân hủy được cả
lignin.
Vì vậy có thể sử dụng nhiều loại giá thể có
nguồn gốc khác nhau để trồng nấm sò: mùn
cưa (sawdust), rơm (paddy straw), bông phế
liệu (waste cotton), bã mía (bagasse), ...
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.1. Đặc tính sinh học của nấm sò
3.1.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng
Tỉ lệ C/N = 30/1 (cần ít N).
Muối khoáng và vitamin: trong nuôi trồng cần
bổ sung muối khoáng, vitamin (đạm ure, lân,
MgSO4, cám gạo, cám mạch).
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.1. Đặc tính sinh học của nấm sò
3.1.1.4. Nhu cầu ngoại cảnh
Nhiệt độ:
Nấm sò có thể trồng quanh năm nhưng
thuận lợi nhất từ tháng 9 năm trước tới
tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ thích hợp nhất với nấm sò:
Nhóm chịu lạnh từ 13 - 20oC
Đối với nhóm chịu nhiệt độ cao từ 24 - 28oC
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.1. Đặc tính sinh học của nấm sò
3.1.1.4. Nhu cầu ngoại cảnh
Độ ẩm:
Độ ẩm cơ chất thích hợp cho sự mọc của sợi là
60-62%.
Để hình thành mầm quả thể và mầm nấm cần
độ ẩm cao tới 93-94%.
Khi nấm đã gần trưởng thành cần độ ẩm thấp
hơn (khoảng 80%).
Nếu thiếu ẩm dẫn đến sản lượng nấm thấp,
thừa ẩm nấm dễ bị nhiễm khuẩn gây thối nhũn.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.1. Đặc tính sinh học của nấm sò
3.1.1.4. Nhu cầu ngoại cảnh
Ánh sáng:
Không cần thiết trong thời kỳ nuôi sợi.
Ánh sáng là yếu tố khởi đầu cho sự hình
thành mầm quả thể, mầm nấm và cần thiết
cho sự phát triển bình thường của quả thể.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.1. Đặc tính sinh học của nấm sò
3.1.1.4. Nhu cầu ngoại cảnh
Ánh sáng:
Nếu thiếu ánh sáng hoàn toàn, nấm sẽ
không hình thành quả thể hoặc dạng mô
sẹo; nếu quá ít sẽ hình thành quả thể dạng
san hô; nếu quá thiếu nấm sẽ có mũ nhỏ,
cuống dài.
Do vậy khi nấm hình thành quả thể cần ánh
sáng khuếch tán (300 - 400 lux đọc sách
được trong phòng).
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.1. Đặc tính sinh học của nấm sò
3.1.1.4. Nhu cầu ngoại cảnh
Độ thông thoáng:
Hệ sợi có thể chịu được nồng độ CO2 khá
lớn:
Sợi nấm vẫn có thể sinh trưởng mạnh ở
nồng độ CO2 từ 15-20%.
Chỉ khi nồng độ CO2 tăng lên tới 30% sinh
trưởng của sợi nấm mới bị suy giảm.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.1. Đặc tính sinh học của nấm sò
3.1.1.4. Nhu cầu ngoại cảnh
Độ thông thoáng:
Quả thể nấm sò không chịu được nồng độ
CO2 cao.
Khi nồng độ CO2 trong nhà nuôi trồng hoặc
trong bịch nấm cao hơn 600ppm (0,06%) thì
cuống nấm sẽ dài ra và sự sinh trưởng của
mũ nấm bị ngăn cản.
pH: Cơ chất trồng nấm và nước tưới cần pH
= 6,5 - 7,0.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ
lên men tự nhiên
3.1.2.1. Xử lý nguyên liệu
3.1.2.2. Đóng bịch, cấy giống
3.1.2.3. Ươm bịch (nuôi sợi)
3.1.2.4. Chăm sóc, thu hái
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ
lên men tự nhiên
3.1.2.1. Xử lý nguyên liệu
Chuẩn bị bể để chứa nước, kệ để kê, nilon
quây phủ, cọc, dây buộc.
Nguyên liệu sử dụng thường là rơm rạ,
lượng rơm rạ tối thiểu cho một đống ủ là
500kg. Với lượng rơm rạ như thế sẽ đảm
bảo tỷ lệ giữa phần nguyên liệu chín và phần
vỏ khi đảo ủ.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ
lên men tự nhiên
3.1.2.1. Xử lý nguyên liệu
Làm ướt rơm rạ:
Rơm rạ chất lượng tốt (sợi rơm óng, cứng)
làm ướt bằng nước vôi có pH=12-13 (tương
đương 1m3 nước bổ sung thêm 4kg vôi tôi
chất lượng tốt).
Sau khi làm ướt ủ thành đống tạm thời để
nước tự do chảy hết và để nước có thể thẩm
thấu đều trong cả đống ủ. Thời gian ủ tạm
thời kéo dài từ 12-24h.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ
lên men tự nhiên
3.1.2.1. Xử lý nguyên liệu
Làm ướt rơm rạ:
Một số lưu ý trong quá trình làm ướt:
Rơm rạ phải được ngâm no nước, ngấm đủ
vôi. Để nhận biết rơm đã ngấm no nước hay
đủ vôi ta quan sát sợi rơm có màu vàng óng
chứng tỏ đủ vôi, sợi rơm mềm và khi chẻ sợi
rơm thì bên trong có màu thâm như bên
ngoài thì chứng tỏ rơm đã no nước.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ
lên men tự nhiên
3.1.2.1. Xử lý nguyên liệu
Làm ướt rơm rạ:
Một số lưu ý trong quá trình làm ướt:
Do ta sử dụng bể để làm ướt rơm do đó để
đảm bảo nước trong bể luôn đạt pH=12-13
ta lấy sợi rơm sau khi làm ướt chuẩn (tức là
ngấm no nước và đủ vôi) để so sánh màu
sắc với những lần làm ướt tiếp từ đó bổ
sung thêm nước và vôi.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ lên
men tự nhiên
3.1.2.1. Xử lý nguyên liệu
Ủ thành đống chính thức:
Đống ủ được đặt trên kệ cao cách mặt đất 15-
20cm.
Kích thước đống ủ hình hộp có chiều rộng từ
1.5-1.8m, chiều cao từ 1.3-1.7m, chiều dài phụ
thuộc vào lượng nguyên liệu được ủ.
Cứ 1.5m chiều dài ta bổ sung thêm một cọc
thông khí.
Ủ xong dùng nilon quây xung quanh và 2/3 bề
mặt đống ủ.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ
lên men tự nhiên
3.1.2.1. Xử lý nguyên liệu
Ủ thành đống chính thức:
Thời gian ủ kéo dài từ 6-8 ngày.
Trung bình sau 3 ngày ủ tiến hành đảo ủ.
Cách đảo ủ:
Chia thành 2 phần: phần vỏ và ruột.
Rũ tơi 2 phần để nguội, tiến hành ủ lại như
lần đầu nhưng cho phần vỏ vào trong phần
ruột ra ngoài.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ
lên men tự nhiên
3.1.2.1. Xử lý nguyên liệu
Yêu cầu của một đống ủ đạt chuẩn:
Đống ủ có cấu trúc hình hộp, độ nén ở thành
đống ủ chặt tay.
Nhiệt độ ở tâm đống ủ (đo ở vùng cách bề
mặt khoảng 30cm) đạt 70-80 độ C.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ
lên men tự nhiên
3.1.2.1. Xử lý nguyên liệu
Yêu cầu của một đống ủ đạt chuẩn:
Đống ủ phải xuất hiện vành xạ khuẩn màu
trắng cách thành đống 20-25 cm trở vào.
Kết thúc quá trình ủ nguyên liệu phải chín
đều có màu nâu sẫm, mùi đặc trưng không
bị chua, độ ẩm chuẩn.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ
lên men tự nhiên
3.1.2.2. Đóng bịch, cấy giống
Chuẩn bị:
Khu vực đóng bịch, giống nấm, cồn khử
trùng, chậu sạch, thìa cấy, bông sạch, chun
buộc, giấy báo, túi PE.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ
lên men tự nhiên
3.1.2.2. Đóng bịch, cấy giống
Chuẩn bị:
Khu vực đóng bịch, giống nấm, cồn khử
trùng, chậu sạch, thìa cấy, bông sạch, chun
buộc, giấy báo, túi PE.
Rũ tơi nguyên liệu, để nguội (lưu ý nguyên
liệu được dỡ ít một làm đến đâu dỡ đến đó).
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ
lên men tự nhiên
3.1.2.2. Đóng bịch, cấy giống
Chuẩn bị:
Chọn nơi đóng bịch sạch sẽ, kín gió, tránh
xa khu vực bị ô nhiễm, khu rác thải và tránh
hướng gió thổi từ nơi ô nhiễm tới.
Nền cát: nên dùng nilon dải lên.
Nền gạch, bê tông: nên khử trùng bằng
nước vôi đặc trước khi để nguyên liệu.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ
lên men tự nhiên
3.1.2.2. Đóng bịch, cấy giống
Đóng bịch:
Sử dụng túi PE để đóng bịch.
Mùa xuân hè hoặc mùa thu dùng túi có kích
thước 30*40, mùa đông dùng túi có kích
thước lớn hơn 35*40 hoặc 35*45.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ
lên men tự nhiên
3.1.2.2. Đóng bịch, cấy giống
Cấy giống:
Dùng cồn khử trùng chậu cấy, thìa cấy, tay.
Giống được sử dụng để nuôi trồng trên
nguyên liệu ủ lên men tự nhiên là giống PN1
hoặc Pl1.
Cấy giống theo từng lớp cứ lớp nguyên liệu
là một lớp giống.
Lớp giống cuối cùng rắc khắp bề mặt bịch.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ
lên men tự nhiên
3.1.2.2. Đóng bịch, cấy giống
Cấy giống:
Lượng giống cấy trung bình từ 35-40g/bịch.
Làm nút bông: Sử dụng bông sạch đã được
hấp khử trùng để làm nút. Chú ý bông phải
khô, nút bông không được chạm vào giống.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ
lên men tự nhiên
3.1.2.2. Đóng bịch, cấy giống
Yêu cầu của bịch nấm:
Bịch nấm sau khi đóng phải căng phẳng, túi
không bị thủng, độ nén đạt chuẩn.
Trọng lượng bịch:
Túi 30*40 trung bình từ 2.4-2.7kg/ bịch.
Túi 35*40 trung bình từ 3.1-3.3 kg/ bịch
Túi 35*45 trung bình từ 3.5-3.8kg/ bịch.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ lên
men tự nhiên
3.1.2.3. Ươm bịch (nuôi sợi)
Chuẩn bị nhà ươm sạch sẽ khô thoáng, ánh
sáng yếu ( 50-200 lux), nhiệt độ nhà ươm không
vượt quá 32oC.
Bịch nấm sau khi đóng bịch và cấy giống thì sau
không quá 24h phải được vận chuyển vào nhà
ươm.
Bịch nấm được đặt trên các tầng giàn. Đối với
mùa nóng nhiệt độ ngoài trời cao thì nên để bịch
cách bịch 2-3 cm nhằm giảm nhiệt độ cho bịch.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ lên
men tự nhiên
3.1.2.3. Ươm bịch (nuôi sợi)
Cách chăm sóc khi ươm sợi:
Không được tưới nước, đặc biệt không được
tưới nước trực tiếp vào bịch nấm làm ướt nút
bông.
Trong giai đoạn ươm phải chú ý tới độ ẩm, độ
thoáng và nhiệt độ.
Hạn chế tối đa sự vận chuyển va đập vào bịch.
Kiểm tra nhiễm loại bỏ bịch nhiễm ra khỏi khu
vực ươm.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ
lên men tự nhiên
3.1.2.3. Ươm bịch (nuôi sợi)
Sau khoảng 17-20 ngày khi hệ sợi đã ăn kín
bịch nấm để thêm 2-3 ngày (đảm bảo sinh
khối sợi đã ổn định), vận chuyển bịch sang
nhà chăm sóc cho ra quả thể.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ
lên men tự nhiên
3.1.2.4. Chăm sóc, thu hái
Chuẩn bị nhà chăm sóc sạch, thoáng khí, kín
gió, độ ẩm cao 85-95%, nhiệt độ không vượt
quá 32oC, ánh sáng tán xạ cường độ vừa
phải từ 300-500 lux (ánh sáng đủ để người
bình thường đọc được sách).
Treo bịch:
Tiến hành tháo nút bông, buộc lại bịch, chọc
lỗ để thoát nước do sợi nấm hô hấp.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ
lên men tự nhiên
3.1.2.4. Chăm sóc, thu hái
Treo bịch:
Bịch được treo trên dây, ta treo 5-6 bịch/dây,
bịch dưới cùng cách mặt đất 15 cm.
Mật độ bịch treo khoảng 5000-6000
bịch/100m2
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ lên
men tự nhiên
3.1.2.4. Chăm sóc, thu hái
Rạch bịch:
Sau khi treo 2-3 ngày sợi nấm đã phục hồi sau
khi bị tác động cơ học tiến hành rạch bịch.
Rạch bịch ở những vị trí mật độ hệ sợi đậm đặc
nhưng tránh vị trí có mô sẹo.
Mỗi bịch rạch 5-6 vết.
Mỗi vết rạch dài 3-5cm, sâu 0,5cm, chếch một
góc 45 độ.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ lên
men tự nhiên
3.1.2.4. Chăm sóc, thu hái
Hái nấm:
Nấm sò được hái trước khi phát tán bào tử.
Trước khi hái nấm 3-4h không được tưới nấm.
Khi hái nấm phải bóc sạch chân, hái cả cụm
không được hái tỉa.
Nấm sau khi thu hái được cắt bỏ chân cho vào
túi nilong cắt lỗ đem đi tiêu thụ ngay hoặc bảo
quản lạnh ở nhiệt độ 3-4oC trong 5-7 ngày.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.2. Quy trình nuôi trồng bằng phương pháp ủ
lên men tự nhiên
3.1.2.4. Chăm sóc, thu hái
Chăm sóc sau thu hái:
Sau khi thu hái phải vệ sinh sạch nền nhà
đảm bảo không còn cánh nấm rơi dưới nền
nhà.
Thu hái xong tiếp tục tưới nước trở lại để
quả thể nhỏ phát triển.
Thời gian thu hái nấm sò kéo dài 3-3.5
tháng, năng suất trung bình đạt 600-700kg
nấm tươi/ tấn nguyên liệu khô.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.3. Quy trình nuôi trồng trên cơ chất tổng
hợp
3.1.3.1. Xử lý nguyên liệu
3.1.3.2. Bổ sung dinh dưỡng, đóng bịch
3.1.3.3. Hấp bịch
3.1.3.4. Để nguội, cấy giống
3.1.3.5. Ươm sợi
3.1.3.6. Chăm sóc thu hái
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.3. Quy trình nuôi trồng trên cơ chất tổng hợp
3.1.3.1. Xử lý nguyên liệu
Nguyên liệu được sử dụng là mùn cưa và bông
phế loại.
Đối với mùn cưa:
Sử dụng mùn được ủ dài ngày.
Mùn được tạo ẩm bằng nước vôi (3-5kg/1 tấn
mùn đủ ẩm 62-65%).
Sau 3 ngày mùn được thẩm thấu đều thì bổ
sung thêm 3-5 kg đạm ure, 5-7 kg supe lân, 12-
15 kg bột nhẹ/1 tấn nguyên liệu.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.3. Quy trình nuôi trồng trên cơ chất tổng
hợp
3.1.3.1. Xử lý nguyên liệu
Đối với mùn cưa:
Sau khi ủ 10-15 ngày, đảo đống ủ và bổ
sung thêm 1-1,2 kg MgSO4/tấn nguyên liệu
rồi tiếp tục ủ thêm 15-20 ngày.
Dùng nilon quây xung quanh đống ủ, để hở
bề mặt.
Trước khi đóng bịch ít nhất 1 ngày phải
chỉnh ẩm lại.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.3. Quy trình nuôi trồng trên cơ chất tổng
hợp
3.1.3.1. Xử lý nguyên liệu
Đối với bông phế loại:
Bông phế loại được làm ướt bằng nước vôi
có pH=12-13.
Quá trình ủ bông tương tự như ủ rơm. Sau 3
ngày ủ tiến hành chỉnh ẩm và đảo ủ lại.
Trước khi đóng bịch 1 ngày tiến hành phay
bông.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.3. Quy trình nuôi trồng trên cơ chất tổng
hợp
3.1.3.2. Bổ sung dinh dưỡng, đóng bịch
Công thức bổ sung: 7% cám gạo + 1% bột
nhẹ + 46% bông phế loại + 46% mùn cưa.
Cám gạo, bột nhẹ được trộn đều với mùn
cưa trước khi trộn với bông.
Nguyên liệu phải được trộn đều tránh mất
cân bằng dinh dưỡng giữa các bịch, cám
gạo không được vón cục.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.3. Quy trình nuôi trồng trên cơ chất tổng hợp
3.1.3.2. Bổ sung dinh dưỡng, đóng bịch
Đóng bịch:
Sử dụng túi 25*35.
Khối lượng bịch đạt 1.4-1.5 kg.
Yêu cầu bịch đóng căng tròn không bị thủng túi.
Chuẩn bị bông sạch để hấp cùng bịch phục vụ
cho cấy giống.
Bông được cho vào túi nilong buộc kín đầu, túi
bông không quá dày để đảm bảo hấp bông
được triệt để.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.3. Quy trình nuôi trồng trên cơ chất tổng hợp
3.1.3.3. Hấp bịch
Nguyên tắc: sử dụng nhiệt độ của hơi nước bão
hòa để thanh trùng nguyên liệu.
Mỗi lần hấp bịch phải thay nước trong chảo.
Thời gian hấp bịch tùy từng mức nhiệt độ:
Hấp ở 100oC: 6-7h.
Ở 105-109oC: 4-5h.
Ở 109-115oC: 3-4h.
Không nên hấp ở trên 115oC vì dễ làm chuyển
hóa dinh dưỡng từ cám.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.3. Quy trình nuôi trồng trên cơ chất tổng
hợp
3.1.3.3. Hấp bịch
Hấp thêm bông sạch để làm nút bông khi
cấy.
Kết thúc thời gian hấp mở cửa lò để nhiệt độ
giảm về ngưỡng 70-80oC tiến hành ra lò.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.3. Quy trình nuôi trồng trên cơ chất tổng
hợp
3.1.3.4. Để nguội, cấy giống
Chuẩn bị phòng cấy:
Phòng sạch kín gió và định kỳ thanh trùng
toàn bộ phòng cấy bằng cách đốt lưu huỳnh
với tỷ lệ 100g/40m2 phòng cấy.
Thời gian định kỳ thanh trùng thường từ 7-
10 ngày/lần.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.3. Quy trình nuôi trồng trên cơ chất tổng
hợp
3.1.3.4. Để nguội, cấy giống
Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ:
Bịch cấy, box cấy
Dụng cụ cấy gồm khay đựng, đèn cồn, chậu
cấy, thìa cấy, cồn khử trùng, cồn đốt, đèn
cồn, khăn lau, bông sạch đã được hấp khử
trùng.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.3. Quy trình nuôi trồng trên cơ chất tổng
hợp
3.1.3.4. Để nguội, cấy giống
Lựa chọn giống nấm:
Sử dụng giống nấm cấp 3 trên cơ chất hạt.
Yêu cầu giống đúng độ tuổi, không nhiễm
mốc, không có mùi chua.
Lượng cấy trung bình 10g/bịch.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.3. Quy trình nuôi trồng trên cơ chất tổng hợp
3.1.3.4. Để nguội, cấy giống
Kỹ thuật cấy:
Khử trùng box cấy, dụng cụ cấy, tay, bề mặt
ngoài túi giống bằng cồn 70o.
Bẻ giống:
Giống được bẻ theo nguyên tắc bẻ đôi không
được bóp làm giống bị tổn thương.
Trong quá trình bẻ giống nếu phát hiện túi giống
bị nhiễm mốc thì phải loại bỏ và khử trùng lại
box cấy trước khi làm túi giống khác.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.3. Quy trình nuôi trồng trên cơ chất tổng
hợp
3.1.3.4. Để nguội, cấy giống
Kỹ thuật cấy:
Giống được dàn đều trên bề mặt bịch.
Làm nút bông cách bề mặt giống 2-3 cm.
3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò
3.1.3. Quy trình nuôi trồng trên cơ chất tổng
hợp
3.1.3.5. Ươm sợi
Giống với quy trình nuôi trồng bằng nguyên
liệu ủ lên men tự nhiên.
3.1.3.6. Chăm sóc thu hái
Giống với quy trình nuôi trồng bằng nguyên
liệu ủ lên men tự nhiên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_cong_nghe_sinh_hoc_nam_an_va_nam_duoc_lieu_chuong.pdf
- cntn_chuong_3_2_cong_nghe_sinh_hoc_nam_an_nam_duoc_lieu_8091 (1)_2480298.pdf
- cntn_chuong_3_3_cong_nghe_sinh_hoc_nam_an_nam_duoc_lieu_8239 (1)_2480299.pdf