Bài giảng Công nghệ Protein-Enzyme - Chương 1: Protein
Chương 1.Protein
1.1. Khái niệm protein
1.2. Phân loại protein
1.3. Cấu trúc phân tử protein
1.4. Các liên kết hóa học trong phân tử protein
1.5. Tính chất của protein
1.6. Phương pháp định tính và định lượng protein
34 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 17/02/2024 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công nghệ Protein-Enzyme - Chương 1: Protein, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9/18/2020
1
CÔNG NGHỆ PROTEIN-ENZYME
PROTEIN-ENZYME TECHNOLOGY
• Giảng viên: TS. Nguyễn Xuân Cảnh
• Email: nxcanh@vnua.edu.vn
• Hóa sinh học. Phạm Thị Chân Châu, Trần Thị Áng. Nhà xuất bản Giáo dục.
2005.
• Hóa sinh công nghiệp. Lê Ngọc Tú. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
2004.
• Enzyme ứng dụng. Phạm Thị Chân Châu, Phan Tuấn Nghĩa. Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội. 2007.
• Biochemistry (Fifth edition). Jeremy M. Berg, John L. Tymoczko, Lubert
Stryer. W. H. Freeman and Company. 2001
• Biochemistry : The chemical reaction of living cells (Fifth edition). David
E. Metzler. ELSEVIER. 2003
• Enzyme in Industry: Production and Applications. Wolfgang Aehle.
WILLEY-BLACKWELL. 2004.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
9/18/2020
2
• Protein
• Enzyme
• Các phương pháp nghiên cứu protein và enzyme
• Ứng dụng của protein và enzyme
• Công nghệ trong nghiên cứu và sản xuất protein/
enzyme
• Công nghệ AND tái tổ hợp trong sản xuất và cải
biến protein/ enzyme
• Enzyme cố định
NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1.Protein
1.1. Khái niệm protein
1.2. Phân loại protein
1.3. Cấu trúc phân tử protein
1.4. Các liên kết hóa học trong phân tử protein
1.5. Tính chất của protein
1.6. Phương pháp định tính và định lượng protein
9/18/2020
3
• Protein là những đại phân tử sinh học, được tìm thấy trong tất cả
các tế bào sống
• Protein tham gia vào tất các các quá trình và chức năng sống của
cơ thể
• Protein được tạo bởi các amino acid (chuỗi polypeptide), chúng liên
kết với nhau bởi liên kết peptide –CO-NH-
• Chỉ có 20 amino acid tiêu chuẩn tồn tại trong các sinh vật sống.
• 20 amino acid vô vàn các protein khác nhau dựa vào các tổ hợp
sắp xếp của các amino acid số lượng vô cùng lớn các cấu trúc
khác nhau.
• Trình tự các amino acid được xác định bởi ADN
1.1. Khái niệm chung
Đơn vị Dalton ?
John Dalton (1766-1844)
Nhà hóa học, vật lý học, thiên văn học
người Anh
Tiên phong trong thuyết nguyên tử hiện đại
Nghiên cứu bệnh mù màu
Da là đơn vị khối lượng được định nghĩa là
1/12 khối lượng của một nguyên tử C (ở trạng
thái cơ bản).
1 Da có giá trị =1.660538782(83)×10−27 kg
1 Da xấp xỉ bằng khối lượng của 1 proton hoặc
1 neutron.
9/18/2020
4
Tất cả các protein đều chứa các nguyên tố:
C: 50-55%
O: 21-24%
H: 6,5-7,3%
N: 15-18%
S: 0-0,24% (chỉ có mặt ở một số protein)
Ngoài các nguyên tố trên, một số protein còn chứa một lượng rất nhỏ
các nguyên tố khác như: P, Fe, Zn, Cu, Mn, Ca
Thành phần cấu tạo
Lịch sử nghiên cứu protein
• PROTEIN, tiếng Hy Lạp (prota) có nghĩa là “quan trọng trước tiên”.
• Năm 1838, Jons Jakob Berzelius đã sử dụng để mô tả những phân
tử hữu cơ có khối lượng phân tử lớn. Protein được sử dụng để
mô tả những hợp chất hữu cơ có tầm quan trọng trong dinh
dưỡng động vật
• 1926, James B. Sumner chứng minh các enzyme có thể được
phân lập và kết tinh.
• 1955, Sir Frederick Sanger xác định trình tự insulin. Đây là bằng
chứng chứng tỏ rằng các protein có cấu trúc đặc thù.
• 1958, cấu trúc 3 chiều của haemoglobin và myoglobin được làm
sáng tỏ bởi Max Perutz và Sir John Cowdery Kendrew bằng
phương pháp phân tích nhiễu xạ tia X.
9/18/2020
5
Thành tựu nghiên cứu Protein
Đến nay hơn 10.000 cấu trúc protein đã được làm sáng tỏ ở mức
độ nguyên tử.
Hàng triệu đột biến cho phép nghiên cứu phương thức các
protein thay đổi các đặc điểm.
Mô phỏng bằng máy tính cho phép mô hình hóa các đặc điểm
của protein.
Vấn đề tồn đọng?
Protein problems !!!
1. Protein structure or folding of protein
Amino acid sequence folding 3 D structure
Dự đoán cấu trúc dựa vào trình tự amino acid?
2. Protein evolution
Bao nhiêu protein được hình thành trong suốt quá trình tiến
hóa?
3. Protein crystallisation
Dự đoán cấu trúc trong các điều kiện khi mà protein được kết
tinh?
9/18/2020
6
1.2. Phân loại Protein
• Vi khuẩn E.coli nhỏ bé, mỗi tế bào cũng có khoảng 3000 protein khác
nhau.
• Cho đến nay không thể dự đoán được tổng số các protein khác nhau
có mặt trong tự nhiên
• Phân loại protein?
Phân loại protein dựa vào chức năng
• Enzymes:
• Hormones: insulin, lipotropin, prolactin, nọc độc rắn
• Protein vận chuyển: cytochrome C, haemoglobin và myoglobin, albumin vận
chuyển axit béo trong máu, các protein đóng vai trò vận chuyển ion (bơm, kênh)
• Immunoglobulin hoặc kháng thể
• Điều hòa hoạt động gen (transcription factor)
• Protein cấu trúc: duy trì cấu trúc của các thành phần sinh học: Collagen, elastin, α-
keratin, sklerotin, fibroin, peptidoglican (vi khuẩn)
• Protein vận động: Chuyển năng lượng hóa học thành năng lượng cơ học (Actin và
myosin), tubulin.
• Thụ thể (receptors): Nhận tín hiệu và truyền tín hiệu (glycoprotein,
transmembrane protein)
• Protein tín hiệu: Các protein này thay đôi cấu hình khi có mặt của các phân tử tín
hiệu (GTPases)
• Protein dự trữ: ovalbumin trứng, casein sữa
9/18/2020
7
Phân loại protein dựa vào sự cải biến sau dịch mã
• Native proteins: Không có sự thay đổi sau dịch mã
• Glico-proteins: gắn với các oligosaccharide mạch thẳng hay mạch nhánh
• Cleaved proteins: sau dịch mã sẽ bị cắt thành 2 hay nhiều mảnh
• Proteins with disulphide bonds: các cặp amino acid cysteins được nối với nhau
qua cầu S-S
• Protein complexes: tồn tại ở dạng homo hoặc hetero
• Chemically modified proteins: gốc amino acid bị cải biến hóa học (gắn cộng hóa trị
với các hợp chất hóa học)
• Prions: bị cuộn gấp nếp theo một cách khác thường hoặc thay đổi cấu hình ngay
khi được dịch mã
Phân loại protein dựa vào cấu trúc và khả năng hòa tan
Protein dạng sợi (fibrous protein)
Protein hình cầu (Globular proteins)
Dựa vào hình dạng và khả năng hòa tan
Dựa vào tính phức tạp và khả năng kết hợp với các thành phần khác
Protein phức hợp (protein kết hợp với các thành phần khác)
9/18/2020
8
Protein dạng sợi và dạng cầu
Protein khung tế bào (Cytoskeletal proteins)
Actin
Arp2/3 (Actin related protein 2, 3)
Coronin
Dystrophin
FtsZ % (Filamenting temperature-sensitive mutant Z)
Keratin
Myosin
Spectrin
Tau (protein)
Tubulin
1.3. Cấu trúc của protein
Cấu trúc 3-D của phân tử Myoglobin
9/18/2020
9
Các bậc cấu trúc của protein
Bậc I Bậc II Bậc III Bậc IV
9/18/2020
10
Tên Acid Amin Ký hiệu
03 ký tự
Ký hiệu
01 ký tự
Tên Acid Amin Ký hiệu
03 ký tự
Ký hiệu
01 ký tự
Alanine Ala A Leucine Leu L
Arginine Arg R Lysine Lys K
Asparagine Asn N Methionine Met M
Aspartic acid Asp D Phenylalanine Phe F
Cysteine Cys C Proline Pro P
Glutamine Gln Q Serine Ser S
Glutamic Acid Glu E Threonine Thr T
Glycine Gly G Tryptophan Trp W
Histidine His H Tyrosine Tyr Y
Isoleucine Ile I Valine Val V
L-isomer là dạng axit amin phổ biến tìm thấy trong các protein
Đặc điểm cấu tạo và phân loại amino acid
9/18/2020
11
Axit yếu
Base yếu
Các amino acid dạng Nonionic và Zwitterion
Zwitterion = Lưỡng tính
Glycine (Gly)
Alanine (Ala)
Valine (Val)
Leucine (Leu)
Isoleucine (Ile)
Proline (Pro)
Tryptophan (Trp)
Phenylalanine (Phe)
Methionine (Met)
Các amino acid không phân cực (Nonpolar)/ kỵ nước (Hydrophobic)
9/18/2020
12
Serine (Ser) Cysteine
(cys)
Glutamine (Gln)
Asparagine (Asn)
Tyrosine (Tyr)
Threonine (Thr)
Các amino acid phân cực (Polar)/ ưa nước (Hydrophilic)
Aspartic acid (Asp) Glutamic acid (Glu)
Lysine (Lys) Arginine (Arg) Histidine (His)
Các amino acid mang điện dương
Các amino acid mang điện âm
His đóng vai trò quan trọng trong chức năng xúc tác của enzyme, thường thấy ở trung
tâm hoạt động
9/18/2020
13
* Cần thiết ở trẻ em, nhưng không cần thiết ở cơ thể trưởng thành
Các amino acid cần thiết ở người
Essential Amino Acids in Humans
Arginine*
Histidine*
Isoleucine
Leucine
Valine
Lysine
Methionine
Threonine
Phenylalanine
Tryptophan
Trong số 20 axit amin thường gặp trong phân tử protein có một số axit
amin mà cơ thể người và động vật không thể tự tổng hợp được mà phải
đưa từ ngoài vào qua thức ăn được gọi là axit amin cần thiết hoặc axit
amin không thay thế.
Đồng phân của các amino acid
Tồn tại ở dạng đồng phân lập thể (dạng D hay dạng L)
L: quay trái (levorotatory); D: quay phải (dextrorotatory)
9/18/2020
14
Một số amino acid không phổ biến tìm thấy trong protein
Cấu trúc bậc I
1. Là thành phần và trình tự sắp xếp các gốc amino acid trong mạch
polypeptide. Cấu trúc này được giữ bền vững dựa vào liên kết cộng
hóa trị.
2. Liên kết peptide được tạo thành do phản ứng kết hợp giữa nhóm
alpha carboxyl của một amino acid này và một nhóm alpha amine
của một amino acid khác. Phản ứng loại đi một phân tử nước.
3. Sản phẩm của phản ứng giữa 2 amino acid gọi là dipeptide...nhiều
hơn được gọi là tri-, tetra-, penta-peptide và polypeptide.
9/18/2020
15
Ca COO
- NH3
+ Ca
amino acid 1 amino acid 2
Sự hình thành liên kết peptide
• Các cấu trúc không gian (bậc 2, 3, 4) hình thành nên các cấu trúc gọi
là motifs và domains.
• Cấu trúc bậc 2 thường xảy ra ở những vùng cục bộ, được duy trì chủ
yếu nhờ các liên kết hydro giữa các nguyên tử trong mạch peptide.
• Những cấu trúc gọi là: xoắn ngẫu nhiên (random coil), xoắn thòng
lọng (loop) thường không có cấu trúc bậc 2 ổn định.
• Có 2 cấu trúc xoắn bậc 2 ổn định: Xoắn alpha (a-Helix) và phiến gấp
nếp beta (-sheet).
• Hai cấu trúc xoắn này thường thấy ở trong lõi của các protein, điều
đó giải thích tại sao các xoắn lòng lọng thường nhìn thấy ở vùng bên
ngoài của phân tử.
Cấu trúc bậc 2
9/18/2020
16
Phiến gấp nếp Beta (-Sheet)
• β-sheets được hình thành bởi 2 hoặc nhiều vùng kéo dài (5 10
amino acid)
• Sự gấp nếp và sắp xếp 2 phía của các vùng trình tự kéo dài hình thành
nên phiến beta.
• Cấu trúc được giữ ổn định nhờ các liên kết H
• Các β-sheet có thể hoặc là song song hoặc đối song
• Song song: các chuỗi peptide cạnh nhau cùng sắp xếp theo 1 chiều
(cùng đầu N C hoặc từ C N)
• Đối song: Ngược lại.
Đặc điểm phiến β
9/18/2020
17
parallel
crossover
N C
N C
N C
C N
anti-parallel loop
or
turn
N C
N C
C N
N C
a: Nhìn mặt đứng: các liên kết hydro hình thành dạng đối song giữa các nhóm
NH và CO trên các sợi kế cận nhau.
Nguyên tử O (đỏ), N (xanh).
b: Nhìn mặt bên: Có 2 phiến β nằm gần như chồng lên nhau. Dạng gấp nếp
được quan sát rõ.
Ví dụ một phiến β gồm 4 sợi đối song trong cấu trúc tinh thể của enzym catalase
9/18/2020
18
• Một vòng xoắn gồm 3,6 gốc amino acid
• Các gốc bên (R) hướng ra ngoài
• Cấu trúc α-helix thường gặp ở các protein hình cầu (nhóm hòa tan).
• Các liên kết hidro giữa các nhóm carboxyl của amino acid n và nhóm amin của amino acid n + 4
Cấu trúc xoắn alpha (a-Helix)
Các amino acid và xoắn alpha
• Không phải tất cả các amino acid có xu hướng hình thành xoắn alpha
• Các amino acid A, D, E, I, L và M có xu hướng hình thành xoắn alpha
• Các amino acid G, P có xu hướng phá vỡ xoắn alpha
• Proline hạn chế khả năng quay xung quanh trục (liên kết peptide) dẫn
đến không thể kéo dài cấu trúc xoắn).
• Sự phá vỡ xoắn alpha tạo ra những kiểu gấp nếp khác góp phần
hình thành nên cấu trúc hình cầu.
9/18/2020
19
37
myoglobin
Anti-parallel
-sheets
of lectin
Bacteriorhodopsin
Parallel -sheets
carbonic anhydrase
Super-Secondary Structure
• Một số protein có những kiểu sắp xếp cấu trúc bậc 2 tạo ra các vùng
domain hoặc cấu trúc motif.
• Chẳng hạn như các cấu trúc helix-turn-helix (domain) có vai trò điều
hòa phiên mã ở vi khuẩn. Cấu trúc leucine zipper, helix-loop-helix và
zinc finger (domain) có vai trò điều hòa phiên mã ở eukaryote
9/18/2020
20
Motif và domain
• Motif và domain là sự tổ hợp của các cấu trúc bậc 2.
• Motif: chỉ bao gồm một vài cấu trúc bậc 2, không nhất thiết phải
thực hiện chức năng
• Domain: gồm nhiều cấu trúc bậc 2, phức tạp hơn và thường
được định nghĩa như một đơn vị chức năng nhất định
• Trong một số trường hợp motif và domain có ý nghĩa như nhau
9/18/2020
21
Cấu trúc bậc 3
• Cấu trúc bậc 3 coi như cấu trúc 3 chiều hoàn thiện của các chuỗi
polypeptide
• Trong các cấu trúc bậc 2 của protein thường có các vùng cấu trúc
(domain) nhất định
• Cấu trúc bậc 3 gồm các vùng cấu trúc bậc 2 gấp nếp tiếp theo
• Sự tương tác của các vùng (domain) được duy trì bởi một số liên
kết và lực liên kết
• Các aminoacid ở xa nhau trong chuỗi polypeptide tương tác với
nhau nhờ các liên kết như; liên kết hydro, tương tác kị nước,
tương tác tĩnh điện và các lực van der Waals
GFP (Green fluorescent protein)
- Aequorea victoria
- Protein gồm 238 Aminoacid, 26,9kDa
- 11 chuỗi Beta, 01 chuỗi anpha trong vùng chromophore, 05 chuỗi alpha ngắn
(alpha helice)
9/18/2020
22
Năm 1996 cấu trúc kết tinh của GFP được làm sáng tỏ.
Xoắn alpha (đỏ), phiến beta (xanh lá cây), các vùng nối (loops) màu xanh đậm.
11 phiến beta tạo nên một hàng rào beta
1 chuỗi xoắn alpha chạy xuyên qua trung tâm
Chất phát quang (chromophore) định vị ở giữa hàng rào beta
Tháng 6 năm 2003, trong ngân hàng cấu trúc protein PDB,
GFP được xếp vào cấu trúc protein của tháng
Các nhóm R cấu tạo nên cấu trúc chromophore
bao gồm các amino acid từ vị trí 64 đến 170.
Trong đó Arg96 đóng vai trò quan trọng
9/18/2020
23
Cấu trúc bậc 4
• Rất nhiều protein có chứa từ 02 chuỗi polypeptide trở lên, chúng liên kết với
nhau nhờ lực hút không cộng hóa trị (non-covalent) để cho cấu trúc bậc ba trở
nên ổn định hơn.
• Các protein được tạo bởi nhiều chuỗi polypeptide đó được gọi là protein
oligomeric.
• Cấu trúc được hình thành nhờ tương tác monomer-monomer trong protein
oligomeric được xác định là cấu trúc bậc 4 của protein.
• Các protein oligomeric có thể gồm nhiều chuỗi polypeptide giống nhau
(multiple identical polypeptide chains) được gọi là homo-oligomers hoặc riêng
biệt (multiple distinct polypeptide chains) được gọi là hetero-oligomers
Heamoglobin là một hetero-oligomeric protein, bao gồm 02 chuỗi alpha và
02 chuỗi beta tạo ra cấu trúc bậc 4 là α2β2
9/18/2020
24
Các liên kết duy trì cấu trúc phân tử protein
• Liên kết cộng hoá trị chủ yếu là liên kết peptide nối các gốc axit amin tạo chuỗi
polypeptide.
• Liên kết disulfide (-S-S-) do 2 nhóm SH của gốc systein phản ứng với nhau tạo
thành góp phần đáng kể làm cuộn phân tử protein làm bền cấu trúc bậc III.
Có rất nhiều các liên kết không cộng hóa trị (non-covalent interaction), mặc dù
yếu nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định cấu trúc không gian, đảm
bảo chức năng sinh học của các phân tử protein.
• Tương tác ion (Ionic interactions)
• Tương tác hấp dẫn Van der waals (Van der waals interactions)
• Liên kết Hydro (Hydrogen bonds)
• Tương tác kỵ nước (Hydrophobic interactions)
Liên kết hydro
• Liên kết Hydro là 1 liên kết rất yếu được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa
Hydro (đã liên kết trong 1 phân tử) với 1 nguyên tử có độ âm điện mạnh có kích
thước bé (N,O, F...) ở 1 phân tử khác hoặc trong cùng 1 phân tử
• Liên kết Hydro được biểu diễn bằng ba chấm (...).
9/18/2020
25
9/18/2020
26
•F—H...:F (155 kJ/mol or 40 kcal/mol)
•O—H...:N (29 kJ/mol or 6.9 kcal/mol)
•O—H...:O (21 kJ/mol or 5.0 kcal/mol)
•N—H...:N (13 kJ/mol or 3.1 kcal/mol)
•N—H...:O (8 kJ/mol or 1.9 kcal/mol)
Năng lượng liên kết của một số dạng liên kết hydro
Chiều dài liên kết H
9/18/2020
27
Thế tĩnh điện (Electrostatic Potential): Chỉ thị cho độ phân cực
• Thế tĩnh điện phân tử là năng
lượng tiềm tàng của một
proton ở một vị trí nhất định
gần một phân tử
• Thế tích điện âm (đỏ): Hấp
dẫn của proton bởi các mật
độ điện tử trong phân tử
• Thế điện tích dương (xanh):
Sự đẩy proton bởi các nhân
nguyên tử trong vùng có mật
độ điện tử thấp
Là một lực liên kết nội phân tử hoặc nội nguyên tử gây ra một lực hút
tạm thời giữa các lưỡng cực trong các phân tử không phân cực và các
nguyên tử do sự phân bố bất đối xứng các electron nhờ sự di chuyển
của chúng. van der Waals là tổng của lực hấp dẫn và lực đẩy giữa các
phân tử hoặc giữa các phần của một phân tử.
Phân loại:
1. Lực giữa 2 phân tử lưỡng cực (trạng thái lưỡng cực tồn tại lâu)
(Keesom force)
2. Lực giữa 1 phân tử lưỡng cực lâu và 1 phân tử cảm ứng (Debye
force)
3. Lực giữa 2 phân tử lưỡng cực cảm ứng tạm thời (London dispersion
force)
Liên kết hấp dẫn (van der Waals)
9/18/2020
28
Van der Waals force + lực tương tác giữa các bề mặt
9/18/2020
29
• Các phân tử không phân cực
(không chứa nhóm ion + liên
kết phân cực) -> không hòa
tan trong nước -> phân tử kỵ
nước.
• Lực thúc đẩy các phân tử hay
các vùng không phân cực của
các phân tử liên kết với nhau
gọi là liên kết kỵ nước.
• Vai trò: ổn định các Pr, phức
hợp Pr với các ptử khác cũng
như sự phân bố các Pr trong
các màng sinh học.
Các liên kết kị nước
Protein được cấu tạo bởi các amino acid chứa các gốc ưa nước và kị
nước
• Khi các protein gấp nếp, các amino acid có gốc kị nước: alanine,
valine, leucine, isoleucine, phenylalanine, tryptophan và methionine sẽ
có xu hướng co cụm bên trong phân tử protein.
• Cấu trúc của các protein hòa tan trong nước có một lõi kị nước ở bên
trong, lõi kị nước này chủ yếu là các gốc kị nước của các amino acid.
• Các gốc kị nước có xu hướng giảm thiểu phạm vi tiếp xúc với nước
tạo ra lực lôi kéo trong quá trình gấp nếp.
9/18/2020
30
Một số tính chất của protein
Dung dịch keo protein, sự kết tủa protein
• Khi hòa tan, protein tạo thành dung dịch keo
• Trên bề mặt protein có các nhóm phân cực, khi hòa tan, nước sẽ bao quanh tạo
thành lớp vỏ hydrat
• Độ bền của dung dịch keo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự tích điện của các phân
tử protein, mức độ hydrat hóa, nhiệt độKhi thay đổi các yếu tố này protein có
thể kết tụ lại với nhau, gọi là hiện tượng kết tủa protein
• Hiện tượng kết tủa có thể là thuận nghịch hoặc không thuận nghịch
Khả năng hấp thụ tia tử ngoại của protein
• Dung dịch protein có khả năng hấp thụ ánh sáng tử ngoại ở 02 vùng bước sóng
• 180-220 nm: là vùng hấp thụ của các liên kết peptide, cực đại ở 190 nm.
• 250-300 nm: là vùng hấp thụ của các aminoacid thơm (Phe, Tyr, Trp), cực đại ở
280 nm
Sự kết tinh của protein
• Là dạng không hòa tan của protein trong dung dịch, ở một số điều kiện nhất
định. Các phần của protein liên kết lại với nhau nhờ các liên kết không tĩnh
điện tạo thành phân tử kết tinh.
• Một số protein tinh thể có thể gặp trong tự nhiên, số khác có thể tạo thành
trong điều kiện thí nghiệm.
9/18/2020
31
Tính chất lưỡng tính của protein
• Axit amin và protein có tính chất lưỡng tính, có nghĩa là vừa có tính acid
vừa có tính base
• Khái niệm pH đẳng điện (pHi hay pI): Ở một giá trị pH, tổng điện tích (+) và
(-) của phân tử protein = 0. Phân tử protein sẽ không di chuyển trong điện
trường, giá trị pH đó được gọi là pHi
• Như vậy nếu protein có chứa nhiều Asp, Glu (axit amin axit) thì pHi sẽ nằm
trong vùng axit và ngược lại, nếu protein chứa nhiều axit amin kiềm (Lys,
Arg, His) thì pHi của nó sẽ ở vùng kiềm.
Trong điều kiện pH=pHi của protein, các protein dễ dàng kết tụ lại với nhau
Giá trị pHi của một số protein thường gặp
9/18/2020
32
Khối lượng (MW) và cấu trúc phân tử của một số protein
Protein = protein đơn giản + protein phức tạp
Phản ứng biure (Biuret assay)
• Là phản ứng đặc trưng cho liên kết peptide, trong môi trường kiềm mạnh,
liên kết peptide trong protein phản ứng với CuSO4 tạo thành phức chất màu
tím. Cực đại hấp thụ của phức chất ở 540 nm
• Các aminoacid và dipeptide không có phản ứng này.
Một số phản ứng thường dùng để định tính,
định lượng protein
9/18/2020
33
Phản ứng Folin-Ciocalteu (Lowry assay)
• Là phản ứng kết hợp giữa phản ứng biure và oxi hóa các aminoacid thơm
(Tyr, Trp) bằng thuốc thử folin-ciocalteu (hỗn hợp của phosphotungstic acid
and phosphomolybdic acid).
• Phức hợp tạo thành có màu xanh da trời, hấp thụ cực đại ở 750 nm.
• Phương pháp này khá nhạy, có thể định lượng tới 0,01mg/ml
Phản ứng với Ninhydrin
• Tất cả các a-amino acid đều phản ứng với Ninhydrin tạo phức chất màu xanh tím,
riêng prolin tạo phức chất màu vàng.
• Dưới tác dụng của Ninhydrin ở nhiệt độ cao Aminoacid tạo thành NH3, CO2 và aldehit
tương ứng có mạch cacbon ngắn hơn Aa 01 Cacbon. Ninhydrin chuyển thành
Hydrindatin. Hydrindatin, NH3 mới tạo ra phản ứng với Ninhydrin khác tạo phức chất
có màu
• Có thể so màu hoặc đo thể tích NH3, CO2 tạo ra để định lượng Aminoacid
9/18/2020
34
Phản ứng Bradford (Bradford assay)
• Đây là phương pháp phổ biến để định lượng protein tổng số, có thể định lượng ở
ngưỡng 1-10 µg/ml.
• Cơ chế thực hiện dựa trên sự thay đổi màu của thuốc nhuộm Coomassie Brilliant
Blue G-250, trong điều kiện axit thuốc nhuộm sẽ chuyển từ màu nâu đỏ sang màu
xanh khi có mặt của protein.
• Cực đại hấp thụ của phức hợp ở 595 nm.
Các phản ứng màu đặc trưng khác của protein
Những phản ứng này có được là do sự có mặt của các nhóm định chức hóa học xác
định trong phân tử protein. Có thể sử dụng chúng để phát hiện amino acid, protein trong
dung dịch.
• Phản ứng xanthproteic: các gốc amino acid Tyr, Trp, Phe trong protein tác dụng với
HNO3 đặc tạo thành màu vàng và sau khi thêm kiềm sẽ chuyển thành da cam.
• Phản ứng Pauli: các gốc Tyr, His trong protein tác dụng với diazobenzosulfonic acid
tạo thành màu đỏ anh đào.
• Phản ứng Millon: gốc Tyr tác dụng với thuỷ ngân nitrate trong HNO3 đặc tạo thành
kết tủa màu nâu đất.
• Phản ứng Saccaguichi: gốc Arg tác dụng với dung dịch kiềm của α-naphtol và
hypobromitecho màu đỏ anh đào.
• Phản ứng Adamkievich: gốc Trp tác dụng với glyoxylic acid và H2SO4 đặc tạo
thành vòng tím đỏ ở mặt phân cách
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_cong_nghe_protein_enzyme_chuong_1_protein.pdf