Bài giảng Chuyên đề Bệnh học: các rối loạn khí sắc

2. Giai đoạn trầm cảm - Mélipramine (Imipramine, Tofranil): 150-300 mg/ngày, dùng vào sáng và trưa. Sau 2 tuần thuốc có tác dụng giảm liều dần đến 75-100 mg/ngày thời gian điều trị 2 - 3 tháng. - Có hoang tưởng hoặc kích động dùng an thần kinh: Levomepromazine - Tisercine: 100-200 mg/ngày. Hoặc an thần kinh hoạt hoá khác Sulpiride -Dogmatil

pdf11 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chuyên đề Bệnh học: các rối loạn khí sắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: BỆNH HỌC: CÁC RỐI LOẠN KHÍ SẮC 2 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Bệnh học: Các rối loạn khí sắc”, người học nắm được những kiến thức có liên quan bệnh này như: Khái niệm rối loạn khí sắc; Các biểu hiện lâm sàng của bệnh; Xét nghiệm bệnh; Chẩn đoán và tiên lượng; Điều trị và phòng bệnh các rối loạn khí sắc. 3 NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM Rối loạn khí sắc là thuật ngữ dùng thay thế rối loạn cảm xúc. - Cảm xúc là gì? Là biểu hiện nhất thời, ngắn ngủi của trạng thái tình cảm: vui, buồn, giận, ghét, yêu thương... - Khí sắc là một tâm trạng, một trạng thái tình cảm lâu dài, bền vững hơn. - Sự biến đổi khí sắc kèm theo thay đổi mức độ hoạt động chung. Đa số các rối loạn đó có tính chất tái diễn và khởi phát thường có liên quan đến sự kiện hoàn cảnh gây stress (sang chấn tâm lý). Rối loạn khí sắc là một lĩnh vực rộng lớn. Tỷ lệ bệnh tăng ngày một nhiều. Theo tài liệu thế giới hơn 4% dân số. Rối loạn khí sắc hay tái phát, bệnh nhân thường được khám ở phòng khám đa khoa. Có thể được chẩn đoán là lo âu hoặc bệnh cơ thể. - Giai đoạn hưng cảm: Trạng thái hưng cảm gồm tam chứng: (1) Khí sắc tăng. (2) Nhịp độ tư duy nhanh (hưng phấn trí tuệ). (3) Kích động tâm thần vận động (về ngôn ngữ và vận động). 1. Khí sắc tăng - Người bệnh có cảm giác sảng khoái, hoàn toàn khoẻ mạnh. Cảm thấy rất thoải mái, mọi vật sáng rực, người tràn đầy nghị lực, sức khoẻ hoàn hảo vô cùng. Quá khứ và tương lai đều được đánh giá với một sắc thái hoan hỷ, phấn khởi. - Nhìn điệu bộ hành vi, nét mặt của họ, có thể phán đoán người bệnh tăng khí sắc: họ hầu như thường xuyên vui vẻ, cười đùa ầm ĩ về một lý do 4 không đáng kể, giễu cợt, không để ý đến hoàn cảnh xung quanh. Họ múa may, điệu bộ, động tác nét mặt cởi mở, truyền cảm. Đang vui vẻ, người bệnh có thể trở nên giận dữ nhất thời do căn nguyên không đáng kể. 2. Nhịp độ tư duy nhanh (hưng phấn trí tuệ) - Dòng tư duy và biểu tượng trôi rất nhanh, thay đổi mau lẹ. Tư duy nông cạn, liên tưởng nhanh rất dễ mất tập trung, tăng trí nhớ. - Họ là những người có tài năng, thường tự đánh giá cao, có thể đạt tới mức độ hoang tưởng tự cao tự đại, chủ yếu tài ba, địa vị và khả năng. Lời nói có nhiều điều tưởng tượng hão huyền, không bền vững; người ta có thể thuyết phục bệnh nhân từ bỏ một cách dễ dàng. 3. Kích động tâm thần vận động - Phù hợp với tăng khí sắc thường kết hợp với kích động ngôn ngữ và vận động. Người bệnh nói hầu như thao thao bất tuyệt, giọng nói trở nên khàn. Người bệnh luôn vận động, khó ngồi yên một chỗ, người bệnh can thiệp vào công việc của người khác nhưng làm không có hiệu quả, có khi dẫn đến tình trạng cãi cọ, xung đột liên miên, cũng như hành vi kiện cáo. - Kích động có thể mang tính chất công kích giận dữ, tấn công hỗn độn, cuồng bạo, kèm theo các rối loạn khác: + Chú ý giảm (kém tập trung). + Tăng trí nhớ. + Tăng tình dục. + Ăn nhiều nhưng vẫn sút cân. + Mạch nhanh, huyết áp tang không đều. + Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt. - Bệnh xuất hiện từng thời kỳ, ngoài thời kỳ bệnh, bệnh nhân biểu hiện bình thường. 5 - Một số trạng thái nhẹ gần như bình thường. Tỷ lệ nữ > hơn nam 2/1. Tuổi phát bệnh 11 - 20 tuổi: 25%, 21 - 30 tuổi: 41%. Tuổi khác cũng có, thường gặp 15 - 30 tuổi. II. CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG Theo ICD10 - Rối loạn khí sắc chia ra: - Giai đoạn hưng cảm F30. - Rối loạn cảm xúc lưỡng cực F31. - Giai đoạn trầm cảm F32. - Rối loạn trầm cảm tái diễn F33. - Các rối loạn khí sắc dai dẳng F34. 1. Giai đoạn hưng cảm - F30.0 Là trạng thái tăng khí sắc tương đối nặng làm cho bệnh nhân không thích ứng với hoàn cảnh xung quanh, sinh hoạt gia đình. Tăng năng lượng hoạt động tâm thần: Nói nhiều, giảm tập trung chú ý. * Hưng cảm nhẹ - F30.0. - Tăng khí sắc nhẹ và dai dẳng kéo dài nhiều ngày. - Tăng năng lượng và hoạt động cơ thể, tâm thần, thường có cảm giác thoải mái, có hiện tượng tăng tình dục và giảm nhu cầu ngủ, khả năng tập trung chú ý giảm. - Không làm gián đoạn công việc hoặc trở ngại giao tiếp xã hội. * Hưng cảm không có triệu chứng loạn thần - F30.1. - Khí sắc tăng cao không tương xứng với hoàn cảnh có thể từ vui vẻ vô tư đến kích động gần như không thể kiểm tra được. - Tăng năng lượng gây hoạt động thái quá: nói nhanh, giảm nhu cầu ngủ. Mất khả năng kiềm chế bản thân. Giảm khả năng tập trung chú ý. Đãng trí rõ rệt, tự cao quá mức, ý tưởng khuếch đại hoặc quá lạc quan nên có hành 6 động không thực tế: tiêu tiền quá mức, đam mê si tình, đùa tếu, công kích, can thiệp vào công việc của người khác. - Phải kéo dài ít nhất một tuần. - Làm gián đoạn đến công việc hàng ngày. * Hưng cảm có triệu chứng loạn thần - F30.2. - Hoang tưởng tự cao hay tôn giáo. - Cáu kỉnh, ngờ vực, trở thành hoang tưởng bị hại. - Tư duy phi tán. - Kích động lố lăng, hung bạo và sao nhãng ăn uống, vệ sinh cá nhân. - Đáp ứng tốt với thuốc an thần kinh, trở lại mức độ tương đối bình thường nhưng vẫn còn hoang tưởng hoặc ảo giác. 2. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực - F31 - Là giai đoạn lặp đi lặp lại (ít nhất 2 lần), các mức độ khí sắc và hoạt động của bệnh nhân bị rối loạn đáng kể. Một số tăng khí sắc, tăng năng lượng số khác ngược lại hoặc xen kẽ. - Bệnh phục hồi hoàn toàn giữa các giai đoạn. - Tỷ lệ mắc bệnh ở 2 giới gần như bằng nhau. - Các giai đoạn hưng cảm, trầm cảm thường xảy ra sau stress. - Giai đoạn hưng cảm bắt đầu đột ngột, kéo dài từ 2 tuần đến 4,5 tháng trung bình 4 tháng. Trầm cảm kéo dài lâu hơn 6 tháng (hiếm hơn 1 năm). - Giai đoạn đầu xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. - Thuật ngữ loạn thần hưng trầm cảm trước kia bao gồm cả bệnh nhân trầm cảm. Nay đồng nghĩa với rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Tuỳ theo giai đoạn bệnh hiện tại người ta phân chia thành: - Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hưng cảm nhẹ. F31.0. + Đáp ứng F30.0. và; 7 + Một giai đoạn rối loạn cảm xúc trước đó: hưng cảm, trầm cảm, hỗn hợp. - Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hưng cảm không có triệu chứng loạn thần F31.1. + Đáp ứng F30.1 và; + Một giai đoạn trước đó. - Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hưng cảm có loạn thần F31.2 + Đáp ứng F30.2 và; + Một giai đoạn trước đó. - Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa F31.3 + Đủ tiêu chuẩn trầm cảm F32.0 hoặc F32.1. + Một giai đoạn trước. - Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng, không có triệu chứng loạn thần F31.4. + Đủ tiêu chuẩn F32.2 và; + Một giai đoạn trước. - Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần F31.5 + Đủ tiêu chuẩn F32.3 và; + Một giai đoạn trước. - Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hỗn hợp F31.6. + Hiện tại hưng cảm nhẹ và trầm cảm ≥ 2 tuần. + Trước hỗn hợp. Các giai đoạn hiện tại ≥ 2 tuần. 8 III. XÉT NGHIỆM - Các xét nghiệm cơ bản. - X quang sọ não. - Điện não đồ, lưu huyết não. - Trắc nghiệm tâm lý: Test Beck, Hamilton. - Các XN khác nếu cần. IV. CHẨN ĐOÁN VÀ TIÊN LƯỢNG 1. Nguyên tắc - Tăng hoạt động và thay đổi khí sắc phải xuất hiện ít nhất nhiều ngày liên tục (1 tuần). - Biểu hiện mức độ dai dẳng. - Có trở ngại đáng kể đối với công việc hay hoạt động xã hội. - Không tiếp tục được công việc kèm theo tính tự cao và lạc quan. - Có hoang tưởng tự cao, hoang tưởng bị hại ghi mã F30.2. 2. Phân biệt - Hưng cảm nhẹ khác F34 các rối loạn khí sắc (cảm xúc) dai dẳng gồm: khí sắc chu kỳ (F34.0): + Không có stress. + Ở lứa tuổi trẻ 15-20 tuổi. - Tăng hoạt động (kèm theo sút cân) cần phân biệt với rối loạn tâm thần trong cường giáp trạng. Với chán ăn tâm thần (thanh niên) với trầm cảm kích động ở tuổi trung niên. - Nếu có ý tưởng ám ảnh, với ám ảnh nghi thức F42. - Nếu có hoang tưởng mở rộng và kích động dữ dội làm mờ đi rối loạn cảm xúc khác, với tâm thần phân liệt. 9 - Rối loạn phân liệt cảm xúc (hoang tưởng và rối loạn cảm xúc xuất hiện nổi bật, đồng thời). 3. Tiên lượng - Điều trị tốt - tiến triển ổn định trở lại bình thường. - Có trường hợp chỉ một cơn trong đời. - Có thể tái diễn cơn hưng cảm hoặc xuất hiện giai đoạn trầm cảm xen lẫn. V. ĐIỀU TRỊ 1. Giai đoạn hưng cảm  Clorpromazine 200 500 mg/ngày tiêm bắp hoặc uống. - Haloperidol 5-10 mg/ngày tiêm bắp. - Sau một tuần bệnh yên tĩnh và 4 tuần ổn định. - Thời gian điều trị: 2 - 3 tháng. - Liều duy trì Aminazine 100-150 mg/ngày.  Lithium - điều trị tốt cơn hưng cảm và phòng ngừa 8 - 10 ngày bệnh nhân yên tĩnh và 4 tuần ổn định. Liều tấn công 1800 mg/ngày. Liều phòng bệnh 150-900 mg/ngày.  Có thể dùng Carbamazafaime khi Lithium thất bại.  Kết hợp với bình thản Zepine.  Vitamine.  Chế độ ăn.  Tâm lý liệu pháp. 10 2. Giai đoạn trầm cảm - Mélipramine (Imipramine, Tofranil): 150-300 mg/ngày, dùng vào sáng và trưa. Sau 2 tuần thuốc có tác dụng giảm liều dần đến 75-100 mg/ngày thời gian điều trị 2 - 3 tháng. - Có hoang tưởng hoặc kích động dùng an thần kinh: Levomepromazine - Tisercine: 100-200 mg/ngày. Hoặc an thần kinh hoạt hoá khác Sulpiride - Dogmatil. - Trầm cảm + lo âu nên dùng: Amitriptyline - Laroxyl - Elavil: 150-200 mg/ngày, có thể uống buổi chiều kết hợp với Benzodiazepine. Có thể phối hợp Mélipramine 100-150 mg với Aminazine 100-150 mg/ngày. Chú ý: - Không cắt thuốc sớm vì xuất hiện cơn trầm cảm tiếp diễn. - Có dấu hiệu hưng cảm phải giảm hoặc ngừng thuốc. - Nếu có ý tưởng tự sát nên dùng ECT + thuốc chống trầm cảm. - Giải thích cho bệnh nhân không sợ nghiện thuốc. Thuốc không có tác dụng ngay (2-3 tuần thuốc mới có tác dụng). - Giải thích khi có tác dụng phụ. - Giấc ngủ và ngon miệng hồi phục đầu tiên rồi đến hồi phục năng lực, cuối cùng thoải mái. - Nên chọn một loại thuốc 3 vòng. - Nếu đã ở liều tối đa 4 - 6 tuần chưa cải thiện thì thêm Lithium 2 - 3 tuần nữa. - Duy trì thuốc tối thiểu trong sáu tháng - sau đó giảm liều dần. - Liệu pháp ECT nếu thuốc không cải thiện. - Liệu pháp tâm lý: Tâm lý ngắn hạn. 11 - Nhận thức, liệu pháp hành vi - liệu pháp gia đình. - Liệu pháp gây mất ngủ - ánh sáng. - Liệu pháp phân tâm. - Dùng chống trầm cảm thế hệ mới. . Prozac 20-60 mg/ngày. . Stablon 12,5mg x 3 viên/ngày. . Zoloft - Sertraline 50mg - liều duy nhất trong ngày 50-200 mg. VI. PHÒNG BỆNH - Lithium. - Carbamazepine. - Môi trường xã hội lành mạnh tránh stress - căng thẳng. =====HẾT=====

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbenh_hoc_cac_roi_loan_khi_sac_339.pdf
Tài liệu liên quan