Bài 1.
Một mạng lưới cấp nước được quy hoạch đểcung cấp nước cho một khu cócác thông sốsau :
- Khu dân cưbao gồm 2 tiểu khu A và B. Khu A có 15 nghìn dân với tiêu chuẩn dùng
nước là qtb= 120ℓ/(ng-ngđ), có hệsốkhông điều hoà lớn nhất ngày Kngđ-max= 1,2 và giờ
Kh-max= 1,3. Khu B có 3000 dân với tiêu chuẩn g nước là qtb– 200 ℓ/(ng-ngđ), có hệsố
không điều hoà lớn nhất ngày Kngđ-max= 1,3 và giờKh-max= 1,5.
- Một nhà máy ngày làm việc 2 ca, mỗi ca 6 giờvà có 500 công nhân (ca 1 từ6h đến 12h, ca
2 từ13h đến 19h). Nước dùng cho sản xuất trong mỗi ca là 300 m
3
/ca. Nước sinh hoạt cho
công nhân trong mỗi ca là 24 ℓ/(ng-ca)
12 trang |
Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 7361 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương I: Nhu cầu dùng nước và nguồn nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƯƠNG I
NHU CẦU DÙNG NƯỚC VÀ NGUỒN NƯỚC
1.1 GIỚI THIỆU
Trong giáo trình này, chúng tôi sẽ giới thiệu chủ yếu đến các vấn đề liên quan đến việc vận
chuyển nước trong các công trình dẫn nước, mạng lưới đường ống phân phối nước và trong hệ
thống đường ống thoát nước mưa và nước thải. Các vấn đề liên quan đến xử lý nước sẽ được
giới thiệu trong tài liệu khác.
Nước sử dụng dược khai thác chủ yếu đến từ các nguồn nước ngọt sau:
- Nước mặt, hiện diện trong các hồ, các dòng chảy ( sông suối).
- Nước ngầm thường ở dạng khoáng hoá mạnh.
Sơ đồ sau đây trình bày chu kỳ sử dụng nước một cách tổng quát trong khai thác:
Hình 1.1: Chù kỳ dùng nước
Khởi đầu nước sẽ được lấy từ nguồn nước (hồ chứa, sông) nhờ vào một công trình lấy
nước. Công trình lấy nước này tuỳ theo trường hợp sẽ có thể:
- Lấy nước đơn giản nhờ vào ống dẫn đặt chìm vào trong sông hồ
- Lấy nước có sự lựa chọn ở nhiều độ sâu khác nhau trong sông.
Trong một vài trường hợp, có thể phải xây dựng trạm bơm ( TB cấp 1) hoặc đập dâng
để tạo hồ chứa nhằm điều tiết lưu lượng trong trường hợp dòng chảy có lưu lượng không bảo
đảm nhu cầu lấy nước trong thời kỳ nước kém.
Các công trình lấy nước (kênh, đường ống có áp) sẽ dẫn nước thô về khu vực cần cấp
nước. Nếu nước không đáp ứng được tiêu chẩn vệ sinh, chúng ta sẽ xử lý nó trong một trạm
làm sạch & khử trùng (chlore) trước khi phân phối về các nơi tiêu thụ .
Nước sạch sẽ được phân phối trong vùng quy hoạch cho đến tận các thiết bị dùng
nước cuối cùng nhờ vào một mạng lưới đường ống dẫn nước có áp. Sau khi được sử dụng,
nước sẽ mất đi các chất lượng sạch cần thiết và trở thành nước thải. Từ đó, hệ thống đường
ống cống sẽ có nhiệm vụ thu và tháo nước thải này ra khỏi khu quy hoạch.
Việc xử lý nước đã sử dụng trong một trạm xử lý nhằm tránh làm ô nhiễm môi trường
nơi nước thải trả về thiên nhiên là điều bắt buộc; Sau đó nhờ hệ thống kênh dẫn , dẫn nước đã
qua xử lý về nơi tiếp nhân (sông , hồ thiên nhiên). Điều này cho phép các hộ dân cư khu
quy hoạch nằm về hạ lưu của các vị trí cửa xã có thể sử dụng nước vào các mục tiêu khác
nhau trong đó có nước dùng trong sinh hoạt.
Thông thường, trong một con sông ,nước sẽ được làm sạch tự nhiên bởi quá trình tự
làm sạch ( khả năng càng cao khi sông càng lớn) . Trong quá trình này, các tạp chất có hại sẽ
dần được giảm đi. Ngoài ra, khi nước đã sử dụng được trả về con sông hoặc hồ chứa không
2
thể trộn lẫn tốt trong tổng thể môi trường nước. Ta nói rằng trong trường hợp này có hiện
tượng nối tắt: quá trình tự làm sạch không xảy ra, nguồn nước bị nhiễm bẩn nghiêm trọng.
I.2. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CUNG CẤP NƯỚC
Hình 1.2 : Sơ đồ hệ thống cấp nước
1.3. ƯỚC LƯỢNG DÂN SỐ VÀ THỜI GIAN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH
1.3.1 Ước lượng dân số phục vụ cấp nước
Đây là một giai đoạn bắt buộc cần thiết cho thiết kế một hệ thống cấp nước. Người kỹ
sư phải xác định được quy mô dân số hiện tại cho khu xây dựng và cả đánh giá cho sự phát
triển trong tương lai trong suốt giai đoạn khai thác của hệ thống công trình. Tuỳ theo nhu cầu
của dự báo ta có 2 loại ước lượng về quy mô dân số: ước lượng ngắn hạn (5-10 năm) và ước
lượng dài hạn (10-50 năm). Rõ ràng bài toán dự báo dài hạn là một vấn đề khó, bởi vì có quá
nhiều yếu tố không chắc chắn khi xét trong một tương lai xa. Trong trường hợp này, có thể
tiến hành phân tích đường cong biểu thị dân số trong quá khứ để đánh giá các xu thế và có
xem xét các yếu tố xã hội, kinh tế, thiết lập hay di dời của các Công ty Xí nghiệp, tác động
đến sự tăng trưởng của vùng. Ví dụ:
Lượng nước cần trung bình ngày đêm cho sinh hoạt được xác định theo biểu thức:
Q = qtb.N, m3/ ngày đêm, (I.0)
Trong đó: qtb - Định mức dùng nước trung bình ngày đêm cho mỗi đầu người;
N - Dân số của khu vực cần cung cấp nước, tính toán theo quy hoạch phát triển của
nó, nghĩa là phải xét tới ảnh hưởng của sự gia tăng dân số tự nhiên & cơ học:
tNN )1(0 α+= , ( N0 – dân số hiện tại, α - tỷ lệ tăng dân số, t - số năm dự
kiến)
Nói chung, phần lớn các phương pháp ước lượng chỉ cho phép nghiên cứu sự biến
động trong một chu kỳ tương đối ngắn.
1.3.2 Thời gian khai thác công trình dự kiến
Thiết kế các công trình trong ngành cấp thoát nước nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu
hiện tại và cho tương lai cho một vùng quy hoạch. Tuổi thọ công trình là khoảng thời gian kể
từ lúc đưa công trình vào khai thác đến cuối thời kỳ mà công trình vẫn còn được đánh giá thoả
mãn các yêu cầu kỹ thuật và kinh tế trong khai thác. Xác định thời gian khai thác hiệu quả này
dựa vào một phân tích tài chính trong đó ta sẽ kể đến các vấn đề:
- Đầu tư. - Chi phí khai thác (nhân công, điện, hoá chất...). - Lãi suất.
- Sự thuận tiện cho phép chúng ta có thể nới rộng công trình hay thêm vào các thiết bị (ví dụ
ta sẽ dễ dàng hơn khi thay thế một bơm hay gia tăng công suất trạm bơm hơn là mở rộng một
tunnel hoặc một công trình lấy nước).
3
- Có thể cải tiến công nghệ.
Bảng sau đây trình bày tuổi thọ các công trình ta có thể tham khảo trong thiết kế các
công trình trong lĩnh vực cấp thoát nước và làm sạch nước. Ta nhận xét có ba nhóm tuổi thọ:
nhóm từ 5 đến 20 năm cho các loại thiết bị sử dụng nhanh và thay thế dễ dàng; nhóm có chu
kỳ sử dụng từ 20 đến 30 năm cho các thiết bị khó khăn và tốn kém hơn khi muốn thay thế; và
nhóm lớn hơn 50 năm khi thiết bị là rất đắt và rất khó thay thế hoặc mở rộng.
Bảng 1.1. Tuổi thọ công trình tiêu biểu
Công trình Ðặc tính Tuổi thọ
(năm)
Các công trình dùng để sản xuất nước uống
Ðập hoặc tunnel
Lấy nước và đường dẫn chính
Trạm xử lý và mạng lưới
Ðường dẫn có đường kính > 300 mm
Ðường dẫn có đường kính < 300 mm
Trạm bơm:
- Kết cấu
- Bơm
Các công trình dùng để thu và làm sạch nước:
Ðường dẫn phụ có đường kính <375 mm
Các công trình thu, kênh tháo
Trạm xử lý
Trạm bơm
Bơm chuyển nước vào trạm xử lý
Rất khó và đắt khi mở rộng
Tương đối khó khi mở rộng
Nếu gia tăng dân số và tỷ suất lợi nhuận:
- Bé:
- Lớn:
Ðắt tiền khi thay thế
Xây dựng dễ
Tăng quy mô dễ dàng
Tăng công suất dễ dàng, nhanh
Xây dựng dễ
Khó và đắt khi mở rộng
Nếu gia tăng dân số và tỷ suất lợi nhuận:
- Bé
- Lớn
Mở rộng khó
Thay thế dễ dàng
50-75
25-50
25
50
25-30
15-20
15-20
5-10
20
30-50
23-30
10-15
10-20
5-10
Tóm lại, chúng ta có thể khai thác và sử dụng nước mặt, nước ngầm, nước lợ và cả
nước biển sau khi đã được thu và xử lý trong một trạm xử lý đúng tiêu chuẩn. Nước sẽ được
phân phối nhờ vào một mạng lưới đường ống dẫn nước. Về phần nước đä sử dụng sẽ được
thu hồi qua hệ thống cống và hướng chúng đi vào một trạm xử lý để loại bỏ các tạp chất có
hại trước khi trả nó về thiên nhiên. Trong môi trường này quá trình tự làm sạch được tiến
hành và sẽ hoàn chỉnh sự thanh lọc. Chu kỳ sử dụng nước đã khép kín và chúng ta lại có thể
khai thác nó để đưa vào sử dụng.
1.4 NHU CẦU DÙNG NƯỚC
Thể tích và lưu lượng nước dùng thay đổi rất nhiều tuỳ theo điều kiện địa phương, phụ
thuộc vào mức sống của khu vực nghiên cứu. Với một khu vực nghiên cứu cho trước, lượng
nước cần tổng cộng bao gồm: nước sử dụng cho gia dụng, nước cung cấp cho thương mại,
cho công nghiệp và nước sử dụng cho các mục tiêu công cộng (vệ sinh, đường sá, chữa
cháy...)
1.4.1 Nước sinh hoạt
Nước sinh hoạt trong một chu kỳ dùng nước (thường tính là ngày đêm) thay đổi theo
thời gian trong ngày. Biểu đồ sau trình bày một biểu đồ nước sinh hoạt cho ngày dùng nước
lớn nhất điển hình. Gọi:
Qngđ-max – lưu lượng ngày dùng nước lớn nhất (m3/ngđ)
Qtb = Qngđ-max /24 - lưu lượng trung bình giờ (m3/h)
Qi - lưu lượng giờ thứ i (m3/h).
Qh-max - lưu lượng giờ lớn nhất (m3/h).
Ki = Qi/Qtb - hệ số không điều hoà giờ thứ i (định nghĩa thường sử dụng trong các phần mềm
mô phỏng dòng chảy có áp trong mạng lưới, ví dụ EPANET).
Kh-max=Qh-max/Qtđ - hệ số không điều hoà giờ lớn nhất.
4
Hình 1.3: Biểu đồ dùng nước ngày điển hình
Ghi chú : Trong một số trường hợp người ta còn định nghĩa hệ số không điều hoà giờ như sau
Ki =Qi/ Qnngđ-max (%) giá trị ki tra phụ lục 3 phụ thuộc vào Kh-max.
1.4.1.1. Tiêu chuẩn dùng nước
Tính theo bình quân đầu người lượng nước dùng trong một ngày đêm, lít/ngày-đêm.
Theo tiêu chuẩn cấp nước hiện hành TCXD 33 : 68.
Bảng 1.2
Trang bị tiện nghi trong nhà
Tiêu chuẩn dùng
nước qtb
(1/người/ngày-đêm)
Hệ số không
điều hoà giờ
(Kh-max)
- Loại I. Nhà bên trong không có hệ thống cấp nước và
dụng cụ vệ sinh. Nước dùng lấy từ vòi công cộng.
- Loại II. Nhà bên trong chỉ có vòi lấy nước
- Loại III. Nhà bên trong có hệ thống cấp thoát nước, có
dụng cụ vệ sinh, không có thiết bị tắm
- Loại IV. Nhà bên trong có hệ thống cấp thoát nước, có
dụng cụ vệ sinh, có thiết bị tắm thông thường
- Loai V. Nhà bên trong có hệ thống cấp thoát nước, có
dụng cụ vệ sinh, có chậu tắm và cấp nước nóng cục bộ.
40-60
80-100
120-150
150-200
200-300
2,5-2,0
2,0-1,8
1,8-1,5
1,7-1,4
1,5-1,3
1.4.1.2. Lượng nước sinh hoạt tính toán
Lưu lượng nước cho trong bảng trên đây chỉ giá trị trung bình dùng nước trong một
ngày đêm. Lưu lượng nước sinh hoạt tính toán trong một ngày đêm được tính cho ngày dùng
nước lớn nhất. Công thức sau đây cho phép xác định giá trị này:
max_1000 ng
tb KNqQ = (m3/ngđ) (1.1)
trong đó:
Qsh-ngđ - lưu lượng tính toán nước sinh hoạt ngày dùng nước lớn nhất, (m3/ngđ).
Kngđ-max - hệ số không điều hoà lớn nhất ngày, giá trị thay đổi trong khoảng (l,35-l,5), phụ
thuộc vào đặc tính khí hậu từng vùng.phụ thuộc vào đặc tính khí hậu từng vùng
qtb - tiêu chuẩn( định mức) dùng nước trung bình cá nhân trong 1 ngày đêm (l/ng-ngđ)
N - dân số dự báo cho khu quy hoạch (người)
Ngoài ra, sự sử dụng nớc trong một ngày đêm thay đổi theo từng thời điểm trong ngày. Lưu
lượng nước sinh hoạt lớn nhất xác định thẹo công thức sau :
max
max
1000 −−
= ngdtbhsh KNqQ (m3/ngđ) (1.2)
Trong đó :
5
max
hshQ − - lưu lượng tính toán giờ dùng nước lớn thất (m
3/h) .
Kh-max - hệ số không điều hoà lớn nhất giờ.
Ghi chú : Trong nhiều trường hợp, chúng ta mô phỏng sự thay đổi : lưu lượng, áp suất,... của
nước trong một mạng lưới cấp nước theo thời gian. Khi đó, các hệ số không điều hoà giờ sẽ
được sử dụng
1.4.2. Nước phục vụ công nghiệp
Tiêu chuẩn cấp nước công nghiệp xác định trên cơ sở dây chuyền công nghệ của xí
nghiệp do cơ quan thiết kế hay quản lý cấp. Tiêu chuẩn nước xác định trên số đơn vị sản
phẩm. Cùng một loại xí nghiệp, nhưng do dây chuyền công nghệ khác nhau, lưu lượng sử
dụng nước có thể khác nhau.
Bảng 1.3: sau đây cho phép tham khảo một số yêu cầu dùng nước cho sản xuất.
Các loại nước Ðơn vị đo Tiêu chuẩn dùng nước (m3/1 đơn vị đo) Chú thích
- Nước làm sạch trong nhà máy nhiệt điện
- Nước cấp nồi hơi nhà máy nhiệt điện
- Nước làm nguội động cơ đốt trong
- Nước khai thác than
- Nước làm giàu than
- Nước vận chuyển than theo máng
- Nước làm nguội lò luyện gang
- Nước làm nguội là Mac tanh
- Nước cho xưởng cán ống
- Nước cho xưởng đúc thép
- Nước để xây các loại gạch
- Nước rửa sỏi để đổ bê tông
- Nước rửa cát để đổ bê tông
- Nước phục vụ để đổ 1 m3 bê tông
- Nước để sản xuất các loại gạch
- Nước để sản xuất ngói
1000 KW/h
1000 KW/h
1 CV/h
1 tấn than
1 tấn than
1 tấn than
1 tấn gang
1 tấn thép
1 tấn
1 tấn
1000 viên
1 m3
1 m3
1 m3
1000 viên
1000 viên
160-400
3-5
0,015-0,04
0,2-0,5
0,3-0,7
1,5-3,0
24-42
13-43
9-25
6-20
0,09-0,21
1,0-1,5
1,2-4,5
2,2=3,0
0,7-1,0
0,8-1,2
Trị số nhỏ dùng
cho công suất
nhiệt điện lớn.
Bổ sung cho hệ
thống tuần hoàn
Tiêu chuẩn dùng nước cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của công nhân sản xuất tại
các xí nghiệp lấy theo bảng sau. Bảng1.4
Loại phân xưởng Tiêu chuẩn (1/người/ca) Hệ số không điều hoà (Kh-max)
- Phân xưởng nóng toả nhiệt lớn
hơn 20 Kcalo cho 1 m3/h
- Phân xưởng khác
35
25
2,5
3,0
1.4.3. Nước tưới cây, tưới đường
Tiêu chuẩn nước dùng để tới cây, vườn hoa, quảng trường, đường phố trong các đô thị
được lấy khoảng 0,5-1 L/m2, phụ thuộc vào loại đường, loại cây trồng, điều kiện khí hậu.
Thông thường lưới đường được thực hiện từ 8h đến 16h, tưới cây từ 5h đến 8h và từ 16h đến
19h hàng ngày. Lưu lượng nước tưới đường được xác định theo công thức sau:
Qt-ngđ = qtFt (m3/ngđ) (l.3a)
T
Q
Q ngdtht
−
− = (m3/h) (l.3b)
qt tiêu chuẩn nước tưới đường, tới cây (m3/m2-ngđ).
Ft - diện tích tưới (m2)
Qt-ngđ - lượng nước tưới trong một ngày đêm (m3/ngđ)
Qt-h - lượng nước tới trong một giờ (m3/h)
T - thời gian tưới trong một ngày đêm (h).
1.4.4. Nước sinh hoạt của công nhân khi làm việc tại nhà máy
6
Ðược xác định theo công thức sau :
21 NqNqQ ln
CN
cash +=− (m3/ca) (l.4a)
0T
QQ
CN
cashCN
hsh
−
− = (m3/h) ( 1.4b)
Trong đó:
CN
cashQ − ,
CN
hshQ − - lượng nước sinh hoạt của công nhân trong một ca, một giờ
qn, ql - tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt của công nhân trong phân xưởng nóng, lạnh (m3/ng-
ca).
N1, N2 - số công nhân làm việc trong phân xưởng nóng và lạnh trong từng ca (người).
T0 - số giờ làm việc trong một ca (h).
1.4.5. Nước tắm của công nhân khi làm việc tại xí nghiệp
Ðược xác định theo công thức sau :
CN
htQ − = 0,5n (m
3/h) (l.5a)
CQQ CNht
CN
ngdt ×= −− (m3/ngđ) (l.5b)
Trong đó:
CNht
CN
ngdt QQ −− , - lượng nước tắm của công nhân trong một ngày đêm, trong một giờ (thời gian
tắm quy định là 45 phút vào thời điểm sau khi tan kíp làm việc).
n - số buồng tắm hương sen bố trí trong nhà máy.
C - số ca kíp làm việc trong nhà máy.
1.4.6. Nước dùng trong các nhà công cộng
Theo quy phạm TCXD 33 : 68.
1.4.7. Nước rò rỉ từ mạng lưới phân phối
Lượng nước này không có tiêu chuẩn rõ rệt. tuỳ theo tình trạng mạng lưới có thể lấy từ
5% đến 10% tổng công suất của hệ thống. Trong trường hợp mạng lưới đã cũ, tỷ lệ nước mất
có thể lên đến 15% đến 20% tổng lượng nước đầu vào hệ thống.
1.4.8. Nước trong khu xử lý
Ðể tính toán sơ bộ có thể lấy theo tỷ lệ 5% đến 10% công suất trạm xử lý (trị số nhỏ
dùng cho trờng hợp công suất lớn hơn 20000 m3/ngày-đêm). Lượng nước này dùng cho nhu
cầu kỹ thuật của trạm: bể lắng 1.5%-3%; bể lọc 3%-5%; bể tiếp xúc 8%-10%.
1.4.9. Nước chữa cháy
Ðược xác định theo TCXD 11 : 63. Có thể tham khảo trong bảng sau đây:
Bảng 1.5
Lưu lượng nước cho một đám cháy, ℓ/s
Nhà 2 tầng trở xuống
với bậc chịu lửa
Số dân
(1000
người)
Số đám
cháy đồng
thời
I, II, III IV, V
Nhà hỗn hợp các
tầng không phụ
thuộc bậc chịu lửa
Nhà 3 tầng trở lên
không chịu phụ
thuộc bậc chịu lửa
Ðến 5
10
25
50
100
200
300
400
500
1
1
2
2
2
3
3
3
3
5
10
10
15
20
20
5
10
10
20
25
10
15
15
20
30
30
40
50
60
10
15
15
25
35
40
55
70
80
1.4.10. Công suất cấp nước
7
Trên cơ sở các nhu cầu dùng nước trình bày trong mục 1.4, công suất cấp nước trong một
ngày đêm cho một khu quy hoạch trong trường hợp tổng quát được xác định theo công thức
sau:
( )bcQQQQaQQ sxCNtCNshsh ++++= − 1max ( 1.6)
Trong đó:
Q sh-max,Qt, CNt
CN
sh QQ , , Qsx lưu lượng nước sinh hoạt của khu dân cư; lưu lượng tưới đường,
tưới cây, nước sinh hoạt, nước tắm của công nhân, nước sản xuất của các nhà máy. Tất cả các
số hạng được tính trong một ngày đêm(m3/ngđ)
a - hệ số kể đến lượng nước dùng cho công nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp (thường
lấy a =1,1)
b - hệ số kể đến lượng nước đo rò rỉ (phụ thuộc vào điều kiện quản lý, b =1,1 ÷1,15.
c - hệ số kể đến lượng nước dùng cho bản thân trạm cấp nước (rửa các bể lắng, lọc,... ),
c = 1,05 ÷1,1. Trị số lớn cho công suất trạm cấp nước nhỏ và ngược lại.
Ðể thuận tiện cho tính toán, người ta thường lập một bảng tổng hợp lưu lượng nước tiêu thụ
theo từng giờ trong một ngày đêm như sau:
Bảng 1.6. Tổng hợp lưu lượng nước dùng theo giờ
Qsh a.Qsh Tưới, m3 Xí nghiệp, m3 Ga,
cảng
Rò rỉ Tổng cộng
%Qsh-max m3 m3 Ðường Cây CNshQ Qsx
CN
tQ
Giờ
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)
0-1
1-2
...
22-23
23-24
Tổng
Ghi chú:
(1) tra bảng phụ lục 3, phụ thuộc vào Kh-max
(12) = 100 × (11)/∑ (11)
Cột (12) sẽ được sử dụng như các hệ số patterns trong bài toán mô phỏng mạng lưới cấp nước
theo thời gian (ví dụ trong phần mềm EPANET).
1.5. NGUỒN NƯỚC
1.5.1. Giới thiệu
Nước trong thiên nhiên thường được tồn tại ở hai dạng sau: nằm lộ thiên trên mặt đất
và nằm ngầm dưới đất. Nước mưa sau khi rơi xuống mặt đất một phần thấm vào trong
đất qua cát tầng thấm nước và được giữ lại ở tầng không thấm nước tạo thành nguồn
nước ngầm, phần nước còn lại chảy trên mặt đất theo địa hình thấp dần tập trung hình
thành suối, ao, hồ, sông,...
Trong kỹ thuật cấp nước người ta thường sử dụng hai loại nguồn nước ngọt sau:
nguồn nước ngầm (mạch nông, mạch trung bình. mạch sâu), nguồn nước mặt (ao,hồ, sông
ngòi).
Ngoài ra, còn có nguồn nước mưa là nguồn bổ sung cho nước ngầm và nước mặt.
Ở những vùng không có hoặc không khai thác được hai nguồn nước trên thì nước mưa là
nguồn nước quan trọng nhất.
Khi thiết kế hệ thống cấp nước một trong những vấn đề có tầm quan trọng bậc nhất là chọn
nguồn nước. Nguồn nước sẽ quyết định tính chất và thành phần các hạng mục công trình, và
nó cũng quyết định kinh phí đầu tư xây dựng và giá thành sản phẩm. Lựa chọn nguồn nước
cần phải dựa trên cơ sở kinh tế - kỹ thuật của các phương án.
8
Hình 1.4: Chu kỳ vận chuyển nước
1.5.2. Nguồn nước ngầm
Nước ngầm là nước nằm trong đất được lọc và giữ lại trong các lớp đất chứa nước (thường là:
cát, sỏi, cuội... có cỡ hạt và thành phần khoáng chất khác nhau), đối với nước ngầm có áp
thường nằm giữa các lớp cản nước (thường là đất sét, đất thịt, v.v... ). Nguồn bổ sung nước
ngầm là nước mưa, nước từ hồ, ao, sông ngòi thấm qua các lớp đất.
Nước ngầm có thể tồn tại ở các trạng thái sau:
- Ở thể khí: cùng với không khí nằm trong lỗ rỗng của đất đá.
- Ở thể bám chặt: bao quanh các hạt đất bằng một lớp rất mỏng, gắn chặt với đất
bằng các lực dính, ở điều kiện bình thờng không thể tách ra được.
- Ở thể màng mỏng: nằm bao quanh các phân tử đất cát bằng lực phân tử, có thể di
chuyển trong lòng đất dưới ảnh hởng của lực phân tử nhưng không thể truyền được áp suất
Nước mao dẫn: chứa đầy trong lỗ nhỏ của đất, chịu tác dụng của sức căng mặt ngoài
và trọng lực. Nước mao dẫn có thể di chuyển trong đất và có thể truyền được áp suất. Vùng
nước mao dẫn nhằm trên vùng nước trọng lực
Nước trọng lực hay nước thấm: chứa đầy trong lỗ rỗng của đất, chuyển động dưới tác
dụng của trọng lực và có thể truyền được áp suất.
Trong các dạng tồn tại của nước ngầm đã nêu trên thì chỉ có nước thấm là có trữ
lượng đáng kể và có khả năng khai thác được.
1.5.2.1. Phân loại
yPhân loại theo vị trí tồn tại so với mặt đất:
Nước ngầm mạch nông: nằm ngay trong tầng đất trên mặt. Thường có ở độ sâu từ
3 - 10m,không áp. Lưu lượng,nhiệt độ, và các tính chất khác của nó chịu ảnh hưởng nhiều của
môi trường bên ngoài. Dao động mực nước giữa các mùa khá lớn (2-4m), trữ
lượng ít và có độ nhiễm bẩn lớn.
Nước ngầm ở độ sâu trung bình: nằm ở độ sâu không lớn so với mặt đất, có ở độ sâu
từ 10 - 20m, thường là nước ngầm không áp, đôi khi có áp cục bộ. Tính chất của loại nước
ngầm này tương tự như nước ngầm mạch nông nhưng chất lương tốt hơn, nó thường sử dụng
để cấp nước.
Nước ngầm mạch sâu: nước ngầm có chiều sâu H > 20m, nằm trong các tầng
chứa nước, chất lượng nước tương đối tốt và có trữ lượng nước phong phú.
yPhân loại theo áp lực:
Nước ngầm không áp: là lớp nước nằm trên tầng cản nước đầu tiên, thường có độ sâu không
lớn nên chất lượng nước không được tốt lắm. Phía trên lớp nước thấm được thường được giới
hạn bởi mặt tự do và áp suất tại mọi điểm trên mặt tự do này đều bằng nhau
Nước ngầm có áp: là lớp nước nằm giữa hai tầng cản nước, thường nằm ở độ sâu tương đối
9
lớn nên đã được lọc sơ bộ khi thấm qua các lớp đất và ít chịu ảnh hởng của môi trường bên
ngoài do đó chất lượng tốt hơn so với nước ngầm không áp.
y Phân loại theo thành phần hoá học:
Nước ngọt, nước mặn, nước lợ.
Ghi chú: 3 chỉ tầng địa chất thấm nước yếu; 3’ chỉ tầng địa chất không thấm nước
Hình 1.5: Nước ngầm bán áp Hình1.6. Nước ngầm có áp
1.5.2.2. Ưu khuyết điểm
Ưu điểm:
-Độ nhiễm bẩn ít, trong sạch.
-Xử l› đơn giản nên giá thành rẻ.
-Có thể xây dựng phân tán nên đường kính ống dẫn nhỏ.
-Đảm bảo an toàn cấp nước
Khuyết điếm:
-Thăm dò, khai thác khó khăn.
-Thường bị nhiễm sắt, nhiễm mặn nhất là các vùng ven biển
-Trữ lợng khai thác hạn chế.
1.5.3. Nguồn nước mặt
Nước mặt là loại nguồn nước tồn tại lộ thiên trên mặt đất như: sông, suối, hồ...Nguồn bổ sung
cho nước mặt là nước mưa. Ở nước ta nguồn nước ngọt khá phong phú vì
lượng mưa nhiều và có mạng lới sông, suối phân bố khắp nơi. Đây là nguồn nước quan
trọng được sử dụng trong cấp nước. Nước mặt bao gồm các dạng sau:
Nước sông:
Là loại nguồn nước mặt chủ yếu để cấp nước. Ở nước ta hệ thống sông ngòi khá
phong phú có chiều dài khoảng 55 000 km, nên trữ lượng nước sông rất lớn. Nó có thể đáp
ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ cho sản xuất và đời sống. Nước sông có các đặc điểm sau:
- Giữa các mùa có sự chênh lệch lớn về mực nước,lưu lượng, hàm lượng cặn và nhiệt
độ nước
- Hàm lượng muối khoáng và sắt nhỏ.
- Độ đục cao nên việc xử lý phức tạp và tốn kém .
- Nước sông là nguồn tiếp nhận nước mưa và các loài nước thải xả vào. Vì vậy, nó
chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường bên ngoài. So với nước ngầm, nước mặt thường có
độ nhiễm bẩn cao hơn .
Nước suối:
Nước suối cũng là nguồn cấp nước quan trọng. Có các đặc tính sau:
- Không ổn định về chất lợng nước, mức nước,lưu lượng, vận tốc dòng chảy giữa
mùa lũ và mùa kiệt.
- Về mùa lũ. nước suối thường bị đục và thường có những dao động đột biến về mức
nước và vận tốc dòng chảy.
- Về mùa khô thì nước suối lại rất trong nhưng mực nước thấp. Nhiều khi mực nước
10
quá thấp không đủ độ sâu cần thiết để thu nước. Nếu sử dụng nước suối để cấp nước thì
cần có biện pháp dự trữ, nâng cao mực nước và bảo vệ công trình thu hợp lý.
Nước hồ, đầm:
Tuỳ thuộc vào địa hình và yêu cầu sử dụng, có thể dùng hồ, đầm nước tự nhiên (nếuthoả mãn
yêu cầu sử dụng), hoặc thiết kế hồ chứa theo yêu cầu sử dụng. Nước hồ, đầmcó các đặc tính
sau:
- Thường trong, có hàm lượng cặn nhỏ.
- Ở các hồ lớn, ven hồ có sóng nên nước ven hồ có thể bị đục.
- Nước trong hồ, đầm thường có vận tốc dòng chảy nhỏ nên rong rêu và các thuỷ sinh
vật phát triển nên nước thờng có màu, có mùi và dễ bị nhiễm bẩn.
Ưu khuyết điểm
Ưu điểm:
- Trữ lượng nước phong phú
- Khai thác, vận hành dễ dàng.
Khuyết điểm:
- Độ nhiễm bẩn về vi trùng lớn.
- Hàm lượng cặn cao.
- Công trình xử lý lớn và đắt tiền
1.5.4. Nguồn nước mưa.
Nguồn nước mưa ở nước ta khá phong phú (lượng mưa trung bình khoảng 1500-2000
mm/nam). Tuy nhiên việc sử dụng trực tiếp bị hạn chế do phụ thuộc nhiều vào thời tiết,mùa,
khu vực. Nó thường chỉ thích hợp cho cung cấp ở những vùng núi cao, các vùng nông thôn và
các hải đảo dào thiếu nước ngọt thì nguồn nước mưa là quan trọng nhất. Nước mưa tương đối
sạch, tuy nhiên nó cũng bị nhiễm bẩn nếu rơi qua vùng không khí bị ô nhiễm, mái nhà... Nước
mưa thường thiếu các muối khoáng cần thiết cho sự phát triển cơ thể con người.
1.5.5. Lựa chọn nguồn nước.
Việc lựa chọn nguồn nước phải dựa trên cơ sở kinh tế kỹ thuật của các phương án
nhưng
cần lưu ý các điểm sau:
- Nguồn nước phải có lưu lượng trung bình nhiều năm theo tần suất yêu cầu của đối
tượng tiêu thụ. Trữ lượng nguồn nước đảm bảo khai thác nhiều năm.
- Chất lượng nước đáp ứng yêu cầu vệ sinh theo TCXD 33 : 68, ưu tiên chọn nguồn
nước nào dễ xử lý và ít dùng hoá chất.
- Ưu tiên chọn nguồn nước gần nơi tiêu thụ, có sản thế năng để tiết kiệm năng lư-
ợng,có địa chất công trình phù hợp với yêu cầu xây dựng, có điều kiện bảo đảm vệ sinh nguồn
nước.
- Cần ưu tiên chọn nguồn nước ngầm nếu lưu lượng đáp ứng yêu cầu sử dụng. Vì nước
ngầm có kinh tế trong khai thác, quản l› và có những ưu điểm khác nhau như nêu ở phần trên.
Chất lương nước dùng cho sinh hoạt phải thoả mãn các chỉ tiêu sau đây:
Bảng 1.7: Chỉ tiêu cho phép nước sinh hoạt
Chỉ tiêu Yêu cầu
Mùi và vị ở 200C
Ðộ màu theo Platin cobalt
Ðộ đục, hàm lượng cặn
pH
Hàm lượng sắt
Hàm lượng mangan
Ðộ cứng
Không
100
5mg/l
6,5-8,5
0,3m/l
0,2m/l
120 Ðức
1.5.6. Bảo vệ nguồn nước.
Để nguồn nước tránh nhiễm bẩn do nước thải sinh hoạt, công nghiệp,... người ta cần
phải quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ nguồn nước. Nhà nước đã ban hành các quy định
bảo vệ vệ sinh cho nguồn nước có các nội dung chủ yếu như sau:
11
Đối với nguồn nước ngầm:
Khu vực bảo vệ I:
- Nếu tầng bảo vệ dày > 6m. bán kính bảo vệ lấy bằng 50m.
- Nếu tầng bảo vệ dày ≤ 6m, bán kính bảo vệ lấy bàng 100m.
- Trong khu vực này nghiêm cấm xây dựng.
Khu vực bảo vệ II:
Là khu vực hạn chế quanh khu vực I, chỉ cho phép xây dựng các công trình của hệ
thống cấp nước nếu tầng bảo vệ có bán kính 300m. Nếu đất khu vực II thấm nước thì tuỳ theo
độ thấm mà bán kính bảo vệ lấy từ 50 - 300m (phụ thuộc vào cỡ hạt của tầng bảo vệ).
Đối với nguồn nước mặt:
Khu vực I:
Nghiêm cấm xây dựng, tắm giặt, làm bến bãi và xả nước vào nguồn trong phạm vi về
thượng nguồn ≥200-500m, về hạ nguồn ≤ 100-200m tuÿ lưu lượng, vận tốc và ảnh hưởng của
thuỷ triều đến dòng sông.
Khu vực II:
Không cho phép xả nước bẩn vào phía thượng nguồn:
- Từ 15 - 20 km đối với sông lớn.
- Từ 20 - 40 km đối với sông vừa.
- Đối với sông bé thì toàn bộ thượng nguồn không cho phép xả nước bẩn.
Khu vực III:
Hạn chế nhưng cho xả nước thải có xử lý và phải tính toán hiệu quả tự làm sạch.
Đối với hồ chứa:
- Nghiêm cấm xả nước bẩn vào hồ.
- Nghiêm cấm xây dựng, chăn nuôi, trồng trọt trong phạm vi 30-500m gần bờ nếu
vùng đất bằng phẳng và toàn bộ lưu vực nếu mặt đất dốc về phía hồ.
- Khu vực hạn chế là 300-500m kế tiếp đó.
Câu hỏi thảo luận
1. Vẽ & giải thích sơ đồ tổng quát biểu thị một tổ hợp công trình thực hiện
nhiệm vụ cung cấp nước. Tại sao gọi cung cấp nước là tổ hợp của nhiều
biện pháp khác nhau?
2. Nêu & giải thích công thức tổng quát tính lượng nước cần trung bình cho
một công trình cung cấp nước ở một khu dân cư mới.
3. Nêu và giải thích một số yêu cầu khi lựa chọn nguồn cung cấp nước khi
thiết kế một HTCCN.
4. So sánh các thuận lợi, khó khăn & ưu khuyết điểm của nước mặt so với
nước ngầm trong dự án CCN ở vùng Vị thanh – Long Mỹ khi chọn nguồn
cấp nước.
BÀI TẬP
Bài 1.
Một mạng lưới cấp nước được quy hoạch để cung cấp nước cho một khu cócác thông số sau :
- Khu dân cư bao gồm 2 tiểu khu A và B. Khu A có 15 nghìn dân với tiêu chuẩn dùng
nước là qtb = 120ℓ /(ng-ngđ), có hệ số không điều hoà lớn nhất ngày Kngđ-max = 1,2 và giờ
Kh-max = 1,3. Khu B có 3000 dân với tiêu chuẩn g nước là qtb – 200 ℓ/(ng-ngđ), có hệ số
không điều hoà lớn nhất ngày Kngđ-max = 1,3 và giờ Kh-max = 1,5.
- Một nhà máy ngày làm việc 2 ca, mỗi ca 6 giờ và có 500 công nhân (ca 1 từ 6h đến 12h, ca
2 từ 13h đến 19h). Nước dùng cho sản xuất trong mỗi ca là 300 m3/ca. Nước sinh hoạt cho
công nhân trong mỗi ca là 24 ℓ/(ng-ca).
12
Diện tích đường., cây xanh cần tưới là 10000 m2, với tiêu chuẩn tưới là qt = 2
ℓ/(m2ngđ).
Thời gian tới từ 15h đến 19h.
Cho biết hệ số dùng nước cho sản xuất nhỏ trong khu là a = 1,1; rò rỉ do mạng lưới đường ống
b = 1,1 5 ; hệ số dùng nước cho trạm xử lý c = 1,04
Xác định :
a) Lưu lượng ngày dùng nước lớn nhất, lưu lượng giờ dùng nước lớn nhất và lúc l0h- 11h của
khu dân cư A.
b) Công suất cấp nước của trạm bơm cấp I và cấp II (m3/ngd)
c) Lập bảng phân phối lưu lượng trong một ngày đêm cho toàn khu.
Bài 2.
Một mạng lới cấp nước được quy hoạch để cung cấp nước cho một khu có các thông số sau .
- Khu dân cư có 25 nghìn dân với tiêu chuẩn dùng nớc là qtb= 125 ℓ/(ng-ngđ), có hệ số
không điều hoà lớn nhất ngày Kngđ-max = 1,25 và giờ Kh-max = 1,5. Một nhà máy ngày làm việc
2 ca, mỗi ca 5 giờ và có 1000 công nhân (ca 1 từ 6h đến 11h, ca 2 từ 12 h đến 17h). Nước
dùng cho sản xuất trong mỗi ca là 100 m3/ca. Nước sinh hoạt cho công nhân trong mỗii ca là
20 ℓ/(ng-ca). Nhà máy có n = 6 nhà tắm hương sen. Diện tích đường, cây xanh cần tới là
20000 m2. với tiêu chuẩn tưới là qt = 4 ℓ/(m2-ngđ) Thời gian tới từ 16h đến 19h.
Cho biết hệ số dùng nước cho sản xuất nhỏ trong khu là a =1,1; rò rỉ do mạng lưới đường ống
b = 1,15; hệ số dùng nước cho trạm xử lý c =1,0.
Xác định:
a) Lưu lượng ngày dùng nước lớn nhất, lưu lượng giờ dùng nước lớn nhất và lúc 14h -
15h của khu dân cư.
b) Công suất cấp nước của trạm bơm cấp I (m2/ngđ)
c) Lập bảng phân phối lưu lượng trong một ngày đêm cho toàn khu.
Bài 3.
Một mạng lưới cụt được thiết kế cho một khu vực quy hoạch như sau:
Khu dân cư A có 20000 dân, có tiêu chuẩn dùng nước là 120 ℓ/ng/ngđ. Hệ số không điều hoà
lớn nhất ngày Kngđ_max=l,2 và giờ là Kh-max=l,5. Diện tích tưới cho đường sá và cây xanh là 20
ha. Thời gian tưới là từ 17h - 20h trong ngày.
Nhà máy P hoạt động 2 ca trong ngày. Ca 1 từ 7h -12h và ca 2 từ 13h -18h. Mỗi ca có 500
công nhân làm việc với tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt là 30 ℓng-ca. Lưu lượng nước cho
sản xuất cho khu công nghiệp là 300 m3/ca. Trong nhà máy có 9 nhà tắm có trang bị vòi sen.
Xác định:
a) Lưu lượng ngày dùng nước lớn nhất, lưu lượng giờ dùng nước lớn nhất vào lúc 13h-
14h của khu dân cư.
b) Lưu lượng nước trên đoạn ống 1-2 và 2-3 lúc 17-17h
c) Với a = b = c = 1 tính công suất của trạm bơm cấp I (m3/ngđ).
A
P
1 2 3 4
5
q4=150m3/ngđ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cap_thoat_nc_0_9052_8761.pdf