- Có sự lãnh đạo sáng suốt, đúng dắn, và đầy tính độc lập sáng tạo của Đảng.
- Đó là thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân, cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại với tinh thần chiến đấu dũng cảm của cán bộ chiến sĩ và đồng bào cả nước nhất là nhân dân miền Nam.
- Đó là thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hậu phương vững chắc của cách mạng cả nước
- Cuối cùng, có sự đoàn kết nhất trí chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và bạn bè thế giới.
43 trang |
Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 12612 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 3: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM KHOA Lí LUẬN CHÍNH TRỊ - HỌC VIỆN TÀI CHÍNHChương IIIĐường lối khỏng chiến chống thực dõn Phỏp và đế quốc Mỹ xõm lượcNội dung khái quát. i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân 3. Những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm. II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1954-1975) 1. Giai đoạn 1954-1964. 2. Giai đoạn 1965-1975.3. Khái quát những thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ 1954-1975. ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm. * Những thuận lợi: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng ta có những thuận lợi cơ bản: - Chính quyền đã về tay nhân dân, chúng ta có Đảng kiên cường, đứng đầu là Hồ Chí Minh lãnh đạo; quần chúng nhân dân phấn khởi, tin tưởng và đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. - Cách mạng Việt Nam nằm trong quỹ đạo của cách mạng thế giới nên được phong trào cách mạng thế giới ủng hộ. * Khó khăn - Dân tộc ta đang đứng trước thảm họa của giặc ngoại xâm. + Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, quân đội Tưởng dưới danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, có đế quốc Mĩ giật dây âm mưu tiêu diệt Đảng cộng sản, phá tan Việt Minh và bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ của ta. + Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, thực dân Anh (đầu tháng 9 – 1945) dưới danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật đã đồng loã, tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta (Pháp đã nổ súng đánh chiếm Sài Gòn – Nam Bộ ngày 23/09/1945).i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.a. Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau cách mạng tháng Tám. + Trên đất nước ta lúc này còn 6 vạn quân Nhật đang nằm chờ giải giápáp. Các đảng phái phản động như Việt quốc, Việt cách, Đại Việt nhân cơ hội này ngóc đầu dậy làm tay sai cho thực dân. - Bên cạnh đó, chính quyền non trẻ vừa mới thành lập, đất nước ta lại chịu hậu quả nặng nề của chế độ thực dân phong kiến nên khó khăn thể hiện trên mọi mặt: + Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập vẫn còn non trẻ, trứng nước, chưa có kinh nghiệm quản lý đất nước. + Kinh tế kiệt quệ, các ngành sản xuất đình đốn, ruộng đất bỏ hoang hoá, thiên tai hạn hán xảy ra liên miên, nạn đói lại tiếp tục đe doạ nghiêm trọng. + Tài chính quẫn bách, ngân sách Trung ương trống rỗng. + Hậu quả về văn hoá, xã hội do chế độ cũ để lại còn phổ biến: 95% dân số mù chữ, các hủ tục lạc hậu, tệ mê tín dị đoan chưa được xoá sổ. Những khó khăn trên đặt cách mạng nước ta ở vào tình thế như “ngàn cân treo sợi tóc”.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.a. Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau cách mạng tháng Tám. * Chủ trương của Đảng được thể hiện cụ thể trong bản Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (25/11/1945): * Nội dung bản Chỉ thị: - Về chỉ đạo chiến lược: Đảng xác định, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam lúc này là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu đấu tranh là dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết - Xác định kẻ thù: Trên cơ sở phân tích âm mưu của từng kẻ thù, Chỉ thị xác định kẻ thù chính, chủ yếu và trước mắt của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược và phải tập trung mũi nhọn vào chúng. - Đảng nêu lên 4 nhiệm vụ trước mắt: + Củng cố chính quyền cách mạng. + Chống thực dân Pháp xâm lược. + Bài trừ nội phản. + Cải thịên đời sống nhân dân.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.b. Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng. Như vậy nhiệm vụ bao trùm của cách mạng nước ta lúc này là vừa kháng chiến vừa kiến quốc. - Các biện pháp cụ thể thực hiện: + Về nội chính: Xúc tiến bầu cử quốc hội, thành lập Chính phủ chính thức, thông qua hiến pháp. + Quân sự: Quân sự hoá toàn dân, động viên lực lượng toàn dân tham gia kháng chiến, chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và các công cụ chuyên chính của chế độ mới. + Về ngoại giao: Kiên trì nguyên tắc “Bình đẳng tương trợ, thêm bạn bớt thù”. Với quân Tưởng thì nêu cao khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiện”, còn với thực dân Pháp thì thực hiện chính sách nhân nhượng về kinh tế nhưng độc lập về chính trị.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.b. Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng. Như vậy nhiệm vụ bao trùm của cách mạng nước ta lúc này là vừa kháng chiến vừa kiến quốc. - Các biện pháp cụ thể thực hiện: + Về nội chính: Xúc tiến bầu cử quốc hội, thành lập Chính phủ chính thức, thông qua hiến pháp. + Quân sự: Quân sự hoá toàn dân, động viên lực lượng toàn dân tham gia kháng chiến, chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và các công cụ chuyên chính của chế độ mới. + Về ngoại giao: Kiên trì nguyên tắc Bình đẳng tương trợ, thêm bạn bớt thù. Với quân Tưởng thì nêu cao khẩu hiệu Hoa Việt thân thiện, còn với thực dân Pháp thì thực hiện chính sách nhân nhượng về kinh tế nhưng độc lập về chính trị. * ý nghĩa bản chỉ thị: - Chủ trương trên đã kịp thời giải quyết những vấn đề về chiến lược và sách lược cách mạng nước ta trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. - Chủ trương trên là tư tưởng chỉ đạo chiến lược mới của Đảng và Hồ Chí Minh nhằm phát huy cao nhất sức mạnh đoàn kết dân tộc, tăng cường lực lượng cách mạng, giữ vững chính quyền, tranh thủ xây dựng đi đôi với bảo vệ một cách kiên quyết chế độ mới.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.b. Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng. a. Những kết quả. * Về xây dựng nền móng của chế độ mới: Về chính trị xã hội: - Đảng đã lãnh đạo và khẩn trương tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên trong cả nước. Tháng 11- 1946, Quốc hội đã thông qua hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó cả nước tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân các cấp để hoàn thiện hệ thống chính quyền trên phạm vi cả nước. - Các đoàn thể quần chúng được củng cố và mở rộng nhằm tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc. - Đảng chú trọng lãnh đạo, tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng từng bước các công cụ chuyên chính của nhà nước mới nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Có thể nói nền móng chế độ mới: chế độ dân chủ nhân dân với dầy đủ các yếu tố cần thiết dã đực xây dựng.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.c. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm Về kinh tế tài chính: - Tăng cường khôi phục và phát triển sản xuất, từng bước đẩy lùi nạn đói với các biện pháp trước mắt và lâu dài như nhường cơm sẻ áo, phát động phong trào hũ gạo tiết kiệm, phong trào Tăng gia sản xuất. - Đảng và chính phủ phát động Tuần lễ vàng , Quỹ độc lập để khuyên góp của cải tạo ngân sách hoạt động trước mắt. Chính phủ xoá bỏ những thứ thuế vô lý dưới chế độ cũ, thực hiện giảm tô 25% cho nông dân. Tháng 11/1946, đồng bạc Việt Nam được phát hành - Kết quả: chỉ sau hơn một năm, nền kinh tế đất nước từng bước được hồi phục, nạn đói không còn đe doạ nghiêm trọng nữa. Ngân sách TW đã có nguồn để hoạt động.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.c. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm Về văn - hoá xã hội: - Chính phủ đã ra sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ để chăm sóc vấn đề giáo dục và xoá nạn mù chữ cho nhân dân, bước đầu phát triển và xây dựng hệ thống giáo dục của chế độ mới trong cả nước. Đẩy mạnh công cuộc xoá bỏ các tệ nạn xã hội, ổn định đời sống nhân dân - Kết quả: chỉ sau hơn một năm đã có tới hơn 2. 500. 000 người biết chữ. Các tệ nạn xã hội bị đẩy lùi, đời sống nhân dân được ổn định và cải thiện.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.c. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm * Về bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống Pháp ở miền Nam. - ở miền Bắc, Đảng đã thực hiện sách lược “cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược” đối với thù trong giặc ngoài. + Từ 2/9/1945 đến 6/3/1946: Ta chủ trương hoà hoãn với quân Tưởng ở miền Bắc để tập trung lực lượng cả nước đánh Pháp ở miền Nam, tranh thủ thời gian để củng cố, xây dựng chính quyền cách mạng. + Từ 6-3-1946 đến 19-12-1946: Ta chủ trương hoà hoãn với Pháp dể đuổi Tưởng về nước, tranh thủ thời gian để củng cố, xây dựng lực lượng tiến tới đánh Pháp lâu dài (Ta ký hiệp định sơ bộ 6-3-1946, tiếp đoa là tạm ước 14-9-1946 với Pháp để kéo dài hơn nữa thời gian hoà hoãn, gấp rút chuẩn bị kháng chiến lâu dài). - Đẩy mạnh kháng chiến chống Pháp ở miền Nam: Để chống lại sự quay trở lại xâm lược Nam bộ lần thứ hai của thực dân Pháp, xứ uỷ Nam bộ đã quyết tâm lãnh đạo nhân dân miền Nam kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng thời ra sức xây dựng lực lượng vũ trang, phát triển thế trận chiến tranh nhân dân.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.c. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm * Hoàn cảnh lịch sử. - Thực dân Pháp đã bội ước, mở rộng chiến tranh xâm lược ở Nam Bộ và tiếp tục gây xung đột lớn ở Bắc bộ. + Ngày 20-11-1946, chúng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn. + Trong tháng 12-1946, chúng tiếp tục gây xung đột lớn ở nhiều nơi trong thành phố HàNội. + Ngày 18 và 19 tháng 12, chúng gửi tối hậu thư đòi quyền trị an trong thành phố, chiếm sở giao thông công chính, đòi tước khí giới của tự vệ ta. - Trước tình hình đó, TW Đảng đã họp Hội nghị TW mở rộng tại làng Vạn Phúc - Hà Đông quyết định kháng chiến toàn quốc. Tiếp đó, ngày 20-12-1946, Bác Hồ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, khẳng định quyết tâm kháng chiến của cả dân tộc.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). a. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1950). 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân * Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống Pháp . - Quá trình hình thành đường lối kháng chiến: Bước vào cuộc kháng chiến, Đảng ta đã từng bước xây dựng đường lối kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Đường lối đó được thể hiện trong nhiều tác phẩm: + Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (25-11-1946) của Ban Thường vụ TW Đảng. + Nghị quyết Hội nghị quân sự toàn quốc (19-10-2946). + Chỉ thị “Công việc khẩn cấp lúc bấy giờ” (05-11-1946) do Hồ Chí Minh soạn thảo. Đặc biệt đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện tập trung và hoàn chỉnh trong các văn kiện, tác phẩm sau + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) của Hồ Chủ Tịch. + Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (22-12-1946) của Ban thường vụ TW. + Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi xuất bản năm 1947 do đồng chí Trường Chinh viết trên cơ sở tập hợp những bài báo viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). a. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1950). 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân - Nội dung đường lối kháng chiến: + Mục đích của cuộc kháng chiến: Là sự kế tục sự nghiệp của cách mạng tháng Tám: Đánh đổ thực dân Pháp xâm lược giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. + Nhiệm vụ của cuộc kháng chiến: giải phóng dân tộc và phát triển chế độ dân chủ mới. + Tính chất của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mang tính dân tộc giải phóng và dân chủ mới. + Nội dung bao trùm của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là tính nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. . Kháng chiến toàn dân. . Kháng chiến toàn diện. . Kháng chiến lâu dài. . Dựa vào sức mình là chính. + Về triển vọng của cuộc kháng chiến: Mặc dù cuộc kháng chiến diễn ra lâu dài, khó khăn, gian khổ nhưng nhất định sẽ giành được thắng lợi.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). a. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1950). 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ý nghĩa của đường lối kháng chiến. + Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam khi bước vào kháng chiến lâu dài. + Đó là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về chiến tranh và cách mạng, là sự kế thừa và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm chiến tranh các nước. + Đường lối đó như là cương lĩnh kháng chiến của Đảng, lãnh đạo và dẫn dắt quần chúng nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến thắng lợi.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). a. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1950). 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân * Hoàn cảnh lịch sử cách mạng nước ta khi bước sang giai đoạn mới. - Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh: Hệ thống XHCN đã lớn mạnh không ngừng, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên trong khu vực và trên thế giới giành được những thắng lợi lớn. - Đến năm 1950 Liên Xô và Trung Quốc đã đặt quan hệ ngoại giao với nước ta tạo cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta có thêm những điều kiện thuận lợi mới. - Cách mạng Đông Dương nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng có nhiều thắng lợi mới nhất là sau chiến dịch Biên giới 1950. - Tuy nhiên, Mỹ ngày càng can thiệp sâu hơn vào Đông Dương và gây cho phong trào cách mạng trong khu vực nói chung và cách mạng Việt Nam thêm nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng để đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi trở thành một đòi hỏi bức thiết. Đảng cần phải ra hoạt động công khai để đảm đương tốt hơn, vai trò, trọng trách của mình.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). b. Phát triển đường lối kháng chiến theo phương châm hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội (1951-1954).2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân * Sự hoàn thiện đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Quá trình hoàn thiện đường lối được thể hiện qua Đại hội I (2/1951) của Đảng với các văn kiện quan trọng như: Báo cáo chính trị do đồng chí Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội II, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do đồng chí Trường Chinh trình bày tại Đại hội II. Các báo cáo đó đã hoàn chỉnh đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng thành đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đường lối đó được phản ánh trong Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam. Đường lối đó tiếp tục được cụ thể hoá trong các hội nghị TW sau đó của Đảng. i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). b. Phát triển đường lối kháng chiến theo phương châm hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội (1951-1954).2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân - Những nội dung cơ bản của Chính cương Đảng lao động Việt Nam: + Tính chất xã hội Việt Nam: Là xã hội thuộc địa nửa phong kiến và một phần dân chủ nhân dân. + Đối tượng của cách mạngViệt Nam: Đối tượng chính là thực dân Pháp và can thiệp Mĩ, đối tượng phụ là phong kiến phản động. + Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam: Nhiệm vụ cơ bản là đánh đổ đế quốc giành độc lập dân tộc (thực dân Pháp và can thiệp Mĩ), xoá bỏ mọi tàn tích phong kiến để giải phóng giai cấp nông dân và phát triển chế độ dân chủ nhân dân. + Động lực của cách mạng bao gồm: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. Bên cạnh đó là địa chủ yêu nước và tiến bộ. Trong đó nòng cốt là công nhân, nông dân, trí thức tiểu tư sản do giai cấp công nhân lãnh đạo. + Báo cáo còn nêu bật đặc điểm của cách mạng Việt Nam lúc này là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. + Báo cáo còn khẳng định triển vọng của cách mạng Việt Nam sau khi giành thắng lợi sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. + Báo cáo còn vạch ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình lâu dài với 3 giai đoạn liên quan mật thiết với nhau. i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). b. Phát triển đường lối kháng chiến theo phương châm hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội (1951-1954).2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân - Trên cơ sở nghị quyết của Đại hội II, Đảng đã họp nhiều Hội nghị Trung ương vạch ra những chủ trương, biện pháp cụ thể trên mọi lĩnh vực nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến thắng lợi: + Hội nghị TW 1 (3-1951): Hội nghị đã đề ra phương châm: - Tiêu diệt sinh lực địch. - Bồi dưỡng lực lượng 3 thứ quân. - Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. - Đẩy mạnh công tác hậu cần cho cuộc kháng chiến. + Hội nghị TW 2 (9-1951) Hội nghị đã đề ra các nhiệm vụ: - Tiêu diệt nhiều sinh lực địch. - Phá tan âm mưu “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp. - Tăng cường bồi dưỡng sức dân, củng cố hậu phương - Chú trọng công tác ở vùng sau lưng địch.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). b. Phát triển đường lối kháng chiến theo phương châm hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội (1951-1954).2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân + Hội nghị TW 3 (4-1952): Bàn về công tác chỉnh Đảng, chỉnh quân. + Hội nghị TW 4 (1-1953): Bàn về việc thực hiện cải cách ruộng đất. + Hội nghị TW 5 (11-1953): Thông qua cương lĩnh về vấn đề ruộng đất. Nhận xét: Từ chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, chỉ thị Toàn dân kháng chiến, tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi đến Chính cương Đảng lao động Việt Nam, và những quyết nghị quan trọng trong các hội nghị TW của Đại hội khoá II đã chứng tỏ Đảng ta không ngừng học hỏi, bám sát thực tiễn, bổ sung và phát triển đường lối cách mạng nhằm hoàn chỉnh đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Điều đó cũng chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của Đảng không chỉ trên phương diện hoạch định đường lối mà còn thể hiện sự trưởng trong thực tiễn lãnh đạo của mình.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). b. Phát triển đường lối kháng chiến theo phương châm hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội (1951-1954).2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân * Trên mặt trận chính trị: - Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân (5 cấp) được tăng cường. Ta kiên quyết đấu tranh nhằm phá tan âm mưu dùng người Việt để trị người Việt của địch (Chỉ thị 15-9-1947 của TW Đảng). - Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và mở rộng. Năm 1951 Mặt trận Việt Minh và Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam thống nhất thành Mặt trận Liên Việt. Khối đại đoàn kết giữa nhân dân 3 nước trên bán đảo Đông Dương cũng ngày càng được thắt chặt. - Đảng ta ngày càng thống nhất về tư tưởng và tổ chức. Vai trò lãnh đạo của Đảng được tăng cường, tạo sự thống nhất cao trong Đảng. Công tác tổ chức, phát triển đảng, chỉnh Đảng được hết sức chú trọng * Về kinh tế tài chính. + Địch thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân từng bước làm thất bại âm mưu trên và ra sức xây dựng nền kinh tế mới của ta “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”. + Nền kinh tế kháng chiến của ta đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về lương thực, thực phẩm, thuốc men, đạn dược cho cuộc kháng chiến nhất là bước sang giai đoạn 1951-1954.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). a. Những thắng lợi.3. Những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm. . Nông nghiệp được chú trọng phát triển. . Công thương nghiệp được mở mang gây mầm mống kinh tế XHCN. + Để tăng cường sức dân, Đảng và chính phủ đã phát động quần chúng nhân dân giảm tô, giảm tức triệt để và tiến hành cải cách ruộng đất vào tháng 11-1953. . Hội nghị TW 4 bàn về vấn đề ruộng đất. . Từ tháng 4 đến tháng 12- 1953 tiến hành 3 đợt thí điểm. . Hội nghị TW 5 (11-1953) thông qua Cương lĩnh về vấn đề ruộng đất. . Ngày 11-12-1953, Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất. . Từ tháng 4 đến tháng 7-1954 tiến hành 5 đợt giảm tô và một đợt cải cách ruộng đất ở vùng tự do. Cải cách ruộng đất đã làm cho quần chúng nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào Đảng và Chính phủ, không khí ấy được truyền ra ngoài mặt trận góp phần củng cố quyết tâm đánh thắng giặc Pháp xâm lược. + Tài chính có bước phát triển mới, Ngân hàng Quốc gia được thành lập tháng 6-1951, thống nhất thu chi và quản lý tài chính nhà nước được thực hiện có kết quả.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). a. Những thắng lợi.3. Những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm. * Trên mặt trận quân sự: - Ta đẩy mạnh xây dựng bộ đội chủ lực: Tháng 11- 1949, Hồ Chí Minh ra sắc lệnh nghĩa vụ quân sự. Quân đội ta trưởng thành nhanh chóng. Cuối 1947 có 120 000 quân chủ lực. Đến 1949 đã có tới 230 000 quân. Đến năm 1952, lực lượng chủ lực đã có 6 đại đoang bộ binh, một đại đoàn công binh, pháo binh. - Từ 1946-1950, ta liên tiếp giành những thắng lợi lớn mang tính bước ngoặt: Thắng lợi của cuộc chiến đấu trong các đô thị (1946-1947), chiến thắng Việt Bắc – Thu đông (10/1947), chiến thắng Biên Giới 1950 (16-9-1950 đến 22-10-1950 và kết thúc thắng lợi - Từ 1951-1954: Ta liên tiếp mở nhiều chiến dịch nhằm làm tiêu hao sinh lực địch, giữ vững thế chủ động trên chiến trường đồng thời đẩy mạnh đấu tranh du kích kết hợp vận động chiến. Đỉnh cao của những thắng lợi đó là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Chiến thắng này là cơ sở đi đến kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. + Chiến dịch Trần Hưng Đạo 12-1950 đến 1-1951. + Chiến dịch Hoàng Hoa Thám 20-3-1951 đến 7-4-1951. + Chiến dịch Quang Trung 28-5-1951 đến 20-6-1951. + Chiến dich Hoà Bình 11-1951. + Chiến dịch Tây Bắc 4-10 đến 30-2-1952. + Chiến dịch Thượng Lào 4-1953. + Chiến dịch Điện Biên Phủ từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1954.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). 3. Những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm. * Trên mặt trận ngoại giao: - Ta đoàn kết chặt chẽ với Lào – Campuchia trong quá trình tiến hành cuộc kháng chiến. Từ năm 1950 có nhiều nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. Chúng ta bắt đầu nhận được sự viện trợ, giúp đỡ của nhân dân tiến bộ trên thế giới. - Đối với kẻ thù, Đảng ta cũng rất coi trọng đấu tranh ngoại giao để đi đến kết thúc chiến tranh. Vì vậy việc đẩy mạnh đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ được Đảng ta kết hợp rất khéo léo. Nhờ có quá trình đấu tranh vừa kiên quyết vừa linh hoạt và khôn khéo, cuối cùng hiệp định Giơnevơ được ký kết ngày 20-7-1954. Về hội nghị Ginevơ: - Ngày 26-4-1954 Hội nghị Giơnevơ khai mạc. + Từ ngày 26-4 đến 7-5-1954, Hội nghị bàn về vấn đề Triều Tiên. + Từ 8-5 đến 20-7-1954, Hội nghị bàn về vấn đề chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương. Ngày 8-5-1954, phái đoàn ta do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu bước vào hội nghị với tư thế của một dân tộc chiến thắng.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). a. Những thắng lợi.3. Những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm. Nội dung hiệp định. Chính phủ Pháp và các nước tham gia Hội nghị tuyên bố thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Hai bên phải ngừng bắn ngay tại chỗ kể từ 0 giờ ngày 21-7-1954 để chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời để chuyển giao lực lượng. Sau 2 năm, kể từ ngày ký hiệp định, quân đội viễn chinh Pháp phải rút hết về nước để ở Việt Nam sẽ có tổng tuyển cử tự do vào ngày 20-7-1956. Hai bên phải thực hiện trao trả tù binh và dân thường bị bắt trong chiến tranh. Hiệp định ghi rõ: Những người tham gia ký hiêp định và những người tiếp tục sự nghiệp của Pháp trước đây đều phải có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh hiệp định này. Mặc dù còn những hạn chế, song thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và việc ký hiệp định Giơnevơ đã chấm dứt chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp có Mỹ giúp đỡ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). a. Những thắng lợi.3. Những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm. - Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp có đế quốc Mỹ giúp sức, đồng thời chấm dứt ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ trên đất nước ta gần một thế kỷ. - Với thắng lợi này, chính quyền dân chủ nhân dân, thành quả của cách mạng tháng Tám được bảo vệ và giữ vững và phát triển. - Chúng ta đã giải phóng được miền Bắc, tạo cơ sở vững chắc tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. - Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa cũ của chúng, trước hết là hệ thống thuộc địa của Pháp đồng thời cổ vũ pjhong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). b. ý nghĩa lịch sử.3. Những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm. - Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng đứng đầu là Bác Hồ: Trước hết, đó là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đứng đầu là Bác Hồ với đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính. Đường lối đó có sức mạnh động viên, tổ chức toàn dân đánh giặc. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất tác động đến các nguyên nhân khác. - Có sự đoàn kết chiến đấu của khối đại đoàn kết toàn dân: Đó là thắng lợi của tinh thần đấu tranh quả cảm, với sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi – Mặt trận Liên Việt, được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công nông, trí thức vững chắc. - Có lực lượng vũ trang 3 thứ quân: Đó là thắng lợi của lực lượng vũ trang 3 thứ quân chiến đấu dũng cảm, gan dạ, mưu trí và rất anh hùng (T204 - ĐBP). - Có chính quyền dân chủ nhân dân vững mạnh: Đó là thắng lợi của chính quyền dân chủ nhân dân của dân, do dân và vì dân được giữ vững, củng cố và lớn mạnh làm công cụ sắc bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới. - Đó là thắng lợi của hậu phương lớn, đảm bảo cung cấp sức người, sức của theo yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến. - Là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu keo sơn giữa 3 dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng có một kẻ thù chung, có sự đồng tình giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). c. Nguyên nhân thắng lợi.3. Những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm. - Xác định đúng đường lối kháng chiến : Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. - Kết hợp đúng đắn 2 nhiệm vụ: Chống đế quốc và chống phong kiến trong đó nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc được đặt lên hàng đầu. - Vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương vững mạnh. - Quán triệt chiến lược kháng chiến lâu dài với nghệ thuật quân sự sáng tạo. - Xây dựng đảng vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng.i. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). d. Bài học kinh nghiệm. 3. Những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm. - ở miền Bắc, ta đã kiên trì đấu tranh thi hành hiệp định Giơnevơ nên thực dân Pháp đã phải rút quân khỏi miền Bắc nước ta, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. - Thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn nhiều sau 9 năm tiến hành kháng chiến chống Pháp. Dân tộc ta đoàn kết một lòng phấn đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. - ở miền Nam, đế quốc Mỹ hất cẳng Pháp nhảy vào Đông Dương nhằm độc chiếm miền Nam Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ. Như vậy trên thực tế đất nước ta bị chia cắt làm 2 miền. Đây là một đặc điểm nổi bật cách mạng nước ta sau năm 1954.a. Hoàn cảnh lịch sử cách mạng Việt Nam sau tháng 7- 1954.II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1954-1975) 1. Giai đoạn 1954-1964. - Tháng 9-1954, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về “Tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng”. + Nghị quyết chỉ ra đặc điểm của cách mạng Việt Nam là bước sang giai đoạn mới: Từ chiến tranh sang hoà bình, đất nước bị chia cắt làm 2 miền, từ phân tán chuyển đến tập trung + Nghị quyết khẳng định đế quốc Mỹ đang dần trở thành kẻ thù số 1 của nhân dân ta. + Nghị quyết đã xác định những nhiệm vụ trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế quốc dân (1954-1957). - Hội nghị TW lần thứ 7 (3/1955) và lần thứ 8 (8/1955). Qua 2 hội nghị này TW Đảng khẳng định: Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ điều cốt lõi là phải ra sức củgn cố miền Bắc đồgn thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dana miền Nam. - Hội nghị lần thứ 13 (12/1957): Tại hội nghị này, Đảng xác định: “Mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng của toàn Đảng toàn dân ta là củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hoà bình”.b. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1954-1975) 1. Giai đoạn 1954-1964. Tháng 11-1958, Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 14 đã đề ra kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế văn hoá và cải tạo XHCN (1958-1960). - Năm 1959, Đảng ra nghị quyết về hợp tác hoá nông nghiệp đối với miền Bắc. - Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1/1959), Đảng ra nghị quyết về đường lối cách mạng miền Nam. Nghị quyết này có ý nghĩa lịch sử to lớn đã vạch ra đường lối đúng đắn cho cách mạng miền Nam, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên giành những thắng lợi mang tính bước ngoặt. Nhận xét: Quá trình đề ra và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết nói trên và những kết quả đạt được ở cả 2 miền Nam Bắc từ 1954 đến 1960 là cơ sở vững chắc để Đảng ta hoàn chỉnh đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Đường lối đó được thông qua tại Đại hội toàn quốc lần thứ III (9/1960) của Đảng.b. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1954-1975) 1. Giai đoạn 1954-1964. - Nhiệm vụ cách mạng mỗi miền là: + Tiến hành CMXHCN ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững mạnh của cách mạng cả nước. + Tiến hành CM DTDCND ở miền Nam nhằm giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cuộc cách mạng DTDCND trong cả nước. - Vị trí cách mạng mỗi miền: Xuất phát từ tính chất, nhiệm vụ mỗi miền nên: + CM XHCN ở miền Bắc đóng vai trò quyết định nhất đối sự nghiệp cách mạng chung của cả nước. + Cách mạng DTDCND ở miền Nam đóng vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai thống nhất đất nước, hoàn thành cuộc CM DTDCND trong cả nước. - Mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ cách mạng: Hai nhiệm vụ cách mạng ở 2 miền khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó, khăng khít biện chứng với nhau cùng thúc đẩy nhau phát triển, hướng tới thực hiện mục tiêu chiến lược chung thiêng liêng cao cả là hoà bình, thống nhất Tổ quốc. - Về con đường thống nhất đất nước: Kiên trì con đường đấu tranh hoà bình thống nhất theo tinh thần Hiệp định Ginevơ, nhưng nếu đế quốc Mỹ và tay sai gây ra chiến tranh xâm lược miền Bắc thì nhất định nhân dân ta đứng lên đánh bại chúng. b. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1954-1975) 1. Giai đoạn 1954-1964. - Về triển vọng của cách mạng: Thống nhất đất nước là một quá trình đấu tranh gian khổ, phức tạp, lâu dài nhưng nhất định ta sẽ giành được thắng lợi cuối cùng. * ý nghĩa của đường lối. - Đường lối trên của Đảng thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo, đầy tinh thần độc lập, tự chủ của Đảng ta. Cùgn một lúc ta giải quyết 2 quy luật cách mạng: quy luật chiến tranh cách mạng và quy luật các mạng XHCN. - Đường lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, do vậy phát huy được cao độ sức mạnh của nhân dân cả nước, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. - Đường lối đó là nhân tố quyết định của những thắng lợi của cách mạng 2 miền sau này.b. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1954-1975) 1. Giai đoạn 1954-1964. * Thuận lợi: Bước sang giai đoạn mới, cách mạng Việt Nam có những thuận lợi cơ bản: Miền Bắc hoàn thành vượt kế hoạch 5 năm (1961-1965), miền Nam đã giành được thắng lợi lớn trên chiến trường làm cho chiến lược “chiến tranh đặc biệt” mà đế quốc Mỹ triển khai đến mức cao nhất đã bị phá sản. * Khó khăn: - ở miền Nam: Thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ chuyển sang chiến lược chiến tranh cục bộ, ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam, tiếp tục thực hiện mục tiêu bình định miền Nam Việt Nam. - ở miền Bắc: Đồng thời với việc tiến hành chiến tranh cục bộ ở miền Nam từ tháng 5 năm 1965, Mỹ còn mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Cách mạng Việt Nam đứng trước một thử thách mới.a. Hoàn cảnh lịch sử:II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1954-1975) 2. Giai đoạn 1965-1975. * Quá trình hình thành: - Các nghị quyết của Bộ chính trị vào đầu năm 1961 và năm 1962 đã đề ra chủ trương đúng đắn đối với cách mạng miền Nam: về tư tưởng chỉ đạo chiến lược, về phương pháp đấu tranh, về phương châm chiến lược chung. Nhờ vậy mà chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ đã bị phá sản. - Trước những khó khăn, thách thức, đế quốc Mỹ gây ra đối với miền Bắc và miền Nam vào cuối năm 1964, đầu 1965, Đảng đã họp Hội nghị TW lần thứ 11 (3-1965) và hội nghị TW lần thứ 12 (12-1965) và đề ra chủ trương mới trong tình hình cả nước có chiến tranh. b. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1954-1975) 2. Giai đoạn 1965-1975. * Nội dung đường lối: + Đảng nhận định tình hình: Dù Mỹ có đưa thêm mấy chục vạn binh sĩ và lôi kéo thêm nhiều quân đội các nước chư hầu vào cuộc chiến tranh tội ác này nhưng so sánh lực lượng vẫn không có sự thay đổi lớn, quân dân ta vẫn kiên quyết đánh thắng chúng. Đảng khẳng định “Chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam yêu nước”. + Về tư tưởng chỉ đạo chiến lược : giữ vững và phát triển thế chiến lược tiến công, kiên quyết tấn công và tiếp tục tấn công. + Đảng đề ra phương châm chiến lược chung là: Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính; càng đánh càng mạnh, nhưng hết sức tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định. + Phương pháp đấu tranh ở miền Nam là kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đấu tranh trên cả 3 vùng chiến lược, phải triệt để thực hiện 3 mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh vận). + Đối với miền Bắc, Trung ương chủ trương chuyển hướng xây dựng kinh tế nhằm đảm bảo tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc mà vẫn đảm bảo chi viện cho miền Nam đồng thời đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. + Về mối quan hệ giữa nhiệm vụ cách mạng hai miền: là mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến. b. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1954-1975) 2. Giai đoạn 1965-1975. * Đối với miền Bắc: Miền Bắc bước vào xây dựng CNXH trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn: + Suốt 21 năm xây dựng CNXH, miền Bắc thực tế chỉ có 8 năm xây dựng trong điều kiện hoà bình, phần lớn thời gian còn lại là chiến tranh và 3 lần khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả của chiến tranh. + Miền Bắc quá độ lên CNXH từ một nền nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. + Vừa xây dựng CNXH, vừa chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại hết sức ác liệt của đế quốc Mỹ, còn phải làm nghĩa vụ hậu phương lớn chi viện cho miền Nam. Tuy nhiên miền Bắc đã đạt được những thành tựu vĩ đại rất đáng tự hào - ở miền Bắc, một hình thái KTXH mới được thiết lập với quan hệ sản xuất XHCN chiếm vị trí chủ đạo với 2 hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Cơ cấu giai cấp XH ở miền Bắc cũng có sự thay đổi lớn. - Miền Bắc đã đứng vững trong chiến tranh ác liệt, xây dựng và bảo vệ thành công CNXH. a. Những thắng lợi.II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1954-1975) 3. Khái quát những thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ 1954-1975ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm. . Bước đầu đã xây dựng được một số cơ sở vật chất, kỹ thuật của CNXH rất quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải. . Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế phát triển mạnh và mở rộng khắp thành thị, nông thôn và miền núi. - Miền Bắc không những đứng vững trong chiến tranh mà còn đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ với phương tiện chiến tranh hiện đại nhất. Ta đã đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ (1965-1968; T3-T12-1972), làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, đập tan cuộc phản kích chiến lược bằng B52 của không quân Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã khác, buộc chúng phải ký hiệp định Pari với ta, rút quân về nước, thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ta - Miền Bắc thực hiện đầy đủ, xuất sắc vai trò của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế với Lào và Camphuchia. a. Những thắng lợi.II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1954-1975) 3. Khái quát những thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ 1954-1975ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm. * ở miền Nam. Thực hiện đường lối đúng đắn , sự chỉ đạo sáng tạo trên thực tiễn của Đảng, cùng với quyết tâm và ý chí sắt đá, sự chịu đựng hy sinh gian khổ của nhân miền Nam, cách mạng miền Nam đã giành dược những thắng lợi to lớn, đó là lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. - Chiến lược “chiến tranh đơn phương” (1954-1960). - Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965). - Chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968). - Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969-1975). a. Những thắng lợi.II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1954-1975) 3. Khái quát những thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ 1954-1975ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm. - Đối với nước ta: + Với thắng lợi này, nhân dân ta đã đánh đuổi hoàn toàn bọn đế quốc xâm lược, chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta. + Thắng lợi đó đã đánh dấu sự hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước và mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nước nhà, đó là kỷ nguyên của độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. + Thắng lợi đó đã tăng thêm thế và lực cho cách mạng nước ta khi bước vào giai đoạn mới, đồng thời để lại cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu về Đối với thế giới + Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta thắng lợi đã làm phá sản học thuyết toàn cầu cầu đế quốc Mỹ nhằm tấn công vào hệ thống XHCN, vào phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. + Thắng lợi đó cũng mở đầu sự sụp đổ không tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân mới, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. + Thắng lợi này của nhân dân ta đã góp phần tăng cường lực lượng các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hoà bình tiến bộ xã hội. b. ý nghĩa lịch sửII. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1954-1975) 3. Khái quát những thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ 1954-1975ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm. - Có sự lãnh đạo sáng suốt, đúng dắn, và đầy tính độc lập sáng tạo của Đảng. - Đó là thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân, cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại với tinh thần chiến đấu dũng cảm của cán bộ chiến sĩ và đồng bào cả nước nhất là nhân dân miền Nam. - Đó là thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hậu phương vững chắc của cách mạng cả nước - Cuối cùng, có sự đoàn kết nhất trí chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và bạn bè thế giới. c. Nguyên nhân thắng lợi. II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1954-1975) 3. Khái quát những thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ 1954-1975ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm. - Một là giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm huy động sức mạnh toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ. - Hai là Đảng đã tìm ra được phương pháp đấu tranh cách mạng đúng đắn, sáng tạo. - Ba là, sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn của Trung ương Đảng và công tác tổ chức chiến đấu tài giỏi của Đảng qua các cấp bộ Đảng và các cấp chỉ huy quân đội. - Bốn là Đảng ta hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng các mạng ở miền Nam và tổ chức xây dựng lực lượng chiến đấu trong cả nước. d. Kinh nghiệm lịch sửII. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1954-1975) 3. Khái quát những thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ 1954-1975ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- duong_loi_dcs_chuong_iii_2644.ppt