Bài giảng chương 3: Các thiết bị lưu trữ (tiếp theo)

Ổ đọc băng từ HP kết nối máy tính qua cổng USB. Dự tính ổ đọc sẽ được bán với giá 850 USD và giá thành của mỗi cuộn băng từ là 36 USD

ppt39 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 3230 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng chương 3: Các thiết bị lưu trữ (tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3 CÁC THIẾT BỊ LƯU TRỮ (tiếp theo) Ổ ĐĨA QUANG (CDROM DRIVE) FLASH MEMORY Cấu tạo đĩa CDROM CD-ROM (compact disk read-only memory) là một phương tiện lưu trữ quang học Có khả năng chứa gần 700MB, tương đương 74 phút dữ liệu. Đĩa CD là đĩa tròn có đường kính 120 mm (khoảng 4,75 inch), được làm bằng một chất polycarbonate. Trên lớp polycarbonate này có phủ một màng kim loại, thường là một hợp kim nhôm. Trên bề mặt đĩa CDROM, người ta “đục lổ” để tạo thành các pit theo hình xoắn ốc. Những vị trí không có “đục lổ” gọi là land Các pit sâu 0,12 micron, rộng khoảng 0,6 micron Các pit và các land dài từ 0,9 đến 3,3 micron. Khoảng cách giữa các xoắn là 1,6 micron, tương ứng với mật độ track là khoảng 16.000 track mỗi inch. Cấu tạo của đĩa CDROM Nguyên lý hoạt động của đĩa CDROM Việc đọc thông tin là một sự phản xạ tia laser trên lớp nhôm. Một bộ nhận ánh sáng ghi chú nơi ánh sáng được phản xạ mạnh (vị trí các land) hay nơi không có ánh sáng hoặc ánh sáng được khuyếch tán.(vị trí các pit) Các bộ nhận ánh sáng trong player thu ánh sáng phản xạ và khuyếch tán khi nó được khúc xạ từ bề mặt. Khi các nguồn ánh sáng được thu từ sự khúc xạ, chúng được truyền dọc đến các bộ vi xử lý để chuyển dịch các mẫu ánh sáng trở lại thành dữ liệu hay âm thanh. Đầu đọc và motor servo Nguyên lý ghi dữ liệu lên đĩa CD Rom Dữ liệu ghi lên đĩa CD Rom là dạng tín hiệu số 0, 1 Ở đầu ghi, người ta sử dụng súng Lazer để ghi dữ liệu lên đĩa ứng với tín hiệu 0 => tia lazer tắt ứng với tín hiệu 1 => tia lazer sáng đốt cháy bề mặt đĩa thành 1 điểm làm mất khả năng phản xạ Nguyên lý đọc tín hiệu từ đĩa CD Rom Đĩa quay và khi tia lazer chiếu qua điểm bị cháy sẽ mất tia phản xạ => cho ta tín hiệu 0, qua điểm bình thường có tia phản xạ cho ta tín hiệu 1 Tốc độ đọc dữ liệu của ổ CD Rom Tốc độ đọc dữ liệu của ổ CD Rom được tính bằng số X Ổ 1X có tốc độ truy cập dữ liệu là 150Kb => ổ 10X sẽ có tốc độ truy cập là 10 x 150K = 1.500KB => ổ 48X có tốc độ truy cập là 48 x 150K = 7200KB => ổ 52X có tốc độ truy cập là 52 x 150K = 7800KB Đọc thông số trên ổ đĩa CDROM Vd: DVD R22 W22 RW8, VCD R48 W48 RW32(+/-) Int. Đọc và ghi DVD, VCD R: read W: Write RW: Rewrite Các loại ổ đĩa và tính tương thích Một số loại đĩa quang và mô tả Một số loại đĩa quang và mô tả Ổ đĩa CD ROM Đĩa DVD Ổ đĩa DVD ĐĨA BLU-RAY ĐĨA BLU-RAY Đĩa Blu-ray ra đời vào tháng 3 năm 2002 Là thế hệ kế tiếp theo của đĩa DVD Về mặt công nghệ thì chúng cũng có một sự phát triển tương tự như từ loại đĩa CD sang DVD, có nghĩa là dung lượng được tăng lên đáng kể so với thế hệ trước đây Thông số kỹ thuật Trong khi đĩa Blu-ray hiện nay mới chỉ có hai dạng: đĩa 1 lớp (25GB) và đĩa 2 lớp (50GB) thì Pioneer đã chuẩn bị tung ra thị trường một loại đĩa 16 lớp, mỗi lớp có thể lưu được 25GB dung lượng => Tổng dung lượng: 400GB Thiết bị đọc đĩa Blu-ray ĐĨA HD-DVD HD-DVD - High-Definition Digital Versatile Disc (còn được biết đến với cái tên: Advanced Optical Disc, viết tắt: AOD) Được phát triển bởi Toshiba và NEC trên công nghệ laser blue (nhưng không tương thích với loại tia laser đọc đĩa Blu-ray) Cho phép ghi dữ liệu với một mật độ dày đặc hơn. Phiên bản HD-DVD-R (recordable) có thể lưu trữ 15GB trên bề mặt đĩa có một lớp và tới 30GB trên đĩa hai lớp. Phiên bản HD-DVD-RW (rewritable) chứa 20GB trên một lớp đĩa và 32GB trên mặt đĩa hai lớp. Ổ USB Flash Là thiết bị lưu trữ dữ liệu sử dụng bộ nhớ flash tích hợp với giao tiếp USB (Universal Serial Bus). Dung lượng của các ổ USB flash trên thị trường có thể từ 32 MB đến 64GB và trong tương lai có thể lớn hơn. "Ổ USB" là loại thiết bị nhớ không mất dữ liệu khi ngừng cung cấp điện. Cấu tạo Cấu tạo Bảng mạch nhỏ chứa các linh kiện điện tử cùng một (hoặc nhiều) chip nhớ flash hàn trực tiếp trên bảng mạch. Đầu cắm kết nối với các cổng USB; các kết nối thường sử dụng chuẩn A cho phép chúng kết nối trực tiếp với các khe cắm USB trên máy. Vỏ bảo vệ: Toàn bộ bản mạch in, chip nhớ flash nằm trong một vỏ bảo vệ kim loại hoặc nhựa giúp nó đủ chắc chắn Khoá chống ghi: Một số ổ USB flash có thiết kế khoá để chống ghi, tuy nhiên chúng chỉ có ý nghĩa không cho phép hệ điều hành ghi hoặc sửa đổi dữ liệu vào ổ. Đèn báo hoạt động: Đa phần các ổ USB flash có một đèn báo nhỏ để hiển thị chế độ làm việc của nó (đèn này là một điốt LED nhỏ gắn trên bo mạch của ổ, có màu khác nhau tuỳ hãng). Dây đeo, móc khoá…là các phần phụ có thể được bán kèm theo ổ USB flash, chúng là thiết bị phụ, có thể không cần thiết đối với một số người sử dụng. Ứng dụng thông thường Lưu dữ liệu cá nhân quan trọng: chẳng hạn các thông tin về lí lịch, sức khỏe,…. Sửa chữa máy tính: các máy tính được sản xuất những năm gần đây đều có thể cho phép khởi động từ các ổ USB flash, sau khi khởi động, người sửa chữa có thể thao tác, sửa chữa hệ điều hành hoặc phần mềm bị lỗi Quản trị hệ thống: ví dụ việc thiết lập các thông số cấu hình trên máy đầu tiên, sau đó phần mềm đề nghị sử dụng USB flash để lưu thiết lập, khi chuyển sang các máy tính khác chỉ cần gắn USB flash để hệ thống tự động chạy là có thể thiết lập được máy này mà không cần ghi lại hay gõ lại thông số để tránh nhầm lẫn Sử dụng như chìa khóa của máy tính hoặc các phần mềm: Một số hãng viết phần mềm cũng sử dụng các USB flash (thiết kế riêng biệt và có thể thuộc loại chỉ đọc) để kích hoạt mở phần mềm mỗi khi sử dụng đến phần mềm cần bảo vệ, điều này nhằm tránh sự sao chép nhân bản và sử dụng trái phép các phần mềm. … Các thế hệ USB USB 1.0 – Tốc độ 1.5 Mb/s USB 1.1 – Tốc độ 12 Mb/s USB 2.0 – Tốc độ 480 Mb/s USB 3.0 – Tốc độ 5 Gb/s (dự kiến ra mắt vào năm 2010) USB 3.0 Ổ USB flash tích hợp Ổ USB flash không chỉ sử dụng lưu chứa dữ liệu mà chúng còn được sản xuất tích hợp với các chức năng giải trí như: ghi âm, nghe nhạc số, nghe đài FM, …. FireWire – IEEE1394 Firewire là một Bus nối tiếp tốc độ cao để kết nối với những thiết bị khác nhau Bus Firewire do hãng Apple đưa ra giới thiệu vào đầu năm 1990 và được tiêu chuẩn hoá thành kiểu IEEE 1394 Có khả năng kết nối 63 thiết bị với nhau như : ổ cứng , Digital Camera , Digital Television , Computer ... IEEE 1394 là một giao thức truyền tải dữ liệu tốc độ cao. Bao gồm: IEEE 1394 – tốc độ truyền tải 100 Mbps IEEE 1394a – tốc độ truyền tải 200 Mbps IEEE 1394b – tốc độ truyền tải 400 Mbps đến 3.2 Gbps Ứng dụng thông thường IEEE 1394 không chỉ cho phép thực hiện các kết nối cao tốc giữa máy tính và các thiết bị có liên quan (tức các thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét ảnh, ổ ghi đĩa, ổ lưu trữ gắn ngoài,..), mà còn giúp bắc cầu giữa máy tính và các thiết bị điện tử tiêu dùng (như VCR, camcorder, DV Camera, TV,..). Bạn có thể dùng cáp IEEE 1394 để kết nối hai máy tính với nhau với tốc độ truyền dữ liệu 400Mbps, nghĩa là gấp bốn lần mạng LAN 100 và bỏ “nghìn trùng xa cách” kiểu kết nối bằng cáp Parallel. Cáp nối IEEE 1394 Tape driver Được làm bằng plastic có phủ một lớp vật liệu từ tính. Băng từ được dùng rộng rãi để làm phương tiện sao lưu dự phòng Băng từ Ổ đọc băng từ Ổ đọc băng từ HP kết nối máy tính qua cổng USB. Dự tính ổ đọc sẽ được bán với giá 850 USD và giá thành của mỗi cuộn băng từ là 36 USD

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong_3_cdrom_va_usb_4251.ppt
Tài liệu liên quan