Bài giảng Chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)

Ý nghĩa lịch sử. - Đối với quốc tế: + Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhưng nổi bật là tính dân tộc do Đảng cộng sản lãnh đạo – là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác-Lênin ở một nước thuộc địa, nó đã chọc thủng khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. + Sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám, góp phần cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, là niềm tự hào chung của nhân dân tiến bộ trên thế giới. + Cách mạng tháng Tám 1945 góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, cung cấp thêm nhiều kinh nghiệm quý báu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.

ppt31 trang | Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 13462 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM KHOA Lí LUẬN CHÍNH TRỊ - HỌC VIỆN TÀI CHÍNHChương IIĐường lối đấu tranhgiành chớnh quyền (1930-1945)Nội dung khái quát. Chủ trưƯƠng đấu tranh từ NĂM 1930 đến NĂM 1939. 1. Giai đoạn 1930-1935. 2. Giai đoạn 1936-1939. II. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.1. Chủ trương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần. 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa tháng Tám 19453. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng 8-1945I. Chủ trương đấu tranh từ NĂM 1930 đến NĂM 1939. * Khái quát về sự ra đời của Luận cương chính trị. Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo được thông qua tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp từ ngày 14 đến ngày 31 tháng 10-1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc) * Nội dung Luận cương chính trị - Luận cương xác định mâu thuẫn cơ bản của xã hội Đông Dương là: Một bên là thợ thuyền, dân cày, các phần tử lao khổ; một bên là địa chủ phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa. - Luận cương xác định chiến lược của cách mạng Đông Dương: Làm cách mạng tư sản dân quyền (có tính chất thổ địa và phản đế) rồi tiến thẳng lên XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. - Luận cương xác định nhiệm vụ của cuộc CM tư sản dân quyền: + Đánh đổ các di tích phong kiến, thực hành cách mạng thổ địa triệt để, đem lại ruộng đất cho dân cày.1. Giai đoạn 1930-1935. a. Luận cương chính trị của Đảng. I. Chủ trương đấu tranh từ NĂM 1930 đến NĂM 1939. + Đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập hoàn toàn cho Đông Dương. Hai nhiệm vụ này có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng “vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”. - Luận cương xác định lực lượng cách mạng: Công nhân, nông dân là động lực của cách mạng. Công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tham mưu của nó là Đảng cộng sản. - Luận cương xác định phương pháp cách mạng: Đảng phải lãnh đạo quần chúng đánh đổ chính phủ của địch thông qua võ trang bạo động “theo khuôn phép nhà binh”. - Luận cương xác định vai trò của Đảng cộng sản: Đảng là điều kiện cốt yếu đảm bảo thắng lợi cho cách mạng Đông Dương. - Luận cương xác định mối quan hệ giữa các mạng Đông Dương với các mạng thế giới: cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới. Vỡ vậy, phải đoàn kết với vô sản thế giới, trước hết là vô sản Pháp, đồng thời phải đoàn kết với phong trào đấu tranh và giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.1. Giai đoạn 1930-1935. a. Luận cương chính trị của Đảng. I. Chủ trương đấu tranh từ NĂM 1930 đến NĂM 1939.1. Giai đoạn 1930-1935. a. Luận cương chính trị của Đảng. Đánh giá: - Ưu điểm: Luận cương đã khẳng định lại nhiều vấn đề mà Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đã trỡnh bày như mục đích, tính chất cách mạng Đông Dương; lực lượng cách mạng, lãnh đạo cách mạng và mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. - Hạn chế: + Chưa xác định rõ mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương nên tư tưởng chiến lược vủa Luận cương nặng về đấu tranh giai cấp, về vấn đề cách mạng ruộng đất mà không đưa vấn đề dân tộc lên hàng đầu. + Nhận thức giáo điều về vấn đề dân tộc và dân chủ: Do ảnh hưởng quan điểm “tả khuynh” của Quốc tế cộng sản, vỡ vậy nặng về đấu tranh giai cấp, đấu tranh trong toàn khu vực. + Đánh giá chưa đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, mặt tích cực của bộ phận tư sản dân tộc, chưa lôi kéo được bộ phận trung – tiểu địa chủ yêu nước trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.I. Chủ trương đấu tranh từ NĂM 1930 đến NĂM 1939.1. Giai đoạn 1930-1935. b. Chủ trương khôI phục tổ chức Đảng và phong trào cách mạng (1932-1935) * Tỡnh hỡnh cách mạng Việt Nam sau cao trào 1930-1931: Sau cao trào 1930-1931, thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng phong trào cách mạng, các cơ sở Đảng bị vỡ lở, tổn thất rất lớn. Mặc dù vậy, những đảng viên vẫn kiên trung, bám trụ quần chúng để bảo vệ đường lối của Đảng, chắp nối gây dựng lại cơ sở cách mạng. * Sự lãnh đạo của Đảng: Đảng ta luôn theo dõi sát sao diễn biến của phong trào và có những chỉ đạo kịp thời: + Năm 6- 1932 ban lãnh đạo của Đảng ở hải ngoại được thành lập, ra “chương trỡnh hành động” nhằm từng bước khôi phục phong trào cách mạng trong cả nước. + Tháng 3/1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng cộng sản Đông Dương đã họp từ 27-31/3/1935 tại Ma Cao (Trung Quốc), đánh dấu sự hồi phục của phong trào cách mạng đồng thời tiếp tục vạch ra chủ trương nhiệm vụ trước mắt của phong trào cách mạng Đông Dương. Tuy nhiên tư tưởng chủ đạo của nghị quyết của Đại hội một lần nữa cho thấy, vẫn tiếp tục đứng trên quan điểm của Hội nghị lần thứ nhất tháng 10/1930 cùng với Luận cương chính trị do Hội nghị này thông qua.I. Chủ trương đấu tranh từ NĂM 1930 đến NĂM 1939.1. Giai đoạn 1930-1935. b. Chủ trương khôI phục tổ chức Đảng và phong trào cách mạng (1932-1935) * Những kết quả: - Mặc dù còn có điểm hạn chế song, các nghị quyết nói trên của Đảng đã được góp phần to lớn đưa phong trào cách mạng của quần chúng trong cả nước dần dần được hồi phục với nhiều hỡnh thức khác nhau. - Các cơ sở Đảng được nối lại, các cơ sở quần chúng được gây dựng, các phong trào đấu tranh nhất là của công nhân và nông dân đã hoạt động trở lại. Phong trào cách mạng Việt Nam lại bước vào thời kỳ đấu tranh mới.I. Chủ trương đấu tranh từ NĂM 1930 đến NĂM 1939.2. Giai đoạn 1936-1939. a. Hoàn cảnh lịch sử. * Tỡnh hỡnh thế giới - Chủ nghĩa phát xít ra đời, đặt loại người trước thảm hoạ của chiến tranh thế giới thứ hai. - Trước tỡnh hỡnh đó, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đã họp và chỉ ra kẻ thù chính của cách mạng thế giới, đề ra nhiệm vụ trước mắt và kêu gọi thành lập Mặt trận nhân dân rộng lớn để chống chủ nghĩa phát xít. Trước tỡnh hỡnh đó, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản họp là sự kiện quan trọng đã chỉ đạo kịp thời phong trào cách mạng thế giới. Cụ thể: + Kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới lúc này là chủ nghĩa phát xít . + Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân thế giới lúc này là chống CNPX, chống chiến tranh nhằm mục tiêu giành dân sinh, dân chủ và hoà bỡnh. + Đại hội chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi ở các nước để tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh.I. Chủ trương đấu tranh từ NĂM 1930 đến NĂM 1939.2. Giai đoạn 1936-1939. a. Hoàn cảnh lịch sử. * Tỡnh hỡnh thế giới - ở nước Pháp, các nhóm phát xít ra đời và chống phá cách mạng quyết liệt nhưng không nắm được chính quyền. Chính phủ dân chủ tư sản ra đời là điều kiện thuận lợi cho cách mạng. Dưới ánh sáng nghị quyết VII của Quốc tế cộng sản (7/1935), Mặt trận nhân dân chống phát xít ở Pháp được thành lập đã giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử tháng 1 - 1936. Chính phủ mới được thành lập đã thi hành nhiều chính sách có lợi cho các nước thuộc địa trong đó có nhân dân các nước Đông Dương.I. Chủ trương đấu tranh từ NĂM 1930 đến NĂM 1939.2. Giai đoạn 1936-1939. b. Chủ trương và nhận thức mới của Đảng * Chủ trương và nhận thức mới của Đảng trong giai đoạn này trước hết được thể hiện trong hội nghị TW lần thứ 2 tháng 7 /1936, rồi tiếp tục bổ sung trong các hội nghị TW tháng 3-1937, tháng 9-1937, tháng 3-1938. Nội dung cơ bản của các hội nghị trên: + Về tư tưởng chỉ đạo chiến lược: Đảng chủ trương đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. + Xác định kẻ thù: Kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động thuộc địa và tay sai. + Nhiệm vụ và mục tiêu đấu tranh: Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, giành dân sinh, dân chủ. + Về công tác mặt trận: Để tập hợp lực lượng thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu trên, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. Đến tháng 3-1938, mặt trận này đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.. + Về hỡnh thức tổ chức và phương pháp đấu tranh: Chuyển từ đấu tranh bí mật, bất hợp pháp là chủ yếu sang đấu tranh công khai, nửa hợp pháp.I. Chủ trương đấu tranh từ NĂM 1930 đến NĂM 1939.2. Giai đoạn 1936-1939. b. Chủ trương và nhận thức mới của Đảng * Chủ trương và nhận thức mới của Đảng trong giai đoạn này trước hết được thể hiện trong hội nghị TW lần thứ 2 tháng 7 /1936, rồi tiếp tục bổ sung trong các hội nghị TW tháng 3-1937, tháng 9-1937, tháng 3-1938. + Về đoàn kết quốc tế: Phải đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng cộng sản Pháp, nêu cao khẩu hiệu ủng hộ “Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp” để chống kẻ thủ chung là bọn phát xít ở Pháp và bọn phản động thuộc địa.I. Chủ trương đấu tranh từ NĂM 1930 đến NĂM 1939.2. Giai đoạn 1936-1939. b. Chủ trương và nhận thức mới của Đảng * Đánh giá chung về chủ trương của Đảng giai đoạn 1936-1939. + Hội nghị đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài. Đây là biểu hiện sinh động trong nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ (Phân tích sâu hơn ý này - Dẫn chứng trong bản Dự thảo T41). + Chủ trương trên đã tập hợp được rộng rãi mọi lực lượng trong dân tộc. + Các hỡnh thức đấu tranh Đảng đề ra linh hoạt sáng tạo và phù hợp yêu cầu của cách mạng Việt Nam lúc này. + Chủ trương trên của Đảng thể hiện sự trửơng thành cả về chính trị, tư tưởng của Đảng, mặt khác nó còn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, tính độc lập tự chủ cao trong việc đề ra chủ trương đường lối cách mạng, phù hợp với mỗi giai đoạn nhất định. Nhờ có sự chuyển hướng chỉ đạo kịp thời và đúng đắn đó nên phong trào cách mạng nước ta giai đoạn 1936-1939 đã thu được thắng lợi to lớn.a. Hoàn cảnh lịch sử. * Tỡnh hỡnh thế giới. - Ngày 1-9-1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ và lan rộng trên phạm vi thế giới đã chi phối sâu sắc đời sống kinh tế, chính trị, xã hội tất cả các nước. - Cách mạng Pháp bị khủng bố và đàn áp. Mặt trận nhân dân Pháp vỡ, Đảng cộng sản Pháp bị tổn thất nặng nề. Tháng 6/1940, Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng. - 22/6/1941, Liên xô tham gia chiến tranh làm cho tính chất của cuộc chiến tranh thay đổiII. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.1. Chủ trương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần. a. Hoàn cảnh lịch sử. * Tỡnh hỡnh trong nước. - ở Đông Dương, thực dân Pháp thi hành hàng loạt chính sách phản động thời chiến cả về kinh tế, chính trị và quân sự. - Ngày 22-9-1940, sau khi đã chiếm một phần lãnh thổ Trung Quốc và Triều Tiên, Nhật tiến vào Đông Dương, đánh chiếm Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng, buộc Pháp phải nhượng bộ quyền lợi cho Nhật. Nhật và Pháp đã cấu kết với nhau ra sức bóc lột nhân dân ta tới tận xương tuỷ. - Sự cấu kết giữa phát xít Nhật và thực dân Pháp thống trị nhân dân ta làm cho sức nước thỡ yếu, dân thỡ mòn. Toàn thể dân tộc nhất là nhân dân lao động vô cùng khốn khổ. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc phát xít Pháp - Nhật vô cùng sâu sắc. Đông Dương đang tiến tới một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng .II. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.1. Chủ trương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần. b. Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng. Nội dung chuyển hướng - Vấn đề độc lập dân tộc được đặt lên hàng đầu, là nhiệm vụ trung tâm của CMVN. Các nhiệm vụ khác đều nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc. - Khẩu hiệu đấu tranh lúc này là “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, Việt gian chia cho dân cày”, còn khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” tạm gác lại. Đồng thời nêu cao khẩu hiệu thành lập “Chính phủ liên bang cộng hoà dân chủ Đông Dương” thay cho khẩu hiệu thành lập “Chính quyền công nông”. - Về công tác tổ chức, tập hợp lực lượng: Đảng chủ trương thành lập “Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương” (11-1939) và đến tháng 5-1941, theo sáng kiến của Nguyễn ái Quốc, thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là “Mặt trận Việt Minh”. Các đoàn thể trong mặt trận đều mang tên cứu quốc. Trên cơ sở đó đoàn kết chặt chẽ với Lào Campuchia và thành lập Mặt trận thống nhất chung của 3 nước.II. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.1. Chủ trương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần. b. Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng. Nội dung chuyển hướng - Về phương thức hoạt động và phương pháp đấu tranh: Đảng chủ trương sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng với hai lực lượng: lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp hai hỡnh thức đấu tranh: đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền khi thời cơ đến . Như vậy xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng và toàn dân ta trong giai đoạn hiện tại. - Đảng còn chủ trương giảI quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi mỗi nước Dông Dương, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc.II. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.1. Chủ trương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần. c. ý nghĩa. - Sự chuyển hướng chiến lược cách mạng tư sản dân quyền với nhiệm vụ trọng tâm lúc này là đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu, thể hiện sự nhạy bén sáng suốt của Đảng, là sự kế tục quan điểm Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa. - Đường lối đó đáp ứng được yêu cầu bức thiết của CMVN và nguyện vọng chân chính của toàn thể dân tộc, vỡ vậy nó là cơ sở cho sự thắng lợi của cách mạng tháng 8-1945. - Nhờ có đường lối đung đắn đó, từ 1941-1944, trong khi vừa đấu tranh chống Pháp – Nhật, công tác xây dựng chuẩn bị lực lượng, chuẩn bị căn cứa địa được đẩy mạnh, quần chúng được rèn luyện tập dượt đấu tranh, thực hiện tốt 10 chương trỡnh của Mặt trận Việt Minh là tiền đề đưa đến thắng lợi của cách mạng sau này.II. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.1. Chủ trương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần. a. Chủ trương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần. * Hoàn cảnh lịch sử - Vào cuối năm 1944 đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn cuối mà sự thắng lợi tất yếu thuộc về phe đồng minh. - Đông Dương giữ vị trí đặc biệt quan trọng và sự chiếm đóng của Nhật ở đây đang bị đe doạ nghiêm trọng. Nhật nắm được tỡnh hỡnh và tiến hành đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương vào đêm 9-3-1945.II. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945a. Chủ trương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần. * Chủ trương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước của Đảng. - Đánh giá tỡnh thế cách mạng: + Cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp ở Đông Dương đã tạo ra tỡnh hỡnh khủng hoảng chính trị sâu sắc. + Đảng xác định: những điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi nhưng cơ hội tốt cho khởi nghĩa đang đến. - Xác định đối tượng cách mạng: Chỉ thị xác định sau khi Nhật đảo chính Pháp thỡ phát xít Nhật là kẻ thù chính, chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương. Do vậy khẩu hiệu đấu tranh lúc này là “Đánh đuổi phát xít Nhật”.II. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945a. Chủ trương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần. * Chủ trương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước của Đảng. - Chỉ thị đề ra nhiệm vụ trước mắt: + Đảng phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa và sẵn sàng chuyển qua hỡnh thức tổng khởi nghĩa một khi có điều kiện . + Chỉ thị chuyển hướng công tác tuyên truyền và đấu tranh, đẩy mạnh phong trào cả ở thành thị và nông thôn. Muốn vậy phải thực hiện những hỡnh thức đấu tranh và tuyên truyền cao hơn, mạnh hơn như tuyên truyền xung phong có vũ trang, biểu tỡnh, tuần hành, thị uy, bãi công chính trị. + Tích cực chuẩn bị mọi mặt tiến tới khởi nghĩa vũ trang.II. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945b. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa tháng Tám – 1945. Thời cơ tổng khởi nghĩa: - Chiến tranh thế giới thứ hai đi đến hồi kết thúc. Ngày 14-8-1945, Nhật Hoàng đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương hoang mang rã rời. - ở trong nước, quần chúng đã được tập hợp thành đội quân chính trị hùng hậu, được rèn luyện qua đấu tranh đặc biệt qua cao trào kháng Nhật cứu nước, lúc này đã sẵn sàng hy sinh với quyết tâm cao nhất để giành độc lập; các lực lượng trung gian đang ngả dần về phe cách mạng. - Đảng cộng sản Việt Nam đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, sẵn sàng lãnh đạo quần chúng giành chính quyền.II. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945b. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa tháng Tám – 1945. * Chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng. Trước tỡnh hỡnh đó, ngày 13-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp và quyết định: - Phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước từ tay phát xít Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương với nguyên tắc chỉ đạo khởi nghĩa là “tập trung, thống nhất và kịp thời”. Hội nghị còn quyết định những vấn đề đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà sau khi cách mạng thành công. Khẩu hiệu lúc này là: Phản đối xâm lược, Hoàn toàn độc lập, chính quyền về tay nhân dân. Hội nghị nêu những nguyên tắc chỉ đạo khởi nghĩa là “tập trung, thống nhất và kịp thời”. + Tập trung, thống nhất, kịp thời. + Đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay nông thôn. + Quân sự và chính trị phải phối hợp, làm tan rã tinh thần quân địch và gọi hàng trước khi đánh. + Thành lập chính quyền nhân dân trước khi quân đồng minh vào Đông Dương.II. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945b. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa tháng Tám – 1945. * Chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng. - Hội nghị quyết định những vấn đề đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. + Đối nội: Lấy 10 chính sách lớn của Việt Minh làm chính sách cơ bản. + Đối ngoại: Thực hiện nguyên tắc bỡnh đẳng, hợp tác, thêm bạn, bớt thù, tránh đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa Pháp - Anh và Mỹ - Tưởng, hết sức tránh trường hợp một mình phảI đối phó với nhiều kẻ thù trong một lúc, tranh thủ sự ủng hộ của các nước Liên Xô, Trung Quốc. - Ngày 16 và 17 tháng 8-1945, Đại hội Quốc dân Tân Trào được triệu tập dưới sự chủ trỡ của Hồ Chí Minh. Đại hội thông qua nghị quyết về tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, đồng thời quyết định quốc kỳ, quốc ca và bầu ra Uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc do Hồ Chí Minh đứng đầu. Khi cần thiết uỷ ban này sẽ chuyển thành chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.II. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945b. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa tháng Tám – 1945. * Chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng. ý nghĩa của chủ trương trên: Những quyết định trên đây của Hội nghị toàn quốc và Đại hội Quốc dân Tân Trào là những quyết định lịch sử, thể hiện sự dũng cảm, quyết tâm cao và sự thống nhất trong ảng và quần chúng, đưa đến sự thắng lợi của cách mạng tháng 8-1945.II. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945b. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa tháng Tám – 1945. * Diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945. Hưởng ứng chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng và lời hiệu triệu của Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước triệu người như một nhất tề nổi dậy, với tinh thần cách mạng tiến công liên tục và dũng cảm, với ý chí dù có hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được độc lập. - Ngày 14-8-1945, giải phóng quân tiến công các đồn nhật ở Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái - Ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, hơn một vạn Nhật ở Hà Nội tê liệt không dám chống cự, chính quyền về tay nhân dân - Ngày 23-8-1945, tổng khởi nghĩa ở Thừa Thiên Huế. Quần chúng khắp nơi nổi dậy chiếm các công sở không vấp phải sức kháng cự nào.II. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945b. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa tháng Tám – 1945. * Diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945. - Ngày 25 -8-1945, tổng kkhởi nghĩa ở Sài Gòn, quân Nhật hoàn toàn bị tê liệt, cuộc khởi nghĩa thành công nhanh chóng. - Ngày 30-8-1945, Bảo Đại thoái vị trao nộp ấn kiếm cho đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. - Ngày 2-9-1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập tại vườn hoa Ba Đỡnh trước hàng triệu người, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Người viết: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấyII. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 Nguyên nhân thắng lợi. - Đảng ta - đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh là người tổ chức và lãnh đạo cách mạng một cách sáng tạo đồng thời được rèn luyện và chuẩn bị chu đáo trong 15 năm qua 3 cao trào và thoái trào 1932-1935. - Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn và quyết tâm hy sinh để giành độc lập dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và lời hiệu triệu của Mặt trận Việt Minh truyền thống ấy được khơi dậy tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh đổ kẻ thù. - Liên Xô và quân đồng minh đã đánh bại quân phát xít Đức-Nhật tạo thời cơ khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa nổ ra và giành thắng lợi.II. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng 8-1945 ý nghĩa lịch sử. - Đối với dân tộc: + Cách mạng tháng Tám 1945 là một bước ngoặt lớn trong tiến trình lịch sử dân tộc bởi vỡ: . Cách mạng tháng Tám – 1945 thắng lợi đã đập tan ách thống trị của đế quốc và phong kiến, lập ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. . Cách mạng tháng Tám thành công đã đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành nước độc lập, tự do; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước; Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí mật, bất hợp pháp trở thành Đảng hợp pháp nắm chính quyền. + Thắng lợi của cách mạng tháng Tám, đã đánh dấu bước chuyển nhảy vọt rong tiến trỡnh lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc, kỷ nguyên của độc lập tự do.II. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng 8-1945 ý nghĩa lịch sử. - Đối với quốc tế: + Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhưng nổi bật là tính dân tộc do Đảng cộng sản lãnh đạo – là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác-Lênin ở một nước thuộc địa, nó đã chọc thủng khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. + Sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám, góp phần cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, là niềm tự hào chung của nhân dân tiến bộ trên thế giới. + Cách mạng tháng Tám 1945 góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, cung cấp thêm nhiều kinh nghiệm quý báu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.II. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng 8-1945 Bài học kinh nghiệm: - Bài học về giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. - Bài học về việc khơi dậy sức mạnh tổng hợp của quần chúng trên nền tảng khối liên minh công-nông. - Bài học về lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, tránh đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc. - Bài học về sử dụng bạo lực cách mạng, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng một cách phù hợp. - Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, ngệ thuật chọn đúng thời cơ. - Bài học về xây dựng Đảng Mác-Lênin ở một nước thuộc địa để lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.II. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng 8-1945

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptduong_loi_dcs_chuong_ii_1278.ppt