Bài giảng Chương 1: Tổng quan về hệ điều hành
Nhóm các chương tr c chương trình HT: Cung cấp các
công cụcho ngư cho người dùng thực hiện các thao
tác quản lí và đi điều khiển hệ thống. Các
chương tr chương trình HT bao gồm:
+ Các CT thao tác với file vàthưm thưmục.
+ Các CT thông tin trạng thái.
+ Các CT hỗtrợngôn ngữlập trình.
+ Các CT đi c CT điều khiển nạp vàthực hiện CT.
+ Các CT phiên dịch lệnh
43 trang |
Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 1: Tổng quan về hệ điều hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
1
Chương 1
Tổng quan về HĐH
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
2
Chương 1: Tổng quan về HĐH
Nội dung cơ bản môn HĐH
Khái niệm về HĐH
Quá trình phát triển của HĐH
Phân loại HĐH, các thuộc tính cơ bản của
HĐH
Các nguyên tắc thiết kế và xây dựng HĐH
Các chức năng cơ bản của HĐH
Các thành phần của HĐH
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
3
Chương 1: Tổng quan về HĐH
Mục tiêu:
• Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về
HĐH.
• Giúp người học nắm được những nguyên lí cơ bản và
nguyên tắc làm việc của môn HĐH nói chung.
• Hiểu và xử lí các vấn đề có thể xẩy ra trong hệ thống.
• Xu hướng phát triển HĐH trong tương lai.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
4
Nội dung cơ bản của môn học
• Chương 1: Tổng quan về HĐH.
• Chương 2: Quản lí tiến trình.
• Chương 3: Lập lịch cho CPU.
• Chương 4: Quản lí bộ nhớ trong.
• Chương 5: Quản lí bộ nhớ ngoài.
• Chương 6: Quản lí thiết bị.
• Chương 7: Bảo vệ và an toàn hệ thống.
• Chương 8: Hệ điều hành đa xử lí.
• Chương 9: Hệ điều hành Windows.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
5
Tài nguyên hệ thống máy tính
+ Một hệ thống máy tính bao gồm các thiết bị phần
cứng và các chương trình phần mềm.
- Phần cứng cơ bản bao gồm CPU, bộ nhớ, các thiết
bị vào/ra. Nó đặc chưng cho sức mạnh của hệ
thống.
- Phần mềm bao gồm HĐH, các chương trình ứng
dụng, các CSDL đã cài đặt trong hệ thống.
- Tài nguyên phần mềm hiện nay cao hơn nhiều giá
trị tài nguyên phần cứng.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
6
Cấu trúc của một Hệ thống máy tính
1. Phần cứng: Cung cấp các tài nguyên
máy tính cơ bản: CPU, bộ nhớ, các thiết
bị vào/ra,...
2. Hệ điều hành: Điều khiển và phối hợp
việc sử dụng phần cứng máy tính giữa
các ứng dụng khác nhau và các người
dùng khác nhau.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
7
Cấu trúc của một Hệ thống máy tính
3. Các chương trình HT và ứng dụng: Xác định
các cách mà theo đó các tài nguyên của hệ
thống được sử dụng để giải quyết các vấn đề
tính toán của người dùng như: Các bộ xử lí
văn bản, các trình biên dịch, các trình duyệt
web, các hệ cơ sở dữ liệu, các trò chơi,...
4. Users: Con người, các máy móc, các máy tính
khác.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
8
Bốn thành phần của một hệ thống máy tính
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
9
HĐH là gì?
HĐH là một bộ chương trình đóng vai trò trung gian
giữa users và phần cứng của máy tính.
• HĐH là một bộ phân bổ tài nguyên:
+ Quản lí tất cả các tài nguyên
+ Giải quyết các yêu cầu tranh chấp để sử dụng tài
nguyên hiệu quả và hợp lí.
• HĐH là một chương trình điều khiển:
+ Điều khiển việc thực thi các chương trình để ngăn
ngừa các lỗi và việc sử dụng máy tính không đúng.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
10
Nhân của HĐH là gì?
“Các chương trình chạy trong
suốt thời gian máy tính hoạt
động (thường trực trong bộ
nhớ trong)" được gọi là nhân
(kernel) của HĐH.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
11
Quá trình phát triển của HĐH
Quá trình phát triển của HĐH điển hình trải qua
các giai đoạn chính sau:
1. Monitor đơn giản: Là thế hệ đầu tiên có thể tự
động hóa, sắp xếp công việc cho máy tính thi
hành. Nó là một CT nhỏ thường trú trong bộ nhớ
trong.
2. Thao tác Off-Line: cho phép truy cập các thiết
bị một cách logic mà không phụ thuộc vào tính
chất vật lí của thiết bị dẫn đến loại trừ được hiện
tượng các thiết bị I/O làm việc song hành với
CPU.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
12
Quá trình phát triển của HĐH
3. Thao tác Buffering: làm tăng tốc trao đổi thông tin
với các thiết bị ngoại vi, nó cho phép giảm số lượng
các thao tác I/O vật lí, thực hiện đồng thời các thao
tác I/O với các thao tác xử lí thông tin khác nhau,
thực hiện trước các phép nhập DL,...
4. Thao tác SPOOL (Simultaneous Peripheral
Operations On Line): trong chế độ này HĐH chỉ là
việc với đĩa từ, còn đĩa từ và các thiết bị được thực
hiện theo các cơ chế riêng làm tăng tốc độ I/O một
cách đáng kể.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
13
Quá trình phát triển của HĐH
5. Đa chương trình và chia sẻ thời gian:
+ HĐH có khả năng điều khiển hoạt động của nhiều
CT tại cùng một thời điểm. Do vậy, tài nguyên HT
phải được chia sẻ cho các CT.
+ Một số tài nguyên HT không thể cung cấp trong chế
độ chia sẻ (ví dụ CPU), do vậy HĐH phải phân bổ tài
nguyên theo cơ chế hàng đợi. Tuy nhiên, vì thời gian
tài nguyên phục vụ cho hoạt động của chương trình
trong một chu kỳ rất ngắn, nên người dùng có cảm
nhận như là đang sở hữu toàn bộ tài nguyên HT.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
14
Phân loại HĐH
Dựa vào phương thức hđ, điều khiển, ql tài
nguyên,... có một số loại HĐH chính sau:
1. HĐH đơn chương trình
+ Tại mỗi thời điểm chỉ có một công việc
được giải quyết, công việc này xong mới
chuyển sang công việc khác.
+ HĐH luôn thường trú trong bộ nhớ chính.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
15
Phân loại HĐH
2. HĐH đa chương trình
+ Một ứng dụng không thể giữ CPU và các thiết bị I/O
bận tại mọi thời điểm.
+ Đa chương trình tổ chức các công việc (code & data)
để CPU luôn có một công việc để thực thi.
+ Tại một thời điểm, một tập con của tất cả các công
việc trong hệ thống được lưu giữ trong bộ nhớ chính.
Một công việc được chọn và chạy thông qua lập lịch
công việc.
+ Khi CPU có trạng thái chờ (vì không đồng bộ tốc
độ), HĐH sẽ chuyển sang thực thi công việc khác.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
16
Phân loại HĐH
3. HĐH Chia sẻ thời gian (đa nhiệm)
• Là sự mở rộng logic của HĐH đa chương trình
theo cách CPU chuyển đổi các công việc một cách
thường xuyên sao cho users có thể tương tác với
mỗi công việc trong khi nó đang chạy.
• Mỗi user có ít nhất một chương trình đang thi
hành trong bộ nhớ (thường được gọi là một tiến
trình).
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
17
Phân loại HĐH
4. HĐH thời gian thực
Đòi hỏi sự đáp ứng của CPU rất khắt khe về
thời gian. Các hệ thời gian thực có 2 dạng:
+ Hệ thời gian thực cứng: đòi hỏi tất cả các tác
vụ trong hệ thống đều là tới hạn và phải được
hoàn thành đúng giờ.
+ Hệ thời gian thực mềm: trong loại này các tác
vụ tới hạn có độ ưu tiên hơn các tác vụ không
tới hạn khác.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
18
Phân loại HĐH
5. HĐH cho các hệ thống đa xử lí
Các hệ này còn có tên xử lí song song, cho nên HĐH
phải đảm nhiệm các tác vụ chia sẻ bus, đồng hồ xung
nhịp, bộ nhớ,... Các hệ song song có các ưu điểm:
1. Gia tăng tốc độ và số lượng xử lí công việc. Tuy
nhiên, với hệ thống N bộ xử lí không có nghĩa là gia
tăng tốc độ N lần (thường là nhỏ hơn N). Vì phải chi
phí cho việc đồng bộ các CPU, chia sẻ tài nguyên,...
2. Hiệu quả về kinh tế: do dùng chung các thiết bị ngoại
vi, thiết bị lưu trữ, tiêu thụ điện, cơ sở dữ liệu,...
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
19
Phân loại HĐH
3. Tăng độ tin cậy: Nếu việc phân bổ các chức
năng hợp lí trên các CPU thì lỗi xẩy ra trên
một CPU sẽ sẽ không làm ngưng hệ thống
mà chỉ giảm năng lực thực hiện. Các hệ
thông này là các hệ thống có khả năng chịu
lỗi. Hệ thống vẫn tiếp tục trong khi lỗi xuất
hiện được chuẩn đoán và sửa lỗi.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
20
Phân loại HĐH
6. HĐH cho các hệ thống phân tán
+ Mạng máy tính kết nối hai hay nhiều hệ thống với
nhau. Hệ điều hành phân tán cho phép truyền thông,
chia sẻ các tác vụ tính toán và cung cấp nhiều chức
năng tới users.
+ Có nhiều giao thức mạng (phổ biến nhất là TCP/IP:
Transmission Control Protocol/Internet Protocol).
HĐH phân tán hỗ trợ đa dạng về giao thức, hầu hết hỗ
trợ TCP/IP như Windows, Unix.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
21
Các thuộc tính cơ bản của HĐH
Tính tin cậy
Mọi hoạt động, mọi thông báo của HĐH phải chính xác.
VD, khi truy cập đĩa, nếu gặp lỗi truy cập thì HĐH cố
gắng lặp lại thao tác nhiều lần, nếu vẫn không được thì
mới đưa ra thông báo lỗi.
Tính an toàn
HĐH phải đảm bảo dữ liệu và các chương trình không
bị thay đổi ngoài ý muốn trong khi hệ thống hoạt động.
Muốn vậy, HĐH phải có cơ chế bảo vệ dữ liệu và các tài
nguyên dùng chung tránh được sự vi phạm vô tình hay
cố ý của users và các chương trình.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
22
Các thuộc tính cơ bản của HĐH
Tính hiệu quả
Các tài nguyên của HT phải được khai thác một cách
hiệu quả sao cho cả khi tài nguyên hạn chế vẫn có thể
giải quyết được các yêu cầu phức tạp của người dùng.
Ngoài ra phải duy trì tính đồng bộ của HT để tránh
trường hợp các thiết bị chậm trì hoãn hoạt động của
HT.
Tính kế thừa
HĐH phải đảm bảo tính kế thừa các ưu điểm, loại bỏ
các nhược điểm của phiên bản trước và phải sẵn sàng
thích ứng với sự thay đổi trong tương lai.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
23
Các thuộc tính cơ bản của HĐH
Tính sử dụng
HĐH phải dễ sử dụng với đại đa số người dùng,
có hiệu quả tùy theo kiến thức và kinh nghiệm
người dùng. HĐH phải có hệ thống trợ giúp,
hướng dẫn đầy đủ giúp người dùng có thể tự đào
tạo mình trong quá trình khai thác.
• Lưu ý: Các thuộc tính trên khó có thể đồng thời
thỏa mãn, mỗi HĐH cần có một giải pháp dung
hòa, ưu tiên hợp lí thuộc tính này hay thuộc tính
kia.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
24
Các nguyên tắc thiết kế và xây dựng HĐH
Nguyên tắc modul
HĐH phải được cấu thành từ các modul độc
lập và được liên kết thành một hệ có tổ
chức. Các modul được tổ chức theo phân
cấp và quan hệ với nhau thông qua DL
vào/ra.
Nguyên tắc này cho phép tổ hợp các modul
theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo tính đa
dạng chức năng của HĐH.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
25
Các nguyên tắc thiết kế và xây dựng HĐH
Nguyên tắc tương đối trong định vị
Các modul chương trình của HĐH được viết
theo địa chỉ tương đối tính từ đầu bộ nhớ. Khi
thực hiện chúng mới được định vị vào một
vùng nhớ cụ thể.
Nguyên tắc này giúp cho HT sử dụng bộ nhớ
linh hoạt và HĐH không bị lệ thuộc vào cấu
hình bộ nhớ cụ thể.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
26
Các nguyên tắc thiết kế và xây dựng HĐH
Nguyên tắc xử lí Macro
Khi có NV cụ thể, HT sẽ xây dựng các thẻ yêu cầu, liệt kê
các công việc phải thực hiện. Trên cơ sở đó thực thi các
chương trình tương ứng với các công việc cần giải quyết.
Nguyên tắc này làm giảm độ phức tạp của chương trình
dịch. Nguyên tắc lặp chức năng
Mỗi công việc phải có nhiều cách thực hiện khác nhau với
tổ hợp modul khác nhau.
Nguyên tắc này đảm bảo tính an toàn của hệ thống (HT vẫn
có thể hoạt động khi hỏng một số thành phần), thuận lợi cho
người dùng khi thao tác.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
27
Các nguyên tắc thiết kế và xây dựng HĐH
Nguyên tắc giá trị chuẩn
Mỗi modul có thể có nhiều tham số, việc nhớ
hết các tham số và phạm vi sử dụng chúng là
rất phức tạp. Để giải quyết vấn đề này, mỗi
modul có một tập các tham số ứng với những
trường hợp thường gặp nhất. Khi trong câu
lệnh gọi modul thiếu tham số nào thì HT sẽ bổ
sung từ tập tham số này.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
28
Các nguyên tắc thiết kế và xây dựng HĐH
Nguyên tắc khởi tạo khi cài đặt
Theo nguyên tắc này, khi cài đặt HĐH chương trình
cài đặt sẽ tạo ra các phiên bản làm việc thích hợp với
các tham số kĩ thuật tương ứng để người dùng có thể
lựa chọn cho phù hợp với cấu hình phần cứng và mục
đích sử dụng.
Nguyên tắc bảo vệ nhiều mức
Để đảm bảo an toàn HT và DL, các chương trình và
dữ liệu phải được bảo vệ ở nhiều mức khác nhau. Cơ
chế bảo vệ này làm giảm đáng kể các lỗi không cố ý
của các tiến trình và users.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
29
Các chức năng cơ bản của HĐH
1. Quản lí tiến trình
Tiến trình là một chương trình đang thực thi, khi
thực hiện, tiến trình đòi hỏi một số tài nguyên nhất
định như: CPU, bộ nhớ, các file, dữ liệu khởi tạo,...
Các tài nguyên được cấp phát cho tiến trình vào
những thời điểm cần thiết và được thu hồi khi tiến
trình kết thúc.
Khi tiến trình hoạt động trong HT có thể phát sinh
các tiến trình con.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
30
Các chức năng cơ bản của HĐH
Chức năng quản lí tiến trình bao gồm:
+ Đảm bảo điều kiện để tiến trình thực thi.
+ Đảm bảo điều kiện cho sự hoạt động song song của
nhiều tiến trình.
+ Khởi tạo và loại bỏ tiến trình của người dùng và hệ
thống.
+ Tạm ngưng và bắt đầu lại các tiến trình.
+ Tạo các cơ chế đồng bộ hóa tiến trình.
+ Tạo các cơ chế liên lạc giữa các tiến trình.
+ Tạo các cơ chế xử lí lỗi tiến trình.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
31
Các chức năng cơ bản của HĐH
2. Quản lí bộ nhớ trong
• Bộ nhớ trong là thiết bị lưu trữ mà CPU có thể truy
cập trực tiếp.
• Một chương trình sau khi biên dịch, nó có các địa chỉ
tương đối (được đánh số từ đầu chương trình cho tới
kết thúc).
• Khi thực hiện, CT được nạp vào bộ nhớ, các địa chỉ
tương đối được chuyển đổi thành địa chỉ vật lí để
CPU có thể truy xuất trong quá trình xử lí (quá trình
sinh địa chỉ).
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
32
Các chức năng cơ bản của HĐH
• Sau khi chương trình hoạt động xong, các địa chỉ đã cấp
phát phải được giải phóng.
• Tại một thời điểm có thể có nhiều tiến trình được thi
hành.
Chức năng quản lí bộ nhớ trong bao gồm:
+ Cấp phát và thu hồi không gian nhớ cho các tiến trình.
+ Ghi nhớ những vùng nhớ đang được sử dụng và do
tiến trình nào.
+ Quyết định tiến trình nào sẽ được nạp vào bộ nhớ khi
có khả năng.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
33
Các chức năng cơ bản của HĐH
3. Quản lí bộ nhớ ngoài
• Để lưu trữ lâu dài CT và DL, hệ thống máy
tính phải dùng bộ nhớ ngoài. Chức năng quản
lí bộ nhớ ngoài bao gồm:
+ Quản lí và cấp phát không gian nhớ tự do.
+ Cung cấp các khả năng định vị bộ nhớ
ngoài.
+ Lập lịch cho bộ nhớ ngoài
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
34
Các chức năng cơ bản của HĐH
4. Quản lí vào/ra
•Một trong các mục tiêu của HĐH là che dấu
các chi tiết của các thiết bị phần cứng đối
với users. Điều khiển hoạt động của các
thiết bị bằng cách gửi các lệnh điều khiển
tới các thiết bị và tiếp nhận/xử lí các tín hiệu
ngắt, xử lí lỗi,... Ngoài ra HĐH còn cung
cấp giao diện đơn giản, độc lập giữa các
thiết bị và hệ thống.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
35
Các chức năng cơ bản của HĐH
• Do vậy, chức năng quản lí vào/ra bao gồm:
+ Quản lí bộ nhớ trong quá trình vào/ra bao
gồm buffering (lưu trữ dữ liệu tạm thời khi
truyền), caching (lưu trữ các phần dữ liệu vào
bộ nhớ nhanh hơn để thực hiện), spooling
(hoán đổi các công việc vào/ra bộ nhớ).
+ Che dấu các đặc thù của các thiết bị vào/ra.
Tạo lập các chương trình quản lí, điều khiển
các thiết bị chung và đặc biệt.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
36
Các chức năng cơ bản của HĐH
5. Quản lí file
HĐH tổ chức thông tin lưu trữ trên bộ nhớ ngoài theo
đơn vị file, các file lại thường được tổ chức thành các
thư mục. Chức năng quản lí file của HĐH bao gồm:
• Tạo / xóa các file và các thư mục.
• Hỗ trợ các nguyên lí thao tác các file và thư mục.
• Ánh xạ các file vào bộ nhớ phụ.
• Sao dự phòng các file vào các thiết bị lưu trữ tin
cậy.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
37
Các chức năng cơ bản của HĐH
6. Bảo vệ (Protection)
Khi HT cho phép nhiều user và nhiều tiến trình đồng
thời cần phải có cơ chế bảo vệ để điều khiển việc truy
cập của các tiến trình hay các người dùng tới các tài
nguyên hệ thống.
Mục đích của bảo vệ: Đảm bảo cho HT hoạt động bình
thường; Bảo vệ tài nguyên dùng chung; ngăn ngừa sự
sai sót của các tiến trình.
7. An toàn (Security)
Ngăn cản mọi sự tấn công hệ thống từ bên trong và
bên ngoài hệ thống. Như là sự phá hoại của các virus,
sự truy cập bất hợp pháp, trộm cắp thông tin,...
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
38
Các chức năng cơ bản của HĐH
8. Quản lí tài nguyên mạng
HĐH phải hỗ trợ khả năng quản lí, chia sẻ tài
nguyên, truyền thông trên mạng thông qua các
thành phần điều khiển giao tiếp mạng.
9. Thông dịch
Đây là chức năng rất quan trọng của HĐH,
đóng vai trò tạo giao diện giữa máy tính và
người dùng. Nó giúp máy tính hiểu và xử lí các
chỉ thị hay các lệnh của người dùng.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
39
Các thành phần của HĐH
HĐH bao gồm một bộ chương trình được chia thành
nhiều nhóm với các chức năng tương ứng:
Nhóm phục vụ: phục vụ chương trình và những user
bao gồm:
+ Phục vụ thực hiện CT.
+ Điều kiển thao tác vào/ra.
+ Phục vụ các thao tác file/thư mục.
+ Phát hiện lỗi / xử lí lỗi.
+ Phân phối tài nguyên
...
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
40
Các thành phần của HĐH
Các lời gọi hệ thống (system calls): Các chương trình ứng
dụng muốn sử dụng các dịch vụ hệ thống của HĐH nó
phải gửi một yêu cầu hệ thống (system call) tới HĐH và
HĐH sẽ đáp ứng nếu có thể.
Các lời gọi hệ thống cung cấp giao tiếp giữa một chương
trình đang chạy và HĐH. Có 2 cách tổ chức lời gọi HT:
+ Tổ chức như là một chỉ thị của hợp ngữ và được chứa
trong danh sách các dịch vụ của hợp ngữ.
+ Tổ chức trực tiếp từ chương trình ngôn ngữ bậc cao và
được xây dựng thành các hàm và thủ tục chứa trong thư
viện của ngôn ngữ.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
41
Các thành phần của HĐH
Nhóm các chương trình HT: Cung cấp các
công cụ cho người dùng thực hiện các thao
tác quản lí và điều khiển hệ thống. Các
chương trình HT bao gồm:
+ Các CT thao tác với file và thư mục.
+ Các CT thông tin trạng thái.
+ Các CT hỗ trợ ngôn ngữ lập trình.
+ Các CT điều khiển nạp và thực hiện CT.
+ Các CT phiên dịch lệnh.
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
42
Các thành phần của HĐH
Nhóm các chương trình ứng dụng: Cung cấp
các CT ứng dụng cho người dùng như:
+ Các CT soạn thảo văn bản đơn giản.
+ Các trình duyệt Web.
+ Các CT phục vụ giải trí.
...
Nguyen Huu Mui - Khoa CNTT,
DHSPHN
43
End of Chapter 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_01_5715.pdf