GIỚI THIỆU
Có hai tuyến thượng thận nằm đè lên cực trên của hai thận. Mỗi tuyến thượng thận nặng khoảng 4g, gồm hai phần có nguồn gốc phôi thai, cấu trúc- chức năng khác nhau, chúng khác nhau cả tính chất hoạt động và bài tiết hormon- đó là vỏ thượng thận và tuỷ thượng thận.
Vỏ thượng thận bọc phía ngoài của tuyến thượng thận, có nguồn gốc phôi thai từ lá trung bì và chiếm khoảng 80% khối lượng tuyến. Tuỷ thượng thận có nguồn gốc với hệ thần kinh giao cảm, chiếm khoảng 20% khối lượng tuyến, nó nằm ở phần trung tâm.
Tuyến thượng thận được nuôi dưỡng bởi rất nhiều mạch máu xuất phát từ động mạch chủ bụng. Vỏ thượng thận không có thần kinh chi phối , còn tới tuỷ thượng thận có các sợi thần kinh giao cảm tiền hạch. Hormon tuỷ thượng thận được giải phóng khi có xung động theo các sợi thần kinh giao cảm truyền tới tuyến.
19 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 6669 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng: Chức năng tuyến thượng thận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỨC NĂNG TUYẾN THƯỢNG THẬN
Có hai tuyến thượng thận nằm đè lên cực trên của hai thận. Mỗi tuyến thượng thận nặng khoảng 4g, gồm hai phần có nguồn gốc phôi thai, cấu trúc- chức năng khác nhau, chúng khác nhau cả tính chất hoạt động và bài tiết hormon- đó là vỏ thượng thận và tuỷ thượng thận.
Vỏ thượng thận bọc phía ngoài của tuyến thượng thận, có nguồn gốc phôi thai từ lá trung bì và chiếm khoảng 80% khối lượng tuyến. Tuỷ thượng thận có nguồn gốc với hệ thần kinh giao cảm, chiếm khoảng 20% khối lượng tuyến, nó nằm ở phần trung tâm.
Tuyến thượng thận được nuôi dưỡng bởi rất nhiều mạch máu xuất phát từ động mạch chủ bụng. Vỏ thượng thận không có thần kinh chi phối , còn tới tuỷ thượng thận có các sợi thần kinh giao cảm tiền hạch. Hormon tuỷ thượng thận được giải phóng khi có xung động theo các sợi thần kinh giao cảm truyền tới tuyến.
Các thí nghiệm trên động vật cho thấy, vỏ thượng thận có nhiều chức năng quan trọng có tính chất sinh mạng.
Khi phá huỷ cả hai vỏ thượng thận, còn để nguyên hai tuỷ thượng thận sẽ gây hậu quả như trường hợp cắt bỏ hoàn toàn cả hai tuyến thượng thận. Chỉ vài giờ sau cắt bỏ tuyến, con vật xuất hiện trạng thái vô lực. Tiếp sau đó là rối loạn tiêu hoá, bỏ ăn, nôn, đi lỏng, rối loạn chuyển hoá chất nhất là chuyển hoá mối- nước, giảm glucosse máu, giảm thể trọng nhanh chóng, rối loạn thần kinh như co giật, co cứng. Cuối giai đoạn có hiện tượng hạ thân nhiệt, tụt huyết áp, giảm sức đề kháng. Sau vài ngày con vật chết trong tình trạng truỵ tim mạch.
Trái lại, cắt bỏ hai tuỷ thượng thận, còn để lại nguyên vẹn hai vỏ thượng thận thấy hầu như không gây ra rối loạn gì, ngoài hiện tượng hạ glucose máu thoáng qua.
1.VỎ THƯỢNG THẬN
1.1.Đặc điểm cấu tạo.
Cấu tạo vỏ thượng thận có 3 lớp, tính từ ngoài vào trong, đó là:
- Lớp cầu (zona glomerulosa) chiếm khoảng 15% khối lượng toàn tuyến, gồm các tế bào nhỏ hình khối hoặc hình trứng, bài tiết các corticoid khoáng.
- Lớp bó (zona fasciculata) chiếm khối lượng lớn nhất, hơn 50%, gồm các tế bào xếp song song thành từng bó, chúng bài tiết chủ yếu các corticoid đường.
- Lớp lưới (zona reticularis) chỉ chiếm khoảng 7% khối lượng toàn tuyến, gồm
các tế bào nối với nhau thành mạng lưới xen giữa các mao mạch xoắn. Các tế bào của lớp này bài tiết chủ yếu nhóm hormon sinh dục nam.
Các tế bào của tuyến vỏ thượng thận chứa lượng lớn lipid, chủ yếu là cholesteroleste (tiền chất của hormon) và acid ascorbic ( chất cung cấp H+ cho quá trình sinh tổng hợp các corticoids).
1.2- Hormon vỏ thượng thận.
1.2.1. Phân loại hormon vỏ thượng thận.
Hormon vỏ thượng thận gọi là corticosteroid (thường gọi tắt là corticoid), trong cấu trúc phân tử của chúng đề có nhân steran (hay nhân cyclopentanoperhydrophe nanthren). Nhân này gồm ba vòng sáu cạnh được gọi tên là A, B, C và một vòng năm cạnh gọi tên là D. Vị trí các nguyên tử carbon trong nhân được đánh số thứ tự từ vòng A đến vòng D như ở hình 9.21.
Hình 9.21- Cấu trúc nhân cyclopentanoperhydrophenanthren
và cách đánh số carbon trong nhân.
Nhân steran có gắn thêm một hay nhiều nhóm OH thì được gọi là sterol. Dẫn xuất của sterol gọi là steroid, nghĩa là ngoài nhóm OH còn có thêm hoặc bớt một số nguyên tố nào đó. Vì vậy các corticoid vỏ thượng thận cũng gọi là corticosteroid. Nhân cơ bản của steroid vỏ thượng thận, cũng giống như cholesterol -chất tiền thân của chúng có hai gốc methyl (-CH3): một gốc -CH3 (C19) đính ở góc C10 và một gốc -CH3 (C18) đính ở góc C13 .
Dựa vào cấu tạo và tác dụng chính, người ta chia hormon vỏ thượng thận thành ba nhóm:
-Nhóm corticoid đường (glucocorticoid) là loại steroid 21 carbon (21C), có một mạch ngang gồm 2 carbon ở vị trí C17 và nhóm OH ở vị trí C11, nên nhóm này còn được gọi là 11-hydroxycorticoid. Chất cortisol (hay hydrocortison- hợp chất F) là loại hormon có tác dụng mạnh nhất của nhóm này, trong cấu trúc còn có thêm nhóm OH ở vị trí C17. Ngoài cortisol, trong nhóm còn có một lượng nhỏ các chất corticosteron (hay hợp chất B) và cortison (hay hợp chất E).
- Nhóm corticoid khoáng (mineralocorticoid) chất chủ yếu là aldosterol, nó là một steroid 21C trong phân tử cũng có mạch ngang ở vị trí C17 và nhóm OH ở vị trí C11, nhưng ở góc C13 có đính chức aldehyd -CHO (C18). Chính gốc này quyết định tác dụng sinh học của aldosteron. Ngoài ra nhóm này còn có chất deoxycorticosteron.
- Nhóm corticoid sinh dục, chủ yếu là các sinh nam dục tố androgen, là loại steroid 19C, không có nhóm OH ở vị trí C11, ở vị trí C17 không có mạch ngang mà có chức ceton -C=O, nên còn được gọi là 17-cetosteroid. Nhóm này có 3 chất androsteron, androstendion và dehydroepiandrosteron. Androsteron là tiền chất của testosteron.
Vỏ thượng thận còn bài tiết một lượng nhỏ hormon sinh dục nữ estrogen và progesteron.
Dưới đây là cấu trúc của cortisol và aldosteron (hình 9.22).
Cortisol aldosteron
Hình 9.22. Cấu trúc của cortisol và aldosteron
1.2.2- Sinh tổng hợp hormon vỏ thượng thận.
Tất cả các corticosteroid đều được tế bào vỏ thượng thận tổng hợp từ tiền chất là cholesterol, chủ yếu do các lipoprotein có tỷ trọng thấp (LDL: Low Density Lipoprotein) của tuần hoàn đưa tới. Một phần nhỏ cholesterol được tổng hợp tại tế bào vỏ thượng thận từ các phân tử acetyl coenzym A.
Các bước tổng hợp corticoid trong các tế bào tuyến vỏ thượng thận được thực hiện ở hai bào quan: ty lạp thể và lưới nội bào tương có các hệ enzym đặc hiệu xúc tác.
-Ở tế bào lớp bó, sau khi cholesterol tự do được giải phóng từ cholesteroleste, chúng được đưa vào ty thể và biến đổi thành dạng trung gian pregnenolon. Sau đó chất này được chuyển đến lưới nội bào tương để chuyển thành progesteron, rồi được hydroxyl hoá ở vị trí C17 và C21. Cuối cùng các chất này lại được đưa trở lại ty thể và tiếp tục hydroxyl hoá ở vị trí C11 để tạo nên corticosteron và cortisol.
-Ở tế bào thuộc lớp cầu dưới sự xúc tác của enzym đặc hiệu corticosteron bị oxxyhoas nhóm metyl (C18) ở góc C13 thành chức aldehyd (-CHO), tạo nên aldosteron.
-Ở các tế bào thuộc lớp lưới, sau khi hydroxyl hoá các chất progesteron và pregnenolon ở vị trí C17, dưới tác dụng xúc tác của các enzym cắt nhánh, chúng chuyển thành dehydro epiandrosteron và androstenedion (là hormon sinh dục nam của vỏ thượng thận ). Các chất này sau đó có thể được biến đổi thành testosteron.
Quá trình trên có thể được tóm tắt qua sơ đồ dưới đây (hình 9.23)
Acetat (2C)
Cholesterol (27C)
5-pregnenolon (21C)
Progesteron (21C) 17-hydroxylase 17-OH pregnenolon (21C)
17,20-lyase
17-OH progesteron (21C)
21-hydroxylase Androstenedion (19C)
11-hydroxylase
Corticosteron
Cortisol (21C) Testosteron (19C)
Aldosteron (21C)
Hình 9.23: Sơ đồ quá trình tổng hợp các corticoid ở tế bào
của tuyến vỏ thượng thận.
1.2.3- Sự vận chuyển và thoái hoá các corticoid .
Trong máu các corticoid được vận chuyển dưới dạng liên kết với protein, chủ yếu với -globulin và được gọi là transcortin (cũng gọi là corticosteroid Binding Globulin: CBG).
-Trong nhóm corticoid đường, cortisol là chất có hàm lượng nhiều nhất và có hoạt tính mạnh nhất, chiếm tới 95% hoạt tính chung của nhóm. Nồng độ bình thường cortisol trong máu là 12g/dl và mức bài tiết là 15-20mg/24 giờ. Trong máu 94% cortisol ở dạng kết hợp, chủ yếu với globulin và một phần với albumin. Còn khoảng 6% cortisol ở dạng tự do.
Corticosteron chỉ chiếm khoảng 4% trong nhóm và hoạt tính yếu hơn nhiều so với cortisol.
-Với các corticoid khoáng thì aldosteron đảm bảo tới 90% hoạt tính của nhóm. Nồng độ aldossteron trong máu là 6ng/dl và bài tiết trong ngày là 15-20g. Trong máu chỉ khoảng 50% chất này kết hợp lỏng lẻo với protein, còn 50% ở dạng tự do.
Bảng 9.4. Hàm lượng một số chất corticoid trong máu
Hormon
Tên gọi khác
Nồng độ trung bình trong huyết tương ( g/dl)
Tổng lượng bài tiết ( mg/24h)
Cortisol
Corticosteron
Aldosteron
Deoxycorticosteron
Dehydro epiandrosteron
Hydrocortison
Hợp chất F
Hợp chất B
DOC
DEA
13,9
0,4
0,006
0,006
175,0
20 (15-30)
3 (2-5)
0,05-0,2
0,2
20 (15-30)
Ở cả hai dạng kết hợp và tự do, các corticoid được vận chuyển từ trong máu ra dịch gian bào và cố định ở mô đích trong khoảng 1-2 giờ (với cortisol) và khoảng 30-50 phút (với aldosteron).
Các corticoid bị bất hoạt chủ yếu ở gan, qua phản ứng liên hợp, phần lớn với acid glucuronic và một phần nhỏ liên hợp dưới dạng sulfat tạo thành 17-cetosteroid.
Khoảng 25% chất 17-cetosteroid bài xuất theo đường mật, 75% bài xuất qua nước tiểu. Có khỏang 1% cortisol và cortison bài xuất nguyên dạng qua nước tiểu. ở nam giới, lượng 17-cetosteroid niệu khoảng 15mg/24 giờ, trong đó 2/3 có nguồn gốc từ corticosteroid và 1/3 nguồn gốc từ tinh hoàn. ở nữ giới lượng chất này trong nước tiểu khoảng 10mg/24 giờ và 100% có nguồn gốc từ corticosteroid.
1.3- Tác dụng và điều hoà bài tiết mineralocorticoid:aldosteron.
Mất toàn bộ hormon vỏ thượng thận sẽ dẫn tới chết trong vòng 3 ngày đến 2 tuần. Không có hormon chuyển hoá muối nước của vỏ thượng thận, dịch ngoại bào có nồng độ K+ tăng, còn nồng độ Na+ và Cl- lại giảm do cơ thể bị mất nhiều NaCl. Điều đó làm thể tích dịch ngoại bào và thể tích máu giảm mạnh, giảm lưu lượng tim, dẫn tới tình trạng shock tuần hoàn và chết. Vì vậy aldosteron được coi là hormon có tính "sinh mạng”.
Trong nhóm mineralocorticoid, aldosteron có hoạt tính mạnh nhất, chiếm tới 90% tổng hoạt tính của nhóm hormon vỏ chuyển hoá muối nước. Deoxycorticosteron được bài tiết với lượng rất ít và tác dụng yếu chỉ bằng 1/40 đến 1/50 tác dụng của aldosteron. Các hormon vỏ chuyển hoá đường cũng có tác dụng nhẹ lên chuyển hoá muối nước. Do đó tác dụng của nhóm mineralocorticoid chủ yếu thuộc về aldosteron.
1.3.1- Tác dụng của aldosteron lên tái hấp thu Na+ và bài tiết K+ ở ống thận.
Aldosteron có tác dụng làm tái hấp thu Na+ và bài tiết K+ ở tế bào ống lượn xa và phần đầu ống góp. Dưới tác dụng của aldosteron, Na+ được tái hấp thu tích cực từ lòng ống thận vào tế bào rồi vào dịch kẽ.
Cơ chế tác dụng của aldosteron lên tế bào ống thận như sau:
- Aldosteron thấm qua màng tế bào ống thận và kết hợp với receptor đặc hiệu trong bào tương tế bào tạo thành phức hợp "aldosteron-receptor”. Phức hợp này khuếch tán qua màng nhân vào nhân tế bào.
- Ở trong nhân tế bào phức hợp aldosteron-receptor gắn lên phần tử gen nhậy cảm với aldosteron, làm mở ra một đoạn AND đặc hiệu, dẫn đến sao chép ARN thông tin (ARNm).
- ARNm khuếch tán ra bào tương, tới ribosome để tổng hợp các protein: có thể là các protein enzym, protein receptor hay protein chất tải.
Một trong các enzym được tăng cường tổng hợp dưới tác dụng của aldosteron là Na+- K+- ATPase (thành phần chính của bơm Natri-Kali khu trú ở màng bên và màng đáy của tế bào ống thận).
Một loại protein khác cũng rất quan trọng là các protein xuyên màng từ phía màng đỉnh của tế bào ống thận, tạo nên các kênh vận chuyển ion Na+ từ lòng ống thận vào tế bào. Do đó mà aldosteron làm tăng tái hấp thu Na+ và bài tiết K+.
Như vậy, aldosteron không trực tiếp vận chuyển ion Na+, mà tác động lên sự hình thành các chất nội bào cần thiết cho sự vận chuyển Na+. Người ta thấy sau 30 phút đưa aldosteron vào cơ thể, lượng ARNm trong tế bào ống thận mới tăng lên và sau khoảng 45 phút sự vận chuyển Na+ mới được tăng cường. Sự vận chuyển này đạt mức tối đa sau khoảng 1 giờ.
Nồng độ Aldosteron trong máu cao có thể làm giảm đào thải Na+ qua nước tiểu tới vài mg/ngày, đồng thời lượng K+ đào thải tăng.
Khi thiếu aldosteron có thể làm mất khỏang 10g đến 20 g Na+ qua nước tiểu trong một ngày (tương đương 1/10 đến 1/15 tổng lượng Na+ trong cơ thể), trong khi đó K+ lại được tích tụ.
1.3.2- Tác dụng của aldosteron lên thể tích dịch ngoại bào và huyết áp động mạch.
Dưới tác dụng của aldosteron, Na+ được tái hấp thu từ ống thận làm cho áp lực thẩm thấu ở dịch kẽ tăng lên, kéo theo hấp thu một lượng nước tương đương đảm bảo cân bằng áp lực thẩm thấu. Do vậy nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào tăng rất ít, còn thể tích dịch ngoại bào lại tăng lên.
Khi tăng tiết aldosteron mạnh và kéo dài, thể tích dịch ngoại bào có thể tăng 10-15% so với bình thường và làm cho huyết áp động mạch tăng tới 15-20 mmHg. Đồng thời sẽ làm mất K+ theo nước tiểu, dẫn tới giảm mạnh nồng độ K+ huyết tương, có thể chỉ còn 1-2mEg/lít (bình thường 4,5 mEg/lít). Tình trạnh này gọi là hypokalemia. Khi nồng độ K+ máu giảm còn khoảng một nửa so với mức bình thường sẽ gây ra tình trạng nhược cơ. Do khi giảm K+ làm thay đổi đặc tính điện của màng tế bào thần kinh-cơ, ngăn cản sự truyền điện thế động.
Trong trường hợp ngược lại khi aldosteron giảm bài tiết gần tới mức bằng không, một lượng lớn Na+ bị mất qua nước tiểu và kéo theo nước. Kết quả là không chỉ làm giảm lượng NaCl ở dịch ngoại bào, mà giảm cả thể tích dịch ngoại bào và kéo theo đó là giảm thể tích máu lưu hành, có thể dẫn tới shock. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong sau vài ngày bị ngừng đột ngột bài tiết aldosteron từ vỏ thượng thận.
Mặt khác, giảm aldosteron dẫn đến nồng độ K+ dịch ngoại bào sẽ tăng cao hơn bình thường, gọi là hyperkalemia. Lúc này nồng độ K+ máu có thể tăng hơn 60-100% so với mức bình thường, sẽ dẫn đến nhiễm độc cơ tim nghiêm trọng: giảm sức co bóp, loạn nhịp, mức độ nặng có thể gây ngừng tim.
1.3.3- Tác dụng của aldosteron lên sự bài tiết ion H+ ở ống thận.
Aldosteron chủ yếu có tác dụng tăng bài tiết ion K+ vào ống thận trao đổi với tái hấp thu ion Na+. Song với mức độ yếu hơn, aldosteron cũng gây tăng bài tiết ion H+ trao đổi với tái hấp thu Na+. Giảm bài tiết aldosteron hoặc trong trường hợp suy thận, giảm đáp ứng với aldosteron có thể dẫn đến sự tích tụ H+ và nhiễm toan chuyển hoá.
1.3.4- Tác dụng của aldosteron lên tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi và sự hấp thu ở ruột.
Aldosteron có tác dụng làm tăng tái hấp thu NaCl, tăng thải K+ và bicarbonat ở các ống tuyến mồ hôi và nước bọt. Tác dụng này lên tuyến mồ hôi là rất quan trọng để giữ ion Na+ cho cơ thể, đặc biệt trong điều kiện môi trường nóng.
Aldosteron làm tăng khá mạnh sự hấp thu ion Na+ ở ruột đặc biệt là ở đại tràng, ngăn chặn sự mất muối Na+ theo phân. Khi thiếu aldosteron, ion Na+ được hấp thu ở ruột ít kéo theo giảm hấp thu các anion và nước, sẽ gây ra ỉa chảy làm mất muối và nước của cơ thể.
1.3.5- Điều hoà bài tiết aldosteron.
Sự bài tiết aldosteron phụ thuộc nhiều vào 4 yếu tố chính là nồng độ muối Kali, nồng độ muối Natri và thể tích dịch ngoại bào, hệ RAA , ACTH.
- Nồng độ ion K+ dịch ngoại bào: Khi nồng độ ion K+ dịch ngoại bào tăng sẽ kích thích trực tiếp các tế bào vỏ thượng thận tăng tiết aldosteron. Chỉ cần tăng một lượng rất nhỏ ion K+ đã làm tăng bài tiết aldosteron lên vài lần.
- Vai trò hệ RAA: Hệ renin angiotensin có vai trò quan trọng điều hoà bài tiết aldosteron, qua đó mà tham gia điều hoà huyết áp động mạch. Mỗi khi huyết áp ở động mạch thận giảm sẽ kích thích tế bào cận tiểu cầu tăng tiết renin, chất này thúc đẩy quá trình tạo thành chất angiotensinII. Angiotensin II vừa có tác dụng gây co mạch, vừa kích thích tăng tiết aldosteron và hiệu quả cuối cùng là tăng huyết áp.
- Vai trò của nồng độ ion Na+ và thể tích dịch ngoại bào.
Khi nồng độ ion Na+ ngoại bào giảm, sẽ tác động trực tiếp vào tế bào vỏ thượng thận, gây tăng tiết aldosteron. Khi nồng độ ion Na+ ở ống lượn xa tăng cũng gây phản xạ tăng tiết aldosteron. Khi thể tích dịch ngoại bào giảm (có thể do giảm nồng độ muối natri) sẽ làm tăng tiết aldosteron qua phản xạ từ thụ cảm thể thể tích. Ngược lại, khi thể tích dịch ngoại bào tăng, sẽ gây phản xạ giảm tiết nhẹ aldosteron .
-ACTH: Bình thường ACTH ít ảnh hưởng lên sự sản xuất aldosteron, nhưng nó duy trì mức bài tiết cơ sở chất này. Khi tiêm ACTH có thể làm tăng sự giải phóng nhẹ aldosteron ở động vật lành và ngăn chặn được sự giảm aldosteron ở động vật bị cắt bỏ tuyến yên.
Trong trường hợp cơ thể bị stress, ACTH được bài tiết nhiều cũng gây tăng tiết aldosteron mạnh ở giai đoạn muộn của pha thích nghi, có vai trò nâng cao huyết áp bị tụt và lập lại cân bằng muối nước.
1.4- Tác dụng và điều hoà bài tiết glucocorticoid: cortisol.
Trong nhóm glucocorticoid, cortisol là chất có hàm lượng lớn nhất và tác dụng mạnh nhất, nó chiếm tới 95% hoạt tính sinh học của nhóm. Corticosteron có hàm lượng ít hơn (đạt khoảng 4%) và hoạt tính yếu hơn nhiều so với cortisol. Các chất glucocorticoid khác có hàm lượng không đáng kể. Vì vậy cortisol là chất đại diện của nhóm glucocorticoid, trong phần này chủ yếu xin trình bày tác dụng của cortisol.
1.4.1- Tác dụng của cortisol lên chuyển hoá glucid.
Tác dụng rõ rệt và được biết từ lâu của cortisol và các glucocorticoid khác là khả năng làm tăng chuyển hoá glucid theo hướng tích luỹ. Vì vậy mà chúng được mang tên là các corticoid chuyển hoá đường.
* Kích thích tân tạo glucid.
Cortisol kích thích tân tạo đường từ protein và một số chất khác, chủ yếu ở gan. Dưới tác dụng của cortisol mức tăng tân tạo đường có thể đạt 6-10 lần cao hơn mức bình thường, đặc biệt trong trường hợp stress và vận cơ kéo dài. Kết quả này chủ yếu do 2 tác dụng của cortisol:
-Thứ nhất, làm tăng hoạt tính và số lượng các enzym chuyển amin và enzym cần thiết cho sự biến đổi acid amin thành glucose và glycogen trong tế bào gan, như gluco-6-phosphastase; 1-6-diphosphastase.
- Thứ hai, cortisol gây huy động acid amin từ tổ chức ngoài gan, chủ yếu từ cơ, làm tăng lượng acid amin máu vận chuyển về gan và tăng nhanh sự tạo glucose ở gan.
Cortisol cũng làm tăng quá trình chuyển acid lactic (đặc biệt từ cơ đưa tới) thành glucose và glycogen ở gan.
Các tác dụng trên đưa đến kết quả chủ yếu là tăng lượng dự trữ glycogen gan.
* Giảm sử dụng glucose ở tế bào.
Cortisol làm giảm vừa phải mức sử dụng glucose ở tế bào của tất cả các cơ quan. Cơ chế chính xác của vấn đề này chưa được rõ, song một số tác giả cho rằng, cortisol kìm chế sự oxy hoá NADH thành NAD+, gây nên ức chế ngược quá trình đường phân.
Do hai tác dụng: tăng tân tạo glucid và giảm sử dụng glucose ở tế bào, nên cortisol gây tăng đường máu nhẹ. Tuy nhiên khi vỏ thượng thận bài tiết nhiều glucocorticoid, đường huyết có thể tăng 50% so với bình thường và gây ra tình trạng đái đường thượng thận (adrenal diabetes).
Glucocorticoid tác dụng đối kháng với insulin, hiệp đồng với thyroxin và adrenalin trong chuyển hoá glucid.
Trong trường hợp đái đường thượng thận, insulin cũng có hiệu quả làm giảm đường huyết, tốt hơn so với tình trạng đái đường do tuyến yên.
1.4.2- Tác dụng của cortisol lên chuyển hoá protein.
Glucocorticoid, đặc biệt là cortisol làm giảm dự trữ protein ở tế bào tất cả các tổ chức ngoài gan, tăng tổng hợp protein ở gan.
*Cortisol làm giảm protein ở tế bào do làm giảm tổng hợp và tăng phân giải protein ở các tổ chức ngoài gan, kìm chế sự hình thành các ARN, giảm sự vận chuyển acid amin vào tế bào, huy động các acid amin từ tổ chức ngoài gan vào máu làm tăng hàm lượng acid amin huyết tương. Cortisol làm tăng quá trình thoái hoá protein ở tổ chức ngoài gan, đặc biệt ở cơ và tổ chức bạch huyết.
Ở người bài tiết quá nhiều cortisol, cơ có thể bị yếu, chức năng miễn dịch của tổ chức bạch huyết bị giảm.
* Cortisol làm tăng vận chuyển acid amin từ máu vào tế bào gan, tăng tổng hợp các enzym cần thiết cho sinh tổng hợp protein ở tế bào gan. Đồng thời cortisol tăng chuyển hoá acid amin sang tân tạo glucose ở tổ chức này.
Do các tác dụng trên, khi dùng liều cao corticoid trong điều trị, người ta thấy tăng men chuyển amin và hàm lượng acid amin trong máu, tăng urê niệu, cân bằng nitơ âm, lympho máu giảm.
1.4.3- Tác dụng của cortisol lên chuyển hoá lipid.
Cortisol làm tăng huy động mỡ ở gan và các mô mỡ, nên gây tăng nồng độ acid béo tự do trong máu; tăng oxy hoá acid béo ở tế bào,làm phân bố lại mỡ trong cơ thể.
Cơ chế của tác dụng trên còn chưa rõ, có lẽ do cortisol làm hạn chế vận chuyển glucose vào tế bào và ức chế sự oxy hoá chúng, do đó tế bào tăng cường oxy hoá acid béo như là nguồn năng lượng thay thế. Cũng do tăng oxy hoá acid béo trên cơ sở giảm oxy hoá glucose cho nên cortisol có thể gây tình trạng nhiễm cetonic.
Tuy nhiên khi tăng bài tiết nhiều cortisol, như trong hội chứng Cushing lại làm rối loạn sự phân bố mỡ trong cơ thể, gây ứ mỡ dưới da, chủ yếu ở mặt, cổ, bụng.
1.4.4- Tác dụng chống viêm của cortisol.
Glucocorticoid, đặc biệt là cortisol có tác dụng chống viêm mạnh, được dùng phổ biến trong lâm sàng. Cortisol làm giảm tất cả các giai đoạn của viêm, đặc biệt ức chế các giai đoạn sớm của quá trình này. Nếu viêm đã phát triển, cortisol làm giải toả nhanh chóng ổ viêm.
Hiệu quả chống viêm của cortisol có thể do các tác dụng sau:
- Cortisol làm ổn định màng lysosom, do đó làm giảm sự giải phóng các enzym phân giải protein được dự trữ trong lysosom.
- Ức chế men phospholipase A2 là men tham gia vào quá trình tổng hợp prostaglandin và các chất hoá học gây hiện tượng viêm như histamin, bradykinin...
- Làm giảm tính thấm thành mạch, làm giảm hiện tượng xung huyết, ngăn chặn sự thoát dịch rỉ viêm do đó làm giảm phản ứng viêm như sưng, nóng, đỏ, đau. Có lẽ đây là tác dụng thứ phát của sự giảm giải phóng các chất hoá học gây viêm.
- Cortisol còn làm giảm sốt, chủ yếu do làm giảm giải phóng chất enterleukin-1, chất do các bạch cầu tiết ra, có tác dụng lên trung tâm điều nhiệt ở hypothalamus làm giảm sự tăng nhiệt độ, do đó giảm hiện tượng giãn mạch.
- Một số tác giả còn cho rằng cortisol có khả năng dung giải nguyên nhân gây viêm và làm bất hoạt hay loại trừ các sản phẩm của quá trình viêm tạo nên.
Cortisol còn làm tăng nhanh quá trình phục hồi tổ chức bị viêm, tăng huy động acid amin dùng để sửa chữa các mô bị tổn thương; làm tăng sinh đường mới, tăng lượng acid béo cho các quá trình chuyển hoá.
1.4.5- Tác dụng chống dị ứng của cortisol.
Phản ứng dị ứng cơ bản là phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể. Khi có dị nguyên (là các kháng nguyên) xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ kết hợp với các kháng thể đặc hiệu (thường là IgE). Phức hợp kháng nguyên-kháng thể sẽ gắn vào dưỡng bào (mastocyte) hoặc bạch cầu ái toan, làm các tế bào này vỡ ra giải phóng các chất hoá học gây giãn mạch, tăng tính thấm (gây hiện tượng dị ứng).
Phosphatidyl-inositol diphosphat
(+) Phospholipase C (-) Cortisol
Diacyl-glycerol Inositol triphosphat
Kích thích tế bào giải phóng histamin, serotonin, leucotrien
Hình 9.24. Sơ đồ minh hoạ tác dụng chống dị ứng của cortisol
Cortisol không ức chế phản ứng kết hợp kháng nguuyên- kháng thể, nhưng ức chế sản sinh ra các chất hoá học gây hiện tượng dị ứng như histamin, serotonin, leucotrien... từ bạch cầu hay dưỡng bào tiết ra (hình 9.24). Do đó trong lâm sàng cortisol được dùng để chống dị ứng và shock phản vệ.
1.4.6- Tác dụng chống stress của cortisol:
Stress là trạng thái cơ thể bị đả kích mãnh liệt của nhiều loại tác nhân (các yếu tố gây stress) như đau, chấn thương, nhiễm khuẩn, bỏng, đau buồn hay căng thẳng thần kinh cảm xúc quá mức...
Trong nhiều trường hợp stress khác nhau, chỉ sau vài phút gây stress hàm lượng ACTH tăng nhanh, tiếp theo đó cortisol máu tăng mạnh để đảm bảo cho cơ thể chống trả lại các yếu tố gây stress.
Cơ chế chống stress của cortisol và glucocorticoid còn chưa được rõ. Người ta cho rằng có lẽ do chúng làm tăng thoái hoá protid và lipid, huy động nhanh chóng acid amin và acid béo dự trữ để cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho tổng hợp glucose, cũng như các thành phần khác nhau của tế bào; tổng hợp các vật chất cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào bị tổn thương.
Một giả thiết khác cho rằng cortisol làm tăng nhanh sự vận chuyển dịch vào hệ tuần hoàn giúp cơ thể chống lại tình trạng shock.
1.4.7-Các tác dụng khác của cortisol
* Tác dụng lên chuyển hoá muối - nước.
Glucocorticoid có ảnh hưởng nhẹ lên chuyển hoá muối -nước. Cortisol có tác dụng tái hấp thu Na+ ở ống thận kém aldosteron khoảng 400 lần, nhưng về số lượng chất này lại nhiều gấp 80 lần (bảng 9.5). Khi dùng liều cao kéo dài các corticoid có thể gây tích luỹ Na+ và giữ nước dẫn đến phù nhẹ và tăng huyết áp.
Bảng 9.5: so sánh tác dụng chuyển hoá của các corticosteroid
so với cortisol (theo Ganong, 1989)
Hormon
Chuyển hoá glucid
Chuyển hoá muối-nước
Cortisol
1,0
1,0
Cortisone
0,7
1,0
Corticosterone
0,3
15,0
Aldosterone
0,3
3000,0
Deoxycorticosterone
0,2
100,0
Prednisolone
4,0
0,8
Dexamethasone
25,0
0
* Tác dụng lên tế bào máu và hệ miễn dịch.
- Với liều thấp cortisol làm tăng sinh kháng thể và tăng bạch cầu đa nhân trung tính, do đó tăng khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể . Nhưng dùng corticoid liều cao và dùng kéo dài sẽ làm giảm bạch cầu ái toan và bạch cầu lympho trong máu. Tác dụng này bắt đầu trong vài phút sau khi tiêm cortisol và duy trì kéo dài trong vài giờ.
Chỉ số giảm eosinophil máu là dấu hiệu chẩn đoán tăng sản xuất cortisol của tuyến vỏ thượng thận đáp ứng lại tác dụng của ACTH trong nghiệm pháp Thorn.
Liều cao cortisol gây thoái hoá tổ chức bạch huyết của cơ thể, dẫn đến giảm lympho T và sự sản xuất kháng thể. Đáp ứng miễn dịch của cơ thể với đa số vi khuẩn bị giảm, cơ thể dễ bị bội nhiễm, nhất là bội nhiễm đường hô hấp.
Mặt khác khả năng làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể của cortisol lại có lợi trong việc ngăn chặn phản ứng thải loại mảnh ghép trong. Do đó các corticoid được dùng để ức chế miễn dịch trong các trường hợp ghép tổ chức như ghép tim, thận và các tổ chức khác.
Cortisol còn làm tăng sản xuất hồng cầu. Khi tăng tiết cortisol kéo dài thường có kết quả tăng hồng cầu, ngược lại giảm tiết cortisol dẫn tới thiếu máu.
* Với hệ cơ xương: glucocorticoid làm tăng khả năng sử dụng năng lượng, tăng dự trữ glycogen ở cơ, tăng thoái biến protid (theo hướng giải phóng năng lượng) có tác dụng chống lại hiện tượng vô lực.
* Với hệ tiêu hoá: glucocorticoid làm tăng tiết HCl dịch vị và kích thích niêm mạc dạ dày, gây rối loạn hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó với người có biểu hiện viêm dạ dày thì không dùng corticoid. Còn trong trạng thái stress các glucocorticoid được bài tiết một cách ồ ạt dẫn đến rối loạn bài tiết dịch vị và hàng rào bảo vệ, gây loét rải rác ở niêm mạch dạ dày, đây là tổn thương đặc trưng trong bệnh lý stress.
Ngoài ra, glucocorticoid còn ức chế tiết MSH do đó có tác dụng chống sự tụ sắc dưới da.
1.4.8- Điều hoà bài tiết glucocorticoid.
Glucocorticoid được điều hoà bài tiết theo trục dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận và bởi nồng độ corticoid máu theo cơ chế điều hoà ngược (feed back). CRH của vùng dưới đồi kích thích tuyến yên trước bài tiết ACTH và ACTH lại kích thích bài tiết các hormon vỏ thượng thận, đặc biệt là hormon thuộc lớp bó và lớp lưới.
Sự tăng hay giảm nồng độ cortisol máu là tác nhân gây điều hoà ngược vùng dưới đồi và tuyến yên bài tiết CRH và ACTH. Khi cortisol máu tăng sẽ ức chế tiết CRH và ACTH, do đó mà cortisol cũng bài tiết giảm; ngược lại khi cortisol máu giảm sẽ kích thích tăng tiết CRH và ACTH, thì sự bài tiết cortisol lại tăng lên.
Đây là một vòng tự điều hoà có tính tự động cao nhằm duy trì nồng độ cortisol máu được hằng định.
Khi dùng ACTH kéo dài có thể làm phì đại và tăng sinh các tế bào vỏ thượng thận, đặc biệt thuộc lớp bó và lớp lưới.
1.5- Tác dụng của nhóm androgen.
Nhóm androgen của vỏ thượng thận gồm các chất chính là androsteron, androstendion và dehydro epiandrosteron. Các chất này có tác dụng rất yếu, chúng chỉ hoạt động như những tiền chất của hormon sinh dục nam testosteron và dihydrotestosteron.
-Ở nam giới: khi chức năng tuyến sinh dục nam bình thường, thì các hormon này của vỏ thượng thận không thể hiện rõ tác dụng. Khi bài tiết quá mức androgen ở nam trưởng thành không gây ra biểu hiện lâm sàng, song ở trẻ nhỏ sẽ làm phát triển các dấu hiệu giới tính phụ của nam giới trước tuổi dậy thì.
-Ở nữ giới: khi chức năng tuyến sinh dục và tuyến thượng thận bình thường thì các androgen không biểu hiện tác dụng gì. Nhưng nếu bài tiết quá nhiều androgen ở người trẻ sẽ gây ái nam giả, ở người lớn sẽ gây nam hoá.
Ngoài ra vỏ thượng thận còn bài tiết một lượng nhỏ progesteron và oestrogen nhưng vai trò của chúng không đáng kể.
1.6- Rối loạn chức năng vỏ thượng thận.
1.6.1- Nhược năng vỏ thượng thận.
Suy giảm chức năng vỏ thượng thận có thể nguyên phát hay thứ phát do nhược năng tiền yên hoặc vùng dưới đồi. Tình trạng bệnh lý thường gặp do nhược năng tuyến vỏ thượng thận là các bệnh sau.
* Bệnh Addison (bệnh da đen):Là bệnh nhược năng vỏ thượng thận mạn tính nguyên phát, mà 80% là do tác nhân tự miễn, một phần do lao thượng thận và ung thư.
Do giảm glucocorticoid nên bệnh nhân mệt mỏi, vô lực, giảm glycogen dự trữ và glucose máu, giảm các quá trình chuyển hoá chất và năng lượng nói chung, giảm khả năng đề kháng, dễ bị mhiễm trùng, nhiễm độc.
Do giảm mineralocorticoid nên cơ thể bị mất muối Na+, Cl- và nước dẫn đến da khô nhăn nheo, huyết áp giảm, Na+ máu giảm, K+ máu tăng, máu cô.
Do giảm corticoid nên kích thích tuyến yên tăng tiết ACTH, mà chất này có phần tác dụng của MSH, do đó kích thích phát triển sắc tố gây tình trạng đen xạm da, nhất là phần da của cơ thể bị hở.
Các bệnh nhân Addison dễ bị tác động của các yếu tố gây stress.
* Suy thượng thận cấp.
Thường là do người bị bệnh Addison gặp trạng thái stress sẽ lâm vào tình trạng shock: huyết áp giảm, nôn, mất nước, truỵ mạch, giảm thân nhiệt, trạng thái lơ mơ và dễ bị nhiễm trùng cơ hội .
* Bệnh Simmond.
Do nhược năng tuyến tiền yên gây nhược năng vỏ thượng thận thứ phát (và nhiều tuyến nội tiết khác). Biểu hiện da đen, rối loạn điện giải, thiểu năng giáp, gầy, da khô nhăn nheo (gầy kiểu già).
1.6.2- Cường năng vỏ thượng thận.
Cường năng vỏ thượng thận có thể nguyên phát hoặc thứ phát do ưu năng tuyến yên hoặc vùng dưới đồi, có thể tăng tiết một nhóm hoặc hai, ba nhóm corticoid mà có các biểu hiện bệnh lý khác nhau. Các bệnh thường gặp là:
* Bệnh Cushing (Pituitary basophilism) và hội chứng Cushing (adrenocortical hyperfunction).
Bệnh Cushing do ưu năng tuyến yên (có thể do tăng CRH từ hypothalamus) làm ưu năng vỏ thượng thận thứ phát; còn hội chứng Cushing là do ưu năng vỏ thượng thận nguyên phát. Cả hai loại bệnh này đều có các biểu hiện như nhau, gồm: da khô, mỏng, thoái hoá, đôi khi có vết rạn nứt, có vạch đỏ ở nách, ở mặt trong đùi, cánh tay (do tăng thoái hoá protein), có thể xạm da. Rối loạn phân bố mỡ, ứ mỡ dưới da nhất là cổ, thân mình, mặt căng tròn, chân tay gầy, rối loạn tiêu hoá, có thể loét hành tá tràng - dạ dày. Tăng đường máu có thể gây đái đường nhẹ, huyết áp tăng, cơ mềm, rối loạn kinh nguyệt.
* Bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh (Congenital adrenal hyperplasia: CAH)
Bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh còn được gọi là hội chứng sinh dục- thượng thận. Nguyên nhân do khuyết tật gen gây nên thiếu một số enzym tham gia quá trình tổng hợp hormon vỏ thượng thận. Hay gặp nhất là thiếu enzym 21-hydroxylase nên không tổng hợp được cortisol và aldosteron. Nồng độ cortisol thấp kích thích tuyến yên tăng tiết ACTH. ACTH lại kích thích vỏ thượng thận tăng sinh và tổng hợp hormon, nhưng không tổng hợp được cortisol mà lại tăng tổng hợp androgen.
Hậu quả là ở trẻ trai sẽ gây lớn nhanh, phát triển giới tính phụ sớm; ở trẻ gái gây ái nam giả, còn ở nữ đã trưởng thành gây tình trạng nam hoá .
2. TỦY THƯỢNG THẬN
2.1-Đặc điểm cấu tạo
Tủy thượng thận có chung nguồn gốc với hệ thần kinh giao cảm, được hình thành từ lá ngoại bì (ectoblast). Các tế bào tủy thượng thận có hình đa giác, chúng xếp thành mạng lưới xen giữa các xoang mạch. Trong tế bào có các hạt nhỏ bắt màu muối bạc khi nhuộm nên gọi là tế bào ưa Chrom (hay pheochromocytes). Thần kinh chi phối tuyến tủy thượng thận là các sợi giao cảm tiền hạch. Tủy thượng thận bài tiết các hormon giống các chất trung gian hoá học của hệ thần kinh giao cảm, đó là adrenalin (epinephrin) và noradrenalin (norepinephrin), gọi chung là catecholamin, nên người ta coi nó như một hạch giao cảm khổng lồ.
2.2- Sinh tổng hợp, bài tiết và chuyển hoá hormon tủy thượng thận.
2.2.1.Sinh tổng hợp catecholamin.
Các chất catecholamin là những hợp chất được tạo thành từ nhân catechol và chuỗi bên có chưá nhóm amin (-NH2). Nguồn gốc của catecholamin là acid amin phenylalanin hoặc từ tyrosin.
Đầu tiên phenylalanin bị hydroxyl hoá thành tyrosin. Tiếp theo tyrosin bị hydroxyl hoá thành DOPA, rồi DOPA bị khử carboxyl tạo nên dopamin. Sau đó dopamin bị oxy hoá thành noradrenalin. Noradrenalin được chuyển từ lưới nội nguyên
sinh vào ty lạp thể và ở đó 80% chất này được metyl hoá để tạo thành adrenalin (hình 9.25). Quá trình này có sự xúc tác của men Phenylethanolamin N-Metyl Transferase
(PNMT), men này có nhiều ở tế bào tuỷ thượng thận và tổ chức não. Như vậy adrenalin và noradrenalin khác nhau ở chỗ, adrenalin có nhóm methyl (-CH3), còn noradrenalin thì không có nhóm này.
Hình 9.25. Sơ đồ sinh tổng hợp catecholamin từ L-tyrosin
2.2.2. Dự trữ và giải phóng catecholamin
Sau khi tổng hợp, các catecholamin không được bài tiết ngay vào máu, mà dự trữ ở trong các nang của tế bào tủy thượng thận gắn với ATP và protein đặc hiệu. Chúng được giải phóng vào máu dưới tác dụng của các xung động thần kinh theo các sợi thần kinh giao cảm tiền hạch truyền tới tuyến. Lúc đó các axetylcholin gây khử cực màng, làm ion Ca++ thâm nhập vào tế bào, dẫn đến tăng tính thấm các nang chứa và giải phóng catecholamin dưới dạng lượng tử qua màng tế bào vào mạch máu.
3.2.3. Chuyển hoá catecholamin.
Thời gian bán hủy (T1/2) của catecholamin trong máu là 3 phút. Thời gian này lớn hơn 5-10 lần so với các chất trung gian hoá học của hệ thần kinh giao cảm (các chất trung gian hoá học của thần kinh giao cảm bị phá hủy sau 30 giây tại khe synap). Trong cơ thể catecholamin bị bất hoạt chủ yếu ở gan, một phần trong máu và phần nhỏ ở các tế bào tủy thượng thận bởi men MAO (Monoamin oxydase) và men COMT (Catechol-O- Methyl tranferase).
Men COMT có nhiều ở các mô, ở màng sau synap của sợi thần kinh giao cảm hậu hạch, có tác dụng chuyển hoá catecholamin trong máu và các mô, đặc biệt ở gan. Men MAO có nhiều trong ty lạp thể của tế bào tủy thượng thận và ở tận cùng của sợi thần kinh giao cảm hậu hạch. Nó làm chuyển hoá các catecholamin tự do ở bào tương của tế bào tuỷ thượng thận hoặc ở tận cùng sợi thần kinh giao cảm hậu hạch.
Sản phẩm thoái hoá cuối cùng của adrenalin và noradrenalin là vanillyl mandelic acid (VMA) và được đào thải qua nước tiểu. Có khoảng 2% catecholamin đào thải nguyên dạng (không biến đổi).
Người ta thường định lượng VMA niệu để đánh giá tình trạng hoạt động bài tiết của tủy thượng thận. Hàm lượng VMA niệu là < 5mg/ngày(< 25mol/ngày).
2.3. Tác dụng của hormon tủy thượng thận.
Song các catecholamin của thần kinh giao cảm chỉ tác dụng lên các mô đích mà nó chi phối trực tiếp. Còn các catecholamin của tuyến tuỷ thượng thận theo dòng máu đến khắp cơ thể, do đó chúng có ảnh hưởng rộng hơn, tác dụng lên nhiều cơ quan, nhiều quá trình, đặc biệt với quá trình chuyển hoá chất ở tế bào.
2.3.1. Với hệ tim-mạch.
Các catecholamin của tủy thượng thận ảnh hưởng lên hoạt động của hệ tim-mạch giống như khi kích thích hệ thần kinh giao cảm. Chúng làm tăng hoạt động tim trên các mặt: tăng tần số, tăng tính hưng phấn, tính dẫn truyền, tăng sức co bóp cơ tim. Kết qủa là tăng thể tích tâm thu và lưu lượng tim. Ngoài ra adrenalin còn làm giãn mạch vành, tăng chuyển glycogen thành glucose ở cơ tim nên có tác dụng dinh dưỡng cơ tim.
Adrenalin làm co mạch máu nói chung, co mạch ngoại vi, nhưng làm giãn mạch vành, mạch não, mạch gan, mạch cơ. Do đó chất này làm tăng sức bóp cơ tim, mà hầu như không tăng sức cản ngoại vi, nên chỉ làm tăng huyết áp tối đa là chính, còn huyết áp tối thiểu chỉ tăng nhẹ.
Khác với adrenalin, noradrenalin làm co hầu hết các mạch máu nhỏ của cơ thể, nên làm tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng cả huyết áp tối đa và tối thiểu.
2.3.2. Với hệ cơ.
+ Với cơ vân: catecholamin, đặc biệt adrenalin có tác dụng tăng trương lực cơ vân xương, đồng thời gây giãn mạch cơ nên có tác dụng tăng cường dinh dưỡng.
+ Với cơ trơn: adrenalin và noradrenalin kích thích cơ vòng môn vị, cơ thắt hậu môn, cơ thắt cổ bàng quang, co cơ tia gây giãn đồng tử. Ngược lại adrenalin có tác dụng gây giãn cơ trơn thành dạ dày- ruột làm giảm nhu động ống tiêu hoá; giãn cơ reissessen làm giãn phế quản gây dễ thở.
2.3.3.Với chuyển hoá.
Adrenalin gây tăng chuyển hoá glucid, tăng phân ly glycogen (đặc biệt ở gan) làm tăng đường máu, tác dụng này là do adrenalin hoạt hoá hệ enzym photphorylase.
Catecholamin tăng huy động acid béo, tăng phân ly triglycerid ở tổ chức mỡ. Adrenalin làm tăng tiêu thụ oxy ở mô, tăng chuyển hoá cơ sở, tăng sản nhiệt. Điều này liên quan tới hiện tượng giảm oxy ở cơ tim trong điều kiện tăng tiết catecholamin kéo dài.
Adrenalin còn ức chế bài tiết insulin, tác dụng này biểu hiện rõ rệt khi vận cơ mạnh, dẫn đến tăng phân ly lipid cung cấp vật chất năng lượng (acid béo) cho cơ hoạt động.
Tác dụng của noradrenalin lên mạch máu thì mạnh hơn adrenalin, còn các tác dụng lên tim, lên cơ trơn, cơ vân và đặc biệt lên chuyển hoá thì yếu hơn adrenalin.
2.3.4. Với các tuyến nội tiết và hệ thần kinh trung ương.
Adrenalin có tác dụng kích thích tuyến tiền yên tiết ACTH, TSH , FSH và do đó ảnh hưởng lên sự bài tiết thyroxin và corticoid. Adrenalin tác dụng đồng hướng với thyroxin lên chuyển hoá glucid và chuyển hoá cơ sở.
Tủy thượng thận có tác dụng đối lập, nhưng phối hợp với tuyến tuỵ nội tiết trong điều hoà đường máu.
Adrenalin cũng có tác dụng kích thích thể lưới hoạt hoá và các nhân thuộc hypothalamus.
2.3.5-Cơ chế tác dụng của catecholamin
Các catecholamin tác dụng lên tế bào đích thông qua cơ chế tạo nên chất truyền tin thứ hai AMP vòng. Các receptor ở màng tế bào đích gắn với các catecholamin được gọi là adrenoreceptor.
Người ta đã phát hiện hai loại adrenoreceptor là và . Trong -receptor lại có hai loại 1 và 2. Có một vài tác giả còn chia -receptor thành 1 và 2, song đa số
Bảng 9.6. Tác dụng của noradrenalin và adrenalin lên các và -receptor ở một số cơ quan.
Noradrenalin Adrenalin
-receptor
1-receptor
2-receptor
Gây khử cực = hưng phấn
Tăng phân cực= ức chế
-Mạch ngoại vi: co
-Cơ tia: giãn đồng tử
-Cơ chân lông: co
-Tuyến mồ hôi: tiết
-Cơ thắt môn vị: co
-Nút xoang, nút nhĩ thất: tăng nhịp .
-Cơ tim: tăng co bóp
-Bộ máy cận tiểu cầu tiết renin (?)
-Thoái hoá glycogen ở gan và lipid ở mô mỡ.
-Mạch vành, não, gan: giãn.
-Cơ reissessen, cơ trơn ống tiêu hoá: giãn
-Cơ mi: giãn
tác giả chỉ công nhận có các , 1và 2-receptor. -receptor có khả năng kết hợp với nhóm amin (-NH2) của chuỗi alkyl, còn -receptor có khả năng kết hợp với nhóm metyl (-CH3) của chuỗi alkyl.
Trong phân tử noradrenalin có nhóm chức amin, nên noradrenalin hầu như chỉ tác động lên -receptor . Adrenalin, trong phân tử có cả nhóm amin và nhóm metyl, nên gắn được cả với và -receptor .
Khi các chất catecholamin gắn vào và 1-receptor sẽ gây hiện tượng khử cực (depolarization) - tức hưng phấn; còn kết hợp với 2-receptor sẽ gây tăng phân cực (hyperpolarization) - tức ức chế.
Chính vì vậy, tác dụng của catecholamin lên hệ cơ và mạch máu có hiệu quả khác nhau là do ở các mô này có các loại adrenoreceptor khác nhau (bảng 9.6).
2.4. Điều hoà bài tiết catecholamin
Bình thường nồng độ cơ sở adrenalin trong máu là 25-50pg/ml. Các catecholamin được bài tiết nhiều hay ít, tuỳ thuộc vào trạng thái của cơ thể, trong đó vùng dưới đồi có vai trò lớn.
Vùng dưới đồi là trung khu thực vật cao cấp dưới vỏ, trong đó phần trước vùng dưới đồi là trung khu phó giao cảm; phần sau vùng dưới đồi là trung khu giao cảm. Khi cơ thể trong trạng thái stress, như giảm huyết áp, lạnh, đau, cảm xúc quá mức.v.v... vùng dưới đồi bị kích thích, xung động theo các sợi giao cảm chi phối tuyến tủy thượng thận làm tăng hưng phấn hệ thần kinh giao cảm và tăng hoạt động của tuỷ thượng thận. Khi vận cơ, khi giảm đường máu cũng gây hưng phấn hệ thần kinh giao cảm từ đó làm làm tăng tiết catecholamin.
Ví dụ, khi giảm đường máu nồng độ adrrenalin có thể tăng đạt 230pg/ml và khi nhiễm ceton do đái tháo đường là 500pg/ml.
2.5. Rối loạn chức năng tuỷ thượng thận
* Cường năng tuỷ thượng thận (pheochromocytoma). Do u tế bào ưa chrom của tuỷ thượng thận, đây là u lành tính làm tăng tiết catecholamin gây tăng huyết áp từng cơn, tăng chuyển hoá cơ sở dẫn đến tăng thân nhiệt, tăng đường huyết.
* Nhược năng tuỷ thượng thận: không biểu hiện rõ triệu chứng, vì catecholamin còn được nhiều tổ chức khác trong cơ thể bài tiết.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài giảng- Chức năng tuyến thượng thận.doc