Bài giảng Chăn nuôi heo - Chương 2: Chuồng trại nuôi heo

4. Một số yêu cầu chuyên biệt đối với chuồng nuôi heo 4.1. Nguyên tắc Kiểm soát được điều kiện ngoại cảnh nhất là nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió. Thuận tiện chăm sóc, giảm được công lao động. Vệ sinh, kiểm soát và xử lý đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường. An toàn đối với người chăm sóc. Phải liên kết được hệ thống chuồng trại với hệ thống quản lý. Vị trí chuồng trại thích hợp có thể thu hẹp hoặc mở rộng khi cần thiết. 4.2. Đối với chuồng heo đẻ Phải ấm, khô, thông thoáng, diện tích đủ, thời gian sử dụng thuận lợi trong suốt quá trình đẻ và nuôi con, chắc chắc và vệ sinh tốt. Hạn chế được mâu thuẫn về yêu cầu nhiệt độ khác nhau giữa heo mẹ và heo con. Đồng thời giảm thiểu thấp nhất các thiệt hại đến heo mẹ (ăn ít do nhiệt độ nóng) và heo con (lạnh do nhiệt độ thấp).

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chăn nuôi heo - Chương 2: Chuồng trại nuôi heo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12 CHƯƠNG 2 CHUỒNG TRẠI NUÔI HEO 1. Thiết bị cơ bản về xây dựng chuồng heo 1.1. Lợi ích của nuôi heo trong chuồng Mục đích của xây dựng chuồng trại nhằm khắc phục điều kiện ngoại cảnh bất lợi để tạo ra một vùng tiểu khí hậu phù hợp cho đối tượng chăn nuôi tùy theo giống và lứa tuổi, cũng như giai đoạn sản xuất của từng loại heo trên cơ sở trình độ chăn nuôi kỹ thuật nuôi và quy mô đầu tư. Có thể chia ra làm 2 nhóm xây dựng: (1) chuồng trại theo kiểu chăn nuôi thủ công, quy mô nhỏ, đầu tư ít. (2) chuồng trại theo kiểu chăn nuôi công nghiệp, quy mô lớn, quy trình cơ giới hóa chặt chẽ, tự động hóa. 1.2. Điều kiện tiêu chuẩn cho thiết kế 1.2.1. Điều kiện môi trường Môi trường được chia thành 2 khu vực Khu vực bên trong chuồng trại: gọi là tiểu khí hậu Khu vực bên ngoài chuồng trại: điều kiện ngoại cảnh Hai khu vực này tạo ra điều kiện có mối quan hệ chặt chẽ tác động đến heo về mặt có lợi và bất lợi. 1.2.2. Nhiệt độ Thay đổi theo mùa và biến động trong 24 giờ. Sự thay đổi và biến động này có thể thay đổi (tăng hoặc giảm) tùy điều kiện địa lý, thời tiết và do cả kỹ thuật thiết kế xây dựng chuồng. Đối với heo khi nhiệt độ môi trường tăng lên vượt quá điều kiện sinh lý bình thường thì các hoạt động của heo bị ảnh hưởng, kể cả năng suất sinh trưởng, mức ăn, bệnh tật và năng suất sinh sản. Với điều kiện biến động trong ngày lớn, thì nguy cơ bệnh đường hô hấp tăng lên. Heo con theo mẹ: 28-34oC, heo cai sữa 24-26, heo nái nuôi con 25-27 oC. 13 1.2.3. Độ ẩm tương đối Do môi trường bên ngoài xâm nhập vào, đồng thời với các quá trình sống của heo thải ra hơi nước (hô hấp, bài tiết) làm độ ẩm tương đối tăng lên. Ngoài ra từ thiết kế chuồng trại cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến mức độ của ẩm độ tương đối như sự thông, mật độ nhốt, sự thoát nước thải Ẩm độ thích hợp nhất là 60-70% Ẩm độ tương đối trong chuồng được xác định bằng công thức: Hampshire (%) =e/E H: ẩm độ tương đối e: sức trương hơi nước trong không khí E: sức trương hơi nước bảo hòa trên mặt nước với cùng điều kiện. Nếu H=1 thì sức trương hơi nước trong không khí bảo hòa. Thông thường H nhỏ hơn hoặc bằng 1 1.2.4. Vận tốc gió Là vận tốc của dòng không khí chuyển động, vận tốc lớn hoặc nhỏ tùy vào điều kiện khí hậu của từng địa phương. Vận tốc gió ảnh hưởng rất nhiều đến đặc tính sinh lý của heo: vận tốc gió tăng làm tăng quá trình mất nhiệt của heo, vì thế các loại heo nhạy cảm với điều kiện của môi trường thì dễ bị cảm lạnh tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp như heo con giai đoạn sơ sinh, heo nái sinh sản. Để tạo nhiệt độ phù hợp thì phải có gió vào chuồng trại. Vận tốc gió phải trong giới hạn nhất là không được thổi trực tiếp vào heo (khuyến cáo 0,4m/s). 1.2.5. Ánh sáng Đối với heo, ánh sáng không phải là yếu tố quan trọng, nhưng nếu trong trường hợp thiếu ánh sáng kéo dài có thể làm cho ẩm độ cũng như vi sinh, nấm mốc phát triển nhiều. Heo có thể nhờ vào ánh sáng buổi sáng chiếu trực tiếp lên da để chuyển đổi tiền vitamin D cho nhu cầu. Ngoài ra, mức độ chiếu sáng cũng có thể hiện mức độ thông thoáng qua công thức có liên quan đến diện tích cửa I= Diện tích cửa mở/diện tích nền chuồng Ở heo sinh sản I=1/14 và heo thịt 1/20 1.2.6. Các khí thể hóa học Trong quá trình nuôi, các khí thải từ heo (qua hô hấp), mùi từ phân, nước rửa chuồng và chất khí do sự sản sinh của thức ăn thừa, rơi vãi tạo nên một hỗn hợp các khí thải hóa học như N2, O2, CO2, NH3, H2S, CO. 1.2.7. Vi sinh vật Gồm các nhóm vi khuẩn, virus, nấm mốc hiện diện trong chuồng nuôi tùy vào điều kiện khí hậu, điều kiện nuôi, qui mô đàn và kiểu chuồng nhất là cách thoát nước thải, phân và xử lý phân. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm sẽ làm cho vi sinh vật phát triển mạnh hơn. 1.2.8. Giới hạn về điều kiện môi trường 14 Bảng giới hạn về khí thể hóa học Loại khí Đối tượng Giới hạn (mg/m3 không khí CO2 NH3 H2S CO Nước, người làm vệ sinh Heo Người Nước Người Heo, người 5.500 – 100.000 10 35 <=10 15 0 2. Các yếu tố xây dựng trại heo 2.1. Nền chuồng Yêu cầu cao về mặt kỹ thuật xây dựng: nền không lạnh, không thấm nước, độ bền cao, không quá cứng hoặc quá mềm, không trơn mà cũng không nhám, mau thoát nước khi rữa chuồng (kết hợp với độ dốc 2-4%). Phân chia các khu vực trong nền chuồng: ăn, uống, nghỉ ngơi, vệ sinh. Kiểu nền chuồng phụ thuộc vào kiểu chuồng phổ biến hiện nay là nền cứng, cement hoặc sàn với lưới sắt hoặc cement. Diện tích nghỉ ngơi (m2/con) ở con cái chữa 1,8-2,4, cái hậu bị 1,4-1,5, đực làm việc 2,2- 2,5, nái nuôi con 5-8, heo cai sữa 0,4-0,5. Kiểu nền Trọng lượng heo (kg) Sàn (m2) Nền cứng (m2) 11,5-18,0 18,0-45,5 45,5-68,0 68,0-95,5 0,27 0,36 0,54 0,72-0,81 0,36 0,54 0,81 1,08 2.2. Cống thoát nước Việc thoát nước và phân ra ngoài chuồng là rất quan trọng. Vì vậy cần phải có đủ cống rãnh liên hoàn có độ dốc 3-4%, kích thước tùy từng cống chính hay phụ. 2.3. Lối đi lại trong trại Lối đi trong trại heo có độ rộng từ 1,2-2m và phải làm bằng vật liệu đảm bảo được khô ráo và sạch sẽ. 2.4. Máng ăn, máng uống Chiều dài máng tối thiểu cho nái chửa 0,45-0,5 m/con, đực làm việc, nái khô 0,35-0,45, heo thịt 0,4-0,45, heo con 0,12-0,15. Tuy nhiên, khuynh hướng nuôi heo trong chuồng ép có thêm khái niệm hộp thức ăn được đặt trên máng ăn để thuận tiện việc cho các heo cùng ăn 15 một thời điểm. Với heo thịt việc dung máng ăn trong được sử dụng nhiều hơn vừa để cho heo dễ ăn, đồng đều, bớt công lao động. Sử dụng hệ thống vòi nước tự động (núm uống) đảm bảo yêu cầu vệ sinh và cung cấp kịp thời đầy đủ nhu cầu. Cần chú ý số lượng heo/núm uống để heo có thể uống đủ nhu cầu nước. Heo cai sữa 10 con/núm, heo lứa 10-15 con/núm, heo chữa, nái nuôi con :1 núm. 2.5. Vách ngăn Độ cao của vách ngăn trong các kiểu chuồng cổ điển thường nái chữa, nuôi con, thịt 0,9- 1,0m, đực 1,4m, nái khô, hậu bị 1,2-1,3m. Tuy nhiên, khi heo nuôi theo hệ thống chuồng ép thì vấn đề vách ngăn không còn ý nghĩa nữa. 2.6. Cửa chuồng Yêu cầu phải vững chắc để heo không thể phá được. Chiều rộng của chuồng heo đực 0,8- 0,9m, cái 0,8m, heo thịt 0,6-0,7m và heo con 0,4m. Trong chuồng ép bố trí cửa ở phía sau của heo. 2.7. Hướng chuồng Chuồng heo được xây dựng theo hướng Đông Nam là tốt nhất hoặc là mặt trời chạy giữa chuồng. Tránh các luồng gió Đông Bắc và gió Tây Nam. 2.8. Các kiểu bố trí trong trại Hai dãy chuồng: Hai dãy chuồng có đường đi ở giữa. Độ chiếu sáng tốt nhưng không đều ở hai bên dãy chuồng. Chỉ số sử dụng 75-80%. Hai dãy chuồng có đường đi ở giữa có thêm hai đường dọn phân ở hai bên dãy chuồng thì chỉ số sử dụng giảm xuống 63-66%. Bố trí đường dọn phân ở giữa hai dãy, hành lang chăm sóc bên ngoài hai dãy tuy thuận lợi và độ chiếu sáng ở máng ăn tốt, nhưng chỉ số sử dụng chỉ còn 55-58%. Một dãy chuồng: Bố trí một hành lang cho ăn một phía và đối diện là hành lang thoát phân. Chỉ số sử dụng rất thấp dưới 50%. 16 2.9. Mái và nóc trại Chiều cao chiều dài của mái tùy thuộc vào vật liệu xây dựng, thời tiết khí hậu trong vùng và cả loại heo nuôi. Thường độ dốc từ 10-15% ở mái tole tráng kẽm, và 30-40% ở mái lá. 3. Các bộ phận liên quan trong trại 3.1. Khu gián tiếp Thường cách xa khu sản xuất, chăn nuôi tối thiểu là 50m ở trại nhỏ và trên 100m ở trại lớn, bao gồm: Văn phòng Phòng sát trùng Phòng kỹ thuật Khu chế biến thức ăn Kho Phòng chẩn đoán, kiểm tra thú bệnh 3.2. Khu trực tiếp sản xuất Các dãy chuồng nuôi heo được bố trí sao cho heo xuất bán, nhập ở gần cổng của khu trực tiếp sản xuất. Chuồng chuyển tiếp để kiểm tra heo mới nhập Chuồng cách ly heo bệnh Hệ thống xử lý chất thải 3.3. Các khuynh hướng về chuồng trại nuôi heo Dựa trên tốc độ phát triển của chăn nuôi heo, mục tiêu giảm bớt chi phí lao động bằng cơ giới hóa, tự động hóa, cùng với việc hạn chế tỷ lệ hao hụt và chi phí chuồng trại trên một đầu heo, từ giữa 1960 hệ thống chuồng trại nuôi heo được thay đổi cho phù hợp bắt đầu từ heo sinh sản và heo con. Từ chuồng nuôi diện tích rộng (chuồng cổ điển) dễ gây tổn thương cho heo con theo mẹ không kiểm soát được môi trường sang kiểu chuồng có diện tích hẹp, heo nái không di chuyển tự do giãm bớt tổn thất gây ra cho heo con. Với heo con là những 17 chuồng nuôi sau cai sữa không cho tiếp xúc với nền, tức các kiểu chuồng sàn lồng như hiện nay. 4. Một số yêu cầu chuyên biệt đối với chuồng nuôi heo 4.1. Nguyên tắc Kiểm soát được điều kiện ngoại cảnh nhất là nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió. Thuận tiện chăm sóc, giảm được công lao động. Vệ sinh, kiểm soát và xử lý đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường. An toàn đối với người chăm sóc. Phải liên kết được hệ thống chuồng trại với hệ thống quản lý. Vị trí chuồng trại thích hợp có thể thu hẹp hoặc mở rộng khi cần thiết. 4.2. Đối với chuồng heo đẻ Phải ấm, khô, thông thoáng, diện tích đủ, thời gian sử dụng thuận lợi trong suốt quá trình đẻ và nuôi con, chắc chắc và vệ sinh tốt. Hạn chế được mâu thuẫn về yêu cầu nhiệt độ khác nhau giữa heo mẹ và heo con. Đồng thời giảm thiểu thấp nhất các thiệt hại đến heo mẹ (ăn ít do nhiệt độ nóng) và heo con (lạnh do nhiệt độ thấp).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_chan_nuoi_heo_chuong_2_chuong_trai_nuoi_heo.pdf