Tên đề tài : Chẩn đoán bệnh thú y
Tóm tắt chương
Chương này được viết súc tích trong 4 trang, được trình bày trong 3 tiết. Nội dung tập
trung nói về tầm quan trọng của công tác khám bệnh và chẩn đoán cả về mặt chuyên môn,
khoa học và chính trị; cách tiến hành công tác khám bệnh và chẩn đoán trong ngành thú y
phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam chúng ta. Ngoài ra nội dung của chương cũng
dành một phần giới thiệu sơ qua nội dung của công tác khám bệnh cũng như một số nguyên
tắc cần phải tôn trọng trong chẩn đoán.
Mục tiêu của chương
Sau khi học xong chương này, sinh viên chuyên ngành thú y và chăn nuôi thú y sẽ được
cung cấp những kiến thức về tầm quan trọng của công tác khám bệnh và chẩn đoán, cách
chuẩn nơi khám bệnh, dụng cụ khám bệnh, gia súc khám bệnh.
Ngoài ra, nội dung của chương cũng nhằm giáo dục sinh viên những tác phong và đức
tính cần phải rèn luyện trong suốt quá trình học để sau này trở thành một thầy thuốc thú y có trình độ tay nghề cao và có lương tâm nghề nghiệp
114 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3786 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chẩn đoán bệnh thú y, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứa.
Do niêm dịch và mảnh nhỏ của thức ăn lẫn vào. Con vật khoẻ dịch dạ dày như nước.
Nếu có niêm dịch lắng xuống phía dưới có thể do viêm dạ dày. Nếu niêm dịch dạ dày nổi lên
trên mặt, có nhiều bọt là do con vật nuốt dịch ở xoang mũi.
2.4. Tỷ trọng của dịch dạ dày: phụ thuộc vào các chất lẫn trong niêm dịch như mủ, dịch
mật do tắc ruột, các loại ký sinh trùng khác nhau.
3. Kiểm tra tính chất hoá học của chất chứa.
- Độ chua của chất chứa: dịch dạ dày thường chua, thí nghiệm cho giấy quỳ (Litmus
paper) vào dịch thì giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. Độ chua của dịch dạ dày do Axit
chlohydric (HCl), muối Phosphorat toan tính và một số lượng nhỏ Axit hữu cơ (Axit lactic,
Axit acetic...) tạo nên.
Chuẩn độ axit trong dịch dạ dày gồm: chuẩn độ axit chung, axit HCl tự do và axit HCl
kết hợp.
Để phản ánh độ axit trong dạ dày người ta dùng NaOH. Độ axit là số lượng ml NaOH
N/10 để trung hoà 100 ml dịch dạ dày.
3.1. Chuẩn độ axit HCl tự do.
Chuẩn bị thuốc thử bao gồm 0.5% para - dimethylamino azobenzol (PDA) trong cồn
700; NaOH N/10.
Cách làm: lấy 10 ml dịch dạ dày đã lọc cho vào cốc thuỷ tinh nhỏ, cho thêm 10 ml nước
cất và 1- 2 giọt chỉ thị màu 0.5% PDA, nếu có HCl tự do sẽ có màu đỏ. Trong buret, nhỏ giọt
từ từ NaOH N/10 cho đến lúc mất màu hồng thì dừng lại. Làm hai lần rồi tính số bình quân.
Độ axit = VNaOH x 10.
(V là lượng NaOH N/10 dùng để trung hoà axit dịch vị).
Trong dịch vị dạ dày, axit chủ yếu là HCl do tế bào thượng bì dạ dày tiết ra. HCl kết
hợp với protid, toan hoá protid gọi là HCl hết hợp; số HCl còn lại dưới dạng tự do, gọi là HCl
tự do. Chính HCl tự do đã hoạt hoá men pepsin trong dạ dày.
3.2. Chuẩn độ axit tổng số.
Axit tổng số gồm tất cả các axit có trong dạ dày: gồm HCl tự do, HCl kết hợp và các
axit hữu cơ khác.
Chuẩn bị thuốc thử: 1) 1% phenothalein trong cồn; 2) NaOH N/10.
Cách làm: cho 10 ml dung dịch dạ dày đã lọc vào cốc thuỷ tinh, thêm 10 ml nước cất
và 2 giọt chỉ thị màu 1% phenothalein. Chuẩn độ bằng NaOH N/10 cho đến lúc mất màu
hồng.
Độ axit tổng số = VNaOH đã dùng x 10
98
3.2. Chuẩn độ axit HCl kết hợp.
Thuốc thử: 1) 1% Alizarin; 2) NaOH N/10.
Cách làm: lấy 10 ml dịch dạ dày đã lọc, thêm 10ml nước cất và hai giọt chỉ thị màu
Alizarin. Nếu có HCl kết hợp thì dung dịch có màu hơi vàng. Giỏ từ từ NaOH N/10 cho đến
lúc xuất hiện màu tím thì dừng lại. Lúc ấy trong dịch vị dạ dày các axit đã bị trung hoà hết,
chỉ còn lại HCl kết hợp.
Vậy: Độ axit HCl kết hợp = độ axit tổng số - (VNaOH đã dùng x 10)
Độ axit trong dịch vị dạ dày của gia súc khoẻ (tính bằng đơn vị)
Loài Độ axit tổng hợp HCl tự do HCl kết hợp
Ngựa 14 - 30 0 - 14 5 - 15
Chó 40 - 70 16 - 35 15 - 30
Lợn 30 - 60 10 - 30 10 - 20
3.3. Chuẩn độ thiếu axit HCl.
HCl thiếu là số axit thiếu không toan hoá hết số protid trong dạ dày.
Thuốc thử: HCl N/10; 2) 0.5% para - dimethylamino azobenzol (PDA).
Cách làm: lấy 10 ml dịch vị, thêm vào 10 ml nước cất và hai giọt chỉ thị màu PDA, rồi
nhỏ giọt từ từ HCl N/10 vào đến khi dung dịch có màu hồng nhạt, chứng tỏ HCl đã kết hợp
hết protid và đã thừa.
Độ axit HCl thiếu = VHCl N/10 đã dùng x 10
Chuẩn độ axit trong dịch dạ dày để chẩn đoán chức năng tiêu hoá. Độ chua cao, axit
HCl phân ly chứng tỏ chức năng phân tiết của dạ dày tăng cường. Nếu axit HCl tự do không
có là chứng thiếu axit.
3.4. Kiểm tra axit lactic.
Dịch dạ dày có nhiều axit lactic, chứng tỏ chức năng nhu động yếu, trương lực của dạ
dày yếu, chức năng phân tiết HCl yếu.
+ Cho vào ống nghiệm 10 ml axit phenic 2%, cho thêm 1-2 giọt chỉ thị màu FeCl3 10
%, sau đó pha loãng dung dịch này bằng nước cất, cho đến khi nào có màu tím trong suốt là
được.
+ Chia dung dịch trên làm 2 ống: 1 ống để đối chiếu, ống thí nghiệm cho vào vài giọt
dịch dạ dày cần kiểm nghiệm. Nếu có axit lactic thì dung dịch có màu vàng ánh; nếu không có
axit lactic thì dung dịch giữ màu vàng nhạt của nó.
3.5. Kiểm tra sắc tố mật (Bilirubin)
Trong quá trình rối loạn tiêu hoá hoặc bị tắc ruột, sắc tố mật có thể từ tá tràng trào
ngược vào dạ dày.
Cách 1: cho vài giọt dịch dạ dày lên giấy lọc, sau đó nhỏ giọt chồng lên trên dịch dạ dày
vài giọt Bleu methylen 1 %, nếu xuất hiện màu tím nhạt là có sắc tố mật.
99
Cách 2: cho vào ống nghiệm 1 - 2 ml axit nitric đặc, sau đó cho từ từ theo thành ống 1
-2 ml dịch dạ dày đã lọc. Nếu có sắc tố mật thì vòng tiếp súc sẽ xuất hiện màu vàng, tím,
xanh.
3.6. Kiểm tra men Pepsin.
Mục đích để xác định khả năng tiêu hoá của dạ dày, nhất là khi dạ dày bị thiếu HCl tự
do.
Để định tính: cho dịch dạ dày vào cốc, nhúng vào một phiến kính có tráng một lớp
mỏng lòng trắng trứng gà đã đông vón bằng cách đun sôi. Để cốc có chứa phiến kính đó vào
tủ ấm 3700 C. Sau 4-5 giờ đồng hồ đem ra xem. Nếu lớp lòng trắng trứng tan ra, tróc khỏi
phiến kính là có men Pepsin đang hoạt động trong dịch dạ dày.
Để định lượng: dùng một ống thuỷ tinh nhỏ, đường kính 2mm, dài khoảng 30mm, cho
đầy lòng trắng trứng gà hoặc huyết thanh ngựa, rồi nhúng vào trong cốc nước ấm để đông lại.
Cho ống thuỷ tinh ấy vào cốc đựng dịch vị; để vào tủ ấm 370C trong 24 giờ. Nếu dịch vị thiếu
HCl tự do thì cho thêm một ít HCl N/10. Căn cứ vào độ dài đoạn protein bị tiêu hoá trong ống
sau 24 giờ để xác định hoạt lực của men pepsinaza.
4. Kiểm tra chất chứa bằng kính hiển vi.
Trong dịch dạ dày của con vật khoẻ không có hồng cầu, có ít bạch cầu. Nếu viêm dạ
dày cấp tính (Gastritis acuta), dịch dạ dày có nhiều hồng cầu, bạch cầu và niêm dịch do niêm
mạc dạ dày bị xuất huyết; viêm dạ dày cata mạn tính (Gastritis catarrhalis chronica) thường có
độ axit HCl cao, axit latic nhiều, dịch nhầy, đặc, có bạch cầu; nhưng không có hồng cầu.
Kiểm tra lượng bạch cầu thẩm xuất ra trong dịch dạ dày để chẩn đoán viêm cata cấp tính, mạn
tính, hay viêm dạ dày và ruột (Gastro enteritio).
Cách làm:
+ Cho con vật nhịn đói, sau đó cho ăn (hoặc uống) chất kích thích dạ dày. Sau 15 phút
lấy dịch dạ dày lần thứ nhất, tiếp theo 15 phút sau lấy lần tiếp theo.
Trước khi làm thí nghiệm, ta tiến hành lọc dịch vị; lọc dịch vị qua hai lần vải gạc.
+ Hút 6 ml dịch dạ dày lấy lần thứ nhất và 6 ml dịch dạ dày lấy lần kế tiếp cho vào ống
nghiệm; đem ly tâm 2000 vòng/ phút trong vòng 15 phút.
+ Lấy ra đổ bớt phần nước trong ở trên ống nghiệm, sao cho còn 1 ml cặn dịch dạ dày ở
đáy ống nghiệm; lắc đều, dùng ống hút bạch cầu hút cặn của dịch trên đến khắc 1.
+ Hút tiếp nước muối 1 % đến khắc 11 để pha loãng và đếm trong buồng đếm bạch cầu
ở 4 ô lớn chung quanh (giống đếm bạch cầu trong máu).
+ Kết quả thu được nhân với 25 sẽ được số bạch cầu trong 1 mm3 cặn dịch dạ dày.
Cuối cùng lấy trung bình bạch cầu đếm được mỗi lần trong hai giờ đầu.
Ngựa khoẻ, mỗi lần lấy trong giờ thứ nhất trung bình có 100 - 300 bạch cầu/mm3, giờ
thứ hai trung bình có 100 - 200 bạch cầu. Lúc viêm dạ dày, lượng bạch cầu có thể tăng lên
gấp 4 - 10 lần.
Khám ruột
Ruột của con vật được chia làm 2 đoạn: 1): ruột non (Small intestine) gồm tá tràng,
không tràng, hồi tràng; 2): ruột già (Large intestine) gồm manh tràng, kết tràng, trực tràng và
hậu môn (Anus).
100
Động mạch treo tràng trước và động mạch treo tràng sau cung cấp máu cho ruột; đường
ruột có hệ lâm ba rất phát triển. Hoạt động của ruột chịu sự chi phối của thần kinh thực vật;
giây phó giao cảm gây hưng phấn vận động và phân tiết; giây phó giao cảm lại có tác dụng
ngược lại.
Chức năng chủ yếu của ruột là tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng và đào thải các chất
cặn bã. Chức năng này hoạt động được là nhờ những phản xạ có điều kiện (Conditioned
reflex) và những phản xạ không điều kiện (Unconditioned reflex).
Cấu tạo và vị trí giải phẫu của bộ máy tiêu hoá ở các loài vật khác nhau nên cách khám
bệnh của đường tiêu hoá cho chúng cũng khác nhau:
+ Những con vật lớn, dùng phương pháp nghe và gõ.
+ Những con vật nhỏ, dùng phương pháp sờ nắn và chụp X-quang.
1. Khám ruột loài nhai lại
1.1. Sờ, nắn.
Sờ nắn có thể phát hiện ra con vật đau đớn. Gia súc đau toàn bộ vùng bụng có thể do
viêm màng bụng, lồng, xoắn ruột hoặc herni ống bẹn.
1.2. Gõ.
Trong các trường hợp bị bệnh ở vùng bụng âm gõ thay đổi rất ít. Vì vậy người khám
phải lắng nghe thật tập trung mới có thể chẩn đoán ra bệnh cho con vật.
1.3. Nghe.
Nếu bị đau đớn vùng bụng do tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột, hoặc bị liệt ruột thì nhu
động của ruột mất. Nhu động của ruột tăng nghe như tiếng nước chảy trong các bệnh dẫn đến
ỉa chảy (Diarrhrea), viêm ruột thể cata (Enteritis catarrhalis)...
Khi cần, có thể khám qua trực tràng (Rectal examination), nhưng chủ yếu để khám dạ
cỏ, khám thai.
2. Khám ruột ngựa.
2.1. Nhìn.
Vùng bụng phải chướng to thường do dạ dày, ruột già bị chướng hơi. Vùng bụng hóp lại
có thể bị đói, ỉa chảy lâu ngày.
2.2. Gõ.
Vùng tiểu kết tràng và kết tràng có âm đục là do ngựa bị tắc ruột, tắc ở kết tràng thì
vùng âm đục càng rộng.
2.3. Nghe.
Bên phải bụng vùng lõm hông nghe được nhu động thì đó là nhu động của manh tràng.
ở mé bụng trái lần lượt từ trên xuống: nghe được nhu động của tiểu kết tràng, ruột non, và
dưới cùng là của kết tràng.
Ngựa khoẻ: ruột già nhu động 4-6 lần/ 1 phút, ruột non nhu động 8-12 lần.
Nhu động của ruột ngựa phụ thuộc vào chế độ sử dụng và phẩm chất thức ăn.
+ Nhu động của ruột ngựa tăng: do ngựa ăn và uống nước quá lạnh, do thức ăn thiu thối,
nấm mốc, do viêm ruột cata, viêm ruột đầy hơi.
101
Nếu thành ruột quá căng hoặc chướng bụng đầy hơi thì nghe được nhu động của ruột
ngựa như tiếng nước rơi trên một miếng kim loại.
+ Nhu động ruột yếu, ngắn: do bị tắc ruột, bị ỉa chảy; do thần kinh phó giao cảm bị ức
chế.
+ Nhu động của ruột mất: do bị tắc ruột, do bị đầy hơi nặng, do bị liệt ruột.
3. Khám trực tràng.
Ngựa thường hay bị đau bụng cho nên việc chẩn đoán bệnh qua khám trực tràng rất có ý
nghĩa. Qua việc khám này chúng ta biết được ruột bị tắc, lồng, hay xoắn. Khám trực tràng còn
chẩn đoán bệnh ở gan, thận, và khám thai.
Ruột ngựa rất dài, phức tạp và xếp theo thứ tự sau:
+ Ruột non: tá tràng, không tràng, hồi tràng.
+ Ruột già: manh tràng - đại kết tràng phía dưới bên phải (qua gấp khúc hoàng mô) - đại
kết tràng dưới bên trái (qua gấp khúc hông) - đại kết tràng bên trái (qua gấp khúc hoành mô) -
đại kết tràng bên phải - manh tràng của đại kết tràng - tiểu kết tràng (trực tràng).
Trước khi khám trực tràng nên thụt hết phân ra. Người khám chụm đầu các ngón tay lại,
từ từ đưa vào trực tràng. Nếu con vật cựa quậy, hay nhu động của ruột đẩy tay ra quá mạnh thì
không được đẩy tay tiếp vào. Cho tay vào trực tràng chú ý cơ vòng hậu môn: cơ này co thắt
mạnh là triệu chứng lồng, xoắn hay tắc ruột.
Kiểm tra phân
Phân của những con vật ăn cỏ gồm: chất xơ, protid, lipid, những chất phân tiết của
đường tiêu hoá, tế bào thượng bì của niêm mạc ruột, vi sinh vật...
Phân của những con vật ăn thịt và tạp thực gồm: mảnh thức ăn chưa được tiêu hoá, chất
phân tiết của niêm mạc đường ruột, vi sinh vật, chất khoáng...
1. Kiểm tra bằng mắt thường.
Số lượng phân nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng thức ăn, chất lượng thức ăn mà con
vật đã ăn vào. Lượng phân thải ra qua 24 giờ của các loài vật như sau: Ngựa: 15-20 kg / con /
24 giờ. Trâu, bò: 15-35 kg / con / 24 giờ. Dê, cừu: 2-5 kg / con / 24 giờ. Lợn: 1-3 kg / con / 24
giờ. Chó: 0,5-1 kg / con / 24 giờ. Mèo: 0,1-0,3 kg / con / 24 giờ. Voi: 50-80 kg / con / 24 giờ.
1.1. Độ cứng mềm của phân.
Độ cứng mềm của phân là do thức ăn, tỷ lệ nước có trong thức ăn và chức năng tiêu hoá
quyết định.
- Phân của ngựa: có khoảng 75% là nước. Ngựa ỉa thành từng hòn tròn. Nếu bị viêm ở
đường tiêu hoá thì phân sẽ nát.
- Phân của trâu, bò: có khoảng 85 % là nước. Trâu, bò ỉa ra thành từng bãi.
- Phân của dê, cừu: có khoảng 55% là nước. Dê, cừu ỉa ra thành từng viên.
- Phân của lợn: có khoảng 60% là nước. Lợn ỉa ra thành hình ống.
- Phân của gia cầm: có khoảng 30-35% là nước. Gia cầm ỉa ra thành trụ tròn, khô, có
màu trắng. Khi phân thay đổi độ cứng, độ mềm là con vật có thể bị mắc bệnh.
1.2. Màu của phân.
102
Màu của phân phụ thuộc vào thức ăn và tuổi của con vật.
- Phân màu xanh: con vật ăn cỏ tươi, rau xanh.
- Phân có màu vàng thẫm: con vật ăn các loại hạt, củ, thức ăn ủ tươi.
- Phân có màu trắng: lợn con phân trắng, bê-nghé phân trắng, phân trắng do giun đũa...
- Phân có màu đất thó (clay): bệnh viêm gan, tắc mật, phó thương hàn
- Phân có màu đỏ xẫm: do đoạn ruột trước bị xuất huyết. Phân có máu còn do các bệnh:
tiêu chảy do virus, bệnh dịch tả, bệnh tụ huyết trùng, bệnh nhiệt thán... Trong phân còn có thể
có màu của thuốc điều trị bệnh cho con vật.
1.3. Mùi của phân.
- Phân có mùi thối: là do viêm ruột cata kiềm tính, do các chất phân giải trong ruột.
- Phân có mùi chua: là do viêm ruột cata toan tính.
Chọc dò xoang bụng
Chọc dò xoang bụng là để kiểm tra dịch thẩm xuất (dịch viêm = exudate), hoặc dịch
thẩm lậu (dịch phù = transudate) để biết được do viêm tại chỗ hay viêm toàn thân. Chọc dò
xoang bụng còn để chẩn đoán tình trạng các khí quan trong xoang bụng: gan, dạ dày, bàng
quang, ruột...
Vị trí chọc dò: cách xương mỏm kiếm về phía sau 10 -15 cm, chọc hai bên, cách đường
trắng mỗi bên 2-3 cm. Tuy chọc được cả hai bên nhưng với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, mang,
sao la, cheo cheo, lạc đà, nên chọc bên phải để tránh dạ cỏ; ngựa nên chọc bên trái để tránh
manh tràng.
Sau khi vô trùng dụng cụ và nơi chọc dò, người khám dùng kim 14 hoặc 16, ấn mạnh
kim vuông góc với thành bụng, đẩy kim từ từ vào xoang bụng. Nên nối kim với ống cao su
sau đó lắp Syringe vào để rút dịch. Cần cố định bệnh súc thật chắc chắn để bảo đảm an toàn
cho người và cho bệnh súc.
- Con vật khoẻ lấy được từ 2 - 5 ml, dịch chọc dò có màu vàng.
- Con vật đau bụng dịch chọc dò nhiều và có màu vàng.
- Dịch chọc dò có mùi khai: con vật bị vỡ bàng quang.
- Dịch chọc dò có lẫn mảnh thức ăn, có cả máu, có mùi chua: vỡ dạ dày.
- Dịch chọc dò toàn máu: vỡ gan, vỡ lá lách, vỡ mạch máu lớn.
- Dịch chọc dò có Fibrine, có nhiều niêm dịch, màu đục: có thể bị viêm màng bụng.
Khám gan
Gan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể của con vật, gan thường bị nhiều nhân tố từ
bên ngoài và các nhân tố bên trong cơ thể gây hại.
Khám gan cho con vật bằng phương pháp lâm sàng: nhìn, sờ nắn, gõ, nghe; và bằng các
phương pháp khác như: sinh thiết gan, soi ổ bụng, X- quang...
1. Vị trí khám.
1.1. Gan ngựa: gan của ngựa nằm sâu trong ổ bụng, bên phải và bên trái của gan đều
nằm trong cung sườn, bị rìa phổi ở đó lấp kín; vì vậy khi gõ không nghe được âm đục vùng
103
gan và sờ không được. Khi con vật bị bệnh làm gan sưng to, gõ men theo cung sườn về phía
dưới, bên trái khoảng gian sườn 7 đến gian sườn 10; bên phải khoảng gian sườn 10 đến gian
sườn 17.
Gan sưng to: vùng gan bên phải mở rộng, gõ thấy âm đục, dưới cung sườn bên phải có
thể sờ thấy gan cứng, chuyển động theo nhịp thở; bệnh súc có cảm giác đau.
Ngựa bị bệnh ở gan thấy rõ các triệu chứng như: hoàng đản, hôn mê, tim đập chậm, tích
nước xoang bụng, thành phần và tính chất của nước tiểu thay đổi.
1.2. Gan loài nhai lại: gan của loài nhai lại nằm ở vùng bụng bên phải: từ xương sườn 6
đến xương sườn cuối cùng. Phần gan lộ ra ngoài ở khoảng xương sườn 10 - 12, tiếp giáp với
thành bụng.
Gia súc khoẻ, gõ từ xương sườn 10 đến xương sườn 12 trên dưới đường ngang kẻ từ
mỏm hông.
Gan bị sưng to: vùng âm đục mở rộng về phía sau có thể đến xương sườn 12 trên đường
ngang kẻ từ mỏm xương ngồi, phía dưới có thể mở rộng đến đường ngang kẻ từ khớp vai.
Gan bị sưng có thể do: viêm gan mạn tính, lao gan, sán lá gan, áp xe gan, ung thư gan.
3. Gan con vật nhỏ: Để con vật đứng, quan sát cả bên trái và bên phải, sờ hai bên cung
sườn từ nhẹ đến nặng; cho con vật nằm: sờ cung sườn bên trên, sau lật phía bên kia khám
phần còn lại.
- Gan chó: vùng âm đục bên trái từ xương sườn 10 đến xương sườn 12; vùng âm đục
bên phải từ xương sườn 10 đến xương sườn 13. Vùng âm đục của chó còn tuỳ thuộc vào độ
béo, gầy và độ dày của dạ dày và ruột.
- Gan lợn: lợn có nhiều mỡ, tầng thịt dày nên dùng phương pháp sờ nắn, gõ ít có hiệu
quả. Khám gan cho lợn giống như khám gan cho chó.
2. Sinh thiết gan.
2.1. Vị trí chọc sinh thiết.
Ngựa:
+ Bên trái: gian sườn 8-9.
+ Bên phải: gian sườn 14-15. Cả hai bên đều trên đường ngang kẻ từ mỏm hông.
Loài nhai lại
+ Bên phải: gian sườn 10- 11 là vùng âm đục của gan, giữa đường ngang kẻ từ mỏm
xương ngồi và đường ngang kẻ từ mỏm hông.
Sử dụng phương pháp chọc dò khi triệu chứng bệnh không rõ ràng và để chẩn đoán
những rối loạn trao đổi chất.
2.2. Dụng cụ dùng để sinh thiết.
Kim chọc dò dài 9 cm, phần chọc vào cơ thể 7 cm. Đường kính ngoài của kim: 3 cm,
đường kính trong của kim là: 2 cm. Bên trong kim có nòng bằng thép đặc vừa khít với lòng
kim.
2.3. Cách sinh thiết.
Đâm kim có nòng qua da, thành bụng, rút nòng kim ra và đẩy tiếp kim vào gan.
104
- Chọc sinh thiết từng điểm: đâm kim có nòng qua da, thành bụng, rút nòng kim ra và
đẩy tiếp kim vào gan, sau khi có thể lắp sering vào và hút mạnh.
- Chọc sinh thiết cục gan: đâm kim có nòng quan da, thành bụng, rút nòng kim ra và đẩy
tiếp kim vào gan xoay một vòng, kéo kim ra; cho nòng kim vào đẩy nhẹ miếng gan mắc trong
lòng kim ra.
Theo yêu cầu xét nghiệm mà xử lý tiếp. Nếu để cắt tổ chức vi thể thì ngâm cục gan lấy
được vào Formol 10%. Nếu làm tiêu bản thì sau khi rút kim ra, bơm những mảnh gan lẫn máu
lên phiến kính đã vô trùng; phiết kính như phiết kính máu, để khô và cố định bằng cồn
Methanol trong vòng 5 phút. Nhuộm phiến kính theo phương pháp Pappenhein trong khoảng
10 phút, hoặc các phương pháp nhuộm tế bào khác. Để khô và xem trên kính hiển vi: có thể
phát hiện được viêm gan, các tế bào gan bị ung thư, các giai đoạn gan thoái hoá. Hiện nay có
rất nhiều phương pháp xét nghiệm chức năng của gan, vì thế tuỳ theo mỗi cơ sở xét nghiệm
nên chọn phương pháp thích hợp.
3. Kiểm tra chức năng gan.
Các phương pháp phát hiện những rối loạn chức năng của gan gọi là xét nghiệm chức
năng. Gan tham gia vào các quá trình trao đổi chất trong cơ thể: trao đổi protid, trao đổi lipid,
trao đổi glucid, trao đổi vitamine, trao đổi khoáng. Gan tổng hợp protid huyết thanh,
albumine, globuline, fibrinogen, prothombin. ở gan diễn ra quá trình chuyển hoá amine thành
các sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi amine là urea. Gan tổng hợp nên fibrinogen,
prothombin, heparin xúc tiến quá trình đông máu. Gan còn là nơi dự trữ khối lượng lớn lipid
cho cơ thể. Phospholipid, cholesterol được hình thành trong các tế bào gan.
ở gan các axit béo được oxy hoá để tạo thành thể cetol và các axit đơn giản. Gan còn là
nơi sản sinh ra vitamine A, B1, D, K. Chức năng giải độc của gan rất quan trọng cho cơ thể,
các chất độc từ tổ chức, từ các khí quan, sản phẩm lên men trong đường ruột, các sản phẩm
trao đổi cuối cùng của cơ thể là urea... tất cả đều qua gan bằng những phản ứng hoá học phức
tạp, bị phá huỷ hoặc được chuyển hoá thành những sản phẩm không độc, sau đó được loại thải
khỏi cơ thể.
3.1. Xét nghiệm chức năng trao đổi đường.
Gluxit vào cơ thể được chuyển qua dạng glucoz để oxy hoá lấy năng lượng cho cơ thể
hoạt động. Nếu glucoz nhiều sẽ được chuyển thành glucogen dự trữ trong gan, khi cần lại
chuyển thành glucoz cung cấp cho cơ thể.
Để xét nghiệm chức năng trao đổi đường của gan, thường dùng một số phương pháp sau
đây:
3.1.1. Nghiệm pháp dùng glucoz.
Để cho con vật nhịn đói 8 -12 giờ, định lượng đường huyết và đường trong nước tiểu.
Sau đó đưa nước đường 40 % với số lượng 0,5 g / 1 kg trọng lượng qua ống thông vào dạ dày.
Sau 30, 60, 90, 120, 150, 180 phút lấy máu định lượng đường huyết; sau 3 giờ định lượng
đường trong nước tiểu.
Ngựa: sau khi cho uống từ 30 - 60 phút lượng đường huyết cao nhất và trở lại bình
thường sau 180 phút
Nếu thời gian đường huyết xuống mức bình thường chậm chứng tỏ gan có bệnh, chức
năng chuyển hoá glucoz thành glucogen kém.
105
Để đánh giá chức phận của gan, người ta còn lấy tỷ lệ giữa đường huyết cao nhất sau
khi cho gia súc uống đường và lượng đường huyết trước đó. Ở bò khoẻ, tỷ lệ đó là 1,5 – 1,57.
Khi có bệnh ở gan, tỷ lệ này lên tới 1,94 – 2,25.
Lưu ý: mục đích của nghiệm pháp là qua biến động của lượng đường huyết để đánh giá
chức năng chuyển hoá đường của gan. Nhưng thực tế, lường đường huyết không chỉ phụ
thuộc vào gan mà con phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: trạng thái thần kinh, sự hoạt động
của các tuyến tuỵ và các tuyến nội tiết; trạng thái đường ruột, chức năng của thận... Vì thế mà
độ chính xác của nghiệm pháp thường thấp, ít được áp dụng.
3.1.2. Nghiệm pháp dùng galactoz.
Nghiệm pháp này có nhiều ưu điểm hơn các nghiệm pháp khác trong kiểm tra chức
năng trao đổi đường của gan, vì galactoz được hấp thu nhanh và chỉ được sử dụng khi đã
chuyển hoá thành glucoz. Quá trình đó chỉ diễn ra trong gan. Mặt khác galactoz có ngưỡng
thận thấp, vị vậy, lượng đường huyết phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của gan.
Các bước tiến hành giống nghiệm pháp glucoz, chỉ khác là liều lượng dùng ít hơn một
nửa.
Các xét nghiệm chức năng trao đổi gluxit của gan nói trên khi áp dụng trong chẩn đoán
thú y đều gặp trở ngại, nhất là ở loài nhai lại. Vì tiến hành xét nghiệm lúc gia súc đói để làm
hạn chế các yếu tố làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết gặp khó khăn.
3.2. Nghiệm pháp Adrenaline.
Tuỳ theo gia súc lớn hay bé, tiêm vào tĩnh mạch (I.V = Intravenous ) hoặc dưới da (S.C
= Subcutaneous) 2-5 ml Adrenaline 0,1%.
Ngựa khoẻ: tiêm tĩnh mạch thì sau 30 phút lượng đường huyết cao nhất, sau 180 phút
thì lượng đường huyết hạ xuống mức bình thường; tiêm dưới da thì sau 60 phút lượng đường
huyết cao nhất, lượng đường huyết hạ xuống mức bình thường có chậm hơn.
Nếu gan bị bệnh thì sau khi tiêm adrenalin, lượng đường huyết sẽ thay đổi ít hoặc không
thay đổi.
Ngoài các phương pháp trên còn có thể định lượng axit latic, axit pyruvic trong máu
cũng có thể chẩn đoán được chức năng trao đổi đường của gan.
3.3. Nghiệm pháp Protid.
Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi protid của cơ thể, đặc biệt là trao
đổi albumine. Để chẩn đoán bệnh ở gan người ta thường định lượng protid huyết thanh và các
tiểu phần, xét nghiệm tính bền vững của protein huyết thanh, định lượng đạm tổng số, axit
uric trong máu và nước tiểu.
Kiểm tra protein huyết thanh thường dùng các phản ứng kết tủa protein. Các phản ứng
này đều dựa trên nguyên tắc tính bền vững của protein huyết thanh thay đổi lúc các tiểu phần
của nó thay đổi.
Sở dĩ protein huyết thanh tồn tại được dưới dạng keo trong suốt là nhờ kích thước các
hạt keo li ti. Nếu kích thước các hạt keo tăng thì rất dễ kết tủa. Trong chẩn đoán bệnh ở gan,
ngành thú y thường dùng phản ứng Weltman, phản ứng ứng Takata-ara và phản ứng Gros.
3.3.1. Phản ứng Takata - ara.
Nguyên lý của phản ứng là dựa trên sự thay đổi tính ổn định thể keo của protein huyết
thanh trong trường hợp tăng hàm lượng globulin.
106
a) Thuốc thử:
Dung dịch Na2CO3 10%;
Dung dịch Takata: hỗn hợp HgCl2 o,5% và fucxin đỏ 0,02% trong nước với số lượng
bằng nhau.
Nước muối sinh lý 0,9%
b) Tiến hành thí nghiệm:
Lấy 7 ống nghiệm cho vào giá, cho vào mỗi ống 1ml NaCl 0,9%. Cho vào ống thứ nhất
1 ml huyết thanh kiểm nghiệm, lắc thật đều, nhưng tránh nổi bọt. Hút 1ml hỗn hợp ở ống thứ
nhất cho qua ống thứ hai; cứ làm như vậy đến ống thứ bảy, bỏ 1 ml.
Sau đó cho vào mỗi ống 0,25 ml Na2CO3 10% và 0,3 ml dung dịch Takata. Lắc thật
đều và để yên trong phòng thí nghiệm 24 giờ. Xem ống có kết tủa là ống nào.
Để chính xác, mỗi vùng, miền, địa phương cần xét nghiệm ở gia súc khoẻ để có một chỉ
tiêu sinh lý. Ví dụ, huyết thanh ngựa khoẻ thường kết tủa đến ống thứ sáu, nếu kết tủa đến ống
thứ tư hay trên nữa là phản ứng dương tính.
Phản ứng Takata dương tính chứng tỏ gan bị tổn thương phân tán, viêm gan, xơ gan.
3.3.2. Phản ứng Weltman.
Đánh giá tính ổn định của protein huyết thanh bằng cách cho nó kết tủa với CaCl2 ở
những nồng độ khác nhau. CaCl2 làm thay đổi tính mang điện của các tiểu phần protein trong
điều kiện đun sôi.
- Thuốc thử: Dung dịch CaCl 10%.
- Các bước tiến hành:
Chuẩn bị 11 ống nghiệm sạch cho vào giá, tiến hành như sau:
ống nghiệm CaCl2 (ml) Nước cất (ml) % nồng độ CaCl2 Huyết thanh (ml)
1. 5.0 - 0.1 0.1
2. 4.5 0.5 0.09 0.1
3. 4.0 1.0 0.08 0.1
4. 3.5 1.5 0.07 0.1
5. 3.0 2.0 0.06 0.1
6. 2.5 2.5 0.05 0.1
7. 2.25 2.75 0.04 0.1
8. 2.0 3.0 0.035 0.1
9. 1.75 3.25 0.03 0.1
107
10. 1.5 3.5 0.02 0.1
11. 1.0 4.0 0.01 0.1
Lắc đều, tránh sủi bọt, đậy các ống lại. Đun cách thuỷ sôi 15 phút, lấy ra đọc kết quả
ống có kết tủa cuối cùng.
ở ngựa khoẻ: ống thứ sáu là ống có kết tủa cuối cùng, nồng độ CaCl2 > 0.04. Nếu kết
tủa sau ống thứ sáu, nồng độ CaCl2 < 0.035 là phản ứng dương tính.
Trâu, bò khoẻ: ống thứ 8 - 9, nồng độ CaCl2 0.035 - 0.03%. Nếu kết tủa ở ống 10 là
phản ứng dương tính, chứng tỏ gan bị viêm, xơ gan.
3.3.3. Phản ứng Gros.
Thuốc thử Hayem: HgCl2 0,5 g; Na2SO4.1 H2O 5g; NaCl 2g; nước cất 200 ml
Hoà tan các chất trên, đem lọc được thuốc thử Hayem.
Lấy máu cần kiểm nghiệm chắt lấy huyết thanh vào ống nghiệm thật khô, dùng pipet
loại 5 ml cho từ từ dung dịch Hayem vào ống nghiệm cho đến khi huyết thanh có kết tủa
không tan. Sau 5 phút đọc kết quả: Căn cứ vào lượng dung dịch Hayem đã sử dụng để biết
phản ứng dương tính hay âm tính.
Trâu, bò khoẻ lượng Hayem để có phản ứng kết tủa là 2,4 - 2,6 ml.
Lượng dung dịch Hayem dùng hết ít hơn 1/2 bình thường là phản ứng dương tính,
chứng tỏ độ bền vững của protid huyết thanh càng kém, vì vậy cần chú ý đến bệnh trạng của
gan. Nếu phản ứng dương tính trong thời gian dài thì bệnh đã chuyển sang thể mạn tính hay
đang bị xơ gan.
3.3.4. Phản ứng với lugol.
- Thuốc thử Lugol: I2 20g; IK 40g; Nước cất 300 ml.
- Cách làm:
Cho 1 giọt Lugol lên phiến kính rồi trộn vào 1 giọt huyết thanh tươi. Đọc kết quả sau 5
phút.
Huyết thanh vón từng cục: ++++
Huyết thanh vón từng hạt: +++
Huyết thanh vón từng hạt nhỏ: ++
Huyết thanh vón từng hạt li ti: +
Huyết thanh trong suốt: +
3. 4. Phương pháp dựa vào trao đổi Lipid.
Sử dụng phương pháp này để xem xét lượng cholesterol và cholesterol este,
phospholipit trong máu, điện di lipoproteine.
Vai trò của gan trong quá trình trao đổi lipit bắt đầu từ giai đoạn tiêu hoá mỡ trong
đường ruột. Mật và các axit mật như axit torocolic, hoạt hoá men lipaza; cùng với các Na+ tạo
thành các muối của axit mật. Các muối này làm thay đổi sức căng bề mặt của các hạt mỡ, nhũ
tương hoá nó để dễ hấp thu. Các quá trình thuỷ hoá, oxy hoá, chuyển hoá lipit phức tạp gắn
108
liền với chức phận của gan. Trong các bệnh khác nhau ở gan đều ít nhiều ảnh hưởng đến quá
trình trao đổi lipit trong cơ thể.
3.5. Xét nghiệm cơ năng trao đổi sắc tố mật.
Cần xét nghiệm bilirubin trong máu, stecobolin trong phân và urobilin trong nước tiểu.
Quá trình chuyển hoá sắc tố mật:
Trong các tế bào nội võng mô ở gan, lách, tuỷ xương, hồng cầu thoái hoá giải phóng
hemoglobin, sau đó biến thành verdohemoglobin. Verdohemoglobin tách nhân sắt để thành
biliverdin và cuối cùng là thành hemobilirubin.
Hemobilirubin lưu chuyển trong huyết quản ở dạng kết hợp với albumin nên không qua
được ống lọc ở thận để ra ngoài theo nước tiểu. Hemobilirubin không hoà tan trong nước,
không tác dụng trực tiếp với thuốc thử diazo, nên gọi là bilirubin gián tiếp.
Trong tế bào gan, hemobilirubin dưới xúc tác của men urodindiphosphoglucoroni -
Transferaza, kết hợp với axit glucoronic để tạo thành cholebilirubin - bilirubindiglucoronic
(sắc tố II) và bilirubinmonoglucoronic (sắc tố I). Sắc tố I chiếm khoảng 30%, sắc tố II chiếm
khoảng 70%.
Bilirubin + 2UDPGA ∏ Bilirubindiglucoronic + 2UDP.
Bilirubin + UDPGA ∏ Bilirubinmonoglucoronic + UDP.
(UDPGA: axit urodindiphosphoglucoronic; UDP: urodindiphospat)
Cholebilirubin là sắc tố màu đỏ, tính axit, tan trong nước, dễ kết hợp với kim loại muối
kiềm. Các muối canxi của bilirubin khó tan trong nước, lên dễ kết tủa tạo thành sỏi mật.
Cholebilirubin theo ống dẫn mật vào túi mật và vào tá tràng. Ở đường ruột, dưới tác
dụng của hệ vi khuẩn, cholebilirubin bị khử oxy để thành mezobilirubin (bilirubin trung gian)
và sau đó tạo thành stercobilinogen và urobilinogen. Một phần stecobilinogen và urobilinogen
thấm theo thành ruột, theo tĩnh mạch cửa, vào gan được oxy hoá thành bilirubin tích lại trong
túi mật. Phần lớn stecobilinogen theo phân ra ngoài. Trong nước tiểu, gặp oxy, bị oxy hoá trở
thành urobilin.
Stecobilinogen và stecobilin, urobilinogen và urobilin giống nhau về tính chất hoá học.
Trong lâm sàng, phải chẩn đoán phân biệt hoảng đản do bệnh ở gan, tắc mật; hay do
hồng huyết cầu bị phá hàng loạt.
Những bệnh gây vỡ hồng cầu hàng loạt làm cho hemoglobin, hemobilirubin tăng mạnh,
tích lại trong máu, tụ lại trong tổ chức. Stecobilinogen và urobilirubin nhiều, gan không oxy
hoá kịp cũng tích lại và trong nước tiểu, urobilin tăng lên.
Gan có bệnh, gan không chuyển hoá hết hemobilirubin thành cholebilirubin,
hemobilirubin tích lại trong máu, trong tổ chức. Mặt khác, cholebilirubin có thể thấm qua tổ
chức gan tổn thương để vào máu, tích lại trong tổ chức và một phần theo nước tiểu ra ngoài.
gan bị tổn thương không oxy hoá hết stecobilinogen và urobilirubinogen, chúng tích lại trong
tổ chức và thải ra ngoài theo nước tiểu.
Những bệnh làm tắc ống mật làm cholebilirubin tràn vào máu, thải rất nhiều theo nước
tiểu.
Chẩn đoán phân biệt chứng hoàng đản.
109
Sắc tố Trong Gia súc khoẻ
Hoàng đản
Cơ giới Tổn thương
gan
Dung
huyết
Hemoglo
bin
máu
nước tiểu
+++
-
+++
-
+++
-
++++
+++
Hemobili
rubin
máu + + +++ ++++
Cholebili
rubin
phân
máu
++
-
-
++++
+
++++
++++
-
Phản ứng
Van-den-
berg
Gián tiếp
(tuỳ theo
loại gia
súc)
Trực tiếp Lưỡng tính Gián tiếp
Urobilin nước tiểu + - ++++ +++
Stecobili
n
phân + - + ++++
3.6. Xét nghiệm hoạt tính của SGOT và SGPT.
SGOT: Serum Glutamat Oxalatcetat Transamylaza
SGPT: Serum Glutamat Pyruvat.
Hai men này đảm nhận việc chu chuyển amin và hoạt tính của nó thay đổi liên quan đến
trạng thái tế bào gan rất lớn.
SGOT có nhiều nhất trong gan, trong cơ tim và trong các tổ chức khác.
SGPT có nhiều nhất trong tim, trong gan và các tổ chức khác.
Hai men này thường ở trong tế bào, khi tế bào bị tổn thương làm hoạt tính trong máu
tăng lên rõ rệt, tăng rất sớm so với các tổ chức khác. Dựa vào 2 men này để chẩn đoán bệnh
cơ tim: nếu hai men này tăng lên thì do rối loạn cơ tim, hoặc bệnh viêm gan.
4. Bệnh gan và quá trình đông máu.
Gan tổng hợp rất nhiều chất hữu cơ tham gia vào quá trình đông máu, protrombin,
antitrombin, fibrinogen... Tổng hợp protrombin, fibrinogen và nhiều chất khác trong số đó,
cần thiết phải có vitamin K.
Trường hợp hoàng đản do tắc ống mật, mật không chảy ra tá tràng được, quá trình tiêu
hoá mỡ bị trở ngại dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu vitamin K.
Trường hợp hoàng đản do tổn thương gan cấp tính, số lượng antitrombin tăng, hàm
lượng fibrinogen giảm. Trong các trường hợp xơ gan, lượng fibrinogen giảm đến 20% so với
mức bình thường, lúc bị viêm gan cấp tính, có thể giảm đến 50%.
110
Câu hỏi ôn tập
- Trình bày phương pháp nghe nhu động dạ cỏ?
- Cách kểm tra chất chứa trong dạ cỏ?
- Phương pháp khám dạ tổ ong?
- Phương pháp chọc dò xoang bụng?
- Phương pháp sinh thiết gan?
- Kiểm tra màu sắc nước tiểu?
- Các phương pháp xét nghiệm nước tiểu?
Tài liệu tham khảo
- Bệnh ở hệ tiêu hóa:
1.htm
- Hệ tiêu hóa:
=21BDaWQ9MTI4MDUmZ3JvdXBpZD0ma2luZD0ma2V5d29yZD
1oJWUxJWJiJTg3JTIwdGklYzMlYWF1JTIwaG8lYzMlYTE=&page=1
- Rumen Physiology and Rumination:
www.vivo.colostate.edu/hbooks/pathphys/digestion/herbivores/rumination.html -
11k -
- Dr. Lisa Williamson: Young Ruminant Diarrhea:
111
Chương I..................................................................................................................................... 2
CÔNG TÁC KHÁM BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN........................................................................2
Mục tiêu của chương...............................................................................................................2
Nội dung của chương.............................................................................................................. 2
I. Tầm quan trọng của công tác khám bệnh và chẩn đoán...................................................... 2
II. Cách tiến hành công tác khám bệnh ..................................................................................3
1. Nơi khám.........................................................................................................................3
2. Phương tiện..................................................................................................................... 3
3.Thầy thuốc .......................................................................................................................3
4. Bệnh súc..........................................................................................................................4
III- Nội dung khám bệnh.........................................................................................................4
IV – Từ khám bệnh sang chẩn đoán........................................................................................4
V. KẾT LUẬN........................................................................................................................5
Câu hỏi ôn tập..................................................................................................................... 5
Tài liệu tham khảo ..............................................................................................................5
CHƯƠNG II................................................................................................................................6
BỆNH ÁN VÀ BỆNH LỊCH...................................................................................................... 6
Tóm tắt chương....................................................................................................................... 6
Mục tiêu của chương...............................................................................................................6
Nội dung của chương.............................................................................................................. 6
I. Tác dụng của bệnh án và bệnh lịch......................................................................................6
1. Tác dụng về chuyên môn................................................................................................ 6
2. Yêu cầu của bệnh án và bệnh lịch...................................................................................7
II. Nội dung của bệnh án và bệnh lịch.................................................................................... 8
1. Nội dung bệnh án............................................................................................................ 8
2. Nội dung bệnh lịch..........................................................................................................9
III. Tổng kết hồ sơ bệnh.........................................................................................................9
IV. Lưu trữ hồ sơ bệnh..........................................................................................................10
Câu hỏi ôn tập................................................................................................................... 10
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................10
CHƯƠNG III............................................................................................................................ 12
MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG CHẨN ĐOÁN......................................................................12
Tóm tắt chương..................................................................................................................... 12
Mục tiêu của chương.............................................................................................................12
Nội dung của chương............................................................................................................ 12
I. Triệu chứng (Symptom)................................................................................................ 12
II. Hội chứng (syndroms)..................................................................................................13
III. Khái niệm chẩn đoán...................................................................................................14
IV. Khái niệm về tiên lượng (prognosis).......................................................................... 15
Câu hỏi ôn tập................................................................................................................... 16
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................16
CHƯƠNG II..............................................................................................................................17
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM BỆNH CHO CON VẬT........................................................ 17
Tóm tắt chương..................................................................................................................... 17
Mục tiêu của chương.............................................................................................................17
Nội dung của chương............................................................................................................ 17
I. Các phương pháp lâm sàng............................................................................................17
1. Phương pháp nhìn (inspectio)....................................................................................... 17
2. Phương pháp sờ, nắn (Palpatio).................................................................................... 17
3. Phương pháp gõ (Percussis)..........................................................................................18
112
4. Phương pháp nghe (thính chẩn = Auscultatio )............................................................ 19
II. Các phương pháp cận lâm sàng........................................................................................19
Phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng..........................20
Câu hỏi ôn tập................................................................................................................... 21
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................21
Chương V..................................................................................................................................23
Khám chung.............................................................................................................................. 23
Tóm tắt chương..................................................................................................................... 23
Mục tiêu của chương.............................................................................................................23
Nội dung của chương............................................................................................................ 23
I. Hỏi bệnh.........................................................................................................................23
II. Khám bệnh................................................................................................................... 24
1. Quan sát các biểu hiện khác thường của con vật.......................................................... 24
2. Quan sát thể tạng...........................................................................................................24
2. Khám niêm mạc............................................................................................................ 25
3. Khám hạch lâm ba.........................................................................................................27
4. Khám lông.....................................................................................................................28
5. Khám da........................................................................................................................ 28
6. Kiểm tra thân nhiệt........................................................................................................31
Câu hỏi ôn tập................................................................................................................... 36
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................37
CHƯƠNG VI............................................................................................................................ 38
KHÁM HỆ TIM MẠCH...........................................................................................................38
Tóm tắt chương..................................................................................................................... 38
Mục tiêu của chương.............................................................................................................38
Nội dung của chương............................................................................................................ 38
I. Sơ lược về hệ tim mạch..................................................................................................... 38
1. Thần kinh tự động của tim............................................................................................ 38
2. Thần kinh điều tiết hoạt động của tim...........................................................................38
3. Thần kinh điều tiết mạch quản......................................................................................39
4. Sự điều tiết hoạt động chức năng của tim..................................................................... 39
5. Vị trí giải phẫu của tim................................................................................................. 39
II. Khám tim..........................................................................................................................40
1. Nhìn vùng tim............................................................................................................... 40
2. Sờ vùng tim................................................................................................................... 40
3. Gõ vùng tim.................................................................................................................. 41
4. Nghe tim.......................................................................................................................42
III. Điện tâm đồ.....................................................................................................................45
1. Điện tim.........................................................................................................................45
IV. Khám mạch máu............................................................................................................. 45
1. Mạch đập (Pulsus).........................................................................................................45
V. Khám tĩnh mạch............................................................................................................... 51
VI. Huyết áp..........................................................................................................................52
VII. Khám chức năng tim......................................................................................................53
Câu hỏi ôn tập................................................................................................................... 54
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................54
CHƯƠNG VII...........................................................................................................................55
XÉT NGHIỆM MÁU................................................................................................................55
Tóm tắt chương..................................................................................................................... 55
Mục tiêu của chương.............................................................................................................55
113
Nội dung của chương............................................................................................................ 55
I. Phương pháp lấy máu........................................................................................................ 55
II. Xét nghiệm lý tính của máu............................................................................................. 56
III. Tốc độ huyết trầm (Sedimentation rate)......................................................................... 58
IV. Sức kháng của hồng cầu................................................................................................. 59
V. Hoá nghiệm máu.............................................................................................................. 60
Câu hỏi ôn tập................................................................................................................... 73
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................74
CHƯƠNG VIII......................................................................................................................... 75
KHÁM HỆ HÔ HẤP................................................................................................................ 75
Tóm tắt chương..................................................................................................................... 75
Mục tiêu của chương.............................................................................................................75
Nội dung của chương............................................................................................................ 75
I. Khám động tác hô hấp....................................................................................................... 75
1. Tần số hô hấp................................................................................................................ 75
2. Thể hô hấp.....................................................................................................................76
II. Khám đường hô hấp trên.................................................................................................. 78
III. Khám ngực...................................................................................................................... 80
IV. Chọc dò xoang ngực và kiểm tra dịch chọc dò. .............................................................85
V. Khám đờm........................................................................................................................86
Câu hỏi ôn tập................................................................................................................... 87
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................87
CHƯƠNG IX............................................................................................................................ 88
KHÁM HỆ TIÊU HOÁ............................................................................................................ 88
Tóm tắt chương..................................................................................................................... 88
Mục tiêu của chương.............................................................................................................88
Nội dung của chương............................................................................................................ 88
I. Kiểm tra ăn uống............................................................................................................... 88
II. Kiểm tra nhai.................................................................................................................... 89
III. Nuốt.................................................................................................................................90
IV. Ợ hơi............................................................................................................................... 90
V. Nôn mửa...........................................................................................................................90
VII. Khám họng và thực quản...............................................................................................92
VIII. Khám diều (gia cầm)....................................................................................................92
IX. Khám vùng bụng.............................................................................................................92
X. Khám dạ dày loài nhai lại.................................................................................................93
Chọc dò xoang bụng........................................................................................................... 103
Khám gan............................................................................................................................ 103
Câu hỏi ôn tập................................................................................................................. 111
Tài liệu tham khảo...........................................................................................................111
114
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chẩn đoán bệnh thú y.pdf