Bài giảng cài đặt hệ thống máy tính
Sử dụng lệnh FDISK - Registry - Sử dụng phần mềm UltraISO - Sử dụng các phần mềm bỏ túi (portable)
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng cài đặt hệ thống máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ 1. Làm việc với MS DOS Lệnh nội trú: Lệnh DIR (Directory) * Công dụng: Liệt kê danh sách các tập tin và thư mục con. * Cú pháp: DIR [Tên Ổ đĩa:] [Path] [/w][/p] [/s] * Các tham số: - [/w]: Liệt kê theo hàng ngang, không kèm theo các thông số, chỉ có tên và kiểu tập tin, mỗi hàng có tên của 5 tập tin hoặc thư mục. - [/p]: Liệt kê theo từng trang màn hình, mỗi trang 24 dòng. - [/s]: Liệt kê cả thư mục con của thư mục chỉ định. CHƯƠNG 5: CÀI ĐẶT HỆ THỐNG MÁY TÍNH Lệnh MD (Make Directory) * Công dụng: Cho phép tạo ra thư mục con trên đĩa * Cú pháp: MD [Ổ đĩa:][Path] Lưu ý: Tạo từ ngoài vào trong, thư mục mẹ tạo trước, thư mục con tạo sau. Lệnh RD (eRase Directory) * Công dụng: Cho phép xóa một thư mục con * Cú pháp: RD [Ổ đĩa:][Path] Lưu ý: Xóa (gỡ) từ trong ra ngoài, thư mục con xóa trước thư mục mẹ xóa sau. Muốn xóa một thư mục phải hội đủ các điều kiện: Thư mục muốn xóa phải tồn tại Thư mục muốn xóa phải rỗng Phải đứng ngoài thư mục muốn xóa. Lệnh COPY * Công dụng: Cho sao chép tập tin từ nơi này đến nơi khác. * Cú pháp: COPY [Ổ đĩa:][Path1] [Ổ][Path2][Tên mới] Lệnh DEL (Delete) * Công dụng: Xóa tập tin trong một thư mục. * Cú pháp: DEL [Ổ đĩa:][Path] [/p] - [/p]: Yêu cầu nhắc nhở trước khi xóa. Lệnh COPY CON * Công dụng: Cho phép tạo một tập tin văn bản trong một thư mục với nội dung được nhập từ bàn phím. * Cú pháp: COPY CON [Ổ đĩa:][ Path] Chú ý: Khi đánh xong văn bản phải gõ F6, Enter (hay Ctrl+S) để lưu nội dung tập tin lên đĩa. Lệnh TYPE * Công dụng: Trình bày ra màn hình hoặc máy in nội dung một tập tin văn bản. * Cú pháp: TYPE [Ổ đĩa:][Path] [> prn] [>prn]: In ra máy in. Chú ý: Lệnh TYPE chỉ cho xem nội dung tập tin văn bản, đối với các tập tin khác chỉ hiện ra màn hình các mã. Lệnh REN (Rename) * Công dụng: Đổi tên tập tin * Cú pháp: REN [Ổ đĩa:][Path] Lệnh chuyển đổi ổ đĩa làm việc: * Công dụng: Chuyển từ ổ đĩa làm việc này sang ổ đĩa làm việc khác. * Cú pháp: [Ổ đĩa:] Lệnh CD (Change Directory) * Công dụng: Chuyển thư mục làm việc (chuyển vào một thư mục con) * Cú pháp: CD [Ổ đĩa] [Path] * Một số dạng khác của lệnh chuyển thư mục: CD : Cho biết thư mục đang làm việc. CD.. : Chuyển về thư mục mẹ CD\ : Chuyển về thư mục gốc Lệnh DATE : + Công dụng : xem và sửa ngày. + Cú pháp : DATE Hiện ra 2 dòng hiển thị chẳng hạn như : Current Date is Sat 02 – 04 – 2000 Enter new Date ( mm – dd – yy ) Lúc này có 2 lựa chọn : nếu không đổi ngày hiện hành thì gõ ; nếu sữa ngày hiện hành ở dòng 1 thì sửa theo khuôn mẫu ( tháng – ngày – năm ) Lệnh TIME : + Công dụng : xem và sửa giờ. + Cú pháp : TIME Hiện ra 2 dòng hiển thị chẳng hạn như : Current Time is 4 : 32 : 35.23a Enter new Time Lúc này có 2 lựa chọn : nếu không đổi giờ hiện hành thì gõ ; nếu sữa giờ hiện hành ở dòng 1 thì sửa theo khuôn mẫu ( giờ : phút : giây.%giây ) Lệnh PROMPT + Công dụng : thay đổi dấu đợi lệnh để có thể hiển thị 1 số thông tin theo ý riêng của người sử dụng. + Cú pháp : Prompt [ chuỗi ký tự ] $P : thư mục hiện hành $D : ngày hiện hành $G : dấu > $T : giờ hiện hành $ : xuống dòng Ví dụ : prompt $T$P$G Lệnh VER + Công dụng : xem phiên bản DOS + Cú pháp : VER Lệnh CLS + Công dụng : xóa toàn bộ dữ liệu trên màn hình đưa con trỏ về góc trên cùng bên trái màn hình. + Cú pháp : CLS Chuyển đổi ổ đĩa + Gõ tên ổ đĩa và dấu 2 chấm, sau đó nhấn Enter VD : A : C : LỆNH NGOẠI TRÚ: Lệnh ngoại trú được thiết kế ngoài tập tin COMMAND.COM, tồn tại dưới dạng những tập tin độc lập trên điã có đuôi .COM, .EXE. Muốn sử dụng lệnh ngoại trú thì tập tin lệnh phải có trên đĩa. Lệnh FORMAT * Công dụng: Định dạng đĩa. * Cú pháp: FORMAT [Ổ đĩa:][/s][/q] - [Ổ đĩa:]: Tên ổ đĩa cần định dạng. - [/s]: Định dạng thành đĩa khởi động. - [/q]: Định dạng nhanh Lệnh TREE * Công dụng: Cho xem nội dung của TM con dưới dạng cây. * Cú pháp: TREE [Ổ đĩa:][/f] - [Ổ đĩa:]: Tên ổ đĩa cần xem cây thư mục - [/f]: Liệt kê tất cả các tập tin có trong các thư mục con Lệnh Move * Công dụng: Cho phép di chuyển một hay nhiều tập tin (có thể kết hợp vừa di chuyển vừa đổi tên) và đổi tên TM. * Cú pháp: - Di chuyển tập tin MOVE [Ổ:] [Path1], ... Nơi đến - Đổi tên TM MOVE [Ổ:] [Path1] Lệnh ATTRIB * Công dụng: Trình bày, thiết lập và xóa các thuộc tính của tập tin. * Cú pháp: ATTRIB [S][ H][ R][ A][/s] [Path] [S]: (System) Thiết lập/Xóa thuộc tính hệ thống [H]: (Hidden) Thiết lập/Xóa thuộc tính ẩn [R] : (Read only) Thiết lập/Xóa thuộc tính chỉ đọc [A] : (Archivad) Thiết lập/Xóa thuộc tính lưu trữ [/s]: (Sub-Drirectory) Xử lý tất cả các tập tin trong thư mục con, thư mục hiện hành. Lệnh UNDELETE * Công dụng: Cho phép phục hồi các tập tin vừa bị xóa trên đĩa. * Cú pháp: UNDELETE [Ổ đĩa:][Path][/a] - [/a]: (All) phục hồi nhanh chống các tập tin vừa bị xóa, DOS tự động gắn các tín hiệu đặc biệt thay cho kí tự đầu tiên trong các tập tin đó. Lệnh XCOPY * Công dụng: Sao chép các tập tin và cả các thư mục. * Cú pháp: XCOPY [Ổ đĩa:][Path1] [Ổ][Path2] [/s][/e] - [Path 1]: Nơi thư mục có sẵn (nguồn). - [Path 2]: Nơi thư mục cần chép sang (đích). - [/e]: Sao chép cả các thư mục con rỗng. - [/s]: Sao chép các thư mục con, trừ thư mục rỗng. Lệnh SYS * Công dụng: Dùng sao chép các tập tin hệ thống * Cú pháp: SYS [Ổ đĩa 1:] [Ổ đĩa 2:] Lệnh CHKDSK + Công dụng : kiểm tra đĩa và thông báo tình trạng đĩa. + Cú pháp : CHKDSK [/F] Tham số /F sẽ hiển thị số sector bị hỏng khi kết thúc quá trình kiểm tra. Lệnh SCANDISK + Công dụng : kiểm tra cấu trúc tập tin của đĩa và sau đó kiểm tra các lỗi vật lý trên bề mặt đĩa. + Cú pháp : SCANDISK : Lệnh LABEL + Công dụng : đặt tên nhãn cho đĩa. + Cú pháp : LABEL Sau đó đánh máy đặt tên cho đĩa. 2. Định dạng và phân vùng HDD a. Định dạng đĩa cứng: Đĩa cứng phải được định dạng theo 2 bước: Định dạng vật lý và định dạng Logic. * Định dạng vật lý: Thực hiện trước khi định dạng Logic. Việc định dạng vật lý (LLF) sẽ chia đĩa cứng thành các phần tử vật lý : Đó là các Track, Sector và Cylinder. Chúng xác định cách thức mà dữ liệu được lưu trữ và truy xuất từ đĩa. - Track: Là các đường tròn đồng tâm trên mỗi mặt đĩa. Các Track được đánh số từ ngoài vào trong, bắt đầu là Track 0. - Sector: Track được chia thành nhiều vùng nhỏ hơn gọi là Sector, dùng để lưu trữ một lượng dữ liệu cố định thường là 512Byte. - Cylinder: Chứa tập hợp các Track trên tất cả các mặt đĩa có cùng khoảng cách với trục quay. Dữ liệu được lưu trữ trên đĩa theo từng Cylinder, giúp làm giảm thời gian truy xuất dữ liệu. * Định dạng Logic: Là đặt một hệ tập tin lên đĩa, cho phép các hệ điều hành khác nhau như DOS, Windows, Linus...sử dụng dung lượng đĩa có sẵn để lưu trữ và truy xuất tập tin. Hiện nay có một số tiện ích hỗ trợ việc thực hiện định dạng Logic: FDISK, PARTITION MAGIC... b. Quản lý các Partition: Các hệ điều hành khác nhau sẽ sử dụng hệ tập tin khác nhau. Định dạng toàn bộ đĩa cứng với một hệ tập tin sẽ giới hạn số lượng hệ điều hành mà ta sẽ cài đặt lên điã cứng. Mỗi Partition (phần chia) có thể định dạng với một hệ tập tin khác nhau. Sự tách biệt các phần chia sẽ giúp việc quản lý, tìm kiếm và sao chép dữ liệu thuận tiện hơn. * Hệ tập tin: Là phương pháp mà một Hệ điều hành sử dụng để tổ chức các tập tin trên đĩa. Những hệ tập tin phổ biến hiện nay là FAT16, FAT32, NTFS, HPFS.... Một hệ tập tin thường thực hiện 3 chức năng: - Theo dõi không gian đĩa đã cấp phát và chưa sử dụng - Duy trì các thư mục và tập tin - Theo dõi vị trí tập tin được lưu trữ vật lý trên đĩa. DOS lưu các file lên đĩa theo các đơn vị gọi là cluster. Mỗi cluster chứa một nhóm nhiều sector. Để theo dõi những cluster được sử dụng, cluster nào còn trống, DOS dựa vào 1 cấu trúc gọi là bảng FAT (file allocation table). FAT16: Với không gian địa chỉ 16 bit, FAT16 chỉ hỗ trợ đến 65.536 liên cung (clusters) trên một partition. Hỗ trợ kích thước đĩa hoặc phần chia tối đa 216 x 32KB= 2GB. Kích thước mỗi cluster là 32KB. Đây là hệ tập tin được các hệ điều hành DOS, Windows 3.x, Windows 95, Win NT... sử dụng. FAT32: Sử dụng không gian địa chỉ 32 bit, hỗ trợ kích thước đĩa hoặc phần chia lên đến 232 x 4KB= 2TB. Kích thước mỗi cluster là 4KB. Đây là hệ tập tin được các hệ điều hành Windows 95, Windows 98, Win NT... sử dụng. NTFS: (New Technology File System): Đây là hệ tập tin sử dụng không gian địa chỉ 64 bit được các hệ điều hành Windows NT, Windows 2000, Windows XP… sử dụng. Sử dụng hệ tập tin NTFS sẽ giúp việc sử dụng hiệu quả đĩa và bảo mật dữ liệu được tốt hơn. HPFS: (High Performance File System): Đây là hệ tập tin được hệ điều hành OS/2 sử dụng. * Ưu điểm NTFS: - Khả năng chịu lỗi cao, cho phép người dùng đóng (close) một ứng dụng “chết” (not responding) mà không làm ảnh hưởng đến những ứng dụng khác. - NTFS là hệ thống file có khả năng ghi lại được các hoạt động mà hệ điều hành đã và đang thao tác trên dữ liệu, nó có khả năng xác định được ngay những file bị sự cố mà không cần phải quét lại toàn bộ hệ thống file, giúp quá trình phục hồi dữ liệu trở nên tin cậy và nhanh chóng hơn. - Khi bị mất điện đột ngột thì đĩa cứng format bằng NTFS hoàn toàn không cần quét đĩa lại, bởi vì hệ thống dùng NTFS có được những thông tin về tính toàn vẹn dữ liệu ghi trên đĩa và nó mất rất ít thời gian để biết được về mặt logic đĩa của mình có lỗi hay không và nếu có thì hệ thống cũng tự phục hồi một cách cực kỳ đơn giản và nhanh chóng. - NTFS có khả năng truy cập và xử lý file nén nhanh như truy cập vào các file chưa nén, điều này không chỉ tiết kiệm được đĩa cứng mà còn gia tăng được tuổi thọ của đĩa cứng. Kích thước Cluster của ổ đĩa Logic * Các loại Partition: + Primary Partition: (Phần chia sơ cấp) Là phần chia tham chiếu đến bản ghi khởi động chính. Chỉ có tối đa 4 phần chia sơ cấp có thể tồn tại trên đĩa cứng kể cả phần chia mở rộng. Tại mỗi thời điểm chỉ có thể có 1 phần chia sơ cấp hoạt động trên một ổ đĩa. + Extended Partition: (Phần chia mở rộng) Là phần chia sơ cấp đặc biệt được phát triển để khắc phục giới hạn 4 phần chia. Có thể tạo các phần chia Logic bên trong phần chia mở rộng. Bản thân phần chia mở rộng không chứa dữ liệu và không được gán tên ổ đĩa. + Logic Partition: (Phần chia Logic) Là các phần chia bên trong phần chia mở rộng. Nó có thể chứa các trình ứng dụng, dữ liệu và được gán tên ổ đĩa. Tất cả các phần chia sơ cấp đều có thể truy xuất dữ liệu, chương trình chứa trên các phần chia Logic này. 3. Phân vùng và đỊnh dạng HDD bằng Partition Magic Ổ đĩa cứng mới cần phải được định dạng mới có thể sử dụng được. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà có thể để nguyên một ổ đĩa hoặc chia ra làm nhiều ổ đĩa có dung lượng nhỏ. Sau đây là cách chia và định dạng ổ đĩa cứng bằng chương trình Partition Magic có trong đĩa CD-ROM Hiren’s BootCD. Chương trình Partition Magic sẽ chạy và hiện ra bảng liệt kê thông số của ổ đĩa cứng. Thay đổi kích thước/di chuyển Partition Tạo Partition mới Xóa Partition Đặt tên cho Partition Format Partition Copy Partition Nối 2 Partition thành 1 Kiểm tra và phát hiện lỗi của Partition Thông tin về Partition Chuyển đổi giữa các Partition/hệ tập tin Một số thao tác nâng cao Chương trình Partition Magic sẽ chạy và hiện ra bảng liệt kê thông số của ổ đĩa cứng. Resize / Move Create partition Delete partition Set Label for partition Format partition Copy partition Check partition for error Partition properties Discard Changes Apply change a. Tạo Partition: Từ bảng liệt kê thông số của ổ đĩa cứng. Chọn Unallocated và nhấn vào nút C: (Create partition) để tạo Partition đầu tiên cho ổ đĩa cứng. Trong Create Partition: Chọn Primary Partition tạo phân vùng chính để cài đặt hệ điều hành, đây sẽ là ổ đĩa C: Chọn định dạng cho phân vùng Windows 98 : thì chọn là FAT32 Windows XP : thì chọn NTFS. Đặt tên cho phân vùng Nhập dung lượng cho phân vùng Chọn phần chưa được phân vùng hoặc nhấn vào khoảng trống phía sau phân vùng DIA C, nhấn vào nút C: (Create partition) để tạo Partition cho phần còn lại này. Trong Create partition: Chọn Logical Partition tạo phân vùng phụ để lưu trữ dữ liệu, đây sẽ là ổ đĩa D: Nhập dung lượng cho phân vùng (MB). Nếu muốn chia thêm thành nhiều phân vùng phụ nữa thì chừa lại một phần dung lượng để chia tiếp. Nếu không muốn chia thì để nguyên giá trị lớn nhất của phân vùng này 1004.1 NTFS DIA D Chọn phần chưa được phân vùng hoặc nhấn vào khoảng trống phía sau phân vùng DIA D, nhấn vào nút C: (Create partition) để tạo Partition cho phần còn lại này. Trong Create partition: Chọn Logical Partition tạo phân vùng phụ để lưu trữ dữ liệu, đây sẽ là ổ đĩa E: Nhập dung lượng cho phân vùng (MB). Nếu muốn chia thêm thành nhiều phân vùng phụ nữa thì chừa lại một phần dung lượng để chia tiếp. Nếu không muốn chia thì để nguyên giá trị lớn nhất của phân vùng này NTFS DIA E Bây giờ sẽ Set Active cho phân vùng chính DIA C để thiết lập hiệu lực cho phân vùng này chứa chương trình khởi động chính. Trong bảng liệt kê các thông số về Partition mà ta đã thiết lập, nhấn Apply để chương trình thực hiện việc phân chia Partition. Chương trình sẽ bắt đầu phân chia Partition. Lưu ý là trong quá trình này, nếu máy tính gặp sự cố như treo máy, mất điện hoặc ổ cứng bị lỗi thì có thể toàn bộ Partition của ỗ đĩa cứng và dữ liệu sẽ bị mất. Nhấn Exit để thoát khỏi chương trình Partition Magic, sẽ xuất hiện bảng thông báo yêu cầu khởi động lại máy để các thay đổi có hiệu lực, chọn Ok. Sau khi khởi động lại máy, Windows xuất hiện sẽ thông báo yêu cầu khởi động lại một lần nữa, nhấn Yes để chấp nhận. b. Format Partition: Nếu muốn định dạng phân vùng nào thì chọn phân vùng đó rồi nhấn vào menu Operation \ Format (hoặc R_Click \ Format). Hộp thoại Format xuất hiện như sau. Chọn định dạng cho phân vùng FAT32 hoặc NTFS. Đặt tên mới cho phân vùng Nhập OK để xác nhận việc Format FAT32 DATA OK c. Nối 2 Partition cạnh nhau thành 1 Partition : Chọn 1 partition trong bảng liệt kê (DIA E), Chọn Menu Operations \ Merge… TM_DIA_E Lưu ý: - Ta chỉ có thể ghép 2 partition nằm cạnh nhau. - Sau khi ghép, partition mới sẽ có kích thước bằng tổng kích thước của 2 partition con. - Backup dữ liệu trước khi thực hiện quá trình ghép. - Quá trình ghép có thể sẽ được thực hiện trong một thời gian khá dài nếu như dữ liệu trong 2 partition ghép và được ghép là lớn d. Sao chép Partition: (Có thể sao chép partition trong cùng 1 ổ đĩa hay giữa các ổ đĩa khác nhau) - Chọn ổ đĩa chứa Partition cần sao chép (DISK 1) - Chọn 1 partition trong bảng liệt kê (DIA C), Chọn Menu Operations \ Copy… Chọn ổ đĩa đích trong mục DISK, Nhấn OK để bắt đầu quá trình copy. e. Xóa Partition: Nếu muốn xóa phân vùng nào thì chọn tên phân vùng đó rồi nhấp chọn nút xóa (hình ). Nếu muốn xóa toàn bộ phân vùng mở rộng thì nhấp chọn vùng Extended. OK Nếu xóa phân vùng chính đang được Active thì sẽ xuất hiện thêm bảng cảnh báo, nhấn Ok để đồng ý. f. Các chức năng nâng cao: Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Advanced. Một menu con sẽ xuất hiện. Bad Sector Retest: kiểm tra các sector được đánh dấu là “bad” trên đĩa cứng xem thử nó có còn sử dụng được nữa hay không. Hide Partition: làm “ẩn” partition. Resize Root: thay đổi số lượng file và TM con mà TM gốc có thể lưu trữ. Set Active: làm cho partiton “active”. Tại một thời điểm chỉ có thể có 1 partion được active, và hệ điều hành nào cài trên partion active sẽ được chọn khởi động lúc bật máy. Resize Clusters: thay đổi kích thước của 1 cluster. Cluster là một nhóm các sector. Mỗi lần đọc/ghi đĩa cứng ta đều truy xuất từng cluster chứ không phải là từng sector. II. CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH 1. Chuẩn bị - Chuẩn bị đĩa cài đặt Windows XP Professional tự khởi động được. - Vào SETUP chọn chế độ khởi động máy từ đĩa CD trước tiên, chọn trong mục First Boot Device là CD-ROM. - Khởi động máy với đĩa CD cài đặt Windows XP Professional. 2. Tiến hành cài đặt: III. CÀI ĐẶT DRIVER Tất cả các thiết bị phần cứng của máy tính muốn hoạt động được cần phải có chương trình điều khiển (Driver). Một số thiết bị cơ bản và thông dụng như các ổ đĩa, bàn phím, chuột, màn hình,... đã được hệ điều hành Windows hỗ trợ sẵn. Nếu máy tính có các thiết bị chưa được hệ điều hành Windows hỗ trợ Driver thì cần phải cài đặt Driver, các Driver này được cung cấp kèm theo thiết bị và thường nằm trong đĩa CD-ROM. Cài đặt Driver cho các thiết bị thường được thực hiện ngay sau khi cài đặt HĐH hoặc khi cần thay đổi, gắn thêm thiết bị mới. Có 2 cách cài đặt Driver là cài đặt tự động và cài đặt có lựa chọn. 1. Cài đặt tự động Đối với cách cài đặt này chỉ cần đưa đĩa CD chứa Driver của thiết bị cần cài đặt vào ổ đĩa CDROM của máy tính, chương trình cài đặt (Setup) sẽ tự động chạy và hiển thị bảng liệt kê các Driver cần phải cài đặt, thông thường chỉ cần để nguyên các lựa chọn mặc định và nhấn Install, Go, Next,... để tiến hành cài đặt Driver và chương trình ứng dụng cho thiết bị. 1. Cài đặt tự động Nếu chương trình cài đặt không tự động chạy thì có thể truy cập vào đĩa CD-ROM, tìm chạy tập tin (File) có tên Setup (setup.exe) và theo các hướng dẫn của chương trình để cài đặt. 2. Cài đặt có lựa chọn Đối với các thiết bị không có chương trình cài đặt tự động hoặc khi cần nâng cấp Driver mới cho thiết bị thì có thể sử dụng cách cài đặt như sau: R_Click vào biểu tượng My Computer và chọn Properties. Trong System Properties chọn Hardware -> Device Manager. Các thiết bị được liệt kê theo chủng loại, nhấn chuột vào nút hình dấu + để xem tên và mã số của các thiết bị bên trong. Nhấn phải chuột vào thiết bị chưa được cài Driver (có biểu tượng dấu !) và chọn Update Driver trong Menu. Nếu xuất hiện bảng thông báo đề nghị kết nối Internet để cập nhật, chọn No, not this time và nhấn Next. Chương trình sẽ xuất hiện bảng thông báo nhắc đưa đĩa CD-ROM chứa Driver vào ổ đĩa. Ở bước này có 2 mục lựa chọn: 1. Chọn Install the software automatically (Recommended) và nhấn Next, nên chọn mục này để chương trình tự động tìm kiếm File thông tin trên tất cả các ổ đĩa, đây là File có phần mở rộng là .INF, có chứa các thông tin của thiết bị cần cài đặt. Nếu tìm được thông tin cần thiết, chương trình sẽ tiến hành cài đặt. Nếu không tìm được thông tin cần thiết chương trình sẽ xuất hiện thông báo Cannot Install this Hardware. Nhấn Back để quay lại. 2. Chọn Install from a list or specific location (advanced), mục này sẽ cho phép người dùng chỉ định nơi chứa Driver và cũng có 2 lựa chọn. Chọn Search for the best driver in these locations, đánh dấu vào mục Include this loacation in the search và nhấn nút Browse để chỉ ra nơi có File chứa thông tin (.INF) của thiết bị. Lần lượt chọn ổ đĩa, thư mục chứa Driver, lưu ý là có thể có nhiều Driver dành cho các phiên bản Windows khác nhau (Win98, Win2000, Winxp,...) nên cần phải chọn đúng, chỉ khi nào tìm thấy File .INF nút Ok mới hiện lên, nhấn Ok để đồng ý. Chương trình sẽ đọc thông tin của File này và nếu thấy đúng với thiết bị thì sẽ tiến hành cài đặt Driver. Trong một số ít trường hợp Windows sẽ không thể nhận ra được chủng loại thiết bị và xuất hiện bảng thông báo Cannot Install this Hardware, nhấn Back để quay lại và chọn Don't search. I will choose the driver to Install và nhấn Next. Nếu tìm được Driver tương thích với thiết bị thì Windows sẽ hiển thị danh sách, chọn Driver tương ứng với tên của thiết bị hoặc chọn Have Disk… để chọn Driver khác nếu muốn. Nhấn Next để cài đặt. Nếu không sẽ xuất hiện phần Hardware Type chọn chủng loại thiết bị và nhấn Next. Chọn Nhà sản xuất (Manufacturer) và loại (Model) đúng với thiết bị cần cài đặt và nhấn Next. Nếu không có tên của thiết bị trong danh sách này thì chọn Have Disk… và chọn Driver khác. Trong quá trình cài đặt có thể sẽ xuất hiện các bảng cảnh báo về sự không tương thích hoặc Driver chưa được Windows chứng nhận, nhấn Continue Anyway để đồng ý và tiếp tục cài đặt. Nếu quá trình cài đặt Driver thành công sẽ xuất hiện bảng thông báo Completing the Hardware Update Wizard, nhấn Finish để hoàn tất và quay lại Device Manager, tiếp tục cài đặt Driver cho các thiết bị khác. Một số chương trình sau khi cài đặt sẽ yêu cầu khởi động lại máy để cập nhật Driver mới, nhấn Ok để đồng ý. Trong một số trường hợp thiết bị không hoạt động (Disable) thì truy cập vào Device Manager, lúc đó sẽ thấy xuất hiện dấu X màu đỏ phía trước tên của thiết bị, nhấn nút phải chuột vào tên thiết bị đó và chọn Enable để cho phép hoạt động trở lại. Nếu vì lý do nào đó mà không muốn thiết bị hoạt động thì cũng làm như trên nhưng chọn Disable. IV. CÀI ĐẶT PHẦN MỀM ỨNG DỤNG 1. Nguyên tắc cài đặt chương trình trong Windows a. Nguồn cài đặt: - Tải về từ một trang Web thông qua kết nối Internet - Từ đĩa CD-ROM chương trình. b. Gói cài đặt: Chương trình thường được đóng gói dưới các dạng sau: - Dạng rời: Có một File cài đặt setup.exe hoặc install.exe và một hoặc nhiều thư mục (Folder), tập tin (File) kèm theo để hỗ trợ cho chương trình. Dạng này thường được đặt trong các đĩa CD-ROM, thông thường khi cài đặt chỉ cần đưa đĩa CD vào ổ đĩa chương trình cài đặt sẽ tự động chạy (Auto Run). - Dạng nén: Tất cả các File đều được nén vào một File duy nhất bằng WinZip, WinRAR....Dạng này thường được tải về từ Internet, trước khi cài đặt phải giải nén các File trong này ra một thư mục hay ổ đĩa nào đó rồi mới tiến hành cài đặt hoặc sử dụng. - Dạng nén tự động: Toàn bộ được đóng gói vào một File duy nhất và thường được lấy tên của chương trình, khi cài đặt File này sẽ tự giải nén các File bên trong vào thư mục tạm (Temp) và tiến hành cài đặt. c. Kiểu cài đặt: Thông thường các chương trình phần mềm được cài đặt vào máy bằng cách chạy (Run) chương trình cài đặt, tuy nhiên một số chương trình chỉ cần sao chép (Copy) vào máy là đã có thể sử dụng được và một số chạy trực tiếp trên đĩa CD-ROM. d. Nguyên tắc chung cài đặt chương trình: Khi cho đĩa CD chương trình vào ổ đĩa chương trình sẽ tự động chạy. Nếu không, có thể chạy File cài đặt setup.exe hoặc install.exe Chương trình cài đặt có thể sẽ xuất hiện bảng cho phép chọn ngôn ngữ hiển thị, chọn ngôn ngữ phù hợp và nhấn OK để chọn. Bảng License Agreement thông báo yêu cầu chấp nhận các điều kiện về bản quyền tác giả và sử dụng chương trình, chọn I accept the terms in the License Agreement để đồng ý và tiếp tục cài đặt, nếu không chọn hoặc chọn I do not accept the License Agreement thì nút cài đặt sẽ không hiện lên và không thể tiếp tục cài đặt chương trình. Một số chương trình sẽ có phần lựa chọn các thông số cài đặt: Cài bình thường (phổ biến) Cài các thành phần cần thiết cho MTXT Chỉ cài một số thành phần cần thiết nhằm tiết kiệm dung lượng HDD Cho phép người dùng lựa chọn các thành phần cài đặt Đối với các chương trình có yêu cầu nhập các số Serial hoặc CD Key thì phải nhập đầy đủ và đúng thì chương trình mới cho phép cài đặt hoặc sử dụng. Một số chương trình cho phép dùng thử (trial) với thời gian và các chức năng bị hạn chế. AF123 QP417 BH471 WD785 RF121 e. Cách gỡ bỏ chương trình: Nếu không muốn sử dụng chương trình nữa thì có thể gỡ bỏ (Uninstall) chương trình ra khỏi hệ thống bằng cách dùng lệnh Uninstall có trong Start Menu của chương trình hoặc dùng chức năng Add and Remove Program có trong Control Panel của Windows bằng cách chọn chương trình muốn gỡ bỏ và nhấn Change/Remove. 2. Cài đặt phần mềm Micrrosoft Office 2003: Microsoft Office là bộ phần mềm văn phòng cao cấp rất thông dụng với các ứng dụng như: xử lý văn bản (Word), bảng tính (Excel), chương trình hỗ trợ trình diễn, thuyết trình (PowerPoint), cơ sở dữ liệu (Access)... - Hãy đóng (close) hết các chương trình đang hoạt động, cho đĩa CD Office 2003 vào ổ đĩa CD-ROM. Nếu máy được thiết lập Auto Run thì chương trình cài đặt sẽ tự động chạy, nếu không bạn sẽ mở My Computer hay Windows Explorer, chọn ổ đĩa CD có chứa đĩa cài đặt, mở thư mục OFFICE hoặc OFFICE11 và chạy tập tin Setup.exe. 1- Chương trình cài đặt sẽ chạy và sao chép một số tập tin cần thiết vào ổ đĩa cứng để chuẩn bị cài đặt. Sau đó sẽ xuất hiện bảng Product Key, bạn phải nhập các mã số được kèm theo đĩa CD Office 2003 và nhấn Next. GWH28 DGCMP P6RC4 6J4MT 3HFDY 2- Ở màn hình kế tiếp là User information, bạn sẽ nhập: tên của mình, tên viết tắt, tên cơ quan, lần lượt vào các ô trống. Mặc nhiên các ô này sẽ có sẵn tên được khai báo lúc cài đặt Windows, nhấn Next để tiếp tục. 3- Kế tiếp là màn hình End User License Agreement, bạn có thể đọc nếu muốn, hãy đánh dấu vào ô I Accept the terms in the License Agreement bằng cách nhấn chuột vào đó, nhấn Next để tiếp tục. 4- Màn hình Type of Installation có các lựa chọn để cài đặt: Cài đặt các ứng dụng và các thành phần hỗ trợ cần thiết Cài đặt tất cả các ứng dụng và các thành phần hỗ trợ có trong bộ Office 2003 Chỉ cài đặt một số ít ứng dụng cần thiết, sẽ giúp bạn tiết kiệm được dung lượng của đĩa cứng Cho người sử dụng lựa chọn các thành phần cài đặt 5-Nếu chọn Custom Install sẽ hiện ra bản Custom setup, hãy chọn các ứng dụng mà bạn cần cài bằng cách nhấn chuột vào các ô tương ứng, đánh dấu vào ô Choose advanced customization of applications và nhấn Next. 6- Ở phần này, ta nhấn chuột vào dấu nằm ở bên trái của ứng dụng cần cài để chọn các thành phần bên trong. Và nhấn vào biểu tượng hình ổ đĩa sẽ có các lựa chọn sau: Chỉ cài các phần chính lên đĩa cứng Cài tất cả lên đĩa cứng Chỉ hiện ra bảng yêu cầu cài đặt thêm khi cần Không cài đặt cũng không hiện ra yêu cầu cài đặt 7- Sau khi đã chọn xong và nhấn Next, màn hình thống kê sẽ cho bạn biết những thành phần đã chọn cài đặt và các thông tin về dung lượng đĩa cứng cần thiết, bạn có thể nhấn Back quay lại để lựa chọn thêm hoặc bớt. Nhấn Install để cài đặt. I. SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI PHÂN VÙNG 1. Chuẩn bị: - Khởi động máy từ đĩa Hiren's Boot CD. - Chọn Start Boot CD. - Chọn Disk Clone Tools. hoặc nhấn số 2, Enter. - Chọn Norton Ghost 8.3… hoặc nhấn số 2, Enter CHƯƠNG 6: SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI DỮ LiỆU Giao diện chính của Norton Ghost 8.0 như sau. Menu chính để thực hiện các chức năng của Norton Ghost Cho phép người sử dụng thiết lập các tùy chọn Sao chép nội dung một ổ đĩa sang ổ đĩa thứ 2 Sao lưu tất cả nội dung của ổ đĩa thành một tập tin .gho Phục hồi nội dung ổ đĩa từ một tập tin .gho đã sao lưu. Sao chép nội dung một phân vùng sang phân vùng khác. Sao lưu nội dung của phân vùng thành một tập tin .gho. Phục hồi nội dung một phân vùng từ tập tin .gho đã sao lưu Các chức năng cơ bản: Quit: thoát. Options: cho phép người sử dụng thiết lập các tùy chọn. Local: menu chính để thực hiện các chức năng của Norton Ghost. Disk: Các lệnh với ổ đĩa To Disk: Sao chép nội dung một ổ đĩa sang ổ đĩa thứ 2. To Image: Sao lưu tất cả nội dung của ổ đĩa thành một tập tin .gho From Image: Phục hồi nội dung ổ đĩa từ một tập tin .gho đã sao lưu. Partition: Các lệnh với phân vùng ổ đĩa. To Partion: Sao chép nội dung một phân vùng sang phân vùng khác. To Image: Sao lưu nội dung của phân vùng thành một tập tin .gho. From Image: Phục hồi nội dung một phân vùng từ tập tin hình ảnh .gho đã sao lưu. 2. Sao lưu hệ thống: Trong cửa sổ Norton Ghost, chọn Local \ Partition \ To Image để sao lưu phân vùng chứa HĐH thành một tập tin .gho Bước 1: Chọn ổ đĩa có phân vùng cần sao lưu. Nhấn OK Bước 2: Chọn phân vùng cần sao lưu trên ổ đĩa đã chọn. Để sao lưu phân vùng chứa hệ điều hành, bạn cần chọn phân vùng chính. Phân vùng cũng được đánh số thứ tự, phân vùng chính đánh số 1. Chọn xong nhấn OK. Bước 3: Chọn nơi lưu tập tin .gho chứa toàn bộ nội dung của phân vùng được sao lưu. (chọn nơi lưu là 1 phân vùng khác với phân vùng được sao lưu, và dung lượng còn trống của phân vùng này phải lớn hơn tổng dung lượng đang sử dụng trên phân vùng được sao lưu). Bước 4: Đặt tên cho tập tin hình ảnh .gho. Nên đặt tên ngắn gọn, nhấn Save để bắt đầu quá trình sao lưu. Luu Winxp Bước 5: Chọn phương thức nén dữ liệu. Nên chọn Fast. Bước 6: Xác nhận việc sao lưu khi xuất hiện hộp thoại yêu cầu xác nhận việc sau lưu. Nhấn Yes. Bước 7: Kết thúc và khởi động lại máy. Nhấn nút Continue. Nhấn Quit để thoát khỏi Norton Ghost và Restart. 3. Phục hồi hệ thống: Khởi động máy với đĩa Hiren's Boot, chạy Norton Ghost . Trong cửa sổ Norton Ghost, chọn menu Local \ Partition \ From Image. Bước 1: Chọn ổ đĩa hoặc phân vùng chứa tập tin .gho đã sao lưu chứa nội dung của phân vùng cần phục hồi. Bước 2: Chọn tập tin .gho để phục hồi phân vùng. Kích chọn tập tin đã sao lưu. Chọn Open. Bước 3: Chọn ổ đĩa cần phục hồi cho phân vùng của nó. Bước 4: Chọn phân vùng cần phục hồi. Nhấn OK. Bước 5: Xác nhận việc ghi đè lên phân vùng đang tồn tại để tiến hành phục hồi dữ liệu cũ từ tập tin .gho vào phân vùng được chọn. Nhấn Yes để xác nhận. Bước 6: Kết thúc. Nếu quá trình phục hồi thành công sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo. Nhấn nút Restart Computer để khởi động lại máy. II. SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI DRIVER VỚI DRIVER GENIUS 1. Giới thiệu: Trục trặc trong các trình điều khiển hệ thống phần cứng (Driver) có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động của máy tính. Vì vậy việc sao lưu (Backup) đầy đủ các driver là việc cần phải làm thường xuyên. Công cụ Driver Genius sẽ giúp sao lưu mọi Driver của máy tính dễ dàng. Dưới đây là một số tính năng chính: - Drivers Backup: Phát hiện và sao lưu các driver có trong máy tính, sau đó có thể nén thành một file zip với dung lượng nhỏ nhất có thể. - Drivers Restore: Khi đã có file driver backup trên, ta có thể phục hồi driver cho máy tính sau khi cài đặt lại hệ điều hành, khi cài trên nhiều máy hoặc khi một thiết bị phần cứng nào đó có vấn đề. - Drivers Update: Chức năng này cho phép ta luôn có bản driver mới nhất cho thiết bị của mình. Có hơn 30.000 driver trong cơ sở dữ liệu của Driver Genius bao gồm Mainboard, Sound card, Video card, Network card, Modem, Mouse, Keyboard, Scanner, Printer, Digital device... - Drivers Uninstall: Cho phép ta gỡ bỏ bất kỳ driver nào trong máy khi bạn thôi không sử dụng phần cứng tương ứng của nó nữa. - LiveUpdate: Công cụ cho phép bạn cập nhật trực tuyến các driver với database của Driver Genius. 2. Sao lưu Driver (Backup): Khởi động chương trình Driver Genius Professional Edition a- Click vào biểu tượng Backup Drivers. Chương trình sẽ dò tìm tất cả các Driver đã được cài đặt trên hệ thống. b- Các Driver đã cài đặt sẽ hiển thị trong danh sách bên cửa số phải. Để xem chi tiết về Driver của thiết bị thì Click vào thiết bị trong danh sách. Current Used Drivers: Đây là các driver do người dùng đã cài đặt như card màn hình, âm thanh, mạng... Windows Original Drivers: Đây là các Driver được tích hợp trong CD cài đặt Windows và được cài đặt tự động trong quá trình cài đặt HĐH Windows như: CPU, bàn phím, chuột, ổ đĩa... Disconnected Devices Drivers: Đây là các Driver của các thiết bị hiện chưa kết nối với máy tính. c- Chọn các Driver mà ta muốn sao lưu và chọn Next d- Chọn kiểu sao lưu (Default, ZIP Archive, Self-extracting Archive, Auto-Installer Archive) Cách 1: Sao lưu Driver vào thư mục (Default, ZIP Archive) - Chọn thư mục chứa các file Driver sao lưu và chọn Next để chương trình tiến hành sao lưu E:\Driver Backup - Chương trình bắt đầu sao lưu, hộp thoại thông báo thành công hiện ra. Click Finish để kết thúc. - Kết quả sau khi sao lưu: Cách 2: Sao lưu Driver thành file .exe (Self-extracting Archive, Auto-Installer Archive) - Chọn kiểu sao lưu (Auto-Installer Archive) - Chọn thư mục chứa file sao lưu Driver - Nhập tên file .exe. Xong chọn Next E:\Driver Backup\Drivers Toshiba A135.exe Drivers Toshiba A135.exe - Chương trình bắt đầu sao lưu, hộp thoại thông báo thành công hiện ra. Click Finish để kết thúc. - Kết quả sau khi sao lưu: 3. Phục hồi Driver (Restore): - Khởi động chương trình Driver Genius Professional Edition a- Chọn Restore Drivers E:\Driver Backup Chọn kiểu phục hồi: - Từ Thư mục - Từ Tập tin Chọn ổ đĩa hay thư mục chứa Driver đã sao lưu b- Chọn các Driver cần phục hồi, chọn Next Chương trình bắt đầu tiến trình phục hồi 4. Phục hồi Driver bằng file tự động cài đặt (Auto-Installer) : Kích hoạt file .exe, chọn driver cần phục hồi, chọn Start Restore III. PHỤC HỒI DỮ LiỆU 1. Giới thiệu: Các phần mềm cứu dữ liệu đã bị xóa khỏi thùng rác hay đã bị Format: - Recover My File - Final Recovery - Get Data Back - Lost and Found - Ontrack EasyRecovery Professional EasyRecovery Professional (ERP) ERP không những là công cụ phục hồi file bị xóa hết sức hữu hiệu mà nó còn là một dạng công cụ “All-in-one” đa tính năng vô cùng hấp dẫn như: 1. Disk Diagnostics (chẩn đoán đĩa cứng) 2. Data Recovery (phục hồi dữ liệu) - Advanced Recovery: Quét và phân tích từng phân vùng đĩa cứng mà ta muốn phục hồi lại toàn bộ các file đã bị xóa trước đó. - Deleted Recovery: Hỗ trợ phục hồi lại những file đã bị xóa bằng cách quét toàn bộ đĩa cứng để tìm ra tất cả những file có khả năng phục hồi được. - Format Recovery: Giúp phục hồi lại toàn bộ dữ liệu đã từng tồn tại trên một phân vùng đĩa cứng nào đó vừa bị format. - Raw Recovery: Là công cụ có khả năng phục hồi lại dữ liệu ở những phân vùng đĩa cứng gần như đã bị hư hỏng hoàn toàn. Nó sẽ cố gắng tái hiện lại cấu trúc thư mục đã từng tồn tại và cố gắng phục hồi lại các file. Ta có thể nhấn vào nút “File Type” để ra lệnh cho ERP tìm kiếm và phục hồi chỉ riêng một vài kiểu file nào đó mà ta cần. 3. File Repair (sửa chữa file) 4. Email Repair (sửa chữa e-mail) 2. Phục hồi dữ liệu với EasyRecovery Professional 6.04 - Chọn Data Recovery a- Cứu dữ liệu đã bị xóa (Chọn DeleteRecovery) - Chọn ổ đĩa muốn cứu dữ liệu đã bị xóa (chọn ổ đĩa I:) - Chọn Complete Scan - Chọn loại file cần cứu, xong chọn Next Khi quét xong sẽ có 1 danh sách các file, folder đã bị xóa khỏi thùng rác hiện lên trong phần My Drive, chọn file, folder cần cứu dữ liệu, xong chọn Next Chọn Recover to Local Drive, Chọn Browse để chọn thư mục chứa các file đã cứu, xong chọn Next Sau khi việc cứu dữ liệu thành công sẽ có thông báo kết quả, xong chọn Done Chọn nơi lưu lại file cấu hình của lần quét này để dùng cho mục Resum Recovery sau này, xong chọn OK b- Cứu dữ liệu đã bị format (chọn FormatRecovery) - Chọn ổ đĩa cần cứu dữ liệu và chọn Next Sau khi quét xong chương trình sẽ liệt kê các file, thư mục đã bị format. Chọn file, thư mục cần lấy lại và chọn Next. c- Cứu dữ liệu bị mất do hư hỏng đĩa (chọn RawRecovery) - Chọn ổ đĩa cần cứu dữ liệu và chọn Next (Có thể chọn mục File Types để xem những loại file RawRecovery có thể cứu lại (250 loại)) Sau khi quét xong chương trình sẽ chia các file tìm thấy theo các thư mục khác nhau theo từng loại file. Muốn cứu loại file nào thì chọn, xong chọn Next. Nếu đã lưu các quá trình làm việc của Recovery như DeleteRecovery, FormatRecovery… thì ta có thể khôi phục lại đến ngay phần kết thúc quét của phần đó. Chọn Resum Recovery. Sau đó chọn nơi đã lưu lại cấu hình làm việc của chương trình và chọn Open. Thế là ta có thể quay lại ngay trạng thái ta đã lưu mà không phải chọn ổ đĩa và quét. Filter Option: Cho phép tùy chọn nâng cao về việc hiển thị các file (theo dung lượng, ngày tháng…) I. CÁC LỖI KHI KHỞI ĐỘNG 1. Sau khi bật công tắc nguồn không thấy tín hiệu hoạt động (Led báo nguồn không sáng, quạt của bộ nguồn không hoạt động, không nghe tiếng bip…) - Bị ngắt nguồn: Chưa nối cáp nguồn, hoặc nối chưa khớp… - Xác lập điện áp cho bộ nguồn sai: SW 110v/220v… - Công tắc nguồn được cài đặt chưa chính xác: thường gặp đối với các máy tính ATX (công tắc nguồn được nối vào MainBoard). - CPU không được cài đặt chính xác. CHƯƠNG 7: CHẨN ĐOÁN & KHẮC PHỤC HƯ HỎNG I. CÁC LỖI KHI KHỞI ĐỘNG 2. Đèn chỉ báo nguồn sáng nhưng đèn Monitor không sáng (hoặc có màu cam). - Chưa bật công tắc nguồn cho Monitor - Cable nguồn của Monitor chưa được nối - Cable Video chưa được nối hoặc nối chưa chặt - Các chân của cable Video bị gẫy hoặc bị lệch 3. Khi bật máy có 1 tiếng bip dài theo sau là 3 tiếng bip ngắn và trên màn hình không xuất hiện gì. - VGA Card chưa được lắp đặt chính xác vào khe cắm - Các chân của VGA card tiếp xúc kém - VGA Card hỏng II. CÁC LỖI LIÊN QUAN ĐẾN HĐH 1. CPU: a. Khi bật máy tính không có xuất hiện gì trên màn hình và không có tiếng bip, nhưng có đèn chỉ báo của máy tính và Monitor. - Lắp CPU chưa chính xác - Xác định tốc độ clock của CPU chưa chính xác b. Sau khi hoạt động một lúc máy tính tự động tắt máy hoặc treo. - CPU quá nóng: Có thể do CPU không được giải nhiệt tốt hay quạt CPU hỏng sẽ làm nhiệt độ của CPU bắt đầu tích tụ dẫn đến CPU tự ngắt. - Xung đột các thiết bị phần cứng. II. CÁC LỖI LIÊN QUAN ĐẾN HĐH 2. RAM: a. Sau khi bật máy, có tiếng bip kéo dài nhưng máy không hoạt động. - Lắp RAM chưa chính xác: Thường do cài đặt các thanh RAM chưa ăn khớp hoàn toàn. Đôi khi các thanh RAM được bổ sung không ăn khớp với nhau. - Vị trí của các thanh RAM: Đối với bộ nhớ 72 chân và 168 chân phải được gắn theo thứ tự Bank1 và Bank2 trên hệ thống. Nếu Bank2 được cài mà Bank1 bỏ trống thì hệ thống không thể định vị được các Module bộ nhớ trong hệ thống. - Module bộ nhớ bị lỗi b. Hệ thống nhận dạng kích thước bộ nhớ không chính xác. - Lắp thanh RAM vào hệ thống chưa chính xác - Các Module bộ nhớ 72 chân phải được lắp theo từng cặp và có cùng kích thước. - MainBoard không hỗ trợ Module bộ nhớ cá biệt. II. CÁC LỖI LIÊN QUAN ĐẾN HĐH 3. CARD MỞ RỘNG: a. Hệ thống không thể điều chỉnh độ phân giải hoặc thông báo lỗi. - Chưa cài đặt Driver cho VGA card - Xung đột tài nguyên b. Sound card không phát. - Nối loa vào sound card chưa chính xác - Lắp đặt sound card chưa chính xác - Chưa cài đặt Driver cho sound card - Chức năng ngắt tiếng có thể được kích hoạt II. CÁC LỖI LIÊN QUAN ĐẾN HĐH 4. CÁC THIẾT BỊ LƯU TRỮ: a. Không nhận dạng được FDD: - Cable dữ liệu chưa được nối - Xác lập tiêu chuẩn trong CMOS không tương thích - FDD được nối sai vị trí b. Đèn chỉ báo ổ đĩa mềm sáng liên tục sau khi khởi động máy tính - Cable dữ liệu bị nối sai hướng c. Màn hình thông báo “Hard Disk(s) Fail” - Cable dữ liêu chưa nối hoặc nối chưa khớp - Các xác lập trong BIOS chưa tương thích - Xác lập Master/ Slave của HDD không chính xác d. HDD tạo ra các tiếng lách cách. - Môtơ trục xoay không hoạt động II. CÁC LỖI LIÊN QUAN ĐẾN HĐH 4. CÁC THIẾT BỊ LƯU TRỮ: e. Không truy xuất được các tập tin nào đó - Các tập tin bị hỏng - Rãnh (Sector) của đĩa cứng bị hư f. Không cài đặt được hệ điều hành hoặc không khởi động được máy tính - Phân hoạch HDD chưa được xác lập chủ động (Active) trong khi FDISK - Track 0 của HDD bị hỏng g. Ổ CD ROM không truy xuất được dữ liệu mặc dù đã cài đặt chính xác và có nguồn. - Ổ CD ROM bị hỏng - Ổ CD ROM không truy xuất được một số đĩa CD nào đó - Đĩa CD bị hỏng II. CÁC LỖI LIÊN QUAN ĐẾN HĐH 5. MONITOR: a. Màn hình chớp liên tục - Tốc độ tô bổ của Monitor quá thấp, ta có thể vào Start\Setting\Control Panel\Display\Setting\Advanced\Adapter và chọn lại là 75Hz. - Chất lượng Monitor thấp hoặc bị hỏng b. Màn hình bị méo hoặc bị các lỗi về màu hiển thị - Xác lập Monitor không thích hợp - Nhiễu từ c. Monitor hiển thị các màu không bình thường, một số màu bị mất - Cable của Monitor chưa nối chính xác hoặc cable hỏng - Đèn CRT bị hỏng d. Màn hình không rõ - Chất lượng VGA card kém - Monitor bị mất độ nét II. CÁC LỖI LIÊN QUAN ĐẾN HĐH 6. MOUSE & KEY BOARD: a. Con trỏ chuột không di chuyển được - Cài đặt chuột chưa chính xác, cable chuột bị đứt - COM1, COM2 trên MainBoard AT chưa được cài chính xác - IRQ của cổng COM xung đột với các thiết bị khác b. Chuột di chuyển không nhịp nhàng - Bi trong chuột bị dơ, bộ phát và thu hồng ngoại lệch c. Bàn phím không nhập được dữ liệu vào máy tính - Cài đặt bàn phím chưa chính xác - Cable bàn phím bị đứt 7. MÁY IN & CÁC THIẾT BỊ NGOẠI VI: Máy in không in được: - Cable máy in không được nối chính xác - Công tắc nguồn máy in chưa được bật - Chưa cài đặt Driver (trình điều khiển) máy in III. Các hư hỏng thường gặp khi sử dụng máy tính 1.Trong Case – Power ( cụ thể ở đây là bộ nguồn ATX ) : a. Bộ nguồn không hoạt động, thử chập chân PS_ON xuống Mass ( chập dây xanh lá cây vào dây đen ) nhưng quạt vẫn không quay. Nguyên nhân : + Chập các bóng đèn công suất dẫn đến nổ cầu chì, mất nguồn 300V đầu vào. + Điện áp 300V vẫn còn nhưng nguồn cấp trước không hoạt động, không có điện áp 5V STB ( trên dây màu tím ) + Điện áp 300V có, nguồn cấp trước vẫn hoạt động nhưng nguồn chính không hoạt động. III. Các hư hỏng thường gặp khi sử dụng máy tính b. Mỗi khi bật công tắc nguồn của máy tính thì quạt quay được vài vòng rồi thôi. Nguyên nhân : + Khô 1 trong các tụ lọc đầu ra của nguồn chính làm cho điện áp ra bị sai dẫn đến việc mạch bảo vệ cắt dao động sau khi được vài giây. + Khô 1 hoặc cả 2 tụ lọc nguồn chính lọc điện áp 300V đầu vào làm nguồn bị sụt áp khi có tải dẫn đến mạch bảo vệ cắt dao động. III. Các hư hỏng thường gặp khi sử dụng máy tính 2. Những biểu hiện của Mainboard hỏng : + Bật công tắc nguồn của máy tính, máy không hoạt động, quạt nguồn không quay. + Bật công tắc nguồn, quạt nguồn quay nhưng máy không hoạt động, không lên màn hình. + Máy có biểu hiện bất thường khi khởi động vào đến Win thì reset lại hoặc khi cài đặt WinXP ngang chừng thì báo lỗi làm ta không thể cài đặt. III. Các hư hỏng thường gặp khi sử dụng máy tính 3. Biểu hiện hư hỏng của RAM : + Bật máy tính có 3 tiếng bip dài , không lên màn hình. Nguyên nhân : - RAM bị hỏng. - RAM cắm vào Mainboard tiếp xúc không tốt. - RAM không được Mainboard hỗ trợ về tốc độ Bus. 4. Keyboard : + Đứt dây tín hiệu : máy không nhận bàn phím, hoặc có lỗi bàn phím trên màn hình khi khởi động. + Chập phím : máy có tiếng bip liên tục không dứt. III. Các hư hỏng thường gặp khi sử dụng máy tính 5. Mouse : a.Chuột bi : + Di chuyển chuột giật cục và khó khăn do 2 trục lăn áp vào viên bi bị bẩn làm chúng không xoay được. + Máy không nhận chuột, chuột không di chuyển trên màn hình. Do đứt cáp tín hiệu, 1 số trường hợp là do IC giải mã bên trong chuột. + Bấm công tắc chuột trái, chuột phải mất tác dụng. Do công tắc không tiếp xúc hoặc IC hỏng. III. Các hư hỏng thường gặp khi sử dụng máy tính b.Chuột quang : + Máy không nhận chuột do đứt cáp tín hiệu hoặc hỏng IC giao tiếp. + Chuột không phát ra ánh sáng đỏ, không hoạt động được do đứt cáp tín hiệu làm mất Vcc cho chuột hoặc hỏng diode phát quang. 6. Biểu hiện hư hỏng của cards : + 1 tiếng bip dài và 3 tiếng bip ngắn, không lên màn hình. III. Các hư hỏng thường gặp khi sử dụng máy tính 7. Một số lỗi thường gặp khi khởi động máy tính : - 128 Not Ok, Parity Disable: Lỗi trục trặc RAM, tốc độ RAM không tương thích tốc độ CPU hoặc mainboard có vấn đề. - 8024 Gate – A20 Error: Lỗi bàn phím (có thể do kẹt phím) làm cho chip điều khiển bàn phím phát tín hiệu liên tục lên đường địa chỉ 20 đến bộ vi xử lý. - Bad or Missing Command Interpreter: Lỗi không tìm thấy tập tin lệnh của hệ điều hành, thường là COMMAND.COM. - Bad Partition Table: Lỗi do đĩa cứng được tạo và phân vùng partition bằng lệnh fdisk không đúng. - C: Drive Error: Lỗi do các thông số đĩa cứng không được khai báo đúng trong CMOS. - Cmos Battery Stage Low: Lỗi do hết pin nuôi mạch đồng hồ và CMOS trên mainboard, cũng có thể do gắn jumper chân xóa CMOS không đúng. III. Các hư hỏng thường gặp khi sử dụng máy tính - Cmos Checksum Failure: Lỗi cho biết các dữ liệu của CMOS bị hỏng, có thể do hết pin nuôi mạch đồng hồ và CMOS. - Cmos Display Type Mismatch: Lỗi do khai báo không đúng card hiển thị trong CMOS. - Cmos Memory Size Mismatch: Lỗi do hư các chip nhớ hoặc RAM cắm không chắc. - Disk Boot Error, Replace And Strike To Retry: Lỗi do máy tính không tìm thấy đĩa có thể khởi động. - Disk Drive 0 Seek Failure: Lỗi do dây cáp data của ổ đọc đĩa lỗi, hoặc do mạch điều khiển bị lỗi. - Disk Boot Failure: Lỗi do đĩa khởi động bị hỏng, thay đĩa khởi động khác. - Disk Read Failure – Strike F1 To Retry Boot: Lỗi do đĩa hỏng, cắm nhầm cáp, hoặc ổ đọc đĩa mềm hỏng. - FDD Controller Failure: Lỗi do ổ đọc đĩa mềm hoặc mạch điều khiển đĩa mềm hỏng, cũng có thể card I/O (đối với những máy từ 486 trở về trước) cắm không được chắc. Đồng thời, nếu thấy đèn ổ đọc đĩa mềm sáng liên tục thì có thể khẳng định là do cắm ngược đầu cáp data. III. Các hư hỏng thường gặp khi sử dụng máy tính - Hard Disk Failure: Lỗi do một trong các nguyên nhân sau: mạch điều khiển đĩa cứng hỏng, dây nguồn nuôi không gắn vào ổ cứng, cáp data cắm lộn đầu, hoặc jumper chọn master/slave không đúng. - Keyboard Stuck Key Failure hay Keyboard Error: Lỗi do dây cắm bàn phím hỏng, hoặc kẹt phím. - RAM Test Address Failure: Lỗi do chip dùng địa chỉ hóa bộ nhớ bị hỏng, vì các chip này được tích hợp trên mainboard, nên phải sửa hoặc thay mainboard. - Serial Port Test Failure: Lỗi do cổng nối tiếp và cổng song song không đáp ứng các phép thử POST. - Math Coprocessor Failure: Lỗi do bộ đồng xử lý toán học bị trục trặc. - Máy báo “Thiếu file SYSTEM.DAT, SYSTEM.INI, USER.DAT hoặc WIN.INI” và sau đó là câu “Vui lòng setup lại hệ điều hành”: Lỗi này là do file SYSTEM.DAT, SYSTEM.INI, USER.DAT hoặc WIN.INI không còn trong thư mục WINDOWS của hệ điều hành. Cách khắc phục: khởi động lại hệ điều hành bằng đĩa khởi động, vào thư mục WINDOWS\SYSBCKUP chép file rb00x.cab mới nhất (có ngày tháng gần nhất) ra đĩa mềm, với x nhận giá trị từ 0-5. Giải nén file này và copy những file bị thiếu vào thư mục WINDOWS, rồi khởi động lại máy tính. - Sử dụng lệnh FDISK - Registry - Sử dụng phần mềm UltraISO - Sử dụng các phần mềm bỏ túi (portable) PHẦN ĐỌC THÊM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- djkkfk_4673.ppt