Bài giảng Biểu diễn thông tin trong máy tính
Mã hoá âm thanh theo hệ đếm nhị phân bằng cách
ngắt âm thanh ra nhiều giá trị sau một khoảng thời
gian nhất định.
Mỗi giá trị này được gán một mã nhị phân và lưu trữ
chúng tuần tự theo một tệp.
Ví dụ :
- Mã hoá âm thanh bằng 8 bit sẽ cho ta 256 giá trị
khác nhau.
- Nếu mã hoá bằng 16 bit sẽ cho ta 65536 giá trị
khác nhau
56 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 12552 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Biểu diễn thông tin trong máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2: Biểu diễn thông tin
trong máy tính
TS. Phạm Văn Thành
(phamvanthanh@hus.edu.vn)
1
Nội dung
1. Hệ đếm.
2. Biểu diễn thông tin trong máy vi
tính.
2
1. Hệ đếm
• Là tập hợp các ký hiệu và qui tắc, sử dụng tập ký
hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị của một số.
Ví dụ: Số La Mã:
Khái niệm về hệ đếm:
Symbol Value
I 1 (một) (unus)
V 5 (năm) (quinque)
X 10 (mười) (decem)
L 50 (năm mươi) (quinquaginta)
C 100 (một trăm) (centum)
D 500 (năm trăm) (quingenti)
M 1000 (một ngàn) (mille)
3
1. Hệ đếm
• Mỗi hệ đếm có một số ký tự/số (ký số) hữu hạn. Tổng số
ký số của mỗi hệ đếm được gọi là cơ số (base hay
radix), ký hiệu là b.
Ví dụ: Trong hệ đếm cơ số 10, dùng 10 ký tự là: các
chữ số từ 0 đến 9, b=10.
Trong hệ đếm cơ số 2, dùng 2 ký tự là 0 và 1,
b=2.
Khái niệm về hệ đếm:
4
1. Hệ đếm
5
Một số hệ đếm thông dụng:
a) Hệ thập phân (Decimal System): Hệ cơ số 10,
dùng các ký tự 0~9.
b) Hệ nhị phân (Binary System): Hệ cơ số 2, dùng
các ký tự 0,1.
c) Hệ mười sáu (Hexadecimal System): Hệ cơ số
16, dùng các ký tự 0~F.
Chuyển đổi một số từ hệ thập phân sang hệ cơ số b bất
kỳ (b=2, 16)
1. Hệ đếm
6
a) Hệ thập phân (Decimal System):
• Hệ cơ số 10.
• Gồm 10 ký số để biểu diễn một số: 0, 1, 2, 3,
4, 5, 6, 7, 8, 9.
• Đặc trưng của hệ thập phân là D (Decimal)
đặt ở phí sau các số,
VD: 12345D
• Dùng n chữ số thập phân có thể biểu diễn
được được 10n giá trị khác nhau
00….0000=0
99….9999=10n-1.
1. Hệ đếm
7
a) Hệ thập phân (Decimal System):
• Nếu một số A được biểu diễn dạng
A=an an-1…a1a0.a-1 a-2 …a-m
→ Giá trị của A được biểu diễn dưới dạng
A=an10
n + an-110
n-1+…+a110
1 +a010
0+ a-110
-1
+a-210
-2…+a-m10
-m
Hay A= 𝑎𝑖10
𝑖𝑛
𝑖=−𝑚
1. Hệ đếm
8
b) Hệ nhị phân (Binary System):
• Hệ cơ số 2.
• Gồm 2 ký số để biểu diễn một số: 0, 1.
• Đặc trưng của hệ B (Binary) đặt ở phí sau các số,
VD: 1001101101B
• Dùng n bit có thể biểu diễn được 2n giá trị khác
nhau
00...000(2)= 0 (trong hệ thập phân)
...
11...111(2)= 2
n-1 (trong hệ thập phân)
1. Hệ đếm
9
b) Hệ nhị phân (Binary System): Hệ cơ số 2, dùng
các ký tự 0,1.
• Giả sử có số A được biểu diễn theo hệ nhị phân:
A = anan-1… a1a0.a-1a-2… a-m
• Với ai là các chữ số nhị phân, khi đó giá trị của A
là:
A= an2
n + an-12
n-1+…+a12
1 +a02
0+ a-12
-1 +a-22
-
2…+a-m2
-m
Ví dụ: Số nhị phân1101001.1011 có giá trị:
1101001.1011(2)= 1x2
6+ 1x25+ 0x24 + 1x23+
0x22 + 0x21 +1x20+ 1x2-1+ 0x2-2 +1x2-3+ 1x2-4
= 64 + 32 + 8 + 1 + 0.5 + 0.125 + 0.0625
= 105.6875(10)
1. Hệ đếm
10
c) Hệ mười sáu – Hệ thập lục phân (Hexadecimal
System):
• Hệ cơ số 16.
• Gồm 16 ký số để biểu diễn một số: 0, 1, 2, 3, 4, 5,
6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F. Với các chữ số A, B, C,
D, E, F tương ứng với 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong
hệ thập phân.
• Đặc trưng của hệ thập lục phân là H (Hexadecimal)
đặt ở phí sau các số,
VD: 12345H
• Dùng n chữ số thập lục phân có thể biểu diễn được
được 16n giá trị khác nhau
00….0000(16)=0 (Trong hệ thập phân)
FF…FFFF(16)=16
n-1 (Trong hệ thập phân)
1. Hệ đếm
11
c) Hệ mười sáu – Hệ thập lục phân (Hexadecimal
System).
• Giả sử có số A được biểu diễn theo hệ nhị phân: A =
anan-1… a1a0.a-1a-2… a-m
• Với ai là các chữ số nhị phân, khi đó giá trị của A là:
A= an16
n + an-116
n-1+…+a116
1 +a016
0+ a-116
-1 + a-216
-
2…+a-m16
-m
Ví dụ: thập lục phân 75A2D.23 có giá trị:
75A2D.23(16)= 7x16
4+ 5x163+ 10x162 + 2x161+
13x160 + 2x16-1+ 3x16-2
= 458752 + 20480 + 2560 + 32 + 13 + 0.125 +
0.01171875
=481837.13671875(10)
1. Hệ đếm
12
1. Hệ đếm
13
Chuyển đổi một số từ hệ thập phân sang hệ cơ
số b bất kỳ (b=2, 16)
• Trường hợp tổng quát: một số N trong hệ thập phân
bao gồm phần nguyên và phần thập phân.
• Chuyển 1 số từ hệ thập phân sang 1 số ở hệ cơ số b bất
kỳ gồm 2 bước:
Bước 1: Đổi phần nguyên của số đó từ hệ thập
phân sang hệ cơ số b.
Bước 2: Đổi phần thập phân của số đó sang hệ cơ
số b.
1. Hệ đếm
14
Chuyển đổi một số từ hệ thập phân sang hệ cơ
số b bất kỳ (b=2, 16)
• Đổi phần nguyên của số đó từ hệ thập phân sang hệ cơ
số b.
Bước 1: Lấy phần nguyên của số N(10) chia cho b,
ta được thương T1, số dư d1.
Bước 2: Nếu T1 khác 0, lấy T1 chia cho b ta được
thương T2, số dư là d2.
(Làm như vậy cho tới bước thứ n, khi ta
được Tn=0)
Bước n: Nếu Tn-1 khác 0, lấy Tn-1 chia cho b được
là Tn=0, số dư là dn.
Kết quả: N(10)=dndn-1…d1 (b)
1. Hệ đếm
15
Chuyển đổi một số từ hệ thập phân sang hệ cơ
số b bất kỳ (b=2, 16)
Ví dụ: Chuyển phần nguyên của số 12.6875(10) sang số
trong hệ nhị phân:
1. Hệ đếm
16
Chuyển đổi một số từ hệ thập phân sang hệ cơ
số b bất kỳ (b=2, 16)
• Đổi phần thập phân từ hệ thập phân sang hệ cơ sốb.
Bước 1: Lấy phần lẻ của số N(10) nhân với b, ta
được số dạng x1.y1, với x ký hiệu cho
phần nguyên và y là phần thập phân.
Bước 2: Nếu y1 khác 0, lấy 0. y1 nhân với b, ta
được số có dạng x2.y2.
(Làm như vậy cho tới bước thứ n, khi ta
được yn=0)
Bước n: Nếu yn-1 khác 0, lấy yn-1 nhân với b ta
được số có dạng xn.yn.
Kết quả: phần thập phân được biểu diễn dưới
dạng 0.x1x2…xn
1. Hệ đếm
17
Chuyển đổi một số từ hệ thập phân sang hệ cơ
số b bất kỳ (b=2, 16)
Ví dụ: Chuyển thập phân của số 12.6875(10) sang số trong
hệ nhị phân:
1. Hệ đếm
18
Chuyển đổi một số từ hệ thập phân sang hệ cơ
số b bất kỳ (b=2, 16)
12.6875(10) = 1100.1011(2)
2. Biểu diễn thông tin trong máy vi tính
• Mọi dữ liệu khi đưa vào máy tính đều phải được mã hóa
thành số nhị phân.
• Các loại dữ liệu thông dụng:
Dữ liệu nhân tạo: Do con người quy ước
Dữ liệu tự nhiên: tồn tại khách quan với con người,
phổ biến là tín hiệu vật lý như âm thanh, hình
ảnh,…
19
2. Biểu diễn thông tin
• Mã hoá dữ liệu nhân tạo:
Dữ liệu số: mã hoá theo các chuẩn quy định.
Dữ liệu ký tự: mã hoá theo bộ mã ký tự.
• Mã hoá dữ liệu tự nhiên:
Các dữ liệu cần phải mã hoá trước khi đưa vào máy
tính.
Sơ đồ:
20
Nguyên tắc mã hóa
2. Biểu diễn thông tin
a) Biểu diễn số nguyên theo mã nhị phân.
b) Biểu diễn số thực theo mã nhị phân.
c) Biểu diễn thông tin theo dạng mã nhị phân (Biểu diễn
ký tự, biểu diễn hình ảnh chuyển động, biểu diễn âm
thanh)
21
2. Biểu diễn thông tin a) Biểu diễn số nguyên theo
mã nhị phân.
22
• Sử dụng 4 bit của hệ nhị phân cho một chữ số của hệ thập lục
phân để biểu diễn một số thập phân - Số thập phân mã hoá nhị
phân BCD (Binary Coded Decimal).
Ví dụ1: Biểu diễn chữ số 451D dưới dạng BCD.
451 (D) = 0100 0101 0001 (B) | BCD
4 = 0100|BCD
5 = 0101|BCD
1 = 0001|BCD
• Các thanh ghi trong vi xử lý và các ô nhớ của máy vi tính sử dụng
đơn vị nhớ nhỏ nhất là 1 byte=8 bit để biểu diễn cho mã BCD
(4bit) → Lãng phí vì 4 bit cao bị bỏ trống.
• Khắc phục: Sử dụng cả 4 bit cao để biểu diễn → được gọi là BCD
gói
Ví dụ: Biểu diễn số 52D
2. Biểu diễn thông tin a) Biểu diễn số nguyên theo
mã nhị phân.
23
Ví dụ: Biểu diễn số 52D
Biểu diễn theo BCD: 52D=0000 0101 0000 0010 B
Biểu diễn theo BCD gói: 52D=0101 0010B.
2. Biểu diễn thông tin b) Biểu diễn số thực theo mã
nhị phân.
24
• Số thực là số có cả phần nguyên và phần thập phân được
ngăn cách bởi dấu phẩy, dấu phẩy có thể dịch tiến lên
trước hoặc dịch lùi về sau để thuận tiện cho từng phép
tính và được gọi là dấu phẩy động (hay dấu chấm động).
• Trong máy vi tính, tuỳ theo từng thời kỳ phát triển của
vi xử lý mà số thực khi biểu diễn theo mã nhị phân cũng
khác nhau tuỳ theo dấu phẩy.
• Có hai cách biểu diễn số thực tương ứng là dấu phẩy cố
định và dấu phẩy động.
2. Biểu diễn thông tin b) Biểu diễn số thực theo mã
nhị phân.
25
Biểu diễn theo dấu phẩy cố định:
Một số thực X biểu diễn theo dấu phẩy cố định như sau:
X=an-1...a0,b1...bm = ( a0.s
0 + a1.s
1+ ... + an-1.s
n-1 ) + ( b1.s
-
1+ ... + bm .s
-m )
X là số thực cần biểu diễn gồm n giá trị đứng trước và m
giá trị đứng sau dấu phẩy.
s là hệ cơ số, s= 2, 10, 16
2. Biểu diễn thông tin b) Biểu diễn số thực theo mã
nhị phân.
26
Biểu diễn theo dấu phẩy động (floating point).
Một số thực X biểu diễn theo dấu phẩy động như sau
X = M * RE
Với: - M là phần định trị (Mantissa)
- R là cơ số (Radix)
- E là phần mũ (Exponent)
Ví dụ: Ta biểu diễn số 4,25D theo dấu phẩy động.
4,25D = 425x10-2 D= 0,425x101D.
4,25D = 100,01B = 10001x2-2 B= 0,10001x23 B.
2. Biểu diễn thông tin b) Biểu diễn số thực theo mã
nhị phân.
27
Biểu diễn theo dấu phẩy động.
Với R cố định thì để lưu trữ X ta chỉ cần lưu trữ M và
E (dưới dạng số nguyên)
Ví dụ: với cơ số R = 10, giả sử 2 số thực N1 và N2 được
lưu trữ theo phần định trị và số mũ như sau:
–M1 = -15 và E1 = +12
–M2 = +314 và E2 = -9
→ N1 = M1 x 10E1 = -15x1012= -15 000 000 000 000
→ N2 = M2 x 10E2 = 314 x 10-9= 0.000 000 314
Khi thực hiện phép toán với số dấu chấm động sẽ
được tiến hành trên cơ sở các giá trị của phần định trị
và phần mũ.
2. Biểu diễn thông tin b) Biểu diễn số thực theo mã
nhị phân.
28
Biểu diễn theo dấu phẩy động.
Ví dụ: Có 2 số dấu phẩy động sau:
N1 = M1 x RE1 và N2 = M2 x RE2
Các phép toán số học của N1 và N2:
- N1 ±N2 = (M1 x RE1-E2 ± M2) x RE2,
giả thiết E1 ≥ E2
- N1 x N2 = (M1x M2) x RE1+E2
- N1 /N2 = (M1/M2) x R E1-E2
2. Biểu diễn thông tin b) Biểu diễn số thực theo mã
nhị phân.
29
Biểu diễn theo dấu phẩy động.
Chuẩn mã hoá IEEE 754/85
Là chuẩn mã hoá số dấu chấm động.
Cơ số R=2.
Có các dạng cơ bản:
Độ chính xác đơn 32 bit
Độ chính xác kép 64 bit
Độ chính xác mở rộng 80 bit.
Định nghĩa định dạng và cách thực hiện các phép
tính trên các số phảy động trong đó có cả số 0 với
dấu âm, các số không chuẩn hoá, các giá trị đặc
biệt như vô hạn và giá trị không phải số (NaNs).
2. Biểu diễn thông tin b) Biểu diễn số thực theo mã
nhị phân.
30
Biểu diễn theo dấu phẩy động.
Chuẩn mã hoá IEEE 754/85: Khuôn dạng mã
2. Biểu diễn thông tin b) Biểu diễn số thực theo mã
nhị phân.
31
Biểu diễn theo dấu phẩy động.
Chuẩn mã hoá IEEE 754/85:
S là bit dấu, S=0 đó là số dương, S=1 đó là số âm.
e là mã lệch (exponent) của phần mũ E, tức là: E =
e –b.
Với b là độ lệch, trong đó
- 32 bit: b=127 hay E=e-127.
- 64 bit: b=1023 hay E=e-1023.
- 80 bit: b=16383 hay E=e-16383.
m là các bit phần lẻ của phần định trị M, phần định
trị được ngầm định như sau: M = 1.m
Giá trị của số thực là:
X=(-1)S x (1.m) x 2(e-b)
2. Biểu diễn thông tin b) Biểu diễn số thực theo mã
nhị phân.
32
Biểu diễn theo dấu phẩy động.
Chuẩn mã hoá IEEE 754/85:
Ví dụ 1: Có một số thực X có dạng biểu diễn nhị phân
theo chuẩn IEEE 754 dạng 32 bit như sau:
1100 0001 0101 0110 0000 0000 0000 0000
Xác định giá trị thập phân của số thực đó.
- S=1 → X là số âm
- e=1000 0010=130
- m=101 0110 0000 0000 0000 0000
- X=(-1)S x (1.m) x 2(e-b)=-1.101011..0000 x 2(130-127)
= -1.101011x 23= -1101.011 B=-13.375 D.
2. Biểu diễn thông tin b) Biểu diễn số thực theo mã
nhị phân.
33
Biểu diễn theo dấu phẩy động.
Chuẩn mã hoá IEEE 754/85:
Ví dụ 2: Xác định giá trị thập phân của số thực X có
dạng biểu diễn theo chuẩn IEEE 754 dạng 32 bit như
sau:
0011 1111 1000 0000 0000 0000 0000 0000
S = 0 →X là số dương
e = 0111 1111= 127
m = 000000...00
Vậy X = (-1)0x 1.0000...00 x 2(127-127)
= 1.0 x 20= 1B=1D
2. Biểu diễn thông tin b) Biểu diễn số thực theo mã
nhị phân.
34
Biểu diễn theo dấu phẩy động.
Chuẩn mã hoá IEEE 754/85:
Ví dụ 3: Biểu diễn số thực X = 9.6875 về dạng số dấu
chấm động theo chuẩn IEEE 754 dạng 32 bit.
X = 9.6875(10)= 1001.1011(2)= 1.0011011 x 23
X là số dương nên S=0.
m=0011011…00 (23 bit)
E = e-127 = 3 →e = 130D = 1000 0010 B
Vậy:
X= 0100 0001 0001 1011 0000 0000 0000 0000
S e m
2. Biểu diễn thông tin b) Biểu diễn số thực theo mã
nhị phân.
35
Biểu diễn theo dấu phẩy động.
Chuẩn mã hoá IEEE 754/85:
Quy ước đặc biệt:
• Nếu tất cả các bit của e đều bằng 0, các bit của m
đều bằng 0, thì X = ±0.
• Nếu tất cả các bit của e đều bằng 1, các bit của m
đều bằng 0, thì X =±∞.
• Nếu tất cả các bit của e đều bằng 1, m có ít nhất
một bit bằng 1, thì X không phải là số (not a
number -NaN).
2. Biểu diễn thông tin
c) Biểu diễn thông tin theo dạng mã nhị phân
Biểu diễn ký tự
Biểu diễn hình ảnh
Biểu diễn âm thanh
36
2. Biểu diễn thông tin c) Biểu diễn thông tin
Biểu diễn ký tự
37
Các ký tự cũng cần được chuyển đổi thành chuỗi bit nhị
phân gọi là mã ký tự
Số bit dùng cho mỗi ký tự theo các mã khác nhau là
khác nhau
VD : Bộ mã ASCII dùng 8 bit cho 1 ký tự
Bộ mã Unicode dùng 16 bit
2. Biểu diễn thông tin c) Biểu diễn thông tin
Biểu diễn ký tự
38
• Bộ mã ASCII (American Standard Code for Infomation
Interchange – mã chuẩn của Mỹ dùng để trao đổi thông
tin)
Do ANSI (American National Standard Institute)
thiết kế.
ASCII là bộ mã được dùng để trao đổi thông tin
chuẩn của Mỹ. Lúc đầu chỉ dùng 7 bit (128 ký tự)
sau đó mở rộng cho 8 bit và có thể biểu diễn 256 ký
tự khác nhau trong máy tính.
Bộ mã 8 bit, mã hóa được cho 28 = 256 kí tự, có mã
từ 00(16)~FF(16), bao gồm:
128 kí tự chuẩn có mã từ 00(16)~7F(16)
128 kí tự mở rộng có mã từ 80(16)~FF(16)
2. Biểu diễn thông tin
39
• Bộ mã ASCII
2. Biểu diễn thông tin
40
• Bộ mã ASCII
95 kí tự hiển thị được:có mã từ 20(16)~7E(16)
- 26 chữ cái hoa Latin 'A' ÷'Z' có mã từ 41(16)~5A(16)
- 26 chữ cái thƣờng Latin 'a' ~'z' có mã từ
61(16)~7A(16)
- 10 chữ số thập phân '0' ~'9' có mã từ 30(16)~39(16)
95 ký tự hiển thị được:
–Các dấu câu: . , ? ! : ; …
–Các dấu phép toán: + -* / …
–Một số kí tự thông dụng: #, $, &, @, ...
–Dấu cách (mã là 20(16))
33 mã điều khiển: mã từ 00(16)~1F(16) và 7F(16) dùng
để mã hóa cho các chức năng điều khiển
2. Biểu diễn thông tin
41
• Bộ mã ASCII
BS Backspace - Lùi lại một vị trí: Ký tự điều khiển con trỏ lùi lại một vị
trí.
HT Horizontal Tab - Tab ngang: Ký tự điều khiển con trỏ dịch tiếp một
khoảng đã định trước.
LF Line Feed - Xuống một dòng: Ký tự điều khiển con trỏ chuyển xuống
dòng dưới.
VT Vertical Tab - Tab đứng: Ký tự điều khiển con trỏ chuyển qua một số
dòng đã định trước.
FF Form Feed - Đẩy sang đầu trang: Ký tự điều khiển con trỏ di chuyển
xuống đầu trang tiếp theo.
CR Carriage Return - Về đầu dòng: Ký tự điều khiển con trỏ di chuyển về
đầu dòng hiện hành.
2. Biểu diễn thông tin
42
• Bộ mã ASCII
SOH Start of Heading - Bắt đầu tiêu đề: Ký tự đánh dấu bắt đầu phần thông tin tiêu
đề.
STX Start of Text - Bắt đầu văn bản: Ký tự đánh dấu bắt đầu khối dữ liệu văn bản
và cũng chính là để kết thúc phần thông tin tiêu đề.
ETX End of Text - Kết thúc văn bản: Ký tự đánh dấu kết thúc khối dữ liệu văn bản
đã được bắt đầu bằng STX.
EOT End of Transmission - Kết thúc truyền: Chỉ ra cho bên thu biết kết thúc
truyền.
ENQ Enquiry - Hỏi: Tín hiệu yêu cầu đáp ứng từ một máy ở xa.
ACK Acknowledge - Báo nhận: Ký tự được phát ra từ phía thu báo cho phía phát
biết rằng dữ liệu đã được nhận thành công.
NAK Negative Aknowledge - Báo phủ nhận: Ký tự được phát ra từ phía thu báo cho
phía phát biết rằng việc nhận dữ liệu không thành công.
2. Biểu diễn thông tin
43
• Bộ mã ASCII
SYN Synchronous / Idle - Đồng bộ hóa: Được sử dụng bởi hệ thống truyền đồng bộ
để đồng bộ hoá quá trình truyền dữ liệu.
ETB End of Transmission Block - Kết thúc khối truyền: Chỉ ra kết thúc khối dữ
liệu được truyền.
FS File Separator - Ký hiệu phân cách tập tin: Đánh dấu ranh giới giữa các tập
tin.
GS Group Separator - Ký hiệu phân cách nhóm: Đánh dấu ranh giới giữa các
nhóm tin (tập hợp các bản ghi).
RS Record Separator - Ký hiệu phân cách bản ghi: Đánh dấu ranh giới giữa các
bản ghi.
US Unit Separator - Ký hiệu phân cách đơn vị: Đánh dấu ranh giới giữa các phần
của bản ghi.
NUL Null - Ký tự rỗng: Được sử dụng để điền khoảng trống khi không có dữ liệu.
BEL Bell - Chuông: Được sử dụng phát ra tiếng bíp khi cần gọi sự chú ý của con
người.
2. Biểu diễn thông tin
44
• Bộ mã ASCII
SO Shift Out - Dịch ra: Chỉ ra rằng các mã tiếp theo sẽ nằm ngoài tập ký
tự chuẩn cho đến khi gặp ký tự SI.
SI Shift In - Dịch vào: Chỉ ra rằng các mã tiếp theo sẽ nằm trong tập ký tự
chuẩn.
DLE Data Link Escape - Thoát liên kết dữ liệu: Ký tự sẽ thay đổi ý nghĩa của một
hoặc nhiều ký tự liên tiếp sau đó.
DC1 ÷
DC4
Device Control - Điều khiển thiết bị : Các ký tự dùng để điều khiển các thiết
bị phụ trợ.
CAN Cancel - Hủy bỏ: Chỉ ra rằng một số ký tự nằm trước nó cần phải bỏ qua.
EM End of Medium - Kết thúc phương tiện: Chỉ ra ký tự ngay trước nó là ký tự
cuối cùng có tác dụng với phương tiện vật lý.
SUB Substitute - Thay thế: Được thay thế cho ký tự nào được xác định là bị lỗi.
ESC Escape - Thoát: Ký tự được dùng để cung cấp các mã mở rộng bằng cách kết
hợp với ký tự sau đó.
DEL Delete - Xóa: Dùng để xóa các ký tự không mong muốn.
2. Biểu diễn thông tin
45
• Bộ mã ASCII
Các ký tự mở rộng được định nghĩa bởi nhà chế tạo
máy tính hoặc người phát triển phần mềm.
Ví dụ:
–Bộ mã ký tự mở rộng của IBM
–Bộ mã ký tự mở rộng của Apple.
Đặc biệt: nếu ta lấy mã ký tự chữ cái (65 đến 90) trừ đi 64 ta sẽ
tìm ra mã điều khiển. Phép trừ sẽ được phần cứng bàn phím thực
hiện khi ta cùng bấm phím Ctrl với một phím chữ cái.
Ví dụ: Ctrl + W = mã 27 : Escape (thoát)
Ctrl + C = mã 3: Break
Ctrl + I = mã 9: Tab.
Ctrl +H = mã 8: Back Space
2. Biểu diễn thông tin
46
• Bộ mã ASCII
Các ký tự mở rộng được định nghĩa bởi nhà chế tạo
máy tính hoặc người phát triển phần mềm.
Ví dụ:
–Bộ mã ký tự mở rộng của IBM
–Bộ mã ký tự mở rộng của Apple.
Đặc biệt: nếu ta lấy mã ký tự chữ cái (65 đến 90) trừ đi 64 ta sẽ
tìm ra mã điều khiển. Phép trừ sẽ được phần cứng bàn phím thực
hiện khi ta cùng bấm phím Ctrl với một phím chữ cái.
Ví dụ: Ctrl + W = mã 27 : Escape (thoát)
Ctrl + C = mã 3: Break
Ctrl + I = mã 9: Tab.
Ctrl +H = mã 8: Back Space
2. Biểu diễn thông tin c) Biểu diễn thông tin
Biểu diễn ký tự
47
• Bộ mã Unicode
Là bộ mã 16-bit, số ký tự có thể biểu diễn (mã hoá)
là 216
Chuẩn quốc tế được thiết kế để dùng làm bộ mã duy
nhất cho tất cả các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới,
kể cả các ngôn ngữ sử dụng ký tự tượng hình phức
tạp như tiếng Trung Quốc, tiếng Thái,.v.v.
2. Biểu diễn thông tin c) Biểu diễn thông tin
Biểu diễn hình ảnh
48
Biểu diễn hình ảnh tĩnh
Biểu diễn hình ảnh chuyển động
2. Biểu diễn thông tin c) Biểu diễn thông tin
Biểu diễn hình ảnh
49
Biểu diễn hình ảnh tĩnh (các biểu tượng, logo, ảnh)
Hình ảnh được biểu diễn theo 2 nguyên tắc: đồ hoạ
điểm và đồ hoạ véc tơ
o Đồ hoạ điểm: biểu diễn hình ảnh bằng một ma
trận điểm ảnh (pixel matrix):
• Nếu là ảnh đen trắng (2 màu) thì mỗi bit tương ứng với
1 màu (bit 1 màu đen, bit 0 màu trắng).
• Nếu là ảnh màu chất lượng cao ta cần nhiều thông tin
để biểu diễn màu sắc của điểm ảnh:
- 256 màu: cần 8 bit (màu giả - Seudo color)
- 64 Kbyte màu: cần 16 bit (màu chất lượng cao - Hight
color).
- Với 24 bit: biểu diễn mọi màu sắc mà mắt người có
thể phân biệt được (màu thực - True color)
2. Biểu diễn thông tin c) Biểu diễn thông tin
Biểu diễn hình ảnh
50
Biểu diễn hình ảnh tĩnh (các biểu tượng, logo, ảnh)
o Đồ hoạ véc tơ:
+ Chia một hình ảnh thành nhiều đối tượng cơ bản như
điểm, đường thẳng, đường đa giác, mặt, khối. Máy vi tính
sẽ dựa theo các công thức toán (toán véc tơ) để xây dựng
lại hình ảnh từ những đối tượng cơ bản trên
+ Đồ hoạ hướng đối tượng, mỗi đối tượng và đặc tính của
nó có thể được mã hoá bằng một lệnh lên đồ hoạ véc tơ rất
ngắn gọn, đồng thời có khẳ năng hiển thị đối tượng ba
chiều. (Pentium III trở đi có khả năng đồ hoạ ba chiều)
2. Biểu diễn thông tin c) Biểu diễn thông tin
Biểu diễn hình ảnh
51
Biểu diễn hình ảnh chuyển động
Những chương trình hình ảnh giải trí cũng có thể mã hoá theo
điểm ảnh hoặc đối tượng.
Tuy nhiên hình ảnh chuyển động còn thêm một tham số biểu
diễn nữa: đó là thời gian.
Biểu diễn ảnh chuyển động bằng điểm ảnh tương tự như
nguyên tắc dùng phim nhựa: 30 ảnh/s là con người cảm giác
đó là một hình ảnh chuyển động trơn tru (lưu ảnh trên võng
mạc).→ Để hiển thị 1s ảnh chuyển động, máy tính cần phải có
dung lượng bộ nhớ đủ để chứa 30 ảnh tĩnh.
Vi xử lý của máy tính phải nhanh để có thể xử lý được 1 khối
lượng thông tin của 30 ảnh tĩnh trong 1s.
2. Biểu diễn thông tin c) Biểu diễn thông tin
Biểu diễn hình ảnh
52
Biểu diễn hình ảnh chuyển động
Do khối lượng thông tin và chất lượng của ảnh động rất cao,
vì vậy với kĩ thuật thông thường thì máy tính không thể đáp
ứng được nhu cầu kỹ thuật vi deo số có màu thực và độ phân
giải cao.
→Nén video số hoá: Nén từng ảnh tĩnh và nén từng phần ảnh
và không thay đổi theo thời gian,
Ví dụ : Truyền vi deo của một cuộc họp, ban đầu người ta
truyền tất cả không gian của cả khung cảnh văn phòng, sau đó chỉ
truyền những thay đổi xẩy ra trong văn phòng đó.
2. Biểu diễn thông tin c) Biểu diễn thông
Biểu diễn âm thanh
Mã hoá âm thanh theo hệ đếm nhị phân bằng cách
ngắt âm thanh ra nhiều giá trị sau một khoảng thời
gian nhất định.
Mỗi giá trị này được gán một mã nhị phân và lưu trữ
chúng tuần tự theo một tệp.
Ví dụ :
- Mã hoá âm thanh bằng 8 bit sẽ cho ta 256 giá trị
khác nhau.
- Nếu mã hoá bằng 16 bit sẽ cho ta 65536 giá trị
khác nhau.
53
2. Biểu diễn thông tin c) Biểu diễn thông
Biểu diễn âm thanh
54
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_2_bieu_dien_thong_tin_trong_may_tinh_4609.pdf