Bài giảng An toàn sinh học (biosafety)

Đảm bảo ngăn ngừa tránh sự phát tán, lây truyền của tác nhân gây hại đối với con người và môi trường xung quanh Phòng thí nghiệm cơ sở sản xuất được thiết kế và có trang thiết bị tương ứng chức năng, đặc tính và cấp độ an toàn sinh học thích hợp. Việc xây dựng hàng rào thứ cấp được xây dựng phụ thuộc vào mức độ rủi ro của các tác nhân sinh học.

ppt25 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 4686 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng An toàn sinh học (biosafety), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOA CNSH&CNTP BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC AN TOÀN SINH HỌC (Biosafety) Phạm Thị Ngọc Mai Bộ môn: CNSH – Khoa CNSH&CNTP Email: ngocmai.iph@gmail.com Tháng 5/2013 -------------- 1 2 3 Thuộc những ý chính của bài trong ngày 4 Các yêu cầu đối với sinh viên Tôn trọng ý kiến của sinh viên cùng lớp Học chủ động: tham gia thảo luận tích cực Có mặt đầy đủ TÀI LIỆU HỌC TẬP NỘI DUNG Chương 1: An toàn phòng thí nghiệm 1.1. Những quy định chung 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.2. Tính cấp thiết của An toàn sinh học 1.1.3. Nguyên lý An toàn sinh học ĐẶT VẤN ĐỀ “AN TOÀN LÀ BẠN, TAI NẠN LÀ THÙ” An toàn lao động An toàn sinh học An toàn giao thông An toàn vệ sinh thực phẩm Câu hỏi thảo luận Đại diện nhóm sinh viên trả lời câu hỏi: An toàn sinh học là gì? An toàn sinh học khác với an toàn lao động, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm… như thế nào? An ninh sinh học là gì? Thực hiện an toàn sinh học là để bảo vệ cho ai? Chương 1: AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM 1.1. Những quy định chung 1.1.1. Một số khái niệm An toàn sinh học (Biosafety) WHO (World Health Organization): An toàn sinh học trong phòng thí nghiệm là việc áp dụng hiểu biết, kỹ thuật và phương tiện để ngăn chặn phơi nhiễm cho môi trường, phòng thí nghiệm và con người trước những tác nhân có nguy cơ gây nhiễm (độc hại sinh học) An toàn sinh học các sinh vật biến đổi di truyền gồm các biện pháp quản lý an toàn trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và khảo nghiệm; sản xuất, kinh doanh và sử dụng; nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ và vận chuyển các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen 1.1.1. Một số khái niệm Độc hại sinh học (Biohazard): Bao gồm toàn bộ những tác nhân sinh học có khả năng lây nhiễm, gây dị ứng, nhiễm độc và các nguy hiểm khác đối với con người và môi trường. Các tác nhân có thể là: Vi sinh vật (Vi khuẩn, virut, nấm, nguyên sinh vật) Mô tế bào nuôi cấy Nguyên sinh vật ký sinh trong cơ thể con người… Các sản phẩm của quá trình sinh học ... 1.1.1. Một số khái niệm An toàn sinh học phòng thí nghiệm là tổ hợp các biện pháp để đảm bảo an toàn về mặt sinh học gồm: để giảm hay loại trừ nguy cơ lây nhiễm cho người làm việc trong phòng thí nghiệm, cho cộng đồng và môi trường Cách thiết kế PTN Các thiết bị trong PTN Các nguyên tắc thực hành thao tác Quản lí 1.1.1. Một số khái niệm An ninh sinh học phòng thí nghiệm là các biện pháp bảo vệ người và cơ quan được thiết lập để chống lại sự mất mát, lấy cắp, lạm dụng hoặc làm phóng thích có chủ ý các nguồn bệnh và độc tố. 1.1.2. Tính cấp thiết của ATSH Tại sao phải xây dựng hệ thống ATSH? 1.1.2. Tính cấp thiết của ATSH Các phòng thí nghiệm là môi trường làm việc đặc biệt, môi trường mở, môi trường thực hành các tác nhân sinh học, tác nhân hoá lý và nhiều tác nhân nguy hại khác. Những nguy cơ luôn tiềm ẩn trong phòng thí nghiệm Các con đường lây nhiễm trong phòng thí nghiệm Câu hỏi thảo luận Nhóm 1: Kể các tình huống lây qua đường hô hấp Nhóm 2: Kể các tình huống lây qua đường tiêu hoá Nhóm 3: Kể các tình huống lây qua đường da, niêm mạc Các con đường lây nhiễm trong phòng thí nghiệm 1.1.2. Tính cấp thiết của ATSH Tóm lại ATSH phải là sự an toàn từ nơi làm việc (phòng thí nghiệm), an toàn cho người làm việc và hơn nữa một quần thể chung cũng được giữ an toàn. Do vậy, vấn đề an toàn sinh học và an ninh sinh học càng trở nên quan trọng và là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới Tại Mỹ sổ tay “Phân loại các tác nhân dựa vào mối nguy hại” được xem như tài liệu tham khảo chung cho các hoạt động của phòng thí nghiệm có sử dụng các tác nhân sinh học gây bệnh An toàn sinh học là một trong những vấn đề được đề cập trong Công ước Đa dạng Sinh học nhằm bảo vệ sức khỏe con người khỏi những tác động tiêu cực có thể có trong các sản phẩm của công nghệ sinh học hiện đại Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học đề cập đến các biện pháp mà các bên tham gia cần thực hiện ở cấp quốc gia, nhằm xây dựng khung pháp lý có tính quốc tế để giải quyết vấn đề an toàn sinh học Từ năm 1983, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xuất bản lần đầu cuốn “Sổ tay an toàn sinh học phòng thí nghiệm” 1.1.3. Nguyên lý An toàn sinh học Rủi ro cao Rủi ro thấp Đánh giá rủi ro là vấn đề cốt lõi của ATSH 1.1.3. Nguyên lý An toàn sinh học “Phòng ngừa” nhằm mục đích tránh được tác hại của tác nhân gây hại trực tiếp cho người tiếp xúc và cho môi trường xung quanh Phòng ngừa sơ cấp Phòng ngừa thứ cấp 1.1.3. Nguyên lý An toàn sinh học Đánh giá rủi ro của các tác nhân sinh học có nguy cơ gây rủi ro cho môi trường làm việc được xác định bằng các biện pháp phòng ngừa bao gồm: Thực hành và kỹ thuật phòng thí nghiệm Thiết bị an toàn Thiết kế cơ sở làm việc 1.1.3. Nguyên lý An toàn sinh học 1.1.3.1. Thực hành và kỹ thuật phòng thí nghiệm Người làm việc phải có kiến thức và hiểu biết về tác nhân gây hại Các phòng thí nghiệm phải có qui định về an toàn Nhân viên và các cán bộ phòng thí nghiệm phải được tập huấn về các biện pháp an toàn Khi thực hành trong phòng thí nghiệm không có khả năng kiểm soát các tác nhân nguy hại được qui định của phòng thí nghiệm, cần phải tìm các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa nguy hại. Nhân viên làm việc phòng thí nghiệm phải được trợ giúp từ sự thiết kế, sắp xếp phòng thí nghiệm hợp lý và có các thiết bị an toàn. Đảm bảo tuyệt đối không để các tác nhân gây hại có thể tác động trực tiếp đến người tiếp xúc làm việc và môi trường xung quanh. 1.1.3. Nguyên lý An toàn sinh học 1.1.3.2. Thiết bị an toàn (hàng rào sơ cấp) Phải có đầy đủ thiết bị an toàn và bảo hộ có thể ngăn ngừa các tác nhân gây hại (găng tay, khẩu trang, mặt nạ phòng độc, kính, mũ bảo vệ, các loại tủ cấy an toàn, các thiết bị khử trùng, tiệt trùng, lọc khí thải,….) 1.1.3. Nguyên lý An toàn sinh học 1.1.3.3. Thiết kế cơ sở làm việc Đảm bảo ngăn ngừa tránh sự phát tán, lây truyền của tác nhân gây hại đối với con người và môi trường xung quanh Phòng thí nghiệm cơ sở sản xuất được thiết kế và có trang thiết bị tương ứng chức năng, đặc tính và cấp độ an toàn sinh học thích hợp. Việc xây dựng hàng rào thứ cấp được xây dựng phụ thuộc vào mức độ rủi ro của các tác nhân sinh học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptnhung_quy_dinh_chung_9022.ppt