Tiếp đó, Trung ƣơng Đảng đã có ngay những
chủ trƣơng chỉ đạo cụ thể cho phong trào cách
mạng ở Bắc Sơn – Võ Nhai bằng những
Quyết nghị tại Hội nghị Trung ƣơng 7
(11/1940), đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị
Trung ƣơng 8 (5/1941). Đây là những văn
kiện có ý nghĩa định hƣớng, chỉ đạo trực tiếp
cho phong trào đấu tranh của quân và dân Bắc
Sơn – Võ Nhai, nhất là đối với những hoạt
động của Cứu quốc quân. Ban chấp hành
Trung ƣơng Đảng còn có nhiều sự quan tâm,
chỉ đạo trực tiếp bằng nhiều biện pháp nhƣ:
Phát động phong trào ủng hộ Bắc Sơn – Võ
Nhai trên toàn quốc; cử cán bộ nối liên lạc
với phong trào cách mạng Bắc Sơn – Võ
Nhai; bổ sung cán bộ lên khu căn cứ địa tham
gia lãnh đạo phong trào; mở nhiều lớp tập
huấn chính trị, quân sự do Ban Thƣờng vụ
Trung ƣơng trực tiếp phụ trách Mặt khác có
thể thấy, cùng với truyền thống đánh du kích
trong lịch sử dân tộc, những quan điểm quân
sự của Nguyễn Ái Quốc về chiến tranh, chiến
thuật du kích đã dần hình thành (đƣợc thể hiện
trong một số tác phẩm về cách đánh du kích
của Ngƣời viết đầu năm 1941) và đƣợc quân
du kích lĩnh hội, áp dụng triệt để trong cuộc
đấu tranh chống địch khủng bố, góp phần tạo
nên những thắng lợi lớn của quân du kích.
Nhƣ vậy, có thể thấy: Thắng lợi của tám
tháng chiến tranh du kích chống địch khủng
bố trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai (1941-
1942) đã ảnh hƣởng sâu rộng, mạnh mẽ đến
phong trào cách mạng Việt Nam. Đó là nguồn
cổ vũ, động viên rất kịp thời cho quần chúng
nhân dân trong “đêm trước” của một cao trào
khởi nghĩa chắc chắn sẽ xảy ra. Mặt khác, căn
cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai hình thành, phát
triển qua tranh đấu cũng là yếu tố quan trọng
đƣa đến sự ra đời của Khu giải phóng trong
cao trào kháng Nhật cứu nước (1945).
Diễn ra trong thời gian ngắn nhƣng cuộc đấu
tranh trên đã để lại cho cách mạng Việt Nam
nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng quí giá về
cả lý luận và thực tiễn. Đây là “vốn quí” đầu
tiên của Đảng ta về đƣờng lối chỉ đạo cũng
nhƣ công tác tổ chức, xây dựng lực lƣợng; về
các vấn đề về kỹ thuật, chiến thuật trong đấu
tranh du kích; là cơ sở cho việc hình thành
đƣờng lối, tƣ tƣởng chỉ đạo của Đảng về vấn
đề chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân
trong các thời kỳ cách mạng về sau này.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng và tác động của tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai đối với cách mạng Việt Nam - Ngô Ngọc Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 29 - 34
29
ẢNH HƢỞNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TÁM THÁNG ĐẤU TRANH DU KÍCH
CHỐNG ĐỊCH KHỦNG BỐ TRÊN CĂN CỨ ĐỊA BẮC SƠN – VÕ NHAI
ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Ngô Ngọc Linh*
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thắng lợi của Tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ
Nhai (1941-1942) không những có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào cách mạng Bắc Sơn –
Võ Nhai, mà còn tạo đƣợc ảnh hƣởng sâu rộng đến một loạt phong trào cách mạng đang diễn ra
trên toàn quốc; Căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai hình thành, phát triển qua tranh đấu cũng là yếu tố
quan trọng đƣa đến sự ra đời của Khu giải phóng trong cao trào kháng Nhật cứu nƣớc (1945). Đội
du kích Bắc Sơn – Võ Nhai đƣợc coi là một trong những đội quân tiền thân của Quân đội nhân dân
Việt Nam.
Từ khóa: Đấu tranh du kích; Bắc Sơn – Võ Nhai; Đội du kích Bắc Sơn – Võ Nhai; Căn cứ địa
Bắc Sơn - Võ Nhai; Tám tháng đấu tranh du kích
Tám tháng đấu tranh du kích chống địch
khủng bố (từ tháng 07/1941 đến tháng
02/1942) diễn ra trên căn cứ địa Bắc Sơn –
Võ Nhai có những ý nghĩa lịch sử, bài học
kinh nghiệm rất quan trọng không chỉ đối với
phong trào cách mạng Bắc Sơn – Võ Nhai,
mà còn là bài học quan trong đối với phong
trào cách mạng cả nƣớc. Đó cũng chính là
động lực thúc đẩy cách mạng Việt Nam phát
triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn sau. Diễn
biến tiến trình vận động Cách mạng tháng
Tám 1945 đã chứng minh rõ sự ảnh hƣởng,
tác động của tám tháng đấu tranh du kích
chống địch khủng bố ở Bắc Sơn – Võ Nhai
trên nhiều phƣơng diện, cả về lý luận lẫn thực
tiễn cách mạng.*
Vấn đề “Tám tháng đấu tranh du kích trên
căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai” là một vấn đề
cũng đã đƣợc giới sử học quan tâm, nghiên
cứu. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở
việc đề cập tới hoặc điểm qua một hay một
vài sự kiện có liên quan; mà chƣa nghiên cứu
một cách thực sự có hệ thống và ở mức độ
khái quát, toàn diện đến vấn đề này. Vì thế,
trong phạm vi của nghiên cứu nhỏ, chúng tôi
cố gắng đƣa ra và phân tích sâu về sự kiện
quan trọng này trên các góc độ ý nghĩa lịch sử
và bài học kinh nghiệm; từ đó chỉ ra đƣợc
những tác động, ảnh hƣởng sâu rộng của cuộc
*
Tel: 0983851565
đấu tranh trên đối với phong trào cách mạng
Việt Bắc nói riêng và phong trào cách mạng
cả nƣớc nói chung.
1. Thắng lợi của tám tháng đấu tranh du kích
trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai có ảnh
hƣởng mạnh mẽ và là nguồn cổ vũ, động viên
lớn lao cho phong trào cách mạng toàn quốc,
bồi dƣỡng lòng yêu nƣớc, niềm tin về tƣơng
lai tƣơi sáng của cách mạng cho quần chúng
nhân dân. Sức mạnh tinh thần của quần chúng
chính là cội nguồn của mọi thắng lợi trong
Cách mạng tháng Tám 1945.
Nhƣ chúng ta đã biết, từ sau năm 1939, thực
dân Pháp đã câu kết với phát xít Nhật tiến
hành đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng
khiến cho cách mạng Việt Nam có những tổn
thất lớn lao, vì thế đã xuất hiện một bộ phận
quần chúng cách mạng tỏ ra khủng hoảng,
mất niềm tin. Trong hoàn cảnh đó, thắng lợi
của cuộc đấu tranh chống địch khủng bố trên
căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai do Cứu quốc
quân lãnh đạo mang một ý nghĩa vô cùng sâu
sắc. Thắng lợi này đã vực dậy tinh thần và
củng cố niềm tin của quần chúng vào sự lãnh
đạo cách mạng của Đảng, vào một tƣơng lai
sáng ngời của sự nghiệp đấu tranh cách mạng.
Đó là nguồn cổ vũ, động viên to lớn, kịp thời
cho quần chúng, bồi dƣỡng lòng yêu nƣớc,
niềm tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc sâu
sắc cho nhân dân. Điều này rất có lợi cho quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 29 - 34
30
trình vận động cách mạng của Đảng, lực
lƣợng cách mạng của Đảng không ngừng
đƣợc bổ sung: “Ngọn lửa mà kẻ thù đã đốt
hàng chục nóc nhà trong cuộc khủng bố
tháng Hai cũng tắt theo những âm mưu tiêu
diệt Cứu quốc quân của chúng; Tuy vậy ngọn
lửa ấy đã cháy thành ngọn lửa căm thù trong
đồng bào đồng chí chúng ta.”(1). Đây là
những sự chuẩn bị vô cùng cần thiết cho việc
hình thành một cao trào đấu tranh cách mạng
trên toàn quốc, tiến tới khởi nghĩa giành chính
quyền trong những năm tiếp theo.
Tiếng súng đánh địch của Cứu quốc quân và
tự vệ căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai có tác dụng
thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng toàn
quốc phát triển, đặc biệt ở các địa phƣơng
thuộc những khu vực lân cận: “sự ra đời và
mở rộng hoạt động của Trung đội Cứu quốc
quân II đã có ảnh hưởng tích cực tới việc xây
dựng lực lượng vũ trang cách mạng ở các
huyện khác trong tỉnh” (2). Noi gƣơng các
chiến sĩ Bắc Sơn - Võ Nhai, nhiều đội tự vệ,
quân du kích ở các địa phƣơng lần lƣợt hình
thành và có những hoạt động rất sôi nổi.
Thời kỳ 1941 – 1945 là thời kỳ phong trào
đấu tranh cách mạng nƣớc ta phát triển vƣợt
bậc, có nhiều thành tựu rực rỡ, đặc biệt là từ
sau khi Mặt trận Việt Minh ra đời. Tám tháng
đấu tranh du kích chống khủng bố trên căn cứ
địa Bắc Sơn – Võ Nhai là một trong những
tiếng súng đầu tiên báo hiệu cho cao trào cách
mạng đó. Sau sự kiện này, quần chúng thêm
tin tƣởng vào sự nghiệp cách mạng do Đảng,
Bác Hồ lãnh đạo. Họ nô nức tham gia các tổ
chức quần chúng của Việt Minh, thi đua đánh
địch, diệt địch bằng chiến thuật du kích trong
các đội du kích, tự vệ địa phƣơng. Phong trào
cách mạng 1941 – 1945 vì thế mà sôi nổi lên
từng tháng, từng ngày và nó lan nhanh, mạnh
từ địa phƣơng này sang địa phƣơng khác.
Sự phát triển của phong trào Việt Minh và sự
lớn mạnh của lực lƣợng vũ trang cách mạng
là những điều kiện quan trọng, quyết định để
Trung ƣơng Đảng ta phát động Cao trào
kháng Nhật cứu nƣớc (từ tháng 3 tháng
8/1945), rồi tiến tới tổng khởi nghĩa trong
Cách mạng Tháng Tám 1945.
2. Lực lƣợng quân du kích hình thành trong
cuộc đấu tranh này, đặc biệt là đội Cứu quốc
quân II đã trở thành một trong những hạt nhân
nòng cốt để xây dựng lực lƣợng vũ trang cách
mạng của Đảng. Thực tế cho thấy, đây là một
trong những đội quân tiền thân của lực lƣợng
vũ trang nhân dân Việt Nam (ngày
15/05/1945 hợp nhất với đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân thành Việt Nam giải
phóng quân tại Định Biên Thƣợng, Định Hóa,
Thái Nguyên).
Đội du kích cách mạng bắt đầu hình thành từ
trong cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn (1940). Tại
Hội nghị Trung ƣơng 7 (11/1940), Đảng ta
quyết định Đội du kích Bắc Sơn cần phải
đƣợc duy trì và phát triển, làm lực lƣợng nòng
cốt tiến tới xây dựng căn cứ địa lấy Bắc Sơn –
Võ Nhai là trung tâm; Đảng cũng vạch rõ
phƣơng hƣớng hoạt động của đội du kích là
vũ trang công tác, khi cần thì chống địch
khủng bố, xây dựng, mở rộng căn cứ địa cách
mạng. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, Đội
du kích Bắc Sơn ngày càng phát triển và lớn
mạnh qua đấu tranh; các trung đội Cứu quốc
quân I (1/5/1941), rồi Cứu quốc quân II
(15/9/1941) ra đời là những kết quả tất yếu
của quá trình phát triển đó. Trong quá trình
này, sự lãnh đạo về chủ trƣơng, đƣờng lối của
Đảng, thậm chí cả những nhân tố con ngƣời
cũng đƣợc thể hiện rất rõ (cử những cán bộ
cốt cán của Đảng tham gia lãnh đạo quân du
kích hoặc công tác lâu ngày tại khu căn cứ).
Khi khu căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai bị
khủng bố, Đảng ta đã luôn sát sao chỉ đạo,
động viên kịp thời đối với lực lƣợng du kích,
đặc biệt Đảng đã phát động một phong trào
ủng hộ du kích Bắc Sơn – Võ Nhai trên toàn
quốc nhằm hỗ trợ cho phong trào đấu tranh.
Nhƣng do thực dân Pháp bao vây chặt, cô lập
mạnh khu căn cứ nên phong trào này cũng
chƣa thực sự phát huy đƣợc những tác dụng
cần thiết.
Vậy, có thể thấy: trong quá trình lãnh đạo
cách mạng, Đảng ta đã rất coi trọng lực lƣợng
quân du kích Bắc Sơn – Võ Nhai và coi đó là
lực lƣợng vũ trang nòng cốt xây dựng, bảo vệ
căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai, một trong hai
căn cứ địa cách mạng trung tâm của cả nƣớc
bấy giờ (căn cứ địa thứ hai là Cao Bằng);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 29 - 34
31
Đảng cũng xác định lực lƣợng du kích Bắc
Sơn – Võ Nhai là một lực lƣợng cần phải
đƣợc duy trì, bồi dƣỡng và coi đó là một
trong những đội quân tiền thân của quân đội
nhân dân Việt Nam. Thực tế lịch sử cũng cho
thấy, các trung đội Cứu quốc quân Bắc Sơn –
Võ Nhai đã hợp nhất với Đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân (ra đời ngày
22/12/1944) thành Việt Nam Giải phóng quân
(tại Định Biên Thƣợng, Định Hóa, Thái
Nguyên, ngày 15/5/1945) – một đội quân
đƣợc coi là lực lƣợng Quân đội nhân dân Việt
Nam lâm thời của cách mạng Việt Nam.
Ngoài ra, ta cũng thấy, đã có không ít cán bộ,
chiến sĩ Trung đội Cứu quốc quân trƣởng
thành trong cuộc chiến đấu về sau đã trở
thành những vị tƣớng tài, chỉ huy giỏi trong
Quân đội nhân dân Việt Nam (Chu Văn Tấn,
Nguyễn Cao Đàm, Lê Dục Tôn, Mông Phúc
Quyền, Chu Phóng). Vậy, ta có thể coi
Cứu quốc quân là một trong những đội
quân tiền thân của lực lượng vũ trang nhân
dân Việt Nam sau này. Đây là vấn đề mang ý
nghĩa lịch sử hết sức quan trọng.
3. Những thắng lợi của cuộc đấu tranh du
kích diễn ra trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ
Nhai đã đánh dấu sự lớn mạnh của khu căn cứ
địa cách mạng Bắc Sơn – Võ Nhai. Nó ảnh
hƣởng lớn đến sự hình thành, phát triển của
các khu căn cứ địa cách mạng khác trên toàn
quốc; Đặc biệt, sự phát triển đó là tiền đề cho
sự ra đời của chiến khu Hoàng Hoa Thám và
Khu giải phóng Việt Bắc (tháng 6/1945) –
những chiến khu có vị trí, vai trò rất to lớn
trong sự thành công của Cách mạng Tháng
Tám năm 1945.
Với tƣ cách là khu du kích đầu tiên trong thời
kỳ mới, theo chủ trƣơng chỉ đạo của Trung
ƣơng Đảng về vấn đề xây dựng căn cứ địa
Bắc Sơn – Võ Nhai (trong Hội nghị Trung
ƣơng 7 (1940)), quân và dân Bắc Sơn – Võ
Nhai cùng nhau đoàn kết, tích cực xây dựng
khu căn cứ. Chỉ trong vòng hơn một năm kể
từ ngày có chủ trƣơng trên, đến đầu năm
1942, một khu căn cứ địa cách mạng rộng lớn
đã đƣợc hình thành và ngày một phát triển.
Khu căn cứ này lấy Bắc Sơn – Võ Nhai làm
trung tâm, bao gồm nhiều địa phƣơng thuộc
các tỉnh: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang,
Tuyên Quang. Việc mở rộng căn cứ địa Bắc
Sơn – Võ Nhai giúp cho quân du kích có
thêm địa bàn để hoạt động, chống địch khủng
bố; xây dựng, phát triển các cơ sở cách mạng.
Căn cứ địa này nối liền với căn cứ địa Cao
Bằng (nơi Bác Hồ và Trung ƣơng Đảng hoạt
động) và là bàn đạp để phát triển phong trào
cách mạng từ Bắc xuống Nam, từ miền núi
đến miền xuôi, xuống đồng bằng và thông tới
nhiều địa phƣơng khác, thúc đẩy cao trào
cách mạng trên toàn quốc. Thực tế cho thấy:
sự ra đời của một loạt các khu căn cứ cách
mạng trong thời kỳ tiếp theo nhƣ: Chiến khu
Hoàng Hoa Thám (hình thành đầu năm 1944,
gồm hai phân khu, lấy Sông Cầu là ranh giới:
Phân khu A là phân khu Nguyễn Huệ; phân
khu B là phân khu Quang Trung, do đồng chí
Chu Văn Tấn làm Chỉ huy trƣởng) và đặc biệt
là Khu giải phóng Việt Bắc (thành lập ngày
04/6/1945, gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Tuyên
Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang,
Lạng Sơn, do Hồ Chủ tịch lãnh đạo Ủy ban
chỉ huy lâm thời Khu giải phóng) cũng là kết
quả của công tác xây dựng, mở rộng căn cứ
địa trong thời kỳ tám tháng đấu tranh du kích
chống địch khủng bố trên căn cứ địa Bắc Sơn
– Võ Nhai.
4. Xuất phát từ chủ trƣơng đặt nhiệm vụ giải
phóng dân tộc là nhiệm vụ cách mạng hàng
đầu của Đảng ta, quân và dân Bắc Sơn – Võ
Nhai đã quyết tâm đứng lên đấu tranh chống
địch khủng bố. Những thắng lợi to lớn cả trên
mặt trận quân sự lẫn mặt trận chính trị đã cho
thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn, tài tình, khéo
léo giữa đấu tranh chính trị và đầu trang vũ
trang của quân và dân Bắc Sơn - Võ Nhai; nó
cũng nói lên sức mạnh của việc kết hợp hai
hình thức đấu tranh: chính trị và vũ trang
trong quá trình khởi nghĩa ở từng địa phƣơng.
Cuộc đấu tranh này là sự kiểm nghiệm, làm
tiền đề vững chắc cho việc phát động một một
cao trào khởi nghĩa từng phần, tiến tới tổng
khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi
toàn quốc của Đảng ta.
Xuyên suốt thời kỳ 1939 – 1945, Đảng ta đã
vạch ra mục tiêu chính trị của cách mạng là
bằng mọi giá giành cho kỳ đƣợc độc lập, tự
do cho dân tộc. Thực hiện mục tiêu đó, Đảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 29 - 34
32
đã đề ra nhiều hình thức hoạt động phong phú
nhƣ: Vận động, tuyên truyền, giác ngộ quần
chúng; tập hợp, rèn luyện họ, đƣa họ vào các
cuộc đấu tranh,vì thế, hình thức đấu tranh
chính trị luôn xuyên suốt và đi trƣớc trong tất
cả các thời kỳ cách mạng. Song, nếu chỉ có
đấu tranh chính trị, không có đấu tranh vũ
trang thì cách mạng khó có thể thành công
đƣợc, nhất là dƣới ách cai trị, đô hộ của bọn
thực dân, phong kiến, phát xít tàn bạo nhƣ ở
Việt Nam. Đấu tranh vũ trang là để hỗ trợ cho
đấu tranh chính trị, thực hiện những nhiệm vụ
chính trị. Hai hình thức này có mối liên hệ
chặt chẽ, biện chứng, tạo ra sức mạnh to lớn,
có đủ khả năng đƣa cách mạng thành công.
Tuy nhiên, cũng tùy từng nơi, từng điều kiện
mà có khi ta lấy đấu tranh chính trị làm trọng,
có khi ta lại coi đấu tranh vũ trang là chính;
đấu tranh chính trị có thể đi trƣớc, quyết định,
đấu tranh vũ trang đi sau ủng hộ, hỗ trợ và
ngƣợc lại.
Khởi nghĩa Bắc Sơn và tám tháng đấu tranh
du kích đã để lại những bài học kinh nghiệm
sâu sắc về việc vận dụng, kết hợp hai hình
thức đấu tranh này. Khởi nghĩa Bắc Sơn lúc
đầu nặng về đấu tranh chính trị, sau mới đấu
tranh vũ trang giành chính quyền. Song, sau
khi chính quyền địch tan rã ở địa phƣơng thì
quân cách mạng lại không đƣa cách mạng tiến
lên, tỏ thái độ cầm chừng, không kiên quyết
đấu tranh vũ trang, giành quyền làm chủ, gây
dựng phong trào cách mạng trên địa bàn rộng,
tự bó hẹp khả năng đấu tranh của mình, vô
tình tạo cơ hội để địch đàn áp và cuộc khởi
nghĩa đã đi đến thất bại. Tám tháng đấu tranh
du kích chống địch khủng bố đánh dấu bƣớc
nhận thức mới trong hình thức đấu tranh của
quần chúng nhân dân địa phƣơng. Với chiến
thuật du kích - lấy chính trị làm trọng tâm
công tác để gây dựng phong trào quần chúng,
nhƣng vũ trang lại đóng vai trò quyết định để
bảo vệ quần chúng, bảo vệ cơ sở cách mạng,
chống địch khủng bố - quân du kích Bắc Sơn
– Võ Nhai đã vận dụng rất khéo hai hình thức
đấu tranh này: Thời kỳ đầu của tám tháng đấu
tranh du kích thì ta đã lấy đấu tranh chính trị
là chính (khi cần mới đấu tranh vũ trang)
nhằm gây dựng cơ sở cách mạng, tổ chức,
củng cố, phát triển lực lƣợng du kích quân về
mọi mặt (tập huấn, huấn luyện quân sự chính
trị); sang thời kỳ tiếp theo (từ tháng 9/1941
đến cuối năm 1941), trƣớc sự khủng bố ác liệt
của kẻ thù, ta lại chủ trƣơng đấu tranh vũ
trang bằng chiến thuật du kích để bảo vệ cơ
sở cách mạng, bảo vệ tài sản, tính mạng của
đồng bào, vừa tiếp tục thực hiện đấu tranh
chính trị để hỗ trợ cho đấu tranh vũ trang
chống khủng bố bởi: “Muốn chống được
khủng bố phải có lực lượng võ trang của
mình chống lại kẻ địch” (3). Kết hợp nhuần
nhuyễn hai hình thức này, Cứu quốc quân đã
làm cho bộ máy chính quyền tay sai địch ở
địa phƣơng rệu rã, sụp đổ từng bộ phận, vì thế
sinh lực địch bị tiêu hao không nhỏ. Sang thời
kỳ cuối (cuối năm 1941 đến đầu năm 1942),
địch chủ trƣơng khủng bố mạnh hơn, chúng
thi hành nhiều thủ đoạn tàn bạo, tinh vi, khiến
quân cách mạng lâm vào thế nguy hiểm.
Trƣớc tình thế đó, ta đã quyết định tạm thời
chấm dứt các hoạt động vũ trang (nếu có cũng
chỉ là cầm chừng, trong những tình thế bắt
buộc), phân tán lực lƣợng vào trong dân
chúng, lãnh đạo dân chúng đấu tranh chính
trị, nhằm bảo toàn lực lƣợng, tránh những tổn
thất cho cách mạng.
Kế thừa những kinh nghiệm trên, trong những
năm 1944 – 1945, khi lực lƣợng cách mạng
đã lớn mạnh (đặc biệt từ sau sự kiện Đội Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập
22/12/1944), việc kết hợp đấu tranh chính trị
với đấu tranh vũ trang càng nhuần nhuyễn,
chặt chẽ hơn, “ta đã giành được từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác, thực hiện khởi nghĩa
từng phần, tiến tới lập khu giải phóng rộng
lớn” (4). Trong khởi nghĩa tháng Tám năm
1945, có những nơi ta giành đƣợc chính
quyền qua đấu tranh chính trị, song cũng có
nơi ta phải sử dụng vũ trang để thực hiện mục
tiêu cách mạng (vì kẻ thù ngoan cố không đầu
hàng). Xét cho cùng thì muốn giành đƣợc
thắng lợi cuối cùng thì cần phải có bạo lực
chính trị, phải có đấu tranh vũ trang. Trong
quá trình đấu tranh cách mạng: “Đảng ta đã
khéo léo kết hợp hình thức đấu tranh chính trị
với hình thức võ trang. Một xứ thuộc địa và
bán phong kiến, kẻ thù vô cùng ác liệt, Đảng
đã giáo dục, tổ chức một đội quân chính trị
tiến lên có võ trang, chống kẻ thù có vũ khí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 29 - 34
33
mạnh gấp mấy mình, giành được thắng lợi.
Đảng đã biết phát động cuộc chiến tranh du
kích dựa vào nhân dân, lợi dụng địa hình
thuận lợi, đã biết dùng thuật lấy súng địch
bắn địch, làm tan rã hàng ngũ địch để giành
lấy thắng lợi” (5). Đây chính là những kinh
nghiệm trong đấu tranh cách mạng đã đƣợc
Đảng ta rút ra và vận dụng - trong đó có sự
kiện tám tháng đấu tranh du kích của nhân
dân Bắc Sơn – Võ Nhai.
5. Trong cuộc đấu tranh chống địch khủng bố
trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai, Cứu quốc
quân và những lực lƣợng khác của quần
chúng cách mạng trực tiếp tham gia chiến
đấu, đã thực hiện, hoàn thành xuất sắc chủ
trƣơng, đƣờng lối chỉ đạo của Đảng và Hồ
Chí Minh. Chính cuộc đấu tranh ấy đã góp
phần đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đi vào thực tiễn; kiểm
nghiệm, rút ra nhiều bài học cho giai đoạn
cách mạng sau.
Trƣớc hết ta phải khẳng định, chính những
chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng là ngọn đuốc
soi sáng cho phong trào cách mạng Việt Nam.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp
hành Trung ƣơng Đảng tháng 11/1939 là một
ví dụ, văn kiện này đánh dấu bƣớc chuyển
hƣớng về đƣờng lối và phƣơng pháp cách
mạng của Đảng. Sự ra đời của Nghị quyết,
đặc biệt là những chủ trƣơng về phƣơng pháp
cách mạng là cơ sở, là lý luận soi đƣờng cho
việc bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang
chống Pháp, trong đó có Khởi nghĩa Bắc Sơn
(27/9/1940).
Tiếp đó, Trung ƣơng Đảng đã có ngay những
chủ trƣơng chỉ đạo cụ thể cho phong trào cách
mạng ở Bắc Sơn – Võ Nhai bằng những
Quyết nghị tại Hội nghị Trung ƣơng 7
(11/1940), đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị
Trung ƣơng 8 (5/1941). Đây là những văn
kiện có ý nghĩa định hƣớng, chỉ đạo trực tiếp
cho phong trào đấu tranh của quân và dân Bắc
Sơn – Võ Nhai, nhất là đối với những hoạt
động của Cứu quốc quân. Ban chấp hành
Trung ƣơng Đảng còn có nhiều sự quan tâm,
chỉ đạo trực tiếp bằng nhiều biện pháp nhƣ:
Phát động phong trào ủng hộ Bắc Sơn – Võ
Nhai trên toàn quốc; cử cán bộ nối liên lạc
với phong trào cách mạng Bắc Sơn – Võ
Nhai; bổ sung cán bộ lên khu căn cứ địa tham
gia lãnh đạo phong trào; mở nhiều lớp tập
huấn chính trị, quân sự do Ban Thƣờng vụ
Trung ƣơng trực tiếp phụ tráchMặt khác có
thể thấy, cùng với truyền thống đánh du kích
trong lịch sử dân tộc, những quan điểm quân
sự của Nguyễn Ái Quốc về chiến tranh, chiến
thuật du kích đã dần hình thành (đƣợc thể hiện
trong một số tác phẩm về cách đánh du kích
của Ngƣời viết đầu năm 1941) và đƣợc quân
du kích lĩnh hội, áp dụng triệt để trong cuộc
đấu tranh chống địch khủng bố, góp phần tạo
nên những thắng lợi lớn của quân du kích.
Nhƣ vậy, có thể thấy: Thắng lợi của tám
tháng chiến tranh du kích chống địch khủng
bố trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai (1941-
1942) đã ảnh hƣởng sâu rộng, mạnh mẽ đến
phong trào cách mạng Việt Nam. Đó là nguồn
cổ vũ, động viên rất kịp thời cho quần chúng
nhân dân trong “đêm trước” của một cao trào
khởi nghĩa chắc chắn sẽ xảy ra. Mặt khác, căn
cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai hình thành, phát
triển qua tranh đấu cũng là yếu tố quan trọng
đƣa đến sự ra đời của Khu giải phóng trong
cao trào kháng Nhật cứu nước (1945).
Diễn ra trong thời gian ngắn nhƣng cuộc đấu
tranh trên đã để lại cho cách mạng Việt Nam
nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng quí giá về
cả lý luận và thực tiễn. Đây là “vốn quí” đầu
tiên của Đảng ta về đƣờng lối chỉ đạo cũng
nhƣ công tác tổ chức, xây dựng lực lƣợng; về
các vấn đề về kỹ thuật, chiến thuật trong đấu
tranh du kích; là cơ sở cho việc hình thành
đƣờng lối, tƣ tƣởng chỉ đạo của Đảng về vấn
đề chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân
trong các thời kỳ cách mạng về sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tổng kết căn cứ địa – chiến khu Việt Bắc - căn
cứ địa chủ yếu của mọi thời kỳ đấu tranh vũ trang
cách mạng của nhân dân ta (1966), Lƣu trữ Tỉnh
ủy tỉnh Thái Nguyên, tr.12.
[2]. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên (1999),
Thái Nguyên - Lịch sử đấu tranh vũ trang cách
mạng và Kháng chiến chống Pháp (1941 -1954),
Nhà máy in Quân đội, tr.75.
[3]. Chu Văn Tấn (1959), Đảng Cộng sản Đông
Dương – Người lãnh đạo cuộc Bắc Sơn khởi
nghĩa, Lƣu trữ Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên, cặp 12,
số 26, tr.13.
[4]. Thư của Ban Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương gửi các chiến sĩ Bắc Sơn,
17/12/1941, Kho lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, tr.2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 29 - 34
34
SUMMARY
THE IMPACTS AND INFLUENCES OF FIRST EIGHT MONTHS OF
GUERRILLA FIGHTING AGAINST ENEMY OFFENSIVE AT BAC SON BASE
– VO NHAI ON VIET NAM’S REVOLUTION.
Ngo Ngoc Linh
*
College of Sciences - Thai Nguyen University
Victory of the guerrilla struggle eight months against the terrorist enemy in Bac Son - Vo Nhai
base (1941-1942) not only has important implications for the revolutionary movement Bac Son -
Vo Nhai, but also create to influence a revolutionary mass movement taking place across the
country, The formation and development of Bac Son - Vo Nhai base is also an important factor
leading to the birth of the liberation zone in the anti -Japanese climax to save the country (1945).
Guerrilla Bac Son - Vo Nhai is considered a precursor of the army of the Vietnam People's Army.
Key words: Guerrilla struggle; Bac Son – Vo Nhai; Guerrilla Bac Son - Vo Nhai; Bac Son - Vo
Nhai base; the guerrilla struggle eight months
*
Tel: 0983851565
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_33361_37183_49201281955_454_2052333.pdf