Cần có thêm các nghiên cứu để tìm ra mật độ
thức ăn và mật độ ương phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả ương nuôi trong thời gian 10 ngày đầu.
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi
trường nước như: nhiệt độ, độ mặn, chế độ chiếu
sáng. nhằm tìm ra môi trường thích hợp cho ấu
trùng cá gáy biển phát triển.
Tiếp tục nghiên cứu từ giai đoạn 11 ngày tuổi
trở về sau để tiến tới hoàn thiện qui trình sản xuất
giống nhân tạo cá gáy biển.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng thức ăn đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng về chiều dài cá gáy biển Lethrinus nebulosus (Forsskål, 1775) giai đoạn mới nở đến 10 ngày tuổi tại Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015
164 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
ẢNH HƯỞNG THỨC ĂN ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ
TĂNG TRƯỞNG VỀ CHIỀU DÀI CÁ GÁY BIỂN Lethrinus nebulosus
(Forsskål, 1775) GIAI ĐOẠN MỚI NỞ ĐẾN 10 NGÀY TUỔI TẠI KHÁNH HÒA
EFFECT OF DIFFERENT FEED INGREDIENTS ON THE GROWTH OF LENGTH,
SURVIVAL RATE OF SPANGLED EMPEROR Lethrinus nebulosus (Forsskål, 1775)
FROM NEWLY HATCHED TO 10 DAY-OLDS IN KHANH HOA PROVINCE
Đào Mai Quốc Việt1, Lê Thị Như Phượng2, Nguyễn Hữu Dũng3
Ngày nhận bài: 03/12/2014; Ngày phản biện thông qua: 19/5/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, 3 công thức thức ăn (CT1: Cho ăn luân trùng siêu nhỏ và luân trùng nhỏ trong thời gian từ
ngày tuổi thứ 2 đến ngày tuổi thứ 10; CT2: Cho ăn trứng hàu trong thời gian từ 2 đến 10 ngày tuổi, từ ngày tuổi thứ 6 cho
ăn thêm luân trùng siêu nhỏ; CT3: Cho ăn kết hợp trứng hàu, luân trùng siêu nhỏ, luân trùng nhỏ trong thời gian từ ngày
tuổi thứ 2 đến ngày tuổi thứ 10) được thử nghiệm nhằm tìm ra công thức thức ăn thích hợp để ương nuôi cá gáy biển giai
đoạn mới nở đến 10 ngày tuổi. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, tỷ lệ sống của cá gáy biển sau 10 ngày ương đạt cao nhất ở
nghiệm thức CT2 (15,5 ± 0,62%), tiếp theo là nghiệm thức CT3 (6,4 ± 0,43%), thấp nhất ở nghiệm thức CT1 (0%) (p<0,05).
Sự khác biệt về các chỉ tiêu kích thước, tốc độ sinh trưởng trung bình ngày (DLG), tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGR) ở
nghiệm thức CT2 và CT3 là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Từ nghiên cứu này có thể nhận thấy, công thức thức ăn
thích hợp cho ương ấu trùng cá gáy biển là CT2 nhằm đảm bảo tốc độ sinh trưởng cũng như tỷ lệ sống tốt nhất.
Từ khóa: cá gáy biển, ấu trùng, thức ăn, tỷ lệ sống
ABSTRACT
In this study, three food recipes (CT1: The larvae were fed with super small rotifers and small rotifers in the period
from 2 to 10 day-olds; CT2: The larvae were fed with oyster’s eggs during the period from 2 to 10 day after hatching,
adding super small rotifers at stage from 6 to 10 day-olds; CT3: The larvae were fed with oyster’s eggs, super small rotifers
and small rotifers during the period from 2 to 10 day-olds) were experimented in order to identify a suitable food recipes for
rearing spangled emperor from the stages of neonatal to 10 day. Results showed that survival rate of the spangled emperor
gained highest at the formula of CT2 (15,5 ± 0,62%), followed by the formula of CT3 (6,4 ± 0,43%); lowest at the formula
of the CT1 (0%) (p < 0.05). There was no significant difference about the criteria size, the day length growth (DLG), specific
growth rate (SGR) between the formula of CT2 and CT3 (p > 0.05). From the results of this study, it can be suggested that
the appropriate formula for rearing the spangled emperor was CT2 in order to optimize the growth and survival rate.
Keywords: spangled emperor, growth rate, survival rate, food
1 Đào Mai Quốc Việt: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2011 – Trường Đại học Nha Trang
2 KS. Lê Thị Như Phượng: Doanh nghiệp tư nhân Phượng Hải
3 TS. Nguyễn Hữu Dũng: Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá gáy biển Lethrinus nebulosus (Forsskål,
1775) phân bố từ Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình
Dương trải dài từ Biển Đỏ, Vịnh Ba Tư và Đông Phi
tới miền nam Nhật Bản và Samoa. Sống ở rạn san
hô, đầm phá san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn,
vùng biển đáy cát và các khu vực đá ven biển,
nơi có độ sâu từ 10 đến 75m. Các cá thể cá con
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 165
sống tập trung thành quần thể lớn ở vùng đáy cát
có mực nước nông, trong thảm cỏ biển ở bến cảng,
rừng tảo hoặc mảng bọt biển; khi trưởng thành
thường sống đơn lẻ hoặc tập trung thành các nhóm
nhỏ. Ăn động vật da gai, động vật thân mềm, động
vật giáp xác, giun nhiều tơ và cá. Trong quá trình
sinh trưởng có thể có sự chuyển đổi giới tính. Có thể
sống một thời gian dài ở độ mặn 10‰ do đó có tiềm
năng trở thành một loài nuôi trồng thủy sản ở vùng
cửa sông. Chiều dài cá thể lớn nhất từng đánh bắt
được là 87cm, bình quân 70cm, khối lượng lớn nhất
từng được công bố là 8,4kg [3].
Ở Việt Nam, đây là loài cá được nhiều người
ưa thích, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, chất
lượng thịt thơm ngon, sử dụng tốt thức ăn công
nghiệp, tốc độ sinh trưởng nhanh, thích hợp cho
nuôi lồng bè trên biển và nuôi trong các ao đầm
nước mặn lợ.
Việc phát triển nuôi cá gáy biển ở các vùng
ven biển sẽ khai thác được tiềm năng mặt nước,
mở rộng đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, đa dạng
hoá đối tượng nuôi, tạo công ăn việc làm và tăng
thu nhập cho người dân vùng ven biển. Trên cơ
sở đó góp phần phát triển nghề nuôi cá biển cũng
như phát triển thủy sản ngày càng ổn định và
bền vững.
Từ thực tế nêu trên, tại Khánh Hòa, trong 02
năm 2012 và 2013, Doanh nghiệp tư nhân Phượng
Hải kết hợp với Trung tâm nghiên cứu Giống và Dịch
bệnh thủy sản, Trường Đại học Nha Trang thực hiện
đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Hoàn thiện và
chuyển giao quy trình sản xuất giống nhân tạo cá
gáy biển (Lethrinus nebulosus Forsskål, 1775) tại
Khánh Hòa”.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu và phương pháp bố trí thí nghiệm
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm
nghiên cứu Giống và Dịch bệnh thủy sản, Trường
Đại học Nha Trang, từ tháng 8/2012 đến tháng
4/2013 trên đối tượng là ấu trùng cá gáy biển
Lethrinus nebulosus (Forsskål, 1775).
Nguồn ấu trùng cá thí nghiệm: Cá gáy biển bố
mẹ được nuôi vỗ tại bè Công ty Thủy sản Hoằng Ký,
Vũng Ngán, Tp. Nha Trang, khi cá thành thục sinh
dục tiến hành tiêm kích dục tố và cho đẻ tại bè, sau
đó trứng cá được đóng trong túi nilon bơm oxy và
vận chuyển về Trung tâm nghiên cứu Giống và Dịch
bệnh thủy sản, Trường Đại học Nha Trang. Tại đây,
trứng cá được lắng lọc trứng hư và vớt trứng tốt nổi
trên mặt để bố trí thí nghiệm. Mật độ ấu trùng cá thí
nghiệm là 50 cá thể/lít.
Thức ăn cho ấu trùng cá gáy biển: Thức ăn
không những phải đảm bảo chất lượng, đầy đủ dinh
dưỡng mà còn phải phù hợp với cỡ miệng ấu trùng
cá. Sau khi tham khảo các công trình nghiên cứu
trước đây, 03 loại thức ăn được lựa chọn để ương
nuôi cá gáy biển giai đoạn còn nhỏ gồm: Luân trùng
siêu nhỏ (Brachionus rotundiformis), ký hiệu ssR,
được nuôi giống trong các xô nhựa thể tích 5 lít sau
đó ương ra các bể 200 lít, thức ăn dùng để nuôi luân
trùng siêu nhỏ là tảo Nannochloropsis oculata. Luân
trùng nhỏ (Brachionus plicatilis), ký hiệu sR, được
nuôi trong bể 2 m3, hàng ngày cho ăn men bánh mì
và tảo. Trứng hàu, ký hiệu TH, được lấy từ tuyến
sinh dục của hàu Thái bình dương Crassostrea
gigas (Thunberg, 1793) [1, 2].
Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần thức
ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá gáy
biển được tiến hành ở 3 nghiệm thức tương ứng với
các công thức thức ăn và cách cho ăn sau:
- CT1: ssR2-10 + sR2-10 (1/2 + 1/2), cho ăn luân
trùng siêu nhỏ và luân trùng nhỏ trong thời gian từ
ngày tuổi thứ 2 đến ngày tuổi thứ 10.
- CT2: TH2-10 + ssR6-10 (1/2 + 1/2), cho ăn trứng
hàu trong thời gian từ 2 đến 10 ngày tuổi, từ ngày
tuổi thứ 6 cho ăn thêm luân trùng siêu nhỏ.
- CT3: TH2-10 + ssR2-10 + sR2-10 (1/3 + 1/3 + 1/3),
cho ăn kết hợp trứng hàu, luân trùng siêu nhỏ, luân
trùng nhỏ trong thời gian từ ngày tuổi thứ 2 đến
ngày tuổi thứ 10.
Tất cả các nghiệm thức thí nghiệm được thực
hiện với 3 lần lặp cùng thời điểm.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015
166 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Dụng cụ thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí
trong bể composite 2m3. Nước được bơm vào bể
qua túi lọc, thể tích nước thí nghiệm là 1m3. Mỗi bể
thí nghiệm được bố trí 2 dây sục khí, chế độ sục khí
nhẹ được duy trì trong suốt quá trình thí nghiệm.
Chăm sóc và theo dõi thí nghiệm: Ngày tuổi thứ
5 dùng ống siphon nhỏ để siphon đáy bể cá nhằm
giảm bớt chất thải do thức ăn thừa và tảo tàn gây
ra. Hàng ngày bổ sung thêm tảo Nannochloropsis
oculata. Đo pH, nhiệt độ, DO, độ mặn 2 lần/ngày
vào lúc 7h và 13h. Theo dõi tỷ lệ sống ấu trùng cá
vào ngày 5 và ngày 10 bằng cách dùng cốc thủy tinh
thu mẫu tại 5 điểm tầng nước mặt và 5 điểm tầng
nước giữa. Đo chiều dài ấu trùng cá ngày 1, ngày 5
và ngày 10 bằng kính hiển vi.
2. Phương pháp xử lý số liệu
+ Đo kích thước ấu trùng cá L(mm):
Chiều dài ấu trùng cá gáy biển được tính từ
mép trước miệng cá đến phần chót đuôi. Đo 30 con/
bể và tính chiều dài trung bình. Dụng cụ đo là kính
soi nổi có thước đo trên thị kính.
+ Tốc độ sinh trưởng trung bình ngày:
DLG (mm/ngày) = (L1 – L0)/t
L0 : Chiều dài ấu trùng cá lúc bắt đầu thí nghiệm
L1 : Chiều dài ấu trùng cá lúc kết thúc thí nghiệm
t : Thời gian thí nghiệm
+ Tốc độ sinh trưởng đặc trưng:
SGR (%/ngày) = (LnL1 – LnL0)x100/t
L0 : Chiều dài ấu trùng cá lúc bắt đầu thí nghiệm
L1 : Chiều dài ấu trùng cá lúc kết thúc thí nghiệm
t : Thời gian thí nghiệm
+ Tỷ lệ sống:
Xác định tỷ lệ sống ấu trùng cá vào ngày 5 và
ngày 10.
Cách tính:
(TLS) (%) = N1/N0 x 100
N0 : Số ấu trùng cá thí nghiệm ban đầu
N1 : Số cá bột thu được thời điểm thu mẫu
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS.
Toàn bộ số liệu được trình bày dưới dạng giá trị
trung bình (TB) ± sai số chuẩn (SE).
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu
trùng cá gáy biển sau 10 ngày ương nuôi
Thức ăn phù hợp cho cá con mới nở đóng vai
trò quan trọng trong việc ương giống cá gáy biển.
Trong 03 công thức thức ăn đưa vào thí nghiệm
thì công thức CT2: TH2-10 + ssR6-10 và CT3: TH2-10
+ ssR2-10 + sR2-10 đạt hiệu quả ương nuôi trong 10
ngày đầu, đối với công thức CT1: ssR2-10 + sR2-10,
sau thời gian 4 ngày ương tỷ lệ sống còn 0%. Qua
theo dõi nhận thấy ấu trùng cá mới nở không ăn
được luân trùng nhỏ và luân trùng siêu nhỏ, sau thời
gian tiêu hết noãn hoàng cá hao hụt dần.
Sau 10 ngày ương, tỷ lệ sống cao nhất ở CT2:
TH2-10 + ssR6-10 (15,53 ± 0,62%), tiếp theo là CT3:
TH2-10 + ssR2-10 + sR2-10 (6,37 ± 0,43%) và thấp nhất
ở CT1: ssR2-10 + sR2-10 (0%), sự sai khác trên có ý
nghĩa thống kê (p<0,05; hình 1). Sự khác biệt về
tỷ lệ sống giữa CT2 và CT3 có thể là do số lượng
trứng hàu đưa vào thí nghiệm trong thời gian đầu.
Qua thí nghiệm này cho thấy 02 công thức thức
ăn có thành phần trứng hàu mang đến kết quả ương
nuôi tốt hơn so với công thức còn lại. Để tránh ô
nhiễm nước, duy trì nguồn thức ăn trong suốt
Bảng 1. Bảng thức ăn sử dụng trong thí nghiệm
Nghiệm thức
Ngày tuổi
ssR2-10 + sR2-10 TH2-10 + ssR6-10 TH2-10 + ssR2-10 + sR2-10
ssR2-10 (ct/ml) sR2-10 (ct/ml) TH2-10 (tr/ml) ssR6-10 (ct/ml) TH2-10 (tr/ml) ssR2-10 (ct/ml) sR2-10 (ct/ml)
Ngày 0 - - - - - - -
Ngày 1 - - - - - - -
Ngày 2 1 2 3 - 1 1 1
Ngày 3 1 3 4 - 2 1 1
Ngày 4 1 4 5 - 3 1 1
Ngày 5 1 5 6 - 4 1 1
Ngày 6 1 6 6 1 5 1 1
Ngày 7 1 7 7 1 6 1 1
Ngày 8 1 8 8 1 7 1 1
Ngày 9 1 9 9 1 8 1 1
Ngày 10 1 10 10 1 9 1 1
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 167
thời gian ương, trứng hàu nên được thụ tinh và lọc
thật kĩ trước khi cho cá bột ăn. Ấu trùng cá gáy biển
có thể sử dụng trực tiếp trứng hàu để làm thức ăn
trong những ngày đầu, nếu trứng hàu còn thừa sẽ
tiếp tục phát triển và làm thức ăn cho cá bột những
ngày tiếp theo.
Hình 2. Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng về chiều dài của ấu trùng cá gáy biển
Hình 1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng cá gáy biển
2. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng của ấu trùng cá gáy biển sau 10 ngày ương nuôi
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015
168 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 10 ngày
ương ấu trùng cá gáy biển có chiều dài lớn nhất
ở nghiệm thức CT2: TH2-10 + ssR6-10 (4,12 ± 0,02
mm), tiếp theo là nghiệm thức CT3: TH2-10 + ssR2-
10 + sR2-10 (4,09 ± 0,04 mm), tuy nhiên sự sai khác
giữa hai nghiệm thức này không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05). Đối với nghiệm thức CT1: ssR2-10 + sR2-10
vì thức ăn không phù hợp nên ấu trùng cá không thể
sinh trưởng đến ngày thứ 10, thông thường qua các
lần thí nghiệm lặp lại quan sát thấy cá bột hao hụt
dần, đến ngày thứ 4 thì chết hết.
Tốc độ sinh trưởng trung bình ngày của ấu trùng
cá gáy biển không có sự sai khác có ý nghĩa giữa
hai nghiệm thức CT2: TH2-10 + ssR6-10 và CT3: TH2-10
+ ssR2-10 + sR2-10 (p>0,05; hình 3). Vào ngày thứ 5, tốc
độ sinh trưởng trung bình ngày tại nghiệm thức CT2
là 0,33 ± 0,01 mm/ngày, còn nghiệm thức CT3 là 0,32
± 0,01 mm/ngày. Đến ngày thứ 10, tốc độ sinh trưởng
trung bình ngày của nghiệm thức CT2 và CT3 lần
lượt là 0,23 ± 0,001 mm/ngày và 0,23 ± 0,003 mm/
ngày. Căn cứ vào hình 2 và hình 3 cho thấy, cá bột
từ ngày 1 đến ngày 5 có tốc độ tăng trưởng về chiều
dài nhanh hơn so với giai đoạn từ ngày 5 đến ngày
10, nguyên nhân có thể vì trong giai đoạn sau này cá
bột tập trung vào việc hoàn thiện hình thái. Qua theo
dõi thí nghiệm cho thấy từ ngày tuổi thứ 8 cá bắt đầu
xuất hiện các gai trên đầu và ở hai bên mang, khi lớn
các gai này dần dần mất đi.
Hình 3. Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ sinh trưởng trung bình ngày của ấu trùng cá gáy biển
Hình 4. Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ sinh trưởng đặc trưng của ấu trùng cá gáy biển
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lục Minh Diệp (2010), Nghiên cứu bổ sung axít béo và các chế phẩm làm giàu thức ăn sống trong ương ấu trùng cá chẽm
Lates calcarifer (Bloch, 1790), Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.
2. Nguyễn Địch Thanh (2011), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus
(Forsskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột tại Nha Trang - Khánh Hòa, Luận
án Tiến sĩ Nông nghiệp.
Tiếng Anh
3.
Tương tự như tốc độ sinh trưởng trung bình
ngày, tốc độ sinh trưởng đặc trưng của ấu trùng cá
gáy biển sau 10 ngày ương nuôi giữa hai nghiệm
thức CT2 và CT3 không có sai khác có ý nghĩa
thống kê (p>0,05; hình 4). Nghiệm thức CT2 có tốc
độ sinh trưởng đặc trưng là 8,44 ± 0,03 %/ngày, còn
ở nghiệm thức CT3 là 8,34 ± 0,09 %/ngày.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau 10 ngày thí nghiệm, ấu trùng cá gáy biển
đạt tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức CT2: TH2-10
+ ssR6-10 (15,53 ± 0,62%), thấp nhất ở nghiệm thức
CT1: ssR2-10 + sR2-10 (0%), tốc độ sinh trưởng đặc
trưng cao nhất ở nghiệm thức CT2: TH2-10 + ssR6-10
(8,44 ± 0,03 %/ngày) tiếp đến là nghiệm thức CT3:
TH2-10 + ssR2-10 + sR2-10 (8,34 ± 0,09 %/ngày). Từ kết
quả trên có thể thấy sử dụng trứng hàu để ương
ấu trùng cá gáy biển trong thời gian 10 ngày đầu
là phù hợp, công thức thức ăn được đề xuất là cho
ăn trứng hàu đã thụ tinh từ ngày 2 đến ngày 10, từ
ngày thứ 6 bổ sung thêm luân trùng siêu nhỏ.
2. Kiến nghị
Cần có thêm các nghiên cứu để tìm ra mật độ
thức ăn và mật độ ương phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả ương nuôi trong thời gian 10 ngày đầu.
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi
trường nước như: nhiệt độ, độ mặn, chế độ chiếu
sáng... nhằm tìm ra môi trường thích hợp cho ấu
trùng cá gáy biển phát triển.
Tiếp tục nghiên cứu từ giai đoạn 11 ngày tuổi
trở về sau để tiến tới hoàn thiện qui trình sản xuất
giống nhân tạo cá gáy biển.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_thuc_an_den_ty_le_song_va_toc_do_tang_truong_ve_ch.pdf