1. Kết luận
Ngưỡng gây chết đối với hậu ấu trùng (PL) tôm
sú, tôm thẻ chân trắng của V. parahaemolyticus,
V. alginolyticus, V. vulnifi cus khá thấp, ở mật độ
vi khuẩn trong nước nuôi dao động từ 1,47 x 102
cfu/ml - 5,51 x 102 cfu/ml đã có khả năng gây chết
50% PL tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
Tỷ lệ nhiễm Vibrio mang phage trong PL tôm
sú, tôm thẻ chân trắng tại các cơ sở sản xuất giống
ở miền Trung thấp, chiếm 2,9% trong 69 mẫu phân
tích và chỉ tìm thấy trong Vibrio alginolyticus trên PL
tôm thẻ chân trắng, chưa tìm thấy Bacteriophage
trong các loài Vibrio parahaemolyticus, V. vulnifi cus
phân lập từ PL tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại các
cơ sở sản xuất giống ở miền Trung; Bacteriophage
tìm thấy trong Vibrio alginolyticus phân lập từ PL
tôm chân trắng có khả năng làm giảm lượng Vibrio
alginolyticus nhiễm trên PL tôm thẻ chân trắng đem
thí nghiệm.
Các yếu tố nhiệt độ, độ mặn và độc chất khi ở
điều kiện bất lợi cho PL tôm nước lợ, có ảnh hưởng
đến tỷ lệ chết của PL tôm đem thí nghiệm khi bị
nhiễm vi khuẩn Vibrio mang phage.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của vibrio và vibrio mang phage lên hậu ấu trùng (Postlarvae) tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong điều kiện thí nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
52 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
ẢNH HƯỞNG CỦA VIBRIO VÀ VIBRIO MANG PHAGE
LÊN HẬU ẤU TRÙNG (POSTLARVAE) TÔM SÚ
VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRONG ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM
THE EFFECTS OF VIBRIO AND PHAGE OF VIBRIO ON THE POSTLARVAE
OF TIGER SHRIMP AND WHITELEG SHRIMP IN CONDITIONAL EXPERIMENT
Võ Văn Nha1, Trần Thị Hương2
Ngày nhận bài: 07/8/2014; Ngày phản biện thông qua: 19/11/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014
TÓM TẮT
Vibrio là một trong những nguyên nhân gây tỷ lệ chết cao cho hậu ấu trùng (PL) tôm sú và tôm chân trắng trong
trại sản xuất giống. Nghiên cứu này đã xác định được nồng độ vi khuẩn Vibrio trong nước có khả năng gây chết hơn
50% PL ở (1,47 - 5,51) x 102 cfu/ml. Tỷ lệ nhiễm Vibrio mang phage trong PL tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại các cơ sở sản
xuất giống ở miền Trung chiếm 2,9% trong 69 mẫu phân tích và chỉ tìm thấy trong Vibrio alginolyticus trên PL tôm thẻ
chân trắng. Vibrio alginolyticus mang phage khi cảm nhiễm trên tôm PL đã làm giảm số lượng vi khuẩn nhiễm trên PL tôm.
Khi có sự tác động ở điều kiện môi trường khắc nghiệt về nhiệt độ, độ mặn hay có độc chất cypermethrin cho thấy ở nhiệt
độ cao (370C), độ mặn cao (40‰) hay có độc chất cyperperin thì có ảnh hưởng đến tỷ lệ chết của PL tôm đem thí nghiệm.
Từ khóa: Vibrio, Vibrio mang phase, tôm sú, tôm thẻ chân trắng
ABSTRACT
Vibrio is one of the causes to high mortality in postlarvae (PL) tiger shrimp and PL whiteleg shrimp in hatcheries. This
study has identifi ed concentrations of Vibrio bacteria in the water can cause diseases on PLs in (1.47 - 5.51) x 102cfu/ml,
with death rates more 50%. The rates of Vibrio with phage in PL tiger shrimp and whiteleg shrimp in the hatcheries in
central Vietnam, accounting for 2.9% of the 69 samples analysed. The phage of Vibrio alginolyticus was infected on PLs
has reduced the number of bacterial infections on the shrimp. The impact of the risk environmental conditions such as high
temperatures, high salinity or cypermethrin toxic. It showed that risk environmental conditions have effects on death rates
PLs in the experiments.
Keywords: Vibrio, Vibrio with phage, tiger shrimp, whiteleg shrimp
1 TS. Võ Văn Nha, 2ThS. Trần Thị Hương, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III - Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vibrio là vi khuẩn gây ra nhiều bệnh trên các đối
tượng thủy sản nuôi. Gomez (1998) [6] khi nghiên
cứu mức độ nhiễm khuẩn trên tôm thẻ chân trắng
khoẻ cho thấy có sự hiện diện của Vibrio spp. ở hầu
hết các bộ phận của tôm như gan tụy, dạ dày, ruột
với mức độ nhiễm 2 x 102 - 3 x 103 cfu/ml. Riêng ở
cơ quan tạo máu tỷ lệ này có thấp hơn, với tỷ lệ
14,3%. Điều này chứng tỏ Vibrio spp. luôn có mặt
ở hầu hết các cơ quan, bộ phận của tôm kể cả tôm
khỏe [6]. Vibrio xâm nhập vào trại sản xuất giống từ
các nguồn như: nguồn nước cấp, dụng cụ sản xuất,
sử dụng chế phẩm sinh học kém chất lượng,...[3].
Vibrio là tác nhân gây ra một số bệnh trên tôm giống
như bệnh phát sáng, bệnh đục thân và là nguyên
nhân gây chết với tỷ lệ cao, làm giảm chất lượng
đàn giống. Đặc biệt trong năm 2011 - 2013, dịch
hội chứng gan tụy cấp đã xảy ra trong cả nước
gây thiệt hại không nhỏ tới nghề nuôi tôm thương
phẩm và nguyên nhân của hội chứng này được xác
định là do vi khuẩn Vibrio và Vibrio mang phage [5].
Để làm cơ sở để khẳng định vai trò của Vibrio và
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 53
Vibrio mang phage tới hậu ấu trùng (PL) tôm sú
và tôm thẻ chân trắng, một số thực nghiệm đã tiến
hành trên PL của hai loài tôm này trong điều kiện thí
nghiệm. Bài báo này đã trình bày kết quả nghiên cứu
ảnh hưởng của Vibrio và Vibrio mang phage tới hậu
ấu trùng (PL) tôm sú và tôm thẻ chân trắng làm cơ
sở để quản lí, rà soát từ khâu chất lượng tôm bố mẹ,
nguồn nước cấp, sử dụng chế phẩm, chất tẩy trùng,
quy trình quản lý trại giống,... đảm bảo tôm giống
sản xuất được có chất lượng tốt, không nhiễm vi rút
và vi khuẩn Vibrio.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Xác định mức độ và ngưỡng gây bệnh của
nhóm Vibrio trên hậu ấu trùng (PL) tôm sú, tôm
thẻ chân trắng ở các nồng độ khác nhau bằng
phương pháp gây nhiễm thực nghiệm
1.1. Xác định sự hiện diện và số lượng của nhóm
Vibrio bội nhiễm trong tôm sú, tôm chân trắng PL
+ Nuôi cấy, phân lập Vibrio trên môi trường
không chọn lọc (TSA), chọn lọc (TCBS), tăng sinh
trên môi trường TSB theo phương pháp gián tiếp
của Koch.
+ Định danh Vibrio theo hệ thống phân loại
Bergey’s (1994) kết hợp với kít API 20 NE
(Bio Merieux, Pháp).
+ Định lượng Vibrio theo phương pháp trang
vi khuẩn trên đĩa chứa môi trường TCBS của Koch
1.2. Thí nghiệm xác định ngưỡng gây bệnh của
nhóm Vibrio trên PL tôm sú, tôm thẻ chân trắng
Thí nghiệm được tiến hành trên 3 chủng
Vibrio: Vibrio alginolyticus, V. parahaemolyticus và
V. vulnifi cus (3 loài thường bắt gặp kí sinh nhiều trên
hậu ấu trùng tôm sú, tôm thẻ chân trắng) ở bể kính
có thể tích 10 lít, với nhiệt độ 28oC, pH = 8,1, độ
mặn 34‰. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần theo sơ
đồ hình 1.
Hình 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio trên PL tôm sú, tôm thẻ chân trắng
Ghi chú:
ĐC: Đối chứng, không cảm nhiễm tất cả các vi khuẩn đem thí nghiệm
TN1: Cảm nhiễm Vibrio alginolyticus (V. algi) với các nồng độ: 5x101, 5x102, 5x103, 5x104, 5x105cfu/ml
TN2: Cảm nhiễm V. parahaemolyticus (V. para) với các nồng độ: 5x101, 5x102, 5x103, 5x104, 5x105cfu/ml
TN3: Cảm nhiễm V.vulnifi cus (V. vulni) với các nồng độ: 5x101, 5x102, 5x103, 5x104, 5x105cfu/ml
TN4: Cảm nhiễm V. algi + V. para với các nồng độ: 5x101, 5x102, 5x103, 5x104, 5x105cfu/ml (Tỷ lệ 1:1)
TN5: Cảm nhiễm V. algi +V.vulni với các nồng độ: 5x101, 5x102, 5x103, 5x104, 5x105cfu/ml (Tỷ lệ 1:1)
TN6: Cảm nhiễm V. para + V. vulni với các nồng độ: 5x101, 5x102, 5x103, 5x104, 5x105cfu/ml (Tỷ lệ 1:1)
TN7: Cảm nhiễm V. algi + V. para + V. vulni với các nồng độ: 5x101, 5x102, 5x103, 5x104, 5x105cfu/ml (Tỷ lệ 1:1:1)
2. Phương pháp xác đinh sự hiện diện, đánh giá vai trò của phage cùng Vibrio trong sản xuất giống tôm
sú, tôm chân trắng
2.1. Xác định sự hiện diện của phage trong Vibrio trên PL tôm sú, tôm chân trắng
Sơ đồ xác định sự hiện diện của phage trong Vibrio trên PL tôm sú, tôm chân trắng (hình 2).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
54 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
2.2. Phương pháp đánh giá vai trò của phage cùng
Vibrio bằng thí nghiệm gây nhiễm trên PL tôm ở
điều kiện môi trường nuôi khắc nghiệt (nhiệt độ cao,
độ mặn cao hay có độc chất cypermethrin)
Thí nghiệm được tiến hành trên chủng Vibrio
alginolyticus phân lập từ PL tôm thẻ chân trắng ở bể kính
có thể tích 10 lít, với điều kiện nuôi bình thường
(nhiệt độ 28oC, độ mặn 25‰, không có cypermethrin)
và điều kiện nuôi khắc nghiệt (nhiệt độ 370C, độ mặn
40‰ hay có cypermethrin = 0,0001 μl/l). Chủng Vibrio
alginolyticus được cảm nhiễm ở nồng độ 103 cfu/ml.
Thí nghiệm được lặp lại 3 lần theo sơ đồ hình 3.
Hình 2. Sơ đồ phương pháp xác định sự hiện diện của phage trong Vibrio phân lập từ PL tôm
Hình 3. Sơ đồ thí nghiệm cảm nhiễm V. alginolyticus mang phage trên PL tôm thẻ chân trắng nuôi ở điều kiện môi trường
bình thường so với điều kiện nuôi khắc nghiệt (nhiệt độ cao, độ mặn cao, có độc chất cypermethrin)
Ghi chú:
ĐC(-): Đối chứng âm trong điều kiện nuôi bình thường (t0 = 270C, S‰ = 25‰, không có cypermethrin)
ĐC (+1): Đối chứng dương, gây nhiễm V. alginolyticus không mang phage trong điều kiện nuôi bình thường
ĐC(+2): Thí nghiệm gây nhiễm V. alginolyticus mang phage trong điều kiện nuôi bình thường
ĐC (+3): Đối chứng âm trong điều kiện nuôi khắc nghiệt (t0 = 370C, S‰ = 40‰ hay có cypermethrin 0,0001μl/l)
ĐC (+4): Đối chứng dương, gây nhiễm V. alginolyticus không mang phage trong điều kiện nuôi khắc nghiệt
TN: Thí nghiệm gây nhiễm V. alginolyticus mang phage trong điều kiện nuôi khắc nghiệt
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 55
3. Phương pháp xử lý số liệu
Xác định giá trị LD50 (%): Phương pháp
Reed-Muench (1938) được áp dụng để tính tỉ lệ
chết 50% PL tôm thí nghiệm ở các nồng độ vi khuẩn
khác nhau đem thí nghiệm.
Ngoài ra, sử dụng phần mềm Excel 7.0 để xử lý
các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả phân tích Vibrio có khả năng gây bệnh
trên PL tôm sú, tôm thẻ chân trắng thu tại các cơ
sở sản xuất giống ở miền Trung
Bảng 1. Tỷ lệ (%) bắt gặp tác nhân Vibrio
ở mẫu tôm PL thu tại các cơ sở sản xuất giống
ở miền Trung
Tác nhân Tần số bắt gặp Tỷ lệ (%)
V. alginolyticus 37/69 53,6
V. parahaemolyticus 15/69 21,7
V. vulnifi cus 23/69 33,3
V. harveyi 9/69 13,2
V. cholerae 14/69 20,8
V. anguillarum 10/69 15,3
Kết quả từ bảng 1 cho thấy, ba loài vi khuẩn:
Vibrio alginolyticus, V. parahaemolyticus,
V.vulnifi cus là 3 loài thường kí sinh trên PL tôm sú,
tôm thẻ chân trắng nuôi tại các cơ sở sản xuất giống
ở miền Trung. Đây là những vi khuẩn Vibrio thường
xuyên ký sinh và gây bệnh trên các đối tượng thủy
sản. Theo Bùi Quang Tề (2003) [4], Đỗ Thị Hòa và
cs (2004) [2] thì các vi khuẩn Vibrio này thường gây
bệnh trên PL tôm, chẳng hạn như bệnh phát sáng
ở ấu trùng tôm sú do V. parahaemolyticus, bệnh đỏ
dọc thân trên ấu trùng tôm sú do V. alginolyticus,
bệnh đỏ thân ở tôm sú thương phẩm do
V. parahaemolyticus, V. harvey, V. vulnifi cus. Riêng
chủng Vibrio cholerae cho dù có tỷ lệ bắt gặp tương
đối cao (20,8%), đứng thứ 4, sau V. parahaemolyticus
(21,7%) (bảng 1) nhưng chưa có thông tin nào cho
thấy vi khuẩn này gây bệnh cho PL tôm sú, tôm thẻ
chân trắng, chủ yếu gây hội chứng tiêu chảy cấp ở
người và động vật trên cạn. Do vậy, việc xác định
ngưỡng gây chết PL tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở
3 chủng Vibrio alginolyticus, V. parahaemolyticus,
V.vulnifi cus được tiếp tục nghiên cứu.
2. Kết quả xác định ngưỡng gây chết PL tôm sú,
tôm chân trắng của nhóm Vibrio ở các nồng độ
khác nhau
Kết quả thí nghiệm cảm nhiễm xác định ngưỡng
gây chết PL tôm sú, tôm chân trắng của nhóm
Vibrio alginolyticus, V. parahaemolyticus, V.vulnifi cus
được thể hiện ở hình 4.
Hình 4. Biểu đồ tỷ lệ chết của PL tôm sú, tôm thẻ chân trắng khi cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio
ở các nồng độ khác nhau
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
56 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Kết quả từ hình 4 cho thấy, PL tôm ở các lô thí
nghiệm đều có tỷ lệ chết cao (35,5 - 83,6%) ở nồng
độ cảm nhiễm từ 5 x 102 cfu/ml trở lên và có sự sai
khác so với lô đối chứng (12,9% đối với tôm sú và
11,3% đối với tôm thẻ chân trắng). Sự sai khác về tỷ
lệ chết PL giữa các lô thí nghiệm ở các nồng độ cảm
nhiễm vi khuẩn Vibrio khác nhau (từ 5 x 102 - 5 x
105 cfu/ml ) là không đáng kể. Cảm nhiễm vi khuẩn
Vibrio đơn dòng hay đa dòng ở các nồng độ từ 5 x
102 - 5 x 105 cfu/ml đều cho kết quả PL tôm nhiễm
vi khuẩn sau 48 giờ là 103- 106cfu/PL. Nồng độ vi
khuẩn gây chết 50% tôm thí nghiệm (LD50) ở PL tôm
sú đạt 1,54 x 102 - 3,14x102 cfu/ml, ở PL tôm thẻ
chân trắng đạt 1,47 x 102 - 5,51 x 102 cfu/ml. Như
vậy, các vi khuẩn Vibrio thí nghiệm có độc tính cao
đối với tôm PL. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
của Đỗ Thị Hòa và cs (1995) [1], tôm giống PL bị
bệnh nhiễm khuẩn Vibrio với mức độ nhiễm trung
bình 3.255 cfu/con (≈ 3x103 cfu/con).
Cũng từ kết quả hình 4 cho thấy, tính mẫn cảm
của PL tôm sú và PL tôm thẻ chân trắng dối với
vi khuẩn Vibrio đem cảm nhiễm có sự khác nhau.
Ở tôm sú tỷ lệ PL chết cao hơn khi ở cùng nồng
độ vi khuẩn Vibrio cảm nhiễm so với PL tôm thẻ
chân trắng (ngoại trừ cảm nhiễm đơn dòng vi khuẩn
Vibrio alginolyticus, V. parahaemolyticus).
3. Kết quả phân tích phage ký sinh trên vi khuẩn
Vibrio phân lập từ PL tôm sú, tôm thẻ chân trắng
thu tại các cơ sở sản xuất giống ở miền Trung
Kết quả phân tích phage ký sinh trên vi khuẩn
Vibrio phân lập từ PL tôm sú, tôm thẻ chân trắng
được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Tần số bắt gặp phage ký sinh trên vi
khuẩn Vibrio phân lập từ tôm giống
Loài Vibrio bắt gặp Tần số bắt gặp Số mẫu nhiễm phage (mẫu)
V. alginolyticus 37/69 2
V. parahaemolyticus 15/69 0
V. vulnifi cus 23/69 0
V. harveyi 9/69 0
V. cholerae 14/69 0
V. anguillarum 10/69 0
Kết quả từ bảng 2 cho thấy có 2 mẫu tôm nhiễm
vi khuẩn Vibrio mang phage trong tổng số 69 mẫu
kiểm tra (chiếm 2,9%). Phage tìm thấy nhiễm trong
vi khuẩn Vibrio alginolyticus phân lập từ PL tôm
thẻ chân trắng. Tất cả các vi khuẩn Vibrio còn lại
phân lập từ PL tôm sú và PL tôm thẻ chân trắng
không tìm thấy phage. Theo Lighner và cộng sự
(2012a, 2012b) [8], [9] đã xác định tác nhân gây
hội chứng gan tụy cấp là một dòng vi khuẩn Vibrio
parahaemolyticus mang phage phát triển trong
đường tiêu hóa của tôm, tạo ra độc tố làm mất
chức năng và phá hủy mô của các cơ quan tiêu
hóa của tôm như gan tụy. Gần đây, vào 10/12/2013,
Lightner lại cho rằng phage nhiễm trên
V. parahaemolyticus không quyết định để
V. parahaemolyticus gây hội chứng gan tụy cấp
mà tác nhân là 1 dòng V. parahaemolyticus đặc
biệt. Theo Kondo và cs (2014) [7] đây là dòng
V. parahaemolyticus có các đoạn gen bảo tồn có
liên quan đến độc lực. Tuy nhiên, hiện tại nghiên
cứu của chúng tôi chưa tìm thấy chủng Vibrio
parahaemolyticus mang phage trong các mẫu PL
tôm sú, tôm thẻ chân trắng thu từ các cơ sở sản
xuất giống ở các tỉnh miền Trung.
4. Kết quả gây nhiễm Vibrio alginolyticus
mang phage trên PL tôm thẻ chân trắng ở điều
kiện môi trường nuôi bình thường và điều kiện
môi trường khắc nghiệt (nhiệt độ cao, độ mặn
cao hay có độc chất cypermethrin)
Thí nghiệm được cảm nhiễm V.alginolyticus
có phage và không có phage với nồng độ là
103 cfu/ml lên PL tôm thẻ chân trắng ở điều kiện nuôi
bình thường (nhiệt độ 270C, độ mặn 25‰, không
có độc chất cypermethrin) và ở điều kiện nuôi khắc
nghiệt (nhiệt độ 370C, độ mặn 40‰ hay có độc chất
cypermethrin 0,0001 μl/l). Sau 48 giờ theo dõi, kết
quả thu được thể hiện ở hình 5.
Hình 5. Kết quả gây nhiễm Vibrio alginolyticus mang phage trên PL tôm thẻ chân trắng ở điều kiện môi trường nuôi
bình thường và điều kiện môi trường khắc nghiệt
A- Thí nghiệm với nhiệt độ 37oC, độ mặn 25‰, không có độc chất cypermethrin; B- Thí nghiệm với độ măn 40‰, nhiệt độ 27oC, không có
độc chất cypermethrin; C- Thí nghiệm với độc chất cypermethrin 0,0001 μl/l, nhiệt độ 27oC, độ mặn 25‰
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 57
Kết quả từ hình 5 cho thấy tỷ lệ chết giữa lô
ĐC (+3) có tác động nhiệt độ 370C và lô ĐC (-) nuôi
ở điều kiện bình thường (nhiệt độ 270C, độ mặn
25‰, không có độc chất cypermethrin) khác nhau
(41,0% và 27,8%). Do đó, nhiệt độ từ 270C lên 370C
có ảnh hưởng tới tỷ lệ chết của PL tôm thẻ chân
trắng (hình 5A).
Tỷ lệ chết của PL tôm thẻ chân trắng giữa lô
ĐC (+3) có tác động độ mặn 40‰ và lô ĐC(-) nuôi
ở điều kiện bình thường (nhiệt độ 270C, độ mặn
25‰, không có độc chất cypermethrin) khác nhau
(34,6% và 23,1%). Do đó, độ mặn từ 25‰ lên 40‰
có ảnh hưởng tới tỷ lệ chết của PL tôm thẻ chân
trắng (hình 5B).
Lô thí nghiệm có độc chất cypermethrin 0,0001 μl/l
và V. alginolyticus mang phage cho kết quả tỷ lệ
chết PL tôm thẻ chân trắng là 43,2% so với lô đối
ĐC(+2) cảm nhiễm V. alginolyticus mang phage ở
điều kiện nuôi bình thường là 36,5% cho thấy độc
chất cypermethrin 0,0001 μl/l cũng có ảnh hưởng
nhưng không rõ ràng đến khả năng tăng độc lực của
V. alginolyticus mang phage (hình 5C).
Cũng từ kết quả hình 5 cho thấy sau 48 giờ thí
nghiệm số lượng V. alginolyticus ở 2 lô cảm nhiễm
V. alginolyticus + phage (ĐC+2 và TN) đều nhiễm vi
khuẩn với số lượng thấp (2,8 x 102 và 1,8 x 102 cfu/PL)
trong khi lô ĐC(+4) cảm nhiễm V. alginolyticus
không phage, số lượng vi khuẩn cao (≈104cfu/PL).
Kết quả kiểm tra phage của 2 lô ĐC(+2) và lô TN
đều dương tính. Từ đó cho thấy số lượng vi khuẩn
ở lô ĐC(+2) và lô TN giảm mạnh do phage đã phá
vỡ các tế bào vi khuẩn.
Trong nghiên cứu mới đây của Mateus và
cs (2014) [10] đã sử dụng ba loại phage VP-1,
VP-2 và VP-3 được phân lập từ môi trường nước
nuôi trồng thủy sản cho ký sinh lên vi khuẩn
Vibrio parahaemolyticus và kết quả là cả 3 loại
bacteriophage này đều có tác dụng trong việc
chống lại vi khuẩn V. parahaemolyticus. Như vậy,
dòng phage phân lập được trong nghiên cứu của
chúng tôi ký sinh trên vi khuẩn V. alginolyticus có
tác dụng giết chết vi khuẩn V. alginolyticus tương
tự như 3 dòng VP-1, VP-2 và VP-3 đối với vi khuẩn
V. parahaemolyticus. Trong thí nghiệm cảm nhiễm
trên, bacteriophage đã làm giảm số lượng vi khuẩn
nhiễm trên tôm và giảm tỷ lệ chết của tôm cảm nhiễm.
Kết quả từ hình 5 cũng cho thấy có thể sử dụng
phage ký sinh trong V. alginolyticus để kiểm soát
sự phát triển của vi khuẩn V. alginolyticus có trong
PL tôm thẻ chân trắng tại các cơ sở sản xuất giống
ở miền Trung. Đây có thể là hướng đi mới trong
việc sử dụng Bacteriophage để kiểm soát vi khuẩn
Vibrio tại các cở sản xuất giống tôm sú, tôm thẻ
chân trắng.
Như vậy, từ các thí nghiệm gây nhiễm Vibrio
mang phage trên tôm PL tôm thẻ chân trắng ở điều
kiện môi trường bình thường hay điều kiện môi
trường khắc nghiệt (nhiệt độ cao, độ mặn cao hay
có độc chất cypermethrin 0,0001 μl/l) cho thấy, tỷ
lệ PL bị nhiễm Vibrio chết tăng khi ở điều kiện bất
lợi về nhiệt độ, độ mặn và độc chất cypermethrin
0,0001 μl/l. Tuy nhiên, vai trò của phage ký sinh trên
V. alginolyticus chưa được thể hiện rõ ràng trong
mối quan hệ có liên quan đến tỷ lệ chết của PL tôm
sú và tôm thẻ chân trắng đem thí nghiệm.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Ngưỡng gây chết đối với hậu ấu trùng (PL) tôm
sú, tôm thẻ chân trắng của V. parahaemolyticus,
V. alginolyticus, V. vulnifi cus khá thấp, ở mật độ
vi khuẩn trong nước nuôi dao động từ 1,47 x 102
cfu/ml - 5,51 x 102 cfu/ml đã có khả năng gây chết
50% PL tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
Tỷ lệ nhiễm Vibrio mang phage trong PL tôm
sú, tôm thẻ chân trắng tại các cơ sở sản xuất giống
ở miền Trung thấp, chiếm 2,9% trong 69 mẫu phân
tích và chỉ tìm thấy trong Vibrio alginolyticus trên PL
tôm thẻ chân trắng, chưa tìm thấy Bacteriophage
trong các loài Vibrio parahaemolyticus, V. vulnifi cus
phân lập từ PL tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại các
cơ sở sản xuất giống ở miền Trung; Bacteriophage
tìm thấy trong Vibrio alginolyticus phân lập từ PL
tôm chân trắng có khả năng làm giảm lượng Vibrio
alginolyticus nhiễm trên PL tôm thẻ chân trắng đem
thí nghiệm.
Các yếu tố nhiệt độ, độ mặn và độc chất khi ở
điều kiện bất lợi cho PL tôm nước lợ, có ảnh hưởng
đến tỷ lệ chết của PL tôm đem thí nghiệm khi bị
nhiễm vi khuẩn Vibrio mang phage.
2. Kiến nghị
Cần tập trung nghiên cứu về vai trò của phage
trong V. alginolyticus phân lập từ hậu ấu trùng tôm
thẻ chân trắng tại các cơ sở sản xuất giống ở miền
Trung. Đây là phage độc lực có thể sử dụng để
kiểm soát vi khuẩn V. alginolyticus nhiễm trên hậu
ấu trùng tôm nước lợ.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
58 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đỗ Thị Hòa,1996. Nghiên cứu một số bệnh chủ yếu trên tôm sú (Penaeus monodon Fabricus, 1978) nuôi ở khu vực Nam
Trung Bộ, Luận văn Phó tiến sĩ Khoa học nông nghiệp, Đại học Thủy sản.
2. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, 2004. Bệnh học Thủy sản, NXB. Nông Nghiệp, Tp.HCM,
2004.
3. Võ Văn Nha, 2014. Nghiên cứu hội chứng gan tụy trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở Đồng bằng song Cử Long, Báo cáo tổng
hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài cấp Nhà nước, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III.
4. Bùi Quang Tề, 2003. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
5. Phạm Anh Tuấn, 2012. Hoại tử gan tụy ở tôm nuôi nước lợ: nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Báo cáo tại hội nghị phòng
chống dịch bệnh tôm nước lợ, Bến Tre.
Tiếng Anh
6. Gomez, G. B., Roque, A., 1998. Selection of probiotic bacteria for use in aquaculture, page 174 in T.W. Flegel, editor.
Avances in Shrimp Biotechnology. Proceeding to the special Session on Shrimp Biothechnology 5th Asian Fisheries Forum
Chiengmai, Thailand.
7. Kondo H, Tinwongger S, Proespraiwong P, Mavichak R, Unajak S, Nozaki R, Hirono I., 2014. Draft genome sequences of six
strains of Vibrio parahaemolyticus isolated from early mortality syndrome/acute hepatopancreatic necrosis disease shrimp in
Thailand. Genome Announc. 2(2):e00221-14.doi:10.1128/genomeA.00221-14.
8. Lightner, D.V., Redman, R. M., Pantoja, C. R., Noble, B. L., Loc, T., 2012. Early mortality syndrome affects shrimp in Asia.
Global aquaculture advocate January/February 2012:40.
9. Lightner, D.V., Redman, R. M., Pantoja, C. R., Tang, K. F., Noble, B. L., Schofi eld P., Mohney, L. L., Nunan, L. M., Navarro,
S. A., 2012. Historic emergence, impact and current status of shrimp pathogens in the Americas. Journal of Invertebrate
Pathology 110:174-183.
10. Mateus L, Costa L, Silva Y.J, Pereira C, Cunha A, Almeida A, 2014. Effi ciency of phage cocktails in the inactivation of Vibrio
in aquaculture. Aquaculture.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_vibrio_va_vibrio_mang_phage_len_hau_au_trung_p.pdf