Ảnh hưởng của tỷ lệ protein thực/nitơ phi protein trong khẩu phần đến tăng trọng và hiệu quả kinh tế vỗ béo bò lai Brahman tại Đắk Lắk

Trong số các khẩu phần vỗ béo bò lai Brahman của thí nghiệm này thì khẩu phần 2, có lượng protein từ bột cá chiếm xấp xỉ 10% tổng lượng protein của khẩu phần, cho tăng trọng cao nhất (0,845 kg/con/ngày). Các khẩu phần khác cho tăng trọng tương đương và đều ở mức khá cao (0,73-0,75 kg/con/ngày). Khẩu phần 2 cũng là khẩu phần vỗ béo cho hiệu quả sử dụng thức ăn cao nhất hay tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng trọng thấp nhất (8,17kg chất khô/kg tăng trọng) và mức lãi tiềm năng cao nhất (279.968 đồng/con/tháng).

pdf7 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của tỷ lệ protein thực/nitơ phi protein trong khẩu phần đến tăng trọng và hiệu quả kinh tế vỗ béo bò lai Brahman tại Đắk Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vò chÝ c­¬ng – ¶nh h­ëng cña tû lÖ Protein thùc / ni t¬ phiprotein ... 1 ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ PROTEIN THỰC/NITƠ PHI PROTEIN TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN TĂNG TRỌNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VỖ BÉO BÒ LAI BRAHMAN TẠI ĐẮK LẮK Vũ Chí Cương1*, Phạm Kim Cương1, Nguyễn Thành Trung1 và Phạm Thế Huệ2 1Viện Chăn nuôi - Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội 2Trường Đại học Tây Nguyên *Tác giả liên hệ : TS. Vũ Chí Cương Tel: (04) 8.386.127 / 0912.121.506; Fax: (04) 8.389.775; Email: vccuong@netnam.com ABSTRACT Effects of varying proportions of different protein sources (true protein and non protein) in the diet on performance of feedlot crossbred Brahman steers in Đak Lak. Sixteen crossbred Brahman eighteen-month steers (197±1kg), kept on shed, were used in the experiments of 84 days. In the experiment, the steers were randomly assigned in four groups of four steers each to verify the influence of replacement of different percentages of cotton seed by fish meal in the mix diets containing urea treated rice straw, cassava roof meal, cotton seed, maize, fish meal, urea and molasess on the weight gain and economic efficiency. Four strategies were developed to feed either control diet (no fish meal) or diet containing 2.8 or 5.6 or 8.3% fish meal (equal to 10, 20 and 30% crude protein of the diet). 5 kg of elephant grass was fed additionally at the afternoon. Average daily gain of cattle was range between 0,732 and 0,845 kg per head pear day. Cattle fed diet containing 2.8% fish meal gain more (P<0.05) than cattle fed other diets. The profit margins achieved from fattening cattle were ranging from 189.465 to 279.968 VND/head/months. Crossbred Brahman steers should be fattened at the age of 21 to 24 months. Keywords : Crossbred Brahman steers, by-pass protein, intake, daily gain, economic efficiency ĐẶT VẤN ĐỀ Xây dựng các khẩu phần giá rẻ bằng các nguồn thức ăn sẵn có để sử dụng cho các hệ thống chăn nuôi bò thâm canh mà vẫn cho năng suất cao là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam. Tỉnh Đắk Lắk là nơi có nguồn phụ phẩm công nông nghiệp tương đối dồi dào và đa dạng như: rỉ mật, hạt bông, rơm lúa cũng là nơi có sản lượng ngô và sắn nhiều. Sử dụng các loại thức ăn sẵn có ở địa phương này để nuôi và vỗ béo bò đã nhiều tác giả nghiên cứu như Vũ Chí Cương và cs. (2005; 2006), Vũ Văn Nội và cs. (1999). Nguồn thức ăn đạm thoát qua (by-pass protein) trong những khẩu phần vỗ béo có ảnh hưởng như thế nào đến năng suất bò thịt còn ít được nghiên cứu. Hạt bông như công trình của các tác giả Vũ Chí Cương và cs. (2001) là nguồn thức ăn đạm rất tốt trong khẩu phần bò thịt, tác giả đã dùng máu ngựa bảo vệ nhằm giảm tốc độ phân giải của chúng ở dạ cỏ và thoát qua tiêu hóa ở dạ dưới của bò Laisind, tăng trọng bò đạt 0,5-0,7 kg/con/ngày.Tuy nhiên, do thu bông có tính thời vụ nên nguồn phụ phẩm của chúng là hạt bông không phải lúc nào cũng sẵn có, trong khi đó còn có nhiều nguồn protein khác có thể bổ sung đó là bột cá. Với mục tiêu sử dụng thức ăn đạm có khả năng thoát qua không bị phân giải ở dạ cỏ trong khẩu phần vỗ béo bò thịt chúng tôi đã tiến hành đề tài: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ lệ các loại thức ăn giàu protein (protein thực và nitơ phi protein) trong khẩu phần đến khả năng tăng trọng và hiệu quả kinh tế của bò lai Brahman vỗ béo tại Đắk Lắk VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 13-Tháng 8-2008 2 Đối tượng nghiên cứu Bò lai Brahman 18 tháng tuổi nuôi tại Đắk Lắk. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế thí nghiệm: Theo phương pháp khối ngẫu nhiên (random block design) trên 16 bê đực lai Brahman 18 tháng tuổi, khối lượng trung bình 197,1kg nuôi vỗ béo tại Krông Bách, Đắc Lắc từ 15/11/2006 đến 15/1/2007. Toàn bộ bê sau khi tẩy sán lá gan bằng thuốc Fasinex (Thụy Sỹ) được chuẩn bị 15 ngày để làm quen với khẩu phần ăn và phương thức nuôi dưỡng. Chuẩn bị thức ăn: Nguyên liệu, thành phần hóa học của các loại thức ăn trình bày ở Bảng 1. Bảng 1. Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm (% chất khô) Loại thức ăn Chất khô (%) Protein (%) Mỡ (%) Xơ (%) NDF (%) ADF (%) Khoáng t/số (%) Rơm 4% ủ urê 49,34 10,45 1,45 41,72 73,54 44,36 16,22 Sắn lát 89.1 3,27 2.67 4,57 2,45 Bột ngô 87.7 9.12 5,7 2,5 14,83 4,75 1,61 Hạt bông 89,29 20,83 18,21 33,18 50,26 39,18 4,44 Bột cá 84,5 42,96 3.20 49,7 Rỉ mật đường 70,50 2,60 0,38 0 0 0 5,73 Cỏ voi 13,4 9,3 2,1 34,2 60,7 35,1 13,2 Bảng 2. Thành phần thức ăn thí nghiệm (% vật chất khô) KP1 KP2 KP3 KP4 Loại thức ăn 0% CP bột cá 10% CP bột cá 20% CP bột cá 30% CP bột cá Rơm ủ 4% Urea 30,0 30,0 30,0 30,0 Sắn lát 21,0 21,0 21,0 21,0 Ngô 14,0 14,0 14,0 14,0 Hạt bông 20,0 17,4 15,0 12,5 Bột cá 2,8 5,6 8,3 Rỉ mật 13,0 13,0 13,0 13,0 Urea 2,0 1,8 1,4 1,2 N/lượng (MJ/kg CK) 12,0 12,05 12,08 12,09 Protein thô 176,4 178,8 176 178,1 Tỷ lệ VCK (%) 79,6 79,47 79,32 79,2 (Khẩu phần 2, 3 và 4 có nguồn cung cấp protein từ bột cá chiếm 10; 20 và 30% tổng lượng protein của khẩu phần bằng) Ủ rơm 4% urê bằng túi nilon: hòa tan 4 kg urê vào 100 lít nước, sau đó đổ dung dịch này vào bình ozoa, rải đều 100 kg rơm thành từng lớp mỏng trong túi ủ, sau đó tưới đều dung dịch này lên từng lớp. Nén chặt và buộc chặt miệng túi. Khoảng 15 ngày lấy ra cho ăn. Các loại thức ăn khác sử dụng nuôi bò gồm sắn lát khô nghiền, cám ngô, rỉ mật, hạt bông, bột cá, urê. Cách cho gia súc ăn Vò chÝ c­¬ng – ¶nh h­ëng cña tû lÖ Protein thùc / ni t¬ phiprotein ... 3 Các thức ăn này được phối trộn thành hỗn hợp dùng để cho ăn được trình bày ở Bảng 2. Riêng cỏ voi bổ sung 5 kg/con vào buổi chiều. Khi kết thúc giai đoạn nuôi chuẩn bị, bò thí nghiệm được chia ngẫu nhiên 4 con/khối, đồng đều về tuổi và khối lượng. Chỉ tiêu theo dõi Trong thời gian thí nghiệm bò được uống nước tự do và ăn khẩu phần thí nghiệm 2 lần/ngày vào 8 giờ sáng và 4 giờ chiều nhằm xác định các chỉ tiêu sau: Xác định lượng thức ăn ăn vào, bằng cách cân khối lượng thức ăn cho ăn và thức ăn thừa của từng cá thể bằng cân điện tử (sai số 0,01). Xác định sự thay đổi khối lượng bò trong thời gian thí nghiệm, bằng cách cân khối lượng bê 2 tuần/lần bằng cân điện tử RudWeight (Australia). Xác định hiệu quả sử dụng thức ăn, tính toán trên cơ sở tiêu tốn thức ăn (kg chất khô) cho 1 kg tăng trọng Sơ bộ hạch toán kinh tế trên cơ sở giá mua và bán bò, thức ăn tại thời điểm trước và sau thí nghiệm. Xử lý số liệu Các số liệu về tăng trọng và lượng thức ăn ăn vào của bò ở các lô được xử lý bằng chương trình ANOVA một nhân tố (ANOVA one-way unstacked) theo chương trình MINITAB.14 (của Mỹ) để so sánh sai khác giữa các lô thí nghiệm. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thay đổi khối lượng và tăng trọng của bò vỗ béo Tăng trọng của bò vỗ béo được trình bày ở Bảng 3 và Đồ thị 1. Bảng 3. Khối lượng và tăng trọng của bò ở các lô thí nghiệm (Mean ± SD) Chỉ tiêu theo dõi KP1 KP2 KP3 KP4 P.đầu kỳ (kg) 196,5±11,0 197,8±13,9 197,0±10,8 196,3±8,8 P. 28 ngày (kg) 219,5±12,3 222,3±18,8 218,5±11,7 218,8±10,9 ADG tháng 1 (kg/con/ngày) 0,821 b±0,08 0,875a±0,19 0,768a±0,13 0,804a±0,16 P. 56 ngày (kg) 240,5b±14,4 246,3a±22,1 239,8b±11,5 240,0b±10,8 ADG tháng 2 (kg/con/ngày) 0,750 b±0,09 0,857a±0,15 0,759b±0,06 0,750b±0,04 P. 84 ngày (kg) 258,0b±13,4 268,8a±23,1 259,5b±12,9 259,0b±11,6 ADG tháng 3 (kg/con/ngày) 0,625 b±0,05 0,804a±0,10 0,705b±0,06 0,688b±0,03 ADG cả kỳ (kg/con/ngày) 0,732 b±0,04 0,845a±0,12 0,744b±0,06 0,750b±0,06 Ghi chú: (ADG): tăng trọng bình quân/ngày; (P): khối lượng; các số mũ có chữ cái khác nhau thì sai khác ý nghĩa thống kê (P<0,05) Kết quả cho thấy, khối lượng bò các lô khi bắt đầu thí nghiệm là tương đối đồng đều từ 196 kg. Khi kết thúc thí nghiệm khối lượng bò ăn các KP1, KP2, KP3 và KP4 tương ứng lần lượt là 258; 268,8; 259,5 và 259,3 kg. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 13-Tháng 8-2008 4 Nhìn chung, tăng trọng bò thí nghiệm tương đối tốt và đồng đều qua các tháng trong thời gian thí nghiệm. Có thể bò đang ở trong giai đoạn sinh trưởng nên tăng trọng khá đều (Đồ thị 2). So sánh khối lượng lúc kết thúc thí nghiệm và tăng trọng cả kỳ cho thấy không có sai khác có ý nghĩa thống kê về các chỉ tiêu này giữa bò ăn khẩu phần 1; 3 và 4 (P>0,05), trong khi đó bò ăn khẩu phần 2 có sai khác rõ có ý nghĩa thống kê (P< 0,05) về khối lượng và tăng trọng so với bò ăn khẩu phần 1, 3 và 4. Kết quả về tăng trọng của bò thí nghiệm đạt từ 0,732-0,845 kg/con/ngày cao hơn so với kết quả nghiên cứu trước đây của Bùi Văn Chính và cs (1992); Lê Viết Ly và cs, (1995); Vũ Văn Nội và cs, (1999). Trong các nghiên cứu này vỗ béo bò bằng phụ phẩm nông nghiệp tăng trọng: 0,51-0,58 kg/con/ngày. Theo tác giả Vũ Chí Cương và cs (2005) thấy vỗ béo bò bằng phụ phẩm nông nghiệp tăng trọng: 0,53-0,70 kg/con/ngày. Tuy nhiên kết quả này tương đương với kết quả của Victo và cs, (1996) khi vỗ béo bò loại thải. Sau 84 ngày thí nghiệm, tăng trọng của bò ăn KP2 (thay thế 10% bột cá) đạt cao nhất (0,845 kg/con/ngày), thấp nhất lô không bổ sung protein thoát qua cũng đạt 0,732 kg/con/ngày. Tuy nhiên một trong những điều khó lý giải ở đây là khi thay thế protein thoát qua ở mức 20 và 30% protein của khẩu phần thì tăng trọng của nhóm bò ăn khẩu phần này không cao bằng nhóm bò được thay thế 10% protein thoát qua, mặc dù tăng trọng cũng đạt 0,744 - 0,705 kg/con/ngày. Có thể thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần 2 cân đối hơn so với các khẩu phần khác, đặc biệt tỷ lệ giữa protein thoát qua và nitơ phi protein (urê) đã làm cho gia súc sử dụng thức ăn hiệu quả hơn, vì vậy lượng chất khô ăn vào của bò ăn khẩu phần này đạt cao nhất 6,91 kg (Bảng 4). Đồ thị 1: Tăng trọng bò F 1 Brahman ăn các khẩu phần khác nhau 0,732a 0,845b 0,744a 0,75a 0,65 0,7 0,75 0,8 0,85 0,9 KP1 KP2 KP3 KP4 K g/ co n/ ng ày Đ ồ thị 2: Diễn biến tăng trọng qua các tháng thí nghiệm của bò F1 Brahman ăn khẩu phần khác nhau 0,5 0,55 0,6 0,65 0,7 0,75 0,8 0,85 0,9 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 K g/ co n/ ng ày KP1 KP2 KP3 KP4 Đồ thị 1 và 2: Diễn biến tăng trọng của bò vỗ béo Một trong những lý do nữa là do chất khô ăn vào của khẩu phần 2 (thay thế 10% bột cá) cao hơn các khẩu phần khác. Mandell và cs (1997) báo cáo rằng bò ăn khẩu phần 5% bột cá tăng trọng cao hơn bò ăn khẩu phần 10% bột cá khi bổ sung vào khẩu phần cỏ alfafa ủ và hạt ngô tươi; nguyên nhân có thể do giảm lượng chất khô ăn vào ở khẩu phần 10%. Tăng trọng bò tăng lên khi bột cá bổ xung tăng đến 6,4% chất khô khẩu phần (Veira và cs, 1994). Chất khô ăn vào giảm khi khẩu phần ăn cho bò sữa có 7,3% bột cá (Bruckenthal và cs, 1989). Chất khô ăn vào giảm 8% khi bò sữa được ăn khẩu phần 6,5% bột cá (Atwal và Erfle, 1992) hoặc 1,5% dầu cá trong khẩu phần (Wonsil và cs, 1994). Bổ xung bột cá làm giảm lượng thức ăn ăn vào kể cả khi chất tạo ngon miệng được bổ xung (Nicholson và cs, 1992). Ngoài ra, Vò chÝ c­¬ng – ¶nh h­ëng cña tû lÖ Protein thùc / ni t¬ phiprotein ... 5 khẩu phần 20 và 30% bột cá có thể chứa quá nhiều muối trong KP, điều này dẫn đến thay đổi pH, áp suất thẩm thấu và các yếu tố khác ức chế sự hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò vỗ béo Kết quả về lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn được trình bày ở Bảng 4. Lượng thức ăn ăn vào (kg chất khô/con/ngày), có sự sai khác ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa nhóm bò ăn KP2 so với nhóm bò ăn KP1, KP3 và KP4. Có thể với tỷ lệ thay thế 10% protein thoát qua trong khẩu phần đã làm cho khẩu phần này cân đối giữa protein động vật (bột cá), thực vật (hạt bông) và nitơ phi protein (urê) giúp tối ưu hóa hoạt động khu hệ vi sinh vật dạ cỏ làm cho khả năng ăn vào cũng như hiệu quả sử dụng TĂ tốt hơn các nhóm bò ăn khẩu phần khác. Hiệu quả sử dụng thức ăn biểu thị bằng tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng có sai khác giữa nhóm bò ăn KP 2 với bò ăn KP1; KP3 và KP4 cụ thể là 18,50 so với 16,64; 16,67 và 16,72 g tăng trọng/MJ năng lượng trao đổi. Tiêu tốn thức ăn (kg chất khô/kg tăng trọng) cả bò ăn KP2 thấp nhất và cao nhất ở bò ăn KP1 (8,17 so với 9,23 kg chất khô/kg tăng trọng) sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Bảng 4. Lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn (Mean ± SD) Chỉ tiêu KP1 KP2 KP3 KP4 Chất khô ăn vào(kg/con/ngày) 6,76b±0,37* 6,91a±0,19* 6,77b±0,35* 6,82b±0,23* Chất khô ăn vào (g/kg W0,75) 115,5±7,48* 115,7±8,39* 115,3±3,65* 116,3±3,22* Ch/khô ăn vào(% khối lượng) 2,97±0,18* 2,99± 0,27* 2,97± 0,19* 2,96± 0,15* T/tốn TĂ(kg CK/kg t/trọng) 9,23b±1,32* 8,17a± 1,18* 9,10b±0,83* 9,09b±1,02* HQSDTA(g t/trọng/MJ ME) 10,83 12,17 10,94 10,94 *: SD; TA: thức ăn; HQSDTA: hiệu quả sử dụng thức ăn; các số mũ có chữ cái khác nhau thì sai khác ý nghĩa thống kê (P<0,05) Chất khô ăn vào của bò trong thí nghiệm này dao động từ 6,76-6,91 kg/con/ngày. Theo Kearl (1982) bò 200-300 kg, tăng trọng 0,75 kg/con/ngày cần 5,4-7,4 kg chất khô/con/ngày. Theo Preston và Willis (1967) bò tơ (200 kg) lượng chất khô thu nhận xấp xỉ từ 2,8-3% khối lượng cơ thể của chúng. Như vậy, độ ngon miệng của cả 4 khẩu phần ăn là chấp nhận được và bò các lô thí nghiệm có khả năng ăn hết một lượng chất khô cần thiết để đạt tăng trọng trên 0,700 kg/con/ngày. Tiêu tốn chất khô/kg tăng trọng của bò ăn KP1; KP2; KP3 và KP4 lần lượt là 9,23; 8,17; 9,10 và 9,09 kg chất khô/kg tăng trọng. Kết quả thu được ở các nhóm bò ăn KP2 nằm trong khoảng tiêu chuẩn của ARC (1984); NRC (1984); INRA (1989); Rajan (1990); Perry (1990) và AFRC (1993): khoảng 7,1 - 8,8 kg chất khô/kg tăng trọng. Hiệu quả sử dụng thức ăn ở bò trong thí nghiệm này là 10,83 -12,17g tăng trọng/MJ năng lượng trao đổi so với tính toán từ tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982); NRC (1984); Rajan (1990) và AFRC (1993) hiệu quả sử dụng thức ăn (11,45- 12,58g) tăng trọng/MJ năng lượng trao đổi thì bò ăn khẩu phần 2 nằm trong khoảng giá trị tiêu chuẩn, kết quả này phù hợp với tăng trọng nhóm bò này cao nhất so với bò ăn khẩu phần 1; 3 và 4 có hiệu quả sử dụng thức ăn xấp xỉ 11g tăng trọng/MJ năng lượng trao đổi. Sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế vỗ béo Dựa trên cơ sở giá thức ăn, bò mua và bán tại thời điểm bắt đầu và kết thúc thí nghiệm, chúng tôi sơ bộ tiến hành tính toán hiệu quả vỗ béo. Kết quả được trình bày ở Bảng 5. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 13-Tháng 8-2008 6 Kết quả Bảng 5 cho thấy, tuỳ theo khẩu phần vỗ béo số tiền thu được từ 143.000 - 274.286 đồng/con/tháng. Tại Trung Quốc, khi vỗ béo bò trên qui mô lớn bằng hạt bông và rơm lúa mì xử lý urê, hạch toán sau 3 tháng lãi từ 200.000-600.000đ/con (Dolberg và Finlayson, 1995). Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của vỗ béo bò Chỉ tiêu KP1 KP2 KP3 KP4 Giá thành TĂ (đ/kg) 1995 2073 2139 2214 Giá mua bò (đồng/kg) 18.000 18.000 18.000 18.000 Giá bán bò (đồng/kg) 22000 22000 22000 22000 * Chi Mua bò (đồng) 3528000 3564000 3546000 3528000 Mua thức ăn (đồng) 1423452 1514096 1533687 1601605 Tổng chi (đồng) 4951452 5078096 5079687 5129605 * Thu Bán bò (đồng) 5676000 5918000 5698000 5698000 Tổng tiền lãi (đồng) 724548 839904 618313 568395 Tiền lãi /con/tháng (đồng) 241516 279968 206104 189465 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Trong số các khẩu phần vỗ béo bò lai Brahman của thí nghiệm này thì khẩu phần 2, có lượng protein từ bột cá chiếm xấp xỉ 10% tổng lượng protein của khẩu phần, cho tăng trọng cao nhất (0,845 kg/con/ngày). Các khẩu phần khác cho tăng trọng tương đương và đều ở mức khá cao (0,73-0,75 kg/con/ngày). Khẩu phần 2 cũng là khẩu phần vỗ béo cho hiệu quả sử dụng thức ăn cao nhất hay tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng trọng thấp nhất (8,17kg chất khô/kg tăng trọng) và mức lãi tiềm năng cao nhất (279.968 đồng/con/tháng). Đề nghị Sử dụng khẩu phần 2 trong thí nghiệm này để vỗ béo bê lai Brahman nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt bò. Tiếp tục nghiên cứu sử dụng các khẩu phần trong thí nghiệm này để vỗ béo các nhóm bò lai khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO AFRC.(1993). Energy and Protein Requirements for Ruminants. University Press, Cambridge. ARC. (1984). The Nutrient Requirements for Ruminant Livestock. Suppl 1. Commonwealth Agricultural Bureau, Slough. Atwal, A. S., and J. D. Erfle. (1992). Effects of feeding fish meal to cows on digestibility, milk production, and milk composition. J. Dairy Sci. 75: pp 502. Bruckenthal, I., D. Drori, M. Kaim, H. Lehrer, and Y. Folman. (1989). Effects of source and level of protein on milk yield and reproductive performance of high-producing primiparous and multiparous dairy cows. Anim. Prod. 48: pp 319. Vò chÝ c­¬ng – ¶nh h­ëng cña tû lÖ Protein thùc / ni t¬ phiprotein ... 7 Bui Van Chinh, Le Viet Ly, Nguyen Huu Tao, Pham Van Thin and Preston, T.R. (1992). Ammoniated rice straw or untreated straw supplemented with molasses-urea block for growing Sindhi x Local cattle in Vietnam. Livestock Research for Rural Development. Vol 4, Num 3, 12/1992. Dolberg, F. and Finlayson, P. (1995). Treated straw for beef production in China. Wld. Anim. Rev. No. 82, pp 14-24. INRA (1989). Ruminant Nutrition recommended allowance and Feed Tables, INRA, Paris, 1989 Kearl. L. C. (1982). Nutrient Requirements of Ruminants in Developing Countries. International Feedtuffs Institute. Utah Agricultural Experiment Station. Utah State University, Logan. Lê Viết Ly, Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Quốc Đạt. (1995). Nuôi bê lai hướng thịt bằng thức ăn bổ sung từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp tại miền Trung. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1994-1995. Nhà xuất bản Nông nghiệp 1996, trang 135-140. Mandell, I. B., J. G. Buchanan-Smith, B. J. Holub, and C. P. Campbell. (1997). Effects of fish meal in beef cattle diets on growth performance, carcass characteristics, and fatty acid composition of longissimus muscle. J. Anim. Sci. 75:910-919. Nicholson, J. W. G., E. Charmely, and R. S. Bush. (1992). The effect of supplemental protein source on amminoa levels in rumen fluid and blood and intake of alfafa silage by beef cattle. Can. J. Anim. Sci. 72:853. NRC (1984). The nutrient requirements of beef cattle,. Washington DC. Perry, T.W, (1990). Dietary nutrient allowance for beef cattle. Feedstuffs- Reference issue, 62, 31: pp 46-56. Preston, T.R and Willis, M.B. (1967). Intensive Beef Production from Sugar Cane. Rajan, S. K, (1990). Nutritional Value of Animal Feeds and Feeding of Animals, ICAR, New Dehli Veira, D. M., G. Butler, J. G. Proulx, and L. M. Poste, (1994). Utilization of grass silage by cattle: effect of supplementation with different sources and amounts of protein. J. Anim. Sci. 72: pp 1403. Victor J. Clarke, Lê Bá Lịch và Đỗ Kim Tuyên, (1996). Kết quả chuyển giao kỹ thuật vỗ béo bò bằng khẩu phần cao năng lượng dựa trên nền bột sắn với 3% urea. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1996 - 1997. Phần chăn nuôi gia súc. Hà nội, 1997. Trang 41-48. Vũ Văn Nội, Phạm Kim Cương và Đinh Văn Tuyền, (1999). Sử dụng phế phụ phẩm và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương để vỗ béo bũ. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, Huế 28-30/6/1999) tr. 25-29. Vũ Chí Cương, Vũ Văn Nội, Graeme Mc Crab, Phạm Kim Cương, Nguyễn Thành Trung, Đinh Văn Tuyền và Đoàn Thị Khang, (2001). Nghiên cứu sử dụng rỉ mật trong nuôi dưỡng bò thịt. Các báo cáo khoa học của đề tài KHCN 08-05. Tr. 162-171 Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Thành Trung, Phạm Hùng Cường, Nguyễn Thiện Trường Giang và Lưu Thị Thi, (2005). Ảnh hưởng các mức lõi ngô trong khẩu phần có hàm lượng rỉ mật cao đến tỷ lệ phân giải chất khô inssaco bông gòng, môi trường dạ cỏ và tăng trọng bò lai Sind vỗ béo. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 18 năm 2005, trang 43-46. Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Phạm Thế Huệ và Phạm Hùng Cường, (2006) . Ảnh hưởng của các nguồn xơ khác nhau trong khẩu phần vỗ béo bò đến tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn của bê lai Sind tại Đắk Lắk. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y. Hà nội, 2006. Wonsil, B. J., J. H. Herbein, and B. A. Watkins, (1994). Dietary and ruminally derived trans-18:1 fatty acids alter bovine milk lipids. J. Nutr. 124: pp.556. *Người phản biện : TS. Mai Văn Sánh; TS. Đỗ Thị Thanh Vân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb4_vu_chi_cuong_1281.pdf