1. Kết luận
Tỉ lệ pha loãng tối ưu cho hoạt lực của tinh trùng
là 1:100 (tinh dịch:nước biển nhân tạo) với thời gian
hoạt lực là 328,67±14,85 s và phần trăm tinh trùng
hoạt lực là 86,67±3,33%.
Tinh trùng cá hồng bạc hoạt lực tối ưu ở
môi trường có pH= 8 với thời gian hoạt lực là
310,67±12,41s và 87,33±2,33% tinh trùng hoạt lực.
Nồng độ thẩm thấu tối ưu nhất cho hoạt lực tinh
trùng cá hồng bạc là 500 mOsm/kg với thời gian
vận động và phần trăm hoạt lực lần lượt là 443,33 ±
5,23s và 100%.
2. Kiến nghị
Để hoàn thiện các thông tin về các yếu tố ảnh
hưởng lên hoạt lực của cá này, một số nghiên cứu
tiếp theo cần được tiến hành, trong đó, các yếu tố
khác như nồng độ ion, nhiệt độ cần được đánh giá
và bên cạnh đó bước nhảy của các mức tỷ lệ pha
loãng cần ngắn hơn.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng, pH và nồng độ thẩm thấu lên hoạt lực tinh trùng cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 27
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ PHA LOÃNG, pH VÀ NỒNG ĐỘ
THẨM THẤU LÊN HOẠT LỰC TINH TRÙNG CÁ HỒNG BẠC
(Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775)
EFFECTS OF DILUTION, pH AND OSMOLALITY ON SPERMATOZOA MOTILITY
IN SILVER RED SNAPPER (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775)
Lê Minh Hoàng1, Nguyễn Địch Thanh2
Ngày nhận bài: 30/7/2014; Ngày phản biện thông qua: 19/3/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015
TÓM TẮT
Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên hoạt lực tinh trùng cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal,
1775) đã được nghiên cứu qua ba thí nghiệm riêng biệt về tỷ lệ pha loãng (1:50, 1:100, 1:200 (tinh dịch: biển nhân tạo
ASW), về pH (6,0; 7,0; 8,0; 9,0) và về nồng độ thẩm thấu (200, 300, 400 và 500 mOsm/kg). Ở các thí nghiệm này, tỉ lệ
tinh trùng hoạt lực và thời gian hoạt lực đã được quan sát. Kết quả cho thấy, các thông số hoạt lực tốt nhất của tinh trùng
quan sát được khi pha loãng tinh dịch ở tỷ lệ 1:100, pH (8,0) và nồng độ thẩm thấu là 500 mOsm/kg. Các kết quả này có
thể đóng góp hữu ích trong việc hoàn thiện các phương pháp bảo quản tinh trùng ở không chỉ cá Hồng bạc mà còn ở các
loài cá xương biển khác.
Từ khóa: tỷ lệ pha loãng, nồng độ thẩm thấu, hoạt lực tinh trùng, Lutjanus argentimaculatus
ABSTRACT
Effects of environmental factors on the performance of sperm motility in Lutjanus argentimaculatus (Forsskal,1775)
had been estimated by conducting three separate experiments in which treatments differed in, dilution (1:50; 1:100; 1:200
(semem: artificial seawater), pH value (6.0; 7.0; 8.0 and 9.0) and osmolality (200; 300; 400 and 500 mOsm.kg-)1. In these
experiments, the maximum percentage of motile sperms and total duration motility of all sperms were observed. Based on
the results, the best performances of sperm were shown in treatments with 1:100 dilution, pH 8.0 and osmolality of 500
mOsm.kg-1. To be concluded, these results can be usefully contributed in improvement of the sperm preservation methods
in not only this species but also in other marine teleost.
Keywords: dilution ratio, osmolality, sperm motility, Lutjanus argentimaculatus
1 TS. Lê Minh Hoàng, 2 TS. Nguyễn Địch Thanh: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus
Forsskal, 1775) là loài rộng muối, phân bố ở nhiều
khu vực trên thế giới, từ vùng Ấn Độ Dương - Tây
Thái Bình Dương (Indo-West Pacific) từ Samoa và
đảo Line đến Đông Phi, và từ phía Bắc Australia đến
đảo Ryukyu; và rải rác ở vùng Đông Địa Trung Hải
qua kênh đào Suez [10]. Ở Việt Nam, cá Hồng bạc
phân bố rải rác dọc theo bờ biển các tỉnh Quảng
Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng
Tàu, vùng biển Tây Nam bộ, nhưng tập trung nhiều
nhất ở vùng biển Nam Trung bộ [4]. Cá Hồng bạc có
tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt thơm ngon và có giá trị
dinh dưỡng cao, giá bán hiện nay đạt từ 100.000đ/
kg -170.000đ/kg [5]. Ở Việt Nam, cá hồng bạc có thị
trường xuất khẩu rộng và khá hấp hẫn như Trung
Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, EU [6]. Tương tự
các đối tượng cá biển khác như cá chẽm (Laters
calcarifer), cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca
waigiensis), cá mú (Epinephelus spp.), cá giò
(Rachycentron canadum) và cá măng (Chanos
chanos), cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus)
là loài cá có giá trị kinh tế cao và đang được nuôi
thương phẩm ở nước ta, nhiều nhất ở các tỉnh
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015
28 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Nam Trung bộ [6]. Tuy nhiên, cho đến nay, quá trình
sinh sản nhân tạo và ương giống cá Hồng bạc đang
gặp nhiều khó khăn, do nguồn giống và cá bố mẹ
phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên [6]. Năm 2012,
Nguyễn Địch Thanh [5] đã nghiên cứu sản suất
giống nhân tạo cá hồng bạc thành công tuy nhiên
nguồn cá bố mẹ cho nghiên cứu vẫn phải đánh bắt
từ tự nhiên. Do đó, hiện nay, các quy trình bảo quản
tinh lâu dài có thể là giải pháp phù hợp để giảm bớt
sự cần thiết phải đánh bắt cá đực cùng thời điểm với
cá cái bố mẹ. Ngoài ra, các phương pháp bảo quản
này cũng nâng cao sự hiệu quả và mức kiểm soát
trong quản lý di truyền đàn cá, nhờ vậy không chỉ
hữu hiệu trong nuôi trồng thủy sản mà còn giúp bảo
vệ nguồn lợi tự nhiên (tổng quan bởi [16]). Tuy nhiên
cho đến nay, chưa có công trình nào công bố về việc
bảo quản thành công tinh trùng của loài cá này.
Để phát triển các phương pháp bảo quản, việc
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
tinh trùng và khả năng thụ tinh của tinh dịch thông
qua biểu hiện vận động của tinh trùng là rất quan
trọng. Các yếu tố môi trường bao gồm tỷ lệ pha
loãng, áp suất thẩm thấu, pH, nhiệt độ, nồng độ
các ion (ví dụ, Ca2+, Mg2+, K+, Na+) đã được chứng
minh là có ảnh hưởng đáng kể lên hoạt lực của tinh
trùng [7, 15] và vì vậy sẽ ảnh hưởng lên chất lượng
tinh và khả năng thụ tinh [15]. Các nghiên cứu loại
này đã được thực hiện trên nhiều đối tượng khác
nhau, ví dụ, cá tầm Ba Tư (Acipenser persicus) [7],
cá đù vàng (Larimichthys polyactis) [15], cá bơn
Đại Tây Dương (Hippoglossus hippoglossus) [14],
cá chẽm mõn nhọn (Psammoperca waigiensis) [3];
tuy nhiên, chưa có báo cáo nào về cá hồng bạc.
Vì thế, nghiên cứu này của chúng tôi sẽ cung cấp
những thông tin đầu tiên về ảnh hưởng của một số
yếu tố môi trường (tỷ lệ pha loãng, pH và nồng độ
thẩm thấu) lên hoạt lực tinh trùng cá hồng bạc mà
nhờ đó sẽ góp phần cải thiện các điều kiện trong
bảo quản ngắn hạn và dài hạn của tinh trùng loài
cá này trong tương lai.
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Thu mẫu
Cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus
(Forskal, 1775) đực thu thập từ tự nhiên, được nuôi
vỗ một thời gian trong các lồng nuôi tại Vũng Ngán -
Nha Trang - Khánh Hòa. Cá này được cho ăn bằng
cá tạp (khẩu phần ăn: 5% khối lượng cơ thể) kết
hợp bổ sung vitamin và các khoáng chất đồng
thời được chăm sóc tốt để cá thành thục tốt nhất.
Các kiểm tra được thực hiện sau đó 2 - 3 tuần, khi
cá đạt chất lượng tinh tốt, cá được vuốt tinh để tiến
hành các thí nghiệm.
Tinh dịch được thu lúc sáng sớm, vào các ống
enpendoff, loại có thể tích 1,5 ml. Quá trình thu được
đảm bảo sao cho nước, phân hay nước tiểu không
bị lẫn vào tinh dịch. Các ống chứa tinh được đậy
chặt nắp và bảo quản lạnh trong thùng xốp đựng đá
bào ngay sau khi tinh được thu và trong quá trình
vận chuyển về Phòng thí nghiệm Viện Nuôi trồng
thủy sản - Trường Đại học Nha Trang trước khi các
đánh giá tiếp theo được tiến hành.
2. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng
lên hoạt lực của tinh trùng
Ở thí nghiệm này, nước biển nhân tạo được sử
dụng để pha loãng tinh trùng với thành phần tạo
bao gồm: 27g NaCl; 0,5g KCl; 1,2 g CaCl2; 4,6g
MgCl2 và 0,5 g NaHCO3 trong 1 lít nước cất. Các
nghiệm thức khác nhau có các tỷ lệ pha loãng như
sau: 1:50; 1:100; 1:200 (tinh dịch : nước biển nhân
tạo). Ở mỗi nghiệm thức, sau khi pha loãng, hoạt
lực tinh trùng sẽ được đánh giá thông qua quan sát
dưới kính hiển vi với độ phóng đại 400 lần. Hoạt lực
của tinh trùng bao gồm các thông số: phần trăm tinh
trùng hoạt lực, và tổng thời gian hoạt động. Phần
trăm hoạt lực được xác định bằng số tinh trùng hoạt
lực so với tổng số tinh trùng quan sát được (ước
tính bằng mắt thường). Thời gian hoạt lực được tính
từ lúc pha loãng cho đến 100% tinh trùng bất hoạt
(đơn vị tính: giây). Tỉ lệ pha loãng nào mà ở đó hoạt
lực tinh trùng tốt nhất sẽ được dùng trong các thí
nghiệm đánh giá tiếp theo.
3. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của pH lên hoạt lực
của tinh trùng
Thí nghiệm này gồm bốn nghiệm thức khác
nhau về giá trị pH trong môi trường pha loãng tinh
dịch lần lượt là 6,0; 7,0; 8,0; 9,0. Sau khi tinh dịch
được pha loãng, hoạt lực của tinh trùng được đánh
giá và từ đó pH tối ưu cho môi trường pha loãng tinh
dịch được xác định.
4. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nồng độ thẩm
thấu lên hoạt lực của tinh trùng
Để xác định ảnh hưởng của nồng độ thẩm thấu
lên hoạt lực tinh trùng, thí nghiệm đã sử dụng dung
dịch NaCl ở các mức nồng độ thẩm thấu: 200, 300,
400 và 500 mOsm/kg để pha loãng tinh trùng (với tỉ
lệ pha loãng và nồng độ pH của môi trường tối ưu
được xác định từ các thí nghiệm trước. Nồng độ tối
ưu được xác định là nồng độ mà ở đó hoạt lực tinh
trùng cho biểu hiện tốt nhất.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 29
5. Xử lý số liệu
Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Số liệu được xử lý bằng phần mềm
Microsoft Excel. Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng, pH và áp suất thẩm thấu được phân tích phương sai một yếu
tố (One-way ANOVA) bằng kiểm định Ducan với mức ý nghĩa P<0,05 thông qua phần mềm SPSS 16.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng lên hoạt lực của tinh trùng
Pha loãng cho phép tất cả các tinh trùng được kích hoạt cùng một lúc và tránh sai sót trong trường hợp
quan sát với mật độ tinh trùng cao. Điều này đặc biệt quan trọng trong các loài có mật độ tinh trùng cao và tinh
trùng chuyển động nhanh chóng [13, 17]. Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng lên hoạt lực của tinh trùng cá hồng
bạc được thể hiện qua hình 1.
Hình 1. Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng lên hoạt lực của tinh trùng cá hồng bạc
Các chữ cái a, b, c khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê của thời gian và hoạt lực tinh trùng cá hồng bạc (P<0,05)
Kết quả quan sát cho thấy có sự sai khác giữa
các tỷ lệ pha loãng 1:100 với các tỷ lệ 1:200 và
1:50. Tỷ lệ pha loãng 1:100 có thời gian hoạt lực
của tinh trùng cao nhất (328,67±14,85 s), tiếp đó là
tỷ lệ 1:50 (235,33±7,42 s), thấp nhất là ở tỷ lệ 1:200
(176±25,38 s). Phần trăm tinh trùng hoạt động cũng
có sự sai khác giữa các tỷ lệ pha loãng. Ở các mốc
thời gian quan sát, phần trăm hoạt lực cao nhất là
ở tỷ lệ 1:100. Đến 180s, phần trăm tinh trùng hoạt
lực ở tỷ lệ 1:100 là 28,33±4,4%, ở 1:50 là 16±3%,
ở 1:200 tinh trùng hoạt lực rất thấp (khoảng 2%).
Kết quả của thí nghiệm này cho thấy, tỷ lệ pha
loãng 1:100 là tỷ lệ pha loãng tối ưu cho tinh trùng
hoạt lực.
Tỷ lệ này cũng là tỷ lệ pha loãng tốt nhất đối
với hoạt lực tinh trùng cá đù vàng [15], cá chẽm
mõm nhọn Psammoperca waigiensis [3], cá mú cọp
Epinephelus fuscoguttatus [2]. Trong khi đó, đối với
tinh trùng cá rô châu Âu Perca fluviatilis [9] và cá
dìa Siganus guttatus [1], hoạt lực tốt nhất quan sát
được khi pha loãng ở tỷ lệ 1:50.
2. Ảnh hưởng của pH lên hoạt lực của tinh trùng
Hình 2. Ảnh hưởng của pH lên hoạt lực của tinh trùng cá hồng bạc
Các chữ cái a, b, c khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê của thời gian và hoạt lực tinh trùng cá hồng bạc (P<0,05)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015
30 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Kết quả cho thấy có sự sai khác giữa các giá trị
pH khác nhau, tinh trùng hoạt lực tốt nhất ở pH= 8 với
tổng thời gian hoạt lực là 310,67±12,41s. Khi quan sát
ở 10s, phần trăm hoạt lực không có sự sai khác giữ
các giá trị pH= 6; pH= 7; pH= 8; pH= 9. Ở các mốc thời
gian tiếp theo, có sự sai khác giữa phần trăm hoạt lực
ở pH= 8 so với các giá trị còn lại. Đến 180s, ở pH= 8
tinh trùng hoạt lực 25±4,4%, trong khi đó ở pH=6 và
pH= 9 tinh trùng hầu như không hoạt lực.
pH ngoại bào và nội bào, cũng như thành phần
ion của dung dịch kích hoạt ảnh hưởng đến việc bắt
đầu và thời gian vận động của tinh trùng [8]. Đối với
một số loài cá biển, sự gia tăng pH trong tế bào đã
được ghi nhận lại trong quá trình kích hoạt khả năng
vận động tinh trùng [8] và hơn thế nữa, pH ngoại bào
có thể có ảnh hưởng lên chiều hướng và sự thay đổi
pH nội bào, một biểu hiện thích nghi với điều kiện
pH trong môi trường sinh thái của loài. Điều này giải
thích cho các kết quả quan sát được ở thí nghiệm này
và các kết quả ở một số loài khác như cá đù vàng
Larimichthys polyactis [15], cá chẽm mõm nhọn
Psammoperca waigiensis [3] và cá dìa Siganus
guttatus [1] (pH=8); cá mú cọp Epinephelus fuscoguttatus
(pH = 7) [2]. Đặc biệt, ở cá chẽm Dicentrarchus labrax
[11], tinh trùng có thể hoạt động trong dung dịch có môi
trường đệm từ pH=5 đến pH=10 và chúng hoạt động
tốt nhất xung quanh giá trị pH=9 và tương tự đối với cá
bơn (Hippoglossus hippoglossus) [14].
3. Ảnh hưởng của nồng độ thẩm thấu lên hoạt
lực của tinh trùng
Nồng độ thẩm thấu có vai trò quan trọng trong
việc kích hoạt, duy trì khả năng hoạt động của tinh
trùng trong khi vào môi trường nước và hơn nữa là
nâng cao khả năng thụ tinh của tinh trùng [3]. Đối
với các loài cá nước ngọt, sự kích hoạt xảy ra khi
tinh trùng tiếp xúc với môi trường nhược trương
và ở các loài cá biển là môi trường ưu trương [11].
Ảnh hưởng của nồng độ thẩm thấu lên hoạt lực tinh
trùng cá hồng bạc được thể hiện ở hình 3.
Hình 3. Ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu lên hoạt lực của tinh trùng cá hồng bạc
Các chữ cái a, b, c khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê của thời gian và hoạt lực tinh trùng cá hồng bạc (P<0,05)
Thông qua hình 3 ta thấy giá trị ở 500 mOsm/kg
sai khác có ý nghĩa so với các giá trị nồng độ thẩm
thấu còn lại. Tinh trùng hoạt lực lâu nhất ở nồng
độ thẩm thấu 500 mOsm/kg (443,33±5,23s) và ở
200 mOsm/kg tinh trùng cá hồng bạc không hoạt
động. Ở nồng độ 300 mOsm/kg tinh trùng phải mất
51,67s để cân bằng áp suất thẩm thấu trước khi
hoạt động, trong khi đó ở các giá trị 400 mOsm/kg
hay 500 mOsm/kg tinh trùng hoạt lực ngay, không
có thời gian trì hoãn. Phần trăm hoạt lực đạt tốt
nhất tại 500 mOsm/kg (100% ở 60s). Đến khoảng
300s, tinh trùng ở các giá trị 300 mOsm/kg và
400 mOsm/kg không còn hoạt lực, trong khi đó
đến 420s tinh trùng ở 500 mOsm/kg vẫn còn hoạt
lực. Do đó, ở dung dịch có nồng độ thẩm thấu
500 mOsm/kg tinh trùng cá hồng bạc có hoạt lực
tốt nhất.
Ở hầu hết các loài cá, hoạt lực tinh trùng phụ
thuộc vào độ thẩm thấu của môi trường bên ngoài
do sự thay đổi nồng độ ion nội bào tăng lên hoặc
giảm đi [12]. Nghiên cứu trên cá mú cọp Epinephelus
fuscoguttatus cho thấy 500 mOsm/kg cũng là nồng
độ thẩm thấu tối ưu đối với hoạt lực tinh trùng [2].
Trong khi đó, đối với tinh trùng cá chẽm mõm nhọn
thì nồng độ thẩm thấu tốt nhất là 400 mOsm/kg [3],
cá dìa là 300 mOsm/kg [1]. Nồng độ thẩm thấu thích
hợp cho tinh trùng cá Hippoglossus hippoglossus
dao động trong khoảng 400-1000 mOsm/kg [14].
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tỉ lệ pha loãng tối ưu cho hoạt lực của tinh trùng
là 1:100 (tinh dịch:nước biển nhân tạo) với thời gian
hoạt lực là 328,67±14,85 s và phần trăm tinh trùng
hoạt lực là 86,67±3,33%.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 31
Tinh trùng cá hồng bạc hoạt lực tối ưu ở
môi trường có pH= 8 với thời gian hoạt lực là
310,67±12,41s và 87,33±2,33% tinh trùng hoạt lực.
Nồng độ thẩm thấu tối ưu nhất cho hoạt lực tinh
trùng cá hồng bạc là 500 mOsm/kg với thời gian
vận động và phần trăm hoạt lực lần lượt là 443,33 ±
5,23s và 100%.
2. Kiến nghị
Để hoàn thiện các thông tin về các yếu tố ảnh
hưởng lên hoạt lực của cá này, một số nghiên cứu
tiếp theo cần được tiến hành, trong đó, các yếu tố
khác như nồng độ ion, nhiệt độ cần được đánh giá
và bên cạnh đó bước nhảy của các mức tỷ lệ pha
loãng cần ngắn hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Võ Thị Ngọc Giàu, Lê Minh Hoàng, Phan Văn Út và Phạm Quốc Hùng (2014), Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng, pH và nồng
độ thẩm thấu lên hoạt lực tinh trùng cá dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787), Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Trường
Đại học Nha Trang, 26-30.
2. Lê Minh Hoàng, Hoàng Thị Hiền, Phạm Phương Linh và Phạm Quốc Hùng (2014), Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng, nhiệt độ,
pH và áp suất thẩm thấu lên hoạt lực tinh trùng cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttatus Forsskal, 1775), Tạp chí Khoa học -
Công nghệ Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang, 19-23.
3. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2012), Nghiên cứu đánh giá chất lượng tinh trùng và ảnh hưởng của một số yếu tố lên hoạt lực
tinh trùng cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier &Valencienes, 1828), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học
Nha Trang.
4. Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Văn Long và Trần Thị Hồng Hoa (2001), Nguồn lợi cá rạn san hô ở vịnh Nha Trang, Tạp chí
Khoa học công nghệ biển. NXB Hà Nội. 2, 16-26.
5. Nguyễn Địch Thanh (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus
(Forsskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang, Khánh Hòa, Luận
văn Tiến sĩ, Trường Đại học Nha Trang.
6. Nguyễn Quang Thiều (2012), Tìm hiểu quy trình ương nuôi ấu trùng cá Hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus, Forsskal,
1775) tại Lương Sơn - Nha Trang, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Nha Trang.
Tiếng Anh
7. Alavi, S.M.H. and Cosson, J. (2005), Sperm motility in fishes. I. Effects of temperature and pH: a review, Cell Biology
International. 29, pp. 101- 110.
8. Alavi, S.M.H., Cosson, J., Karami, M., Amiri, B.M. and Akhoundzadeh, M.A. (2004), Spermatozoa motility in the Persian
sturgeon (Acipenser persicus): effects of pH, dilution rate, ions and osmolality, Reproduction. 128, pp. 819-828.
9. Alavi, S.M.H., Rodina, M., Policar, T., Kozak, P., Psenicka, M. and Linhart, O. (2007), Semen of Perca fluviatilis: sperm
volume and density, seminal plasma indices and effects of dilution ratio, ions and osmolality on sperm motility, Theriogenology.
68, pp. 276-283.
10. Allen, G.R. (1985), FAO species catalogue. Vol. 6. Snappers of the world. An Annotated and Illustrated Catalogue of Lutjanid
Species Known to Date. FAO Fish. Synop., (125) Vol.6: 208 p., Editor^Editors.
11. Cabrita, E., Robles, V. and Herráez, P. (2009), Methods in Reproductive Aquaculture Marine and Freshwater Species, CRC
Press Taylor & Francis Group, pp. 93-149.
12. Cosson, J. (2004), The Ionic and Osmotic Factors Controlling Motility of Fish Spermatozoa, Aquaculture International. 12,
pp. 69-85.
13. Cosson, J., Groison, L.A., Suquet, M., Fauvel, C., Dreanno, C. and Billard, R. (2008), Marine fish spermatozoa: racing
ephemeral swimmers, Reproduction. 136, pp. 277-294.
14. Harald, B.T., Benfey, J.T., Martin-Robichaud, D.J. and Power, J. (2001), The relationship between sperm density, spermatocrit,
sperm motility and fertilization success in Atlantic halibut, Hippoglossus hippoglossus, Aquaculture. 194, pp. 191-200.
15. Le, M.H., Lim, H.K., Min, B.H., Park, M.S., Son, M.H., Lee, J.U. and Chang, Y.J. (2011), Effects of varying dilutions, pH,
temperature and cations on spermatozoa motility in fish Larimichthys polyactis, Environmental Biology. 32, pp. 271-276.
16. Tiersch, T. R. , Wayman, W. R. , Skapura, D. P. , Neidig, C. L. and Grier, H. J. (2004), Transport and cryopreservation of
sperm of the common snook, Centropomus undecimalis (Bloch), Aquaculture Research. 35, pp. 278-288.
17. Yao, Z., Richardson, G.F. and Crim, L.W. (1999), A diluent for prolonged motility of ocean pout (Macrozoarces americanus)
sperm, Aquaculture. 174, pp. 183-193.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_ty_le_pha_loang_ph_va_nong_do_tham_thau_len_ho.pdf