Ảnh hưởng của tuổi và một số chỉ tiêu hình thái cây cá lẻ đến tỷ suất dăm gỗ keo lá tràm (Acacia Auriculiformis A.cunn EX Benth) trong sản xuất dăm gỗ ở tỉnh Thái Nguyên - Vũ Văn Thông

Study on the influence of ages and some morphology norms of individual trees on woodchip rate of Acacia auriculiformis planted in Thai Nguyen showed that the rate of woodchips of individual trees ranged from 83.11 – 98.5% compared to the initial wood at the same conversion humidity (3-5%) and increased gradually from age of six to age of twelve, the rate of woodchips tends to decrease when the trees grow up. Age and morthology norms of trees such as hdc/d; hdc/hvn; h/d; dt/d1.3; dc và N c/2m have close relationship with woodchip rate with the coefficient ranged from 0,734 to 0,893. This relationship was illustrated by the equations: (4); (8); (12); (16); (20) and (24).

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của tuổi và một số chỉ tiêu hình thái cây cá lẻ đến tỷ suất dăm gỗ keo lá tràm (Acacia Auriculiformis A.cunn EX Benth) trong sản xuất dăm gỗ ở tỉnh Thái Nguyên - Vũ Văn Thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Văn Thông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 15 - 20 15 ẢNH HƢỞNG CỦA TUỔI VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÌNH THÁI CÂY CÁ LẺ ĐẾN TỶ SUẤT DĂM GỖ KEO LÁ TRÀM (ACACIA AURICULIFORMIS A.CUNN EX BENTH) TRONG SẢN XUẤT DĂM GỖ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN Vũ Văn Thông*, Trần Trung Kiên Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu ảnh hƣởng của tuổi và một số chỉ tiêu hình thái cây cá lẻ đến tỷ suất dăm gỗ Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn ex Ben) trồng tại Thái Nguyên cho thấy tỷ suất dăm cây cá lẻ biến động từ 83,11% đến 98,50% so với nguyên liệu ban đầu ở cùng độ ẩm quy đổi (3 5%) và chúng tăng dần từ cỡ tuổi 6 đến cỡ tuổi 12. Khi tuổi tiếp tục tăng, tỷ suất dăm có xu hƣớng giảm dần. Tuổi và các chỉ tiêu biểu thị hình thái cây rừng: hdc/d1.3; hdc/hvn; hvn/d1.3; dt/d1.3; dc và Nc có quan hệ với tỷ suất dăm ở mức chặt đến rất chặt, hệ số xác định biến động từ 0,734 đến 0,893. Quan hệ giữa tỷ suất dăm với tuổi và các chỉ tiêu hình thái đƣợc mô tả cụ thể qua các phƣơng trình: (4); (8); (12); (14); (16); (20) và (24). Từ khóa: Dăm gỗ, rừng trồng, keo lá tràm, cây cá lẻ, tuổi cây. ĐẶT VẤN ĐỀ* Keo lá tràm có danh pháp khoa học là Acacia auriculiformis A.Cunn Ex Benth, là một loài cây thuộc chi Acacia. Loài này trong tiếng Việt còn có tên gọi khác là keo lƣỡi liềm, tên này đƣợc sử dụng nhiều khi loài này mới nhập nội vào Việt Nam (thập kỷ 1960-1970), sau này ngƣời ta sử dụng rộng rãi tên gọi Keo lá tràm. Keo lá tràm đƣợc phân bố tự nhiên ở vùng Indonesia và Papua New Guinea [7][8]. Hiện tại đƣợc trồng rộng rãi tại nhiều quốc gia ở vùng nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Đặc điểm sinh trƣởng của loài này khá nhanh và thích nghi rộng, nên keo lá tràm nhanh chóng trở thành loài cây đƣợc trồng phủ xanh đất trống đồi trọc và cho nguyên liệu bột giấy [4]. Xuất khẩu dăm gỗ bạch đàn và gỗ keo lai Việt Nam đã tăng gấp hơn 10 lần trong một thập kỷ vừa qua. Năm 2001, cả nƣớc chỉ xuất khẩu 400.000 tấn dăm gỗ nhƣng đến năm 2011, đã tăng thêm 5 triệu tấn so với khởi điểm. Trong những năm qua, sản phẩm gỗ đƣợc băm dăm xuất khẩu đã trở thành giải pháp thiết thực cho 3 triệu ha rừng trồng của ngƣời nông dân cả nƣớc với giá trị xuất khẩu không ngừng tăng. Năm 2011 đạt 5,4 triệu tấn, tăng lên 6,2 triệu tấn vào năm 2012 (với kim ngạch hơn * Tel: 0989773986; Email: vuvanthong68@gmail.com 830 triệu USD), Việt Nam trở thành nhà cung cấp dăm gỗ lớn nhất thế giới trong năm 2013 với các thị trƣờng chủ yếu nhƣ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan [6]. Tuy nhiên hiện nay, việc thu mua sử dụng sản phẩm gỗ rừng trồng của các hộ dân, các doanh nghiệp trồng rừng trong nƣớc chƣa nhiều, chủ yếu tiêu thụ thông qua các nhà máy sản xuất dăm gỗ và ván nhân tạo các loại. Theo Báo cáo tổng hợp quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam năm 2011, hiện năng lực sản xuất ván nhân tạo các loại của cả nƣớc ƣớc đạt khoảng 1 triệu m3 sản phẩm/năm (tƣơng đƣơng 2 triệu m3 nguyên liệu/năm) [6]. Các loại ván nhân tạo đƣợc sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng tập trung đã phát huy đƣợc nhiều mặt tích cực, nâng cao giá trị của rừng nguyên liệu. Để nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ rừng trồng trong công nghiệp chế biến gỗ nói chung, gỗ rừng trồng Keo lá tràm làm nguyên liệu ván dăm nói riêng cần phải có những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ lợi dụng gỗ (tỷ suất dăm), từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao chất lƣợng rừng trồng cung cấp nguyên liệu theo mục tiêu kinh doanh cụ thể. Vũ Văn Thông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 15 - 20 16 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu Rừng trồng Keo lá tràm thuần loài đồng tuổi tại tỉnh Thái Nguyên. Nội dung nghiên cứu - Xác định tỷ suất dăm (Q) gỗ Keo lá tràm - Ảnh hƣởng của tuổi và một số chỉ tiêu hình thái cây cá lẻ đến tỷ suất dăm (Q) Phƣơng pháp nghiên cứu Thu thập số liệu tại 75 ô tiêu chuẩn tạm thời đo đếm một lần, diện tích ô 1000 m2. Trên mỗi ô tiêu chuẩn, thu thập số liệu về: đƣờng kính ngang ngực (d1.3), chiều cao vút ngọn (hvn) Trong từng ô điều tra các chỉ tiêu hình thái trên cây tiêu chuẩn, mỗi ô điều tra 3 cây tiêu chuẩn đại diện cho 3 cấp kính có tổng tiết diện ngang bằng nhau. Các chỉ tiêu đo đếm trên cây tiêu chuẩn: d1.3, hvn, chiều cao dƣới cành (hdc), đƣờng kính tán (dt) diện tích dinh dƣỡng (a), số cành trên 2 mét chiều dài thân cây tính từ cành thấp nhất (Nc), đƣờng kính gốc cành (dc), góc phân cành (α) của những cành có đƣờng kính lớn hơn hoặc bằng 2 cm. Trong số 225 cây tiêu chuẩn ở 75 ô tiêu chuẩn, sau khi đo đếm các chỉ tiêu trên cây tiêu chuẩn, tiến hành chặt hạ 117 cây tiêu chuẩn ở 37 ô tiêu để băm dăm. Lấy mẫu gỗ tƣơi trọng lƣợng mẫu là 0,5 kg/cây để sấy đến độ ẩm còn 3 - 5% và xác định tỷ lệ gỗ khô/tƣơi. Sau khi băm dăm từng cây, dăm đƣợc sàng sơ bộ nhằm loại bỏ xơ và những dăm có kích thƣớc quá lớn, tiến hành cân trọng lƣợng dăm và xơ, lấy mẫu có trọng lƣợng 0,5 kg/cây, xơ lấy mẫu có trọng lƣợng 0,2 kg/cây đem sấy đến khi độ ẩm còn lại 3 ÷ 5%. Dăm đƣợc đƣa ra sàng phân loại là dăm công nghệ và dăm phế liệu (mùn, dăm mặt), cân trọng lƣợng từng loại dăm sau khi sấy để xác định tỷ suất dăm, tỷ suất dăm công nghệ, cân trọng lƣợng xơ sau khi sấy. Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 lựa chọn những phƣơng trình có hệ số xác định lớn nhất và sai số bé nhất, đơn giản nhất và khi kiểm tra sự tồn tại của phƣơng trình và các hệ số hồi quy đều cho xác suất nhỏ hơn 0,05 (giá trị mặc định của phần mềm SPSS 16.0) [5]. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Xác định tỷ suất dăm Nghiên cứu tỷ suất dăm cũng nhƣ tỷ suất dăm công nghệ trong sản xuất ván dăm có một ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn nguyên liệu sản xuất ván dăm [1]. Bởi vì, tỷ suất dăm cao hay thấp có ảnh hƣởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm cũng nhƣ hiệu quả sử dụng loại nguyên liệu đó. Tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ là chỉ tiêu biểu thị kết quả của quá trình sinh trƣởng, tăng trƣởng của cây rừng, là kết quả của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi dƣỡng rừng cũng nhƣ việc xác định thời điểm khai thác rừng. Kết quả xác định tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ của 90 cây mẫu đƣợc tổng hợp tóm tắt theo cỡ tuổi ở bảng 1. Bảng 1. Tỷ suất dăm gỗ Keo lá tràm trồng tại Thái Nguyên STT A (năm) Gỗ tròn (kg/cây) Thành phần gỗ sau khi băm (kg) Khối lƣợng dăm/cây (kg) Q (%) Dăm CN Dăm phế liệu Xơ 1 6 13,14 8,27 2,65 2,44 10,92 83,11 2 7 20,33 13,77 4,25 2,31 18,02 88,49 3 8 23,37 16,21 5,04 1,12 21,26 91,50 4 9 25,23 18,59 5,27 2,06 23,86 94,63 5 10 30,76 24,64 4,64 1,16 29,28 95,07 6 11 36,35 29,89 5,15 1,24 35,03 96,06 7 12 45,55 36,44 5,50 1,15 41,95 98,50 8 13 47,50 40,00 6,40 1,10 46,39 97,59 9 14 58,42 48,52 8,44 1,08 56,96 96,52 Trung bình 34,27 27,38 6,93 2,34 32,75 93,91 Vũ Văn Thông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 15 - 20 17 Tỷ suất dăm biến động từ 83,11% đến 98,50% so với nguyên liệu ban đầu ở cùng độ ẩm quy đổi (3 5%) và chúng tăng dần từ cỡ tuổi 6 đến cỡ tuổi 12 sau đó có xu hƣớng giảm dần. Nếu xét chung cho các cỡ tuổi thì tỷ suất dăm bình quân chung là 93,91%. Nhƣ vậy, tỷ suất dăm của Keo lá tràm trồng tại Thái Nguyên tƣơng đƣơng tiêu chuẩn ngành [2]. Ở tuổi còn non, khi tiến hành băm dăm do gỗ còn non nên tạo xơ nhiều, mặt khác đƣờng kính thƣờng nhỏ sẽ làm cho tỷ lệ dăm vụn tăng, khi tiến hành sàng sơ bộ, bộ phận xơ bị loại bỏ dẫn đến tỷ lệ phế liệu lớn, tỷ suất dăm giảm. Khi tuổi tăng lên đƣờng kính tăng tỷ lệ dăm vụn giảm, mặt khác đến một giai đoạn tuổi nhất định, gỗ lõi đƣợc hình thành, khối lƣợng thể tích tăng và đạt cực đại khi cây đến tuổi thành thục công nghệ (nghĩa là hàm lƣợng “chất khô” trong gỗ cũng tăng dần từ tuổi non và đạt cực đại ở tuổi thành thục công nghệ). Những cây có độ tuổi quá cao, gỗ thƣờng giòn cứng, khi băm dăm dễ bị gãy vụn làm cho tỷ suất dăm giảm, hoặc xuất hiện những phần gỗ già mềm, xốp ảnh hƣởng không tốt đến tỷ suất dăm cũng nhƣ chất lƣợng dăm. Đây sẽ là cơ sở xác định tuổi khai thác chính cho rừng trồng Keo lá tràm kinh doanh nguyên liệu ván dăm ở đối tƣợng nghiên cứu. Qua bảng số liệu trên đây, bƣớc đầu có thể kết luận tuổi khai thác chính của rừng trồng Keo lá tràm kinh doanh nguyên liệu ván dăm tại đối tƣợng nghiên cứu là tuổi 12. Số liệu về tỷ suất dăm đƣợc minh họa ở biểu đồ hình 1. 83.1 88.5 91.6 93.6 95.1 96.1 98.5 97.6 96.5 75.0 80.0 85.0 90.0 95.0 100.0 6 7 8 9 10 11 12 13 14 A Q (%) Hình 1: Biến đổi của tỷ suất dăm (Q) theo tuổi Ảnh hƣởng của tuổi (A) và một số chỉ tiêu hình thái cây cá lẻ đến tỷ suất dăm (Q) Ảnh hưởng của tuổi và tỷ số chiều cao dưới cành với đường kính (hdc/d1.3) Tỷ số chiều cao dƣới cành và đƣờng kính (hdc/d1.3) là một trong những chỉ tiêu biểu thị hình thái cây cá lẻ. Nó cho biết tỷ lệ giữa chiều dài đoạn gỗ thân cây có giá trị thƣơng phẩm nhất với đƣờng kính ngang ngực của thân cây. Mục tiêu của nội dung nghiên cứu là để xác định đƣợc quan hệ giữa tỷ suất dăm với tuổi và tỷ số hdc/d1.3). Đã thử nghiệm một số dạng phƣơng trình và cho kết quả ở bảng 2. Bảng 2. Kết quả xác định quan hệ giữa tỷ suất dăm và tỷ số chiều cao dưới cành với đường kính (hdc/d) STT Dạng phƣơng trình Các chỉ tiêu thống kê R 2 Sig.F S b0 b1 b2 1 Q = a0 + a1. A + a2. hdc/d (1) 0,756 0,10 2,630 73,816 1,737 6,165 2 Q = a0 + a1. ln(A) + a2.ln(hdc/d) (2) 0,839 0,00 2,138 56,486 17,681 2,762 3 LnQ = a0 + a1.ln(A) + a2.ln(hdc/d) (3) 0,823 0,00 0,025 4,124 0,195 0,031 Với các chỉ tiêu thống kê thu đƣợc từ 3 phƣơng trình, nhận thấy ở dạng phƣơng trình (2) có hệ số R 2 cao nhất (R2 = 0,839) tác giả đã chọn ra phƣơng trình là: Q = 56,486 + 17,681.ln(A) + 2,762.ln(hdc/d1.3) (4) Từ phƣơng trình (4) nhận thấy tỷ suất dăm có quan hệ tỷ lệ thuận với tuổi và tỷ số (hdc/d1.3). Điều đó hoàn toàn phù hợp bởi vì khi tuổi tăng lên, khối lƣợng xơ khi băm dăm giảm, tỷ lệ (hdc/d) càng lớn có nghĩa là thân cây gỗ ít mấu mắt và do đó tỷ suất dăm càng cao. Vũ Văn Thông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 15 - 20 18 Ảnh hưởng của tuổi và tỷ số chiều cao dưới cành với chiều cao vút ngọn (hdc/hvn) Để xác định quy luật quan hệ giữa tỷ suất dăm với tuổi và tỷ số hdc/hvn chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm một số dạng phƣơng trình và cho kết quả ở bảng 3. Bảng 3. Kết quả xác định quan hệ giữa tỷ suất dăm và tỷ số chiều cao dưới cành với chiều cao vút ngọn (hdc/hvn) STT Dạng phƣơng trình Các chỉ tiêu thống kê R 2 Sig.F S b0 b1 b2 1 Q = a0 + a1A + a2hdc/hvn (5) 0,778 0,00 2,507 72,224 1,680 11,245 2 Q = a0 + a1lnA +a2ln(hdc/hvn ) (5) 0,848 0,00 2,072 51,302 17,01 6 9,062 3 LnQ = a0 + a1lnA +a2ln(hdc/hvn) (7) 0,833 0,00 0,024 4,070 0,188 0,102 Căn cứ vào hệ số xác định, chỉ số (Sig.F), đề tài đã chọn dạng phƣơng trình (5) để mô tả mối quan hệ giữa tỷ suất dăm cây cá lẻ với tỷ số (hdc/hvn). Phƣơng trình lập đƣợc là: Q = 79,842 + 2,541.A – 9,770. (hdc/hvn) (8) Ảnh hưởng của số cành (Nc) Gốc cành trong thân cây còn gọi là mắt gỗ (mắt sống, mắt chết), mắt gỗ đƣợc mọc chếch với trục dọc thân cây một góc nhất định, do đó khi băm dăm phần mắt gỗ không tiếp xúc vuông góc với dao băm nên sẽ tạo xơ là chủ yếu, phần xơ sẽ bị loại khi tiến hành sàng sơ bộ sau khi băm dăm và nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng đến cả tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ. Đề tài đã tiến hành thử nghiệm một số dạng phƣơng trình biểu thị liên hệ giữa dăm với số cành và cho kết quả ở bảng 4. Bảng 4. Kết quả xác định quan hệ giữa tỷ suất dăm với số cành (Nc) STT Dạng phƣơng trình Các chỉ tiêu thống kê R 2 Sig.F S b0 b1 b2 1 Q = a0 + a1A + a2Nc (9) 0,804 0,00 2,354 87,628 1,232 -0,836 2 Q = a0 + a1lnA +a2lnNc (10) 0,838 0,00 2,139 63,703 15,451 -2,641 3 LnQ = a0 + a1lnA +a2lnNc (11) 0,824 0,00 0,024 4,213 0,169 -0,031 Phƣơng trình đƣợc lựa chọn là: Q = 63,703 + 15,451.ln(A) – 2,641.ln(Nc) (12) Tỷ suất dăm cây cá lẻ có quan hệ tỷ lệ nghịch với số cành trên đơn vị chiều dài thân cây (các phƣơng trình trên đều có tham số b2 < 0). Nhƣ vậy, để nâng cao tỷ suất dăm cần thiết phải điều tiết trong trồng rừng và nuôi dƣỡng rừng để giảm số cành trên thân cây. Ảnh hưởng của tuổi và đường kính gốc cành (dc) Để thăm dò quan hệ giữa tuổi và đƣờng kính gốc cành với tỷ suất dăm, đã thử nghiệm một số dạng phƣơng trình và cho kết quả ở bảng 5. Bảng 5. Kết quả xác định quan hệ giữa tỷ suất dăm với đường kính gốc cành (dc) STT Dạng phƣơng trình Các chỉ tiêu thống kê R 2 Sig.F S b0 b1 b2 1 Q = a0 + a1A + a2 dc (13) 0,823 0,00 2,241 77,445 2,387 -2,292 2 Q = a0 + a1lnA +a2lndc (14) 0,893 0,00 1,743 50,936 22,507 -7,099 3 LnQ = a0 + a1lnA +a2lndc (15) 0,882 0,00 0,020 4,065 0,251 -0,082 Phƣơng trình đƣợc lựa chọn là Q = 50,936 + 22,507.ln(A) – 7,099.ln(dc) (16) Vũ Văn Thông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 15 - 20 19 Tỷ suất dăm có quan hệ tỷ lệ thuận với tuổi và tỷ lệ nghịch với đƣờng kính gốc cành. Nhƣ vậy đƣờng kính cành càng lớn, tỷ suất dăm càng giảm. Ảnh hưởng của tuổi và tỷ số đường kính tán với đường kính ngang ngực Đề tài đã thử nghiệm một số dạng phƣơng trình và cho kết quả ở bảng 6. Bảng 6. Kết quả xác định quan hệ giữa tỷ suất dăm với tỷ số đường kính tán với đường kính ngang ngực dt/d1.3 STT Dạng phƣơng trình Các chỉ tiêu thống kê R 2 Sig.F S b0 b1 b2 1 Q = a0 + a1A + a2dt/d1.3 (17) 0,724 0,00 2,359 89,969 1,215 -27,748 2 Q = a0 + a1lnA +a2lndt/d1.3 (18) 0,734 0,00 2,126 54,365 15,080 -4,117 3 LnQ = a0 + a1lnA +a2lndt/d1.3 (19) 0,723 0,00 0,024 4,105 0,165 -0,049 Tỷ suất dăm cây cá lẻ có quan hệ chặt với tuổi và tỷ số dt/d1.3, đề tài đã chọn phƣơng trình để mô tả mối quan hệ này là: Q = 54,365 + 15,080.ln(A) – 4,117.ln(dt/d1.3) (20) Nhƣ vậy, tỷ suất dăm có quan hệ tỷ lệ thuận với tuổi và tỷ lệ nghịch với tỷ số dt/d1.3. Khi tỷ số dt/d1.3 tăng, tỷ suất dăm sẽ giảm. Nghĩa là khi đó tăng trƣởng đƣờng kính tán mạnh hơn tăng trƣởng đƣờng kính, đƣờng kính tán tăng trƣởng mạnh dẫn đến số cành và đƣờng kính cành tăng làm giảm tỷ suất dăm. Ảnh của tuổi và tỷ số chiều cao với đường kính Tỷ số chiều cao với đƣờng kính (hvn/d1.3) là chỉ tiêu biểu thị tỷ lệ sinh trƣởng theo chiều thẳng đứng và sinh trƣởng theo bề ngang của cây rừng. Để xem xét ảnh hƣởng của tuổi và tỷ số (hvn/d1.3), đề tài đã thử nghiệm một số dạng phƣơng trình và cho kết quả ở bảng 7. Bảng 7. Kết quả xác định quan hệ giữa tỷ suất dăm với đường kính (hvn/d1.3) STT Dạng phƣơng trình Các chỉ tiêu thống kê R 2 Sig.F S b0 b1 b2 1 Q = a0 + a1A + a2(hvn/d1.3) (21) 0,758 0,00 2,332 95,946 1,418 -17,926 2 Q = a0 + a1lnA +a2ln(hvn/d1.3) (22) 0,736 0,00 2,010 57,887 15,287 -11,738 3 LnQ = a0 + a1lnA +a2ln(hvn/d1.3) (23) 0,741 0,00 0,023 4,145 0,168 -0,135 Tỷ suất dăm cây cá lẻ có quan hệ chặt với tuổi và tỷ số hvn/d1.3, đề tài đã chọn phƣơng trình để mô tả mối quan hệ này là: Q = 57,887 + 15,287.ln(A) – 11,738.ln(hvn/d1.3) (24) Từ số liệu thực nghiệm cho thấy, tỷ số h/d ở tuổi 6, 7 có giá trị > 1, từ tuổi 8 trở lên tỷ số này có giá trị < 1, nên giá trị của ln(hvn/d1.3) ở tuổi 6, 7 mang giá trị > 0 còn ở tuổi 8 trở lên ln(hvn/d1.3) < 0, trong khi đó tham số b2 < 0. Do đó tỷ suất dăm có quan hệ tỷ lệ thuận với tuổi và tỷ lệ nghịch với tỷ số hvn/d1.3 ở giai đoạn tuổi 6, 7 và tỷ lệ thuận với tuổi và tỷ số hvn/d1.3 ở giai đoạn tuổi 8 trở lên. Điều này hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ giai đoạn tuổi nhỏ tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ thấp tỷ lệ xơ cao, khi tuổi tiếp tục tăng lên, tỷ lệ xơ giảm và tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ tăng lên. KẾT LUẬN Về tỷ suất dăm (Q) và tỷ suất dăm gỗ Keo lá tràm: Tỷ suất dăm cây cá lẻ biến động từ 83,11% đến 98,50% so với nguyên liệu ban đầu ở cùng độ ẩm quy đổi (3 5%) và chúng tăng dần từ cỡ tuổi 6 đến cỡ tuổi 12, khi tuổi tiếp tục tăng, tỷ suất dăm có xu hƣớng giảm dần. Về ảnh hƣởng của tuổi và một số chỉ tiêu hình thái đến tỷ suất dăm (Q). Tuổi và các chỉ tiêu biểu thị hình thái cây rừng: hdc/d; hdc/hvn; Vũ Văn Thông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 15 - 20 20 (hvn/d1.3); dt/d1.3; dc và Nc có quan hệ với tỷ suất dăm ở mức chặt đến rất chặt. Mức độ ảnh hƣởng của tuổi và các chỉ tiêu hình thái đến tỷ suất dăm đƣợc xếp theo thứ tự giảm dần là: Đƣờng kính cành (R2: 0,893); Chỉ tiêu hdc/hvn (R 2 : 0,848); Chỉ tiêu hdc/d1.3 (R 2 : 0,839); Nc (R 2 : 0,838); Chỉ tiêu hvn/d1.3 (R 2 : 0,736); Chỉ tiêu dt/d1.3 (R 2 : 0,734). Quan hệ giữa tỷ suất dăm với tuổi và các chỉ tiêu hình thái đƣợc mô tả cụ thể qua các phƣơng trình: (4); (8); (12); (16); (20.) và (24). Nghiên cứu ảnh hƣởng của tuổi và một số chỉ tiêu hình thái thân cây là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo, từ đó đề xuất biện pháp kỹ thuật trồng và nuôi dƣỡng rừng Keo lá tràm sản xuất dăm gỗ tại Thái Nguyên cũng nhƣ trong khu vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Tiến Đƣợng (2000), Chuyên đề tổng luận về ván dăm, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Tiêu chuẩn ngành 04-TCN, Dăm gỗ, yêu cầu kỹ thuật chung. 3. Bùi Duy Ngọc (2008) Nghiên cứu sử dụng hổn hợp nguyên liệu gỗ tràm M. cajuputy và gỗ keo lai A. hybrid để sản xuất ván dăm. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 4. Nguyễn Trọng Nhân, Nguyễn Đình Hợi (2005), Nghiên cứu xác định đặc điểm cây gỗ Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai ở Đông Hà Quảng trị. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 5. Trƣờng Đại học Lâm nghiệp (2005), Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp 6. Nguyễn Quang Trung (2006). Phân tích một số đặc tính chủ yếu của gỗ tràm và định hướng sử dụng gỗ tràm sản xuất ván dăm, ván ghép thanh. Viện khoa học lâm nghiệp. 7. L.W. Jacques (1998): Potential use of Acasia species as raw material for pulp and paper industry, In Proceedings of International Conference on Acacia species – Wood properties and utilisation, 20-31, 16-18 March 1998, Penang, Malaysia. 8. K. Ymamoto, NT Nhan (2000): Report on the basic properties and utilisation of fast growing plantation species in Vietnam; A . auriculiformis, Acacia mangium, and their hybrid. SUMMARY INFLUENCE OF AGES AND SOME MORPHOLOGY NORMS OF INDIVIDUAL TREES ON WOODCHIP RATE OF ACACIA AURICULIFORMIS IN WOODCHIPS PRODUCTION IN THAI NGUYEN Vu Van Thong*, Tran Trung Kien College of Agriculture and Forestry - TNU Study on the influence of ages and some morphology norms of individual trees on woodchip rate of Acacia auriculiformis planted in Thai Nguyen showed that the rate of woodchips of individual trees ranged from 83.11 – 98.5% compared to the initial wood at the same conversion humidity (3-5%) and increased gradually from age of six to age of twelve, the rate of woodchips tends to decrease when the trees grow up. Age and morthology norms of trees such as hdc/d; hdc/hvn; h/d; dt/d1.3; dc và Nc/2m have close relationship with woodchip rate with the coefficient ranged from 0,734 to 0,893. This relationship was illustrated by the equations: (4); (8); (12); (16); (20) and (24). Keywords: Woodchips, Plantation Forest, Acacia auriculiformis, individual trees, age of tree. Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện:18/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014 Phản biện khoa học: PGS.TS Lê Sỹ Trung – Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên * Tel: 0989773986; Email: vuvanthong68@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_42604_46451_3720141531473_4528_2046451.pdf
Tài liệu liên quan