Ảnh hưởng của trí nhớ đến khả năng diễn đạt mạch lạc ở trẻ Mẫu giáo lớn

Tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để phát triển ngôn ngữ. Khi trẻ lên 3 tuổi là giai đoạn mà vốn từ được phát triển một cách nhanh chóng. ("Thỏ thẻ như trẻ lên 3"). Sau đó, ngôn ngữ của trẻ bắt đầu hoàn thiện dần về chất lượng. Ngôn ngữ của trẻ được biểu hiện trước hết ở lời nói. Lời nói mạch lạc, một mặt, phản ánh chất lượng phát triển ngôn ngữ của trẻ, được thể hiện rõ nhất ở lứa tuổi mẫu giáo lớn; mặt khác, còn thể hiện sự phát triển của tư duy. Lời nói mạch lạc không những phản ánh sự phát triển về phương diện ngôn ngữ, mà còn cả về phương diện tư duy. Tư duy càng rõ ràng, tường minh, thì ngôn ngữ càng mạch lạc. Tuy nhiên, để cung cấp hình ảnh, sự kiện, cũng như vốn từ ngữ làm nguyên liệu cho quá trình tư duy, cần phải có tác động của các nhận thức khác trong quá trình phát triển tâm-sinh lý của trẻ, cũng như các tác động khách quan của quá trình nuôi dạy, giáo dục trẻ em. Nói về quá trình tâm lý, thì trí nhớ có vai trò đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp tới ngôn ngữ, và theo đó tới khả năng diễn đạt mạch lạc qua lời nói. Như vậy, trí nhớ là một trong những quá trình tâm lý làm nên chất lượng trong lời nói mạch lạc của trẻ. Để góp phần làm rõ sự ảnh hưởng của trí nhớ đến khả năng diễn đạt mạch lạc ở trẻ mẫu giáo lớn, chúng tôi chọn nghiên cứu trường hợp một trường mầm non tại Hà Nội.

pdf9 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của trí nhớ đến khả năng diễn đạt mạch lạc ở trẻ Mẫu giáo lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẢNH HƯỞNG CỦA TRÍ NHỚ ĐẾN KHẢ NĂNG DIỄN ĐẠT MẠCH LẠC Ở TRẺ MẪU GIÁO LỚN ( Nghiên cứu trường hợp trẻ Trường Mầm non Nghĩa Đô - Cầu Giấy - Hà Nội) NGUYỄN THỊ HẢI THIỆN* 1. Đặt vấn đề Tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để phát triển ngôn ngữ. Khi trẻ lên 3 tuổi là giai đoạn mà vốn từ được phát triển một cách nhanh chóng. ("Thỏ thẻ như trẻ lên 3"). Sau đó, ngôn ngữ của trẻ bắt đầu hoàn thiện dần về chất lượng. Ngôn ngữ của trẻ được biểu hiện trước hết ở lời nói. Lời nói mạch lạc, một mặt, phản ánh chất lượng phát triển ngôn ngữ của trẻ, được thể hiện rõ nhất ở lứa tuổi mẫu giáo lớn; mặt khác, còn thể hiện sự phát triển của tư duy. Lời nói mạch lạc không những phản ánh sự phát triển về phương diện ngôn ngữ, mà còn cả về phương diện tư duy. Tư duy càng rõ ràng, tường minh, thì ngôn ngữ càng mạch lạc. Tuy nhiên, để cung cấp hình ảnh, sự kiện, cũng như vốn từ ngữlàm nguyên liệu cho quá trình tư duy, cần phải có tác động của các nhận thức khác trong quá trình phát triển tâm-sinh lý của trẻ, cũng như các tác động khách quan của quá trình nuôi dạy, giáo dục trẻ em. Nói về quá trình tâm lý, thì trí nhớ có vai trò đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp tới ngôn ngữ, và theo đó tới khả năng diễn đạt mạch lạc qua lời nói. Như vậy, trí nhớ là một trong những quá trình tâm lý làm nên chất lượng trong lời nói mạch lạc của trẻ. Để góp phần làm rõ sự ảnh hưởng của trí nhớ đến khả năng diễn đạt mạch lạc ở trẻ mẫu giáo lớn, chúng tôi chọn nghiên cứu trường hợp một trường mầm non tại Hà Nội. 2. Khách thể và phương pháp nghiên cứu 2.1. Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 30 trẻ mẫu giáo lớn thuộc Trường Mầm non Nghĩa Đô - Cầu Giấy - Hà Nội (số khách thể tối thiểu cho phép trong quá trình chọn mẫu nghiên cứu). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của một số chuyên gia Ngôn ngữ học để làm cơ sở nghiên cứu về biểu hiện của khả năng diễn đạt mạch lạc. Trên cơ sở đó, xây dựng một số bài tập đánh giá khả năng này của trẻ mẫu giáo lớn. * Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ảnh hưởng của trí nhớ 47 2.2.2. Phương pháp quan sát: Tham dự một số giờ học của hai lớp mẫu giáo lớn. Trong đó, tập trung quan sát tiến trình dạy và học của cô giáo và học trò, ghi chép kết quả cụ thể về khả năng nhớ và diễn đạt mạch lạc của trẻ; đồng thời kết hợp quan sát thái độ, hành vi, sự tích cực của trẻ khi tham gia các giờ học này. 2.3. Các tiêu chí đánh giá 2.3.1. Tiêu chí đánh giá trí nhớ STT Tiêu chí Điểm 1 Khối lượng ghi nhớ Nhớ được từ 3 từ trở lên 10 Nhớ được 2 từ 5 Nhớ được 1 từ 0 2 Khả năng tái hiện thông tin Ngay lập tức khi giáo viên phát lệnh hỏi, tái hiện được 3 từ trở lên 10 Ngay lập tức khi giáo viên phát lệnh hỏi, tái hiện được dưới 3 từ 5 Cần thời gian suy nghĩ, hồi tưởng lại, tái hiện lại, tái hiện được 3 từ trở lên 8 Cần thời gian suy nghĩ, hồi tưởng lại, tái hiện được dưới 3 từ 0 3 Hoàn cảnh vận dụng từ nhớ được Hợp lý 10 Không hợp lý 0 4 Độ bền của trí nhớ Cuối giờ nhớ được 2 từ trở lên 10 Cuối giờ nhớ được dưới 2 từ 5 Không nhớ từ 0 - Số điểm tối đa trẻ có thể đạt được: 40 điểm - Xếp loại: + Từ 30 - 40 điểm: trí nhớ tốt + Từ 20 - 30 điểm: trí nhớ khá + Từ 10 - 20 điểm: trí nhớ trung bình + Dưới 10 điểm: trí nhớ kém - Bài tập đo trí nhớ: là một bài tập gồm 6 dãy từ, mỗi dãy từ là một chủ đề nhất định: + Hoa mai, hoa đào, hoa huệ, hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền + Lăng Bác, chùa Một Cột, bảo tàng dân tộc, quảng trường + Nhà sàn, ao cá, vườn ăn quả, thảm cỏ Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2011 48 + Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, cố đô Huế + Nắng, mưa, sương, gió + Mặt trời, đám mây, cồng vồng, bốc hơi nước - Cách thức tiến hành: Giáo viên đặt câu hỏi: “Các con hãy nghe và nhớ xem cô nhắc đến những cụm từ nào?”. Sau đó cô giáo gọi trẻ trả lời. 2.3.2. Tiêu chí đánh giá khả năng diễn đạt mạch lạc Tiêu chí Điểm Nói đúng ngữ pháp 10 câu đúng trở lên 10 Đúng từ 5 - 10 câu 5 Mỗi câu sai trừ 2 điểm -2 Cấu trúc câu chuyện Kể chuyện có phần mở đầu 2 Kể chuyện có phần diễn biến 6 Kể chuyện có phần kết thúc 2 Nội dung Đầy đủ 6 Rõ ràng 2 Có chủ đề 2 Sử dụng các phép liên kết Phép nối 4 Phép lặp 2 Phép thế 4 Trình bày Trình bày trôi chảy, rõ ràng, không ngắt quãng 10 Trình bày rõ ràng, có ngắt quãng 1 - 3 lần 8 Trình bày ngắt quãng hoặc lặp lại 4 -7 lần 5 Trình bày ngắt quãng 7 lần trở lên 0 Sắc thái biểu cảm Biểu cảm rõ 10 Biểu cảm không rõ 5 Không biểu cảm 0 - Số điểm tối đa trẻ có thể đạt được: 60 điểm. - Xếp loại: + Từ 45 - 60 điểm: diễn đạt mạch lạc tốt + Từ 30 - 35 điểm: diễn đạt mạch lạc khá + Từ 25 - 30 điểm: diễn đạt mạch lạc trung bình + Dưới 25 điểm: diễn đạt mạch lạc ở mức yếu - Bài tập đo: + Kể lại chuyện văn học: Truyện “Quả bầu tiên”. Ảnh hưởng của trí nhớ 49 + Kể chuyện theo kinh nghiệm: “Em hãy kể lại những việc em đã làm ngày hôm qua”. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kết quả đo trí nhớ STT Xếp loại trí nhớ Số lượng % 1 Tốt 9 30,00 2 Khá 9 30,00 3 Trung bình 6 20,00 4 Kém 6 20,00 Nhận xét: Tuổi mẫu giáo là thời kỳ mà hoạt động nhận thức nói chung, trí nhớ nói riêng mới bắt đầu phát triển. Sự phát triển trí nhớ trong giai đoạn này được thể hiện chủ yếu về mặt số lượng (khối lượng ghi nhớ), chưa có sự nhảy vọt về chất lượng. Nói cách khác, trí nhớ của trẻ mới bắt đầu phát triển, nên chưa hoàn thiện. Trẻ có thể nhớ được khối lượng lớn hình ảnh, từ ngữ, bài thơ, câu chuyện, nhưng mới chỉ là nhớ một cách máy móc. Do vậy, trẻ có trí nhớ tốt (30%); trí nhớ khá (30%); trung bình (20%); kém (20%). Với bài tập có ý nghĩa thước đo này (bài tập mà các từ có liên quan đến một chủ đề nhất định, đòi hỏi các em phải nhận ra mối liên hệ ), thì nhiều em chưa nhận ra mối liên hệ của các từ trong dãy từ, mà chỉ ghi nhớ máy móc, rời rạc, đứt quãng giữa các từ, do đó dẫn đến tái hiện không hết hoặc không chính xác các dãy từ mà giáo viên đưa ra. Chất lượng trí nhớ của trẻ có sự khác biệt. Có những trẻ nhớ rất tốt, có thể nhớ hết 6 cụm từ cô giáo đã nêu (hoa mai, hoa đào, hoa huệ, hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền) và tái hiện lại cả 6 cụm từ ngay sau khi cô phát lệnh hỏi. Cuổi giờ cô hỏi lại, cháu vẫn nhớ được 4 cụm từ. Bên cạnh đó, một số trẻ có biểu hiện trí nhớ chưa tốt, đã không nhớ được cụm từ nào trong 4 cụm từ cô nêu (nhà sàn, ao cá, vườn ăn quả, thảm cỏ). Khi kể chuyện, các cháu cũng chỉ nhớ được một câu mở đầu: “Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghè, nhưng rất tốt bụng”. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy những cháu có trí nhớ không tốt thường có một số biểu hiện như thiếu tập trung chú ý, không tích cực suy nghĩ khi nghe câu hỏi của cô, dẫn đến việc chỉ tái hiện được những điều Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2011 50 liên quan đến mong muốn của trẻ trong thời điểm hiện tại, chứ chưa có khả năng tái hiện được những hiểu biết hoặc kinh nghiệm theo yêu cầu của hoạt động. 3.2. Kết quả đo khả năng diễn đạt mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn trong kể lại truyện văn học và kể chuyện theo kinh nghiệm STT Xếp loại diễn đạt mạch lạc Kể lại truyện văn học Kể chuyện theo kinh nghiệm Số lượng % Số lượng % 1 Tốt 9 30,00 8 26,60 2 Khá 3 10,00 11 36,70 3 Trung bình 0 0 0 0 4 Yếu 18 60,00 11 36,70 Nhận xét: Nhìn chung, khả năng diễn đạt mạch lạc của trẻ chưa tốt. Trẻ thường chỉ kể được 1 - 3 câu, mặc dù đã có sự gợi ý của giáo viên. Khi kể chuyện, trẻ còn dùng từ ngữ chưa chuẩn xác. Ví dụ: - Hôm qua con chùi (lau dọn) nhà cửa cho bà con ạ! - Con dùng cái que (cây lau nhà, chổi lau nhà) để lau nhà ạ! So sánh giữa kể truyện văn học và kể chuyện theo kinh nghiệm, thì trẻ kể truyện văn học không mạch lạc bằng khi kể chuyện theo kinh nghiệm, thể hiện theo tỷ lệ trẻ diễn đạt yếu khi kể truyện văn học là 60% so với 36,7% theo kinh nghiện. Sở dĩ như vậy là vì kể lại truyện văn học đòi hỏi trẻ cần tái hiện nội dung, hình thức cũng như sắc thái biểu cảm mà cô giáo đã thể hiện trước đó. Điều này khiến trẻ gặp khó khăn khi phải cố gắng để nhớ đúng trình tự câu chuyện, cũng như những chi tiết khác về hình thức kể chuyện. Do vậy, khi kể lại, trẻ thường ấp úng, nhát gừng, nói lặp, hoặc bỏ quên một số chi tiết. Đặc biệt, những trẻ thiếu tập trung chú ý khi nghe cô kể chuyện lại càng gặp nhiều khó khăn khi phải kể lại câu chuyện đó. Khi kể chuyện theo kinh nghiệm, trẻ được tự do diễn đạt những hiểu biết đã có của mình. Khi đó, việc diễn đạt mạch lạc hay không chủ yếu phụ thuộc vào những kinh nghiệm mà các em có được có rõ ràng không. Ảnh hưởng của trí nhớ 51 Do vậy, tỉ lệ trẻ diễn đạt mạch lạc ở mức độ “tốt”, “khá” cao hơn hẳn so với kể truyện văn học. Qua quan sát cho thấy, những trẻ có trí nhớ tốt, thì khả năng kể chuyện và diễn đạt mạch lạc thường tốt hơn những trẻ khác. Ví dụ, cháu Chi linh có thể nhớ hết cả 6 cụm từ cô đưa ra và cũng có thể kể lại trọn vẹn một câu chuyện theo một lôgic tương đối chặt chẽ. 3.3. Ảnh hưởng của trí nhớ đến khả năng diễn đạt mạch lạc của trẻ trong kể lại truyện văn học Áp dụng công thức tính hệ số tương quan, chúng tôi thu được kết quả sau: - Độ lệch chuẩn của trí nhớ: Sx =   n XX i  2 = 30 4310 = 11,99 - Độ lệch chuẩn của khả năng diễn đạt mạch lạc: SY =   n YYi  2 = 30 31,345 = 18,58 - Hệ số tương quan giữa trí nhớ và khả năng diễn đạt mạch lạc trong kể lại truyện văn học: r = yX SS YXYX . ..  = 58,18.99,11 17,58387,653  = 0,317 Nhận xét: Với r = 0,317 cho thấy đây là tương quan thuận. Nói cách khác, trí nhớ ảnh hưởng thuận lợi đến khả năng diễn đạt mạch lạc của trẻ khi kể lại truyện văn học. 3.4. Ảnh hưởng của trí nhớ đến khả năng diễn đạt mạch lạc của trẻ trong kể chuyện theo kinh nghiệm Áp dụng công thức tính hệ số tương quan, chúng tôi thu được kết quả sau: - Độ lệch chuẩn của trí nhớ: Sx =   n XX i  2 = 30 4310 = 11,99 - Độ lệch chuẩn của khả năng diễn đạt mạch lạc trong kể chuyện theo kinh nghiệm: SY =   n YYi  2 = 30 3,9064 = 17,38 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2011 52 - Hệ số tương quan giữa trí nhớ và khả năng diễn đạt mạch lạc trong kể chuyện theo kinh nghiệm: r = yX SS YXYX . ..  = 38,17.99,11 7,60257,678  = 0,364 Nhận xét: Với r = 0,364 cho thấy đây là tương quan thuận, khá chặt chẽ. Điều đó chứng tỏ rằng, khi kể chuyện theo kinh nghiệm, trí nhớ của trẻ càng tốt, thì diễn đạt càng mạch lạc và ngược lại. Đồng thời, khi được phỏng vấn, trẻ có trí nhớ tốt, có khả năng diễn đạt lời nói một cách linh hoạt, gãy gọn hơn. Trí nhớ giúp trẻ tích lũy được vốn kinh nghiệm nhất định về hiện thực khách quan để khi cần thiết chúng sẽ huy động nó. Khi một đứa trẻ có trí nhớ tốt sẽ lưu giữ lại được rất nhiều hình ảnh trong đầu óc mình, trong hoàn cảnh cần thiết, vốn tri thức kinh nghiệm đó sẽ được bộc lộ ra. Ví dụ: Khi em Thanh Lâm được hỏi: “Tối qua con làm gì?”, em đã kể lại được rất nhiều công việc em đã làm một cách lôgic: - Thanh Lâm: Con thưa cô, tối qua con nhặt rau giúp bố con ạ! - Cô giáo: A, con nhặt rau giúp bố à? Thế nhà con ai nấu cơm? - Thanh Lâm: Con thưa cô, bố con nấu ạ! - Cô giáo: Bố con thật là chu đáo, bố con nấu những món gì? - Thanh Lâm: Con thưa cô, bố con nấu món rau rền luộc, trứng ốp la ạ. - Cô giáo: Rau rền có nước màu gì, con có nhớ không? - Thanh Lâm: Con thưa cô, rau rền có nước màu hồng ạ! Bên cạnh đó, những trẻ có trí nhớ không tốt, thường là rất “bí” từ khi diễn đạt. Có nhiều em đứng dậy không trả lời được; khi được cô gợi ý, thì luôn nói là: “Con thưa cô, con đang suy nghĩ ạ!”. Câu trả lời mang nhiều hình thức "chống chế" hơn là tích cực suy nghĩ để trả lời câu hỏi của cô giáo. Qua quan sát và phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận thấy, những trẻ tích cực trong giao tiếp ở nhà cũng như ở trường, thích nói chuyện với các cô và các bạn, được khuyến khích nói và được khen ngợi mỗi khi nói đúng thường tỏ ra tự tin hơn với những điều mình nói. Sự tự tin này tiếp tục kích thích trẻ mạnh dạn nói lên những suy nghĩ trong đầu mình, tạo ra sự mạch lạc và tính chất biểu cảm của lời nói. Ảnh hưởng của trí nhớ 53 4. Kết luận và kiến nghị Qua nghiên cứu trường hợp trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Nghĩa Đô - Cầu Giấy - Hà Nội, cho phép chúng tôi đi đến kết luận là: Trí nhớ và khả năng diễn đạt mạch lạc của trẻ có mối liên hệ trực tiếp theo hướng tương quan tỷ lệ thuận. Trí nhớ càng tốt, thì càng giúp trẻ diễn đạt mạch lạc trong kể lại truyện văn học hay kể chuyện theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, cũng như trong giao tiếp hàng ngày nói chung; Ngược lại, trẻ nào có trí nhớ yếu hơn, thì gặp khó khăn hơn trong quá trình trên. Hơn nữa, mức độ ảnh hưởng của trí nhớ đến khả năng diễn đạt mạch lạc của trẻ ở mỗi loại hình kể chuyện như đã nêu ở trên là khác nhau. Trong đó, trí nhớ kể chuyện theo kinh nghiệm là tốt hơn, rõ rệt hơn so với trí nhớ kể lại truyện văn học. Từ khảo sát trên, cho ta thấy, việc giáo dục và rèn luyện để tăng cường trí nhớ cho trẻ em là một quá trình thường xuyên và theo những phương pháp khoa học. Tăng cường và phát triển trí nhớ là tăng cường và phát triển khả năng tư duy của trẻ nhỏ. Đây cũng đồng thời là một nhiệm vụ thiết yếu trong quá trình giáo dục và đào tạo con người. Nghiên cứu nhỏ của chúng tôi có thể cung cấp phần nào cơ sở thực tế để giáo viên Trường Mầm non Nghĩa Đô - Cầu Giấy - Hà Nội nói riêng, các Trường Mầm non nói chung và các bậc cha mẹ có thể tham khảo để định hướng và tìm tòi những phương pháp bồi dưỡng, giáo dục trí nhớ cho trẻ được biểu hiện ở khả năng diễn đạt mạch lạc trong lời nói của trẻ em. Chúng tôi mong muốn gợi ý một số điều cụ thể sau đây: - Cần gương mẫu trong diễn đạt khi tiếp xúc với trẻ, có ý thức giáo dục trẻ nói mạch lạc ngay từ nhỏ (bản thân người lớn không nói ngọng, nói lắp, không nói nhát gừng, khó hiểu; đồng thời có ý thức tập luyện cho trẻ diễn đạt gãy gọn từ mức độ đơn giản đến phức tạp hơn). - Đặt nhiều câu hỏi mang tính kích thích, gợi mở để phát triển tư duy của trẻ. Giáo viên tự xây dựng và thực hiện thường xuyên những bài luyện tập trí nhớ cho trẻ từ đơn giản, gần gũi, gây được hứng thú đối với trẻ khi học đến các hình thức khó, phức tạp hơn. - Động viên, khuyến khích trẻ diễn đạt ý muốn, cảm xúc của mình. Hướng dẫn trẻ bằng cách diễn đạt mẫu đúng với yêu cầu của cách diễn đạt mạch lạc mỗi khi trẻ gặp khó khăn nào đó về từ ngữ hay sự kiện. Khen ngợi kịp thời khi trẻ nỗ lực diễn đạt và diễn đạt thành công. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2011 54 - Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, hoạt động ngoại khoá một cách thích hợp để trẻ tích cực hoạt động và được giao lưu nhiều với các cô, các bạn và mọi người xung quanh. Qua đó, tích luỹ được nhiều hơn vốn từ ngữ, hình ảnh, vốn sống thực tế, làm giàu trí nhớ và cung cấp nguyên liệu cho tư duy, tạo điều kiện để trẻ diễn đạt tốt hơn các ý nghĩ của mình. - Có tổng kết, đánh giả hiệu quả của việc xây dựng và thực hiện những bài luyện tập trí nhớ cho trẻ để từng bước xây dựng những phương pháp chuẩn hoặc giáo án bổ ích, thiết thực trong quá trình giáo dục rèn luyện tăng cường trí nhớ và khả năng tư duy của trẻ em ./. __________________ Tài liệu tham khảo 1. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb.Giáo dục, Hà Nội. 2. Nguyễn Xuân Khoa (1997), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Đinh Hồng Thái (2008), Phương pháp phát triển lời nói trẻ em, Nxb.Đại học Sư phạm. 4. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) (2001), Phương pháp nghiên cứu trẻ em, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) (2009), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb.Giáo dục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf32458_108815_1_pb_983_2012743.pdf