Ảnh hưởng của thức ăn và mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) tại Thái Bình

1. Kết luận Sử dụng hỗn hợp tảo đơn bào với tỷ lệ 70% I. galbana, 20% Chlorella sp, 10% N. oculata làm thức ăn để ương ấu trùng nghêu từ giai đoạn chữ D đến giai đoạn Spat cho sinh trưởng và tỷ lệ sống tốt nhất (1.071µm và 11,66%). Ở mật độ ương 5 cá thể/ml tốc độ tăng trưởng của ấu trùng nghêu là nhanh nhất (trung bình 1040μm), tốc độ tăng trưởng tuyệt đối lớn nhất (52,35 ± 9,59μm/ngày) và tỷ lệ sống của ấu trùng là cao nhất là 10,33%

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn và mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) tại Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 114 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG NGHÊU Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) TẠI THÁI BÌNH EFFECTS OF FOOD AND DENSITY ON GROWTH AND SURVIVAL RATE OF WHITE CLAM LARVAE Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) IN THAI BINH Nguyễn Thị Hằng1, Lại Văn Hùng2 Ngày nhận bài: 13/5/2015; Ngày phả n biện thông qua: 24/7/2015; Ngày duyệt đăng: 15/12/2015 TÓM TẮT Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại thức ăn (4 nghiệm thức) và mật độ ương (4 nghiệm thức) lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu giai đoạn ấu trùng chữ D được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2013 tại Tiền Hải, Thái Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng thức ăn là hỗn hợp tảo đơn bào với tỷ lệ (70% I. galbana, 20% Chlorella sp, 10% N. oculata) cho tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng là tốt nhất (1.071µm và 11,66%). Ở mật độ ương 5 cá thể/ml tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu là nhanh nhất (1.040μm và 10,33%). Từ khóa: mật độ ương, thức ăn, sinh trưởng, tỷ lệ sống, nghêu Bến Tre ABSTRACT The experiments on effects of food and density on growth rate and survival rate of white clam larvae were carried out from May to November, 2013 at Tien Hai, Thai Binh. The results showed that using combined algae as food (70% I. galbana, 20% Chlorella sp, 10% N. oculata) had maximum of growth rate (1,071µm) and survival rate (11.66%). At density of 5 individuals/ml, the larvae at D stage of this species reached high growth rate and survival rate (1,040μm and 10.33%, respectively). Keywords: rearing densities, food, survival rate, white clam 1 Nguyễn Thị Hằng: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2012 – Trường Đại học Nha Trang 2 PGS.TS. Lại Văn Hùng: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) là loại động vật thân mềm có giá trị kinh tế ở Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nghêu của cả nước trong năm 2009 đạt 17.624 tấn, trị giá trên 37,2 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình đạt 2,11 USD/kg. Việc sản xuất giống nhân tạo và di giống nghêu Bến Tre thành công từ miền Nam ra nuôi ở miền Bắc vào năm 2004 đã mở ra một hướng phát triển mới cho cộng đồng dân cư ven biển miền Bắc trong việc tìm đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, sinh trưởng nhanh và giá trị kinh tế cao [1, 2]. Đáp ứng được các yêu cầu đó, nghêu Bến Tre đã được người dân lựa chọn và đưa vào nuôi thử nghiệm ở một số tỉnh ven biển miền Bắc và đã cho kết quả tốt [3]. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 115 Hiện nay, nghề nuôi nghêu nước ta chủ yếu theo phương thức quảng canh cải tiến, phần lớn dựa vào nguồn giống tự nhiên. Trong khi đó, việc khai thác con giống một cách ồ ạt, thiếu trách nhiệm đã làm cho nguồn lợi tự nhiên ngày càng suy giảm nghiêm trọng [4]. Tuy nhiên cho đến nay, quy trình sản xuất giống nghêu chưa có hiệu quả cao, thường không ổn định khi triển khai sản xuất đại trà, đặc biệt là tỷ lệ sống của ấu trùng thấp và năng suất trong quá trình ương không ổn định. Điều này chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai yếu tố là thức ăn và mật độ ương nuôi. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra loại thức ăn và mật độ nuôi phù hợp là rất cần thiết, giúp tăng tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu nuôi, nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất giống. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Doanh nghiệp sản xuất giống thủy sản xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2013. 2. Vật liệu và phương pháp bố trí thí nghiệm Đối tượng nghiên cứu là nghêu giai đoạn veliger (ấu trùng chữ D). Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn sử dụng hỗn hợp của ba loài vi tảo (Isochrysis galbana, Chlorella sp, Nannochloropsis oculata) theo các tỷ lệ % lượng tảo khác nhau thành 4 nghiệm thức: Nghiệ m thứ c 1 (NT1): 70% Chlorella sp, 20% N. oculata, 10% I. galbana; Nghiệ m thứ c 2 (NT2): 70% N. oculata, 20% Chlorella sp, 10% I. galbana; Nghiệ m thứ c 3 (NT3): 70% I. galbana, 20% Chlorella sp, 10% N. oculata; Nghiệ m thứ c 4 (NT4): 1/3 I. galbana, 1/3 Chlorella sp, 1/3 N. oculata. Mật độ hỗn hợp tảo cho ăn phụ thuộc theo từng giai đoạn phát triển của ấu trùng nghêu, duy trì với mật độ ban đầu là là 10.000 tb/ml, mỗi ngày cho ăn 3 lần/ngày: sáng 7h, chiều 14h, tối 20h và cứ sau mỗi ngày tăng lên 500 tb/ml cho đến khi đạt mật độ cao nhất là 15.000 tb/ml. Mật độ ương nuôi ban đầu là 5 ấu trùng/ml trong thể tích thí nghiệm 10 lít, duy trì sục khí liên tục, thay nước từ ngày thứ 2 (25%); thứ 4 (50%), thứ 6 (100%). Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương được bố trí trong bể xi măng hình vuông (kích thước 2 x 2 x 1m) với 4 nghiệm thức mật độ: 5, 10, 15, 20 ấu trùng/ml. Sử dụng thức ăn là hỗn hợp 70% I. galbana, 20% Chlorella sp, 10% N. oculata với mật độ ban đầu là là 10.000 tb/ml, mỗi ngày cho ăn 3 lần/ ngày: sáng 7h, chiều 14h, tối 20h và cứ sau mỗi ngày tăng lên 500 tb/ml cho đến khi mật độ tảo là 15.000 tb/ml. Các nghiệm thức được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn và lặp lại 3 lần. Hình 1. Ấu trùng nghêu Bến Tre giai đoạn chữ D và giai đoạn bám đáy Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 116 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 3. Phương pháp thu thập số liệu Các yếu tố môi trường của các nghiệm thức thí nghiệm được xác định hàng ngày bằng các phương pháp sau: nhiệt độ đo bằng nhiệt kế bách phân, độ chính xác 0,5oC; độ mặn đo bằng khúc xạ kế, độ chính xác 0,5‰; hàm lượng oxy hoà tan (DO) bằng máy HANNA, độ chính xác 0,2 mg/L; pH đo bằng máy HANNA, độ chính xác 0,1 đơn vị. Mẫu nghêu được thu định kỳ 2 ngày/lần, số lượng 30 con/nghiệm thức để xác định chiều dài (μm) và tỷ lệ sống (%) theo các công thức sau: - Chiều dài (μm) của nghêu được xác định bằng trắc vi thị kính. - Tốc độ sinh trưởng chiều dài ấu trùng (Ln) tính theo công thức của Ball và Jones (1960). Trong đó: L1: Chiều dài vỏ trung bình (μm) của lần lấy mẫu tại thời gian T1. L2: Chiều dài vỏ trung bình (μm) của lần lấy mẫu tại thời gian T2. - Tỉ lệ sống của nghêu: TLS (%) = Số lượng ấu trùng tại thời điểm sau x 100 Số lượng ấu trùng ban đầu 4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsotf Excel 2010 và SPSS 16.0. Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (Mean±SD) và được phân tích bằng phương pháp phân tích ANOVA và kiểm định post hoc test Duncan ở mức tin cậy p < 0,05. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Điều kiện môi trường trong quá trình thí nghiệm Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố môi trường trong quá trình ương nuôi ấu trùng có những biến động nhất định nhưng nhìn chung đều nằm trong giới hạn cho phép, phù hợp với sinh trưởng và phát triển của nghêu: Bảng 1. Điều kiện môi trường trong quá trình thí nghiệm Chỉ tiêu Sáng Chiều Dao động Nhiệt độ (oC) 24,9 ± 2,15 26,1 ± 2,23 22,2 ÷ 29,7 Độ mặn (‰) 18,2 ± 1,03 18,6 ± 1,12 16,5 ÷ 20,8 DO (mg/l) 4,7 ± 0,06 4,8 ± 0,08 4,5 ÷ 5,0 pH 7,0 ÷ 7,8 7,2 ÷ 8,1 7,0 ÷ 8,1 Nhiệt độ trong 3 đợt thí nghiệm biến thiên trong khoảng 22,2 ÷ 29,7oC, trong đó nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 24,9 ± 2,15oC vào buổi sáng và 26,1 ± 2,23oC vào buổi chiều. Độ mặn đo được trong thời gian thí nghiệm dao động trong khoảng 16,5 ÷ 20,8‰ và không có sự dao động trong ngày (sáng 18,2 ± 1,03‰ và chiều 18,6 ± 1,12‰). Trong thời gian thí nghiệm, hàm lượng oxy hòa tan (DO) dao động trong khoảng từ 4,5 ÷ 5,0mg/l. Chênh lệch hàm lượng DO giữa sáng (4,7 ± 0,06mg/l) và chiều (4,8 ± 0,08mg/l) không lớn. Yếu tố pH biến động không lớn trong thời gian tiến hành thí nghiệm và chênh lệch pH trong ngày không đáng kể. pH buổi sáng dao động trong khoảng 7,0 - 7,8 và buổi chiều trong khoảng 7,2 – 8,1. So sánh với kết quả nghiên cứu của Chu Chí Thiết và Martin (2008) thì các điều kiện của yếu tố môi trường tại Thái Bình trong thời gian thí nghiệm hoàn toàn phù hợp cho ấu trùng nghêu sinh trưởng và phát triển[5]. 2. Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân từ giai đoạn veliger (ấu trùng chữ D) đến giai đoạn ấu trùng spat khi cho ăn với tỷ lệ % lượng tảo khác nhau là khác nhau. Ở nghiệm thức 3 (70% I. galbana, 20% Chlorella sp, 10% N. oculata) ấu trùng nghêu Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 117 có tốc độ tăng trưởng trung bình cao nhất, đạt 1.071 μm sau 18 ngày ương. Tiếp đến là nghiệm thức 2 (70% N. oculata, 20% Chlorella sp, 10% I. galbana) đạt 1.036 μm. Thấp nhất là nghiệm thức 4 (1/3 I. galbana, 1/3 Chlorella sp, 1/3 N. oculata) đạt 1.002 μm và nghiệm thức 1 (10% I. galbana, 20% Chlorella sp, 70% N. oculata) đạt 994 μm. Hình 2. Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng nghêu sử dụng các loại thức ăn khác nhau Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài vỏ của nghêu tại các lô thí nghiệm dao động từ 50,14 – 53,86 μm/ngày nhưng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Cụ thể, nghiệm thức 3 đạt tốc độ tăng trưởng tuyệt đối cao nhất 53,86 ± 10,90 μm/ngày. Tiếp đến là nghiệm thức 2, đạt 52,03 ± 10,87 μm/ngày. Thấp nhất là nghiệm thức 4, đạt 50,50 ±1,28 μm/ngày và nghiệm thức 1, đạt 50,14 ± 9,39 μm/ngày. Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của nghêu sử dụng các loại thức ăn khác nhau Nghiệm thức Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo giai đoạn (μm/ngày) Tốc độ tăng trưởng chung (μm/ngày) Chữ D sang Umbo Cuối Umbo sang Spat 1 26,16±7,80a 40,81±11,98 a 50,14 ± 9,39 a 2 31,61 ± 8,87 a 42,83 ±12,29 a 52,03 ±10,87 a 3 35,73 ±11,48 a 44,27 ±12,35 a 53,86 ±10,90a 4 25,20 ±7,26 a 41,02 ±14,38 a 50,50 ±1,28 a Như vậy, sử dụng hỗn hợp tảo với tỷ lệ 70% I. galbana, 20% Chlorella sp, 10% N. oculata để ương nuôi ấu trùng nghêu từ giai đoạn đỉnh vỏ thẳng (giai đoạn chữ D) đến giai đoạn spat sẽ cho tốc độ tăng trưởng trung bình tốc độ tăng trưởng tuyệt đối cao nhất. Trong cả 4 nghiệm thức, tỷ lệ sống của ấu trùng đều có xu hướng giảm dần trong thời gian nuôi và giảm mạnh nhất từ ngày nuôi thứ nhất đến ngày nuôi thứ 6. Tuy nhiên, có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sống của ấu trùng ở các nghiệm thức (p<0,05). Ở nghiệm thức 1, tỷ lệ sống của ấu trùng sau 18 ngày ương là thấp nhất (7,0 ± 2,0%). Trong khi đó, tỷ lệ sống của ấu trùng đạt giá trị cao nhất (11,66 ± 2,52%) ở nghiệm thức 3. Tuy nhiên, khi quan sát cả quá trình ương thì tỷ lệ sống của ấu trùng bắt đầu giảm mạnh sau ngày ương thứ 6 ở cả bốn nghiệm thức nhưng giảm mạnh nhất vẫn là ở nghiệm thức 1 với tỷ lệ sống của ấu trùng chỉ còn 14,66 ± 5,03% ở ngày ương thứ 9. Như vậy, sử dụng thức ăn là hỗn hợp tảo với tỷ lệ 70% I. galbana, 20% Chlorella sp và 10% N. oculata (nghiệm thức 3) sẽ cho tốc độ tăng trưởng về chiều dài và tỷ lệ sống của ấu trùng là tốt nhất. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 118 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 3. Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu Mật độ ương nuôi ấu trùng cho thấy không gian sống giữa các cá thể có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng, phát triển của ấu trùng. Tốc độ tăng trưởng trung bình của quần thể của ấu trùng nghêu M. lyrata diễn ra đồng đều với cả 4 mức mật độ thí nghiệm. Giai đoạn từ chữ D đến Umbo (từ 1 đến 6 ngày tuổi) có tốc độ tăng trưởng đồng đều và không có sự vượt trội, dao động từ 91-263 µm. Trong khi đó, từ giai đoạn Umbo đến giai đoạn Spat (từ 6 đến 9 ngày tuổi) tốc độ tăng trưởng nhanh và càng về cuối giai đoạn Spat thì tốc độ tăng trưởng càng cao. Bảng 3. Tỷ lệ sống của ấu trung nghêu trong thời gian thí nghiệm N gh iệ m th ứ c Tỷ lệ sống (%) Ban đầu 2 ngày 4 ngày 6 ngày 9 ngày 12 ngày 15 ngày 18 ngày 1 100 74,33 ± 4,04a 49,00 ± 5,57 a 36,00 ± 2,65 a 14,66 ± 5,03 a 11,33 ± 2,52 a 9,33 ± 2,52 a 7,00 ± 2,00 a 2 100 80,33 ± 4,04 a 51,33 ± 11,72 a 38,00 ± 10,15 a 17,66 ± 4,04 a 13,66 ± 3,51 a 11,33 ± 2,08 a 9,33 ± 2,08 ab 3 100 76,66 ± 5,77 a 61,00 ± 11,27 a 46,33 ± 10,60 a 21,00 ± 4,58 a 17,33 ± 4,04 a 13,66 ± 3,21 a 11,66 ± 2,52 b 4 100 74,00 ± 3,61 a 49,66 ± 6,66 a 34,33 ± 3,79 a 17,33 ± 3,21 a 12,33 ± 2,08 a 10,66 ± 1,53 a 7,66 ± 0,58 a (Các chữ cái khác nhau cùng cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Hình 3. Tăng trưởng chiều dài (µm) của ấu trùng nghêu ở các mật độ ương khác nhau Trong cả 3 đợt thí nghiệm, kích thước trung bình của ấu trùng nghêu tăng từ 91µm lên tới 1.040µm sau 18 ngày ương. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của ấu trùng nghêu ở mật độ 5 ấu trùng/ml là 1.040µm luôn cao hơn so với các mật độ ương khác và ở mật độ 20 ấu trùng/ml thì có xu hướng ngược lại, kích thước trung bình của ấu trùng là nhỏ nhất (879µm). Biến động về tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu trong các nghiệm thức có sự thay đổi rõ rệt trong thời gian thí nghiệm. Tỷ lệ sống của ấu trùng giảm dần so với thời gian nuôi và giảm mạnh nhất ở giai đoạn từ ngày nuôi thứ nhất đến ngày nuôi thứ 6 (giảm trên 50%) trong cả 4 nghiệm thức và sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Từ ngày ướng thứ 9 đến ngày ương thứ 18, tỷ lệ sống của ấu trùng luôn đạt giá trị cao nhất ở mật độ ương 5 ấu trùng/ml (tỷ lệ sống là 10,33±1,52% sau 18 ngày ương) và thấp nhất là ở mật độ ương 20 ấu trùng/ml với tỷ lệ sống của ấu trùng chỉ đạt 3,67±1,15% sau 18 ngày ương. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 119 Mật độ ương nuôi quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến chất lượng và tỷ lệ sống của ấu trùng. Nếu nuôi mật độ thấp thì lãng phí không gian bể, thức ăn và tốn công chăm sóc. Nhưng nếu nuôi mật độ cao quá thì khó quản lý môi trường do các sản phẩm trao đổi chất, các chất thải ra nhiều sẽ làm ấu trùng phát triển chậm, thời gian nuôi kéo dài. Ở mật độ ương nuôi khoảng 5 cá thể/ml, khả năng thích nghi và tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu là cao nhất, tuy nhiên lại không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với mật độ ương 10 ấu trùng/ml. Do đó, để ấu trùng sinh trưởng, phát triển tốt và đạt tỷ lệ sống cao, đồng thời rút ngắn được thời gian nuôi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất thì mật độ ương thích hợp nhất là 10 ấu trùng/ml. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sử dụng hỗn hợp tảo đơn bào với tỷ lệ 70% I. galbana, 20% Chlorella sp, 10% N. oculata làm thức ăn để ương ấu trùng nghêu từ giai đoạn chữ D đến giai đoạn Spat cho sinh trưởng và tỷ lệ sống tốt nhất (1.071µm và 11,66%). Ở mật độ ương 5 cá thể/ml tốc độ tăng trưởng của ấu trùng nghêu là nhanh nhất (trung bình 1040μm), tốc độ tăng trưởng tuyệt đối lớn nhất (52,35 ± 9,59μm/ngày) và tỷ lệ sống của ấu trùng là cao nhất là 10,33%. 2. Kiến nghị Cần nghiên cứu bổ sung thêm một số loài vi tảo khác làm thức ăn cho nghêu trong quá trình ương nuôi để tận dụng hàm lượng các chất dinh dưỡng và vi lượng có sẵn trong các loại thức ăn. Bảng 4. Tỷ lệ sống của ấu trung nghêu ở các mật độ ương khác nhau N gh iệ m th ứ c Tỷ lệ sống (%) Ban đầu 2 ngày 4 ngày 6 ngày 9 ngày 12 ngày 15 ngày 18 ngày 1 100 71,33 ± 2,31 a 54,66 ± 6,11 a 42,00 ± 9,64 a 19,67 ± 3,78 a 16,00 ± 3,00 a 12,00 ± 2,00 a 10,33 ± 1,52a 2 100 74,67 ± 3,05 a 48,33 ± 10,01 a 18,67 ± 1,15 b 14,00 ± 2,64 b 11,00 ± 1,73 b 9,00 ± 1,00 b 8,33 ± 1,52a 3 100 71,33 ± 2,31a 45,00 ± 6,08 a 14,67 ± 0,57 c 11,33 ± 0,57 c 9,00 ± 1,00 b 8,00 ± 1,00 b 6,33 ± 1,52b 4 100 72,00 ± 5,29 a 44,00 ± 2,64 a 16,00 ± 2,64 b 10,00 ± 1,73 c 8,67 ± 1,15 b 6,00 ± 1,00 c 3,67 ± 1,15 c (Các chữ cái khác nhau cùng cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Như Văn Cẩn, Chu Chí Thiết và Martin S Kumar (2009), Ảnh hưởng của mật độ nuôi thả đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của 2 cỡ ngao giống (Meretrix lyrata) nuôi ở các vùng bãi triều và các lưu ý trong việc sản xuất giống ngao Spat, Báo cáo tham gia hội thảo Better Aquaculture Practices, Nha Trang, 7/2009. 2. Nguyễn Đình Hùng, Huyền Thị Hồng Châu, Nguyễn Văn Hảo, Trình Trung Phi, Võ Minh Sơn (2002). Nghiên cứu sản xuất giống ngao (Meretrix lyrata Sowerby,1851), Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ ba, NXB Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Quang Hùng, Lê Anh Tuấn, 2014. Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) ương trong ao tại Thái Bình. Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản, số 2/2014, p: 129-134. 4. Trương Quốc Phú, 1998. Thành phần sinh hóa cùa thịt nghêu Meretrix lyrata (Sowerby,1851) vùng Gò Công Đông-Tiền Giang, Tập san Khoa học Công nghệ Thủy sản, số 2/1998, p: 25-34. 5. Chu Chí Thiết, Martin S. Kumar (2008). Tài liệu kỹ thuật sản xuất giống ngao Bến tre. Chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp nông thôn (CARD), Dự án 027/05 VIE.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_thuc_an_va_mat_do_len_sinh_truong_va_ty_le_son.pdf