Có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tăng
trưởng chiều dài và khối lượng của bào ngư ở các
nghiệm thức thức ăn khác nhau. Bào ngư tăng
trưởng cao nhất về chiều dài (42,80 ± 0,040 mm) và
khối lượng (38,00 ± 0,043 g) khi sử dụng khẩu phần
thức ăn phối hợp 75% rong tươi + 25% rong khô và
tăng trưởng thấp nhất (41,90 mm và 35,60 g) khi sử
dụng hoàn toàn rong câu chỉ vàng khô làm thức ăn.
Tỷ lệ sống của bào ngư nuôi thương phẩm có
sự khác biệt rõ rệt khi sử dụng thức ăn là rong tươi
và rong khô, khi nuôi bằng rong câu khô tỷ lệ sống
của bào ngư chỉ đạt 83,3% thấp hơn nhiều so với
cho ăn rong tươi (đạt 94,7%) và tỷ lệ sống giảm dần
theo mức độ tăng tỷ lệ rong khô trong khẩu phần
thức ăn.
Bào ngư ăn rong câu khô có tỷ lệ thịt/toàn thân
cao hơn khi cho ăn bằng rong mơ tươi và thấp hơn
so với bào ngư thu từ tự nhiên, song về hàm lượng
các chất dinh dưỡng đều chênh lệch không đáng
kể, do đó có thể sử dụng rong câu chỉ vàng khô để
nuôi bào ngư thương phẩm đảm bảo chất lượng.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn rong câu chỉ vàng khô (Gracilaria asiatica) lên quá trình tăng trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng thịt của bào ngư (Haliotis diversicolor Reeve, 1846) nuôi tại Bạch Long Vỹ - Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 145
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN RONG CÂU CHỈ VÀNG KHÔ
(Gracilaria asiatica) LÊN QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG
VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA BÀO NGƯ (Haliotis diversicolor Reeve, 1846)
NUÔI TẠI BẠCH LONG VỸ - HẢI PHÒNG
EFFECTS OF DRY SEAWEED (Gracilaria asiatica) AS FOOD ON GROWTH RATE,
SURVIVAL RATE AND MEAT QUALITY OF ABALONE (Haliotis diversicolor Reeve, 1846)
CULTURE AT BACH LONG VY - HAI PHONG
Võ Hồng Phương1, Lục Minh Diệp2
Ngày nhận bài: 03/9/2013; Ngày phản biện thông qua: 27/9/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014
TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu khả năng sử dụng rong câu chỉ vàng khô làm thức để nuôi bào ngư, nhằm chủ
động nguồn thức ăn đảm bảo về số lượng và chất lượng, góp phần phát triển nghề nuôi bào ngư thương phẩm tại huyện
đảo Bạch Long Vỹ. Sau 166 ngày nuôi thương phẩm bằng lồng trên biển, có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tăng trưởng
chiều dài và khối lượng của bào ngư ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau. Bào ngư tăng trưởng cao nhất về chiều dài
(42,80 ± 0,040 mm) và khối lượng (38,0 0 ± 0,043 g) ở nghiệm thức sử dụng thức ăn phối hợp là 25% rong câu khô + 75%
rong tươi và tăng trưởng thấp nhất (41,90 ± 0,066 mm và 35,60 ± 0,044 g) khi sử dụng hoàn toàn rong câu chỉ vàng khô
làm thức ăn. Tỷ lệ sống của bào ngư đạt cao nhất (94,7%) khi nuôi bằng rong tươi, sau đó giảm dần theo mức độ tăng của
tỷ lệ rong khô trong khẩu phần thức ăn và đạt thấp nhất (83,3%) khi cho ăn hoàn toàn bằng rong câu chỉ vàng. Tuy nhiên,
tỷ lệ thịt/vỏ của bào ngư khi nuôi bằng rong câu chỉ vàng khô là 51%, cao hơn so với nghiệm thức cho ăn bằng rong tươi
(45%), song không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về hàm lượng các chất dinh dưỡng và thành phần axít amin.
Từ khóa: bào ngư, Haliotis diversicolor, rong câu chỉ vàng, Gracilaria asiatica
ABSTRACT
This paper presents results on research of utilization ability of dry seaweed food for abalone culture as well as
providing a stable food source with high quality and quanlity which contributes to develop abalone grow-out culture farm
in Bach Long Vy Island. After 166 days of grow-out culture in sea-cages, there was a signifi cant difference in growth rate
(length and weight) of abalone in different experiments. The growth rate of abalone in length (42.80 ± 0.040 mm) and
weight (38.00 ± 0.043 g) was highest when fed 75% fresh seaweed + 25% dry seaweed and these fi gures were lowest in
experiment that used 100% of dry seaweed as food (41.90 ± 0.066 mm and 35.60 ± 0.044 g, respectively). The survival
rate of abalone was highest value of 94.7% when fed fresh seaweed, after that it decreased with increasing of dry seaweed
ratio and reached lowest value of 83.3% when fed dry seaweed. However, the meat/shell ratio of abalone fed dry seaweed
(51%) was higher than those fed fresh seaweed (45%), but there was no signifi cant difference in nutrient and amino acid
composition of meat.
Keyword: Abalone, Haliotis diversicolor, dry seaweed, Gracilaria asiatica
1 Võ Hồng Phương: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2010 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Lục Minh Diệp: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor) là loài
động vật chân bụng có phân bố chính tại vùng biển
của đảo Bạch Long Vỹ, từ lâu đã được biết đến như
là loại hải đặc sản bổ dưỡng, có giá trị kinh tế cao và
được sử dụng như là vị thuốc tự nhiên quý hiếm [1].
Tuy nhiên, do khai thác quá mức nên nguồn lợi
bào ngư đã bị giảm sút nghiêm trọng. Hiện nay,
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
146 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
sản lượng bào ngư khai thác hàng năm chỉ đạt xấp
xỉ một tấn khô [2]. Trong tự nhiên, thức ăn của bào
ngư là các loại rong biển, tuy nhiên, số lượng và
chất lượng của nguồn thức ăn này lại phụ thuộc rất
nhiều vào mùa vụ, thời tiết. Do đó, việc nghiên cứu
sử dụng rong câu chỉ vàng khô làm thức ăn cho
bào ngư nuôi thương phẩm là rất cần thiết, giúp chủ
động được nguồn thức ăn đảm bảo về số lượng và
chất lượng cho nuôi bào ngư thương phẩm ở quy
mô lớn.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor).
Hình 1. Bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor)
2. Địa điểm nghiên cứu
Bào ngư chín lỗ được nuôi thương phẩm tại đảo
Bạch Long Vỹ từ tháng 5 tới tháng 11 năm 2012.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Bào ngư giống được tuyển chọn đảm bảo các chỉ
tiêu: kích thước chiều dài 2,0 cm, khối lượng 9g ± 0,2,
ngoại hình đầy đặn, không có dị hình, hoạt lực mạnh,
lực bám mạnh. Bào ngư được nuôi trong lồng trụ
tròn đường kính 90 cm x chiều cao 60 cm, khung
lồng làm bằng inox, xung quanh bao lưới cước.
Lồng nuôi được buộc vào các cọc bê tông trên bãi
nuôi, khi triều thấp lồng nằm ở độ sâu 0,5 - 0,7m.
Mật độ nuôi: 40 con/lồng.
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn
tới tăng trưởng và tỷ lệ sống của bào ngư được bố
trí với 5 nghiệm thức thức ăn theo tỉ lệ phần trăm
của rong câu khô và rong mơ tươi trong khẩu phần
ăn như sau: TA1: 100% rong tươi (RT) (đối chứng);
TA2: 25% rong câu khô (RK) + 75% rong tươi (RT);
TA3: 50% rong câu khô (RK) + 50% rong tươi (RT);
TA4: 75 % rong câu khô (RK) + 25% rong tươi (RT);
TA5: 100% rong câu khô (RK). Các nghiệm thức thí
nghiệm được lặp lại 03 lần, thời gian thí nghiệm là
166 ngày.
Chăm sóc và quản lý: bào ngư được cho ăn
với khẩu phần bằng 15% - 20% khối lượng thân,
cho ăn 2 ngày/lần. Định kỳ 3 ngày vệ sinh lồng/lần,
vớt bỏ thức ăn thừa đảm bảo cho việc trao đổi nước
dễ dàng.
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn
tới chất lượng thịt của bào ngư được tiến hành dựa
vào việc phân tích các chỉ tiêu tỷ lệ thịt/vỏ; các chỉ
tiêu sinh hóa, thành phần các acid amin của 3 mẫu
bào ngư thu từ: tự nhiên, nuôi thương phẩm bằng
rong mơ tươi và nuôi thương phẩm bằng rong câu
chỉ vàng khô.
3.2. Phương pháp xác định các thông số nghiên cứu
Các yếu tố môi trường được xác định hàng
ngày: nhiệt độ được đo nhiệt kế thủy ngân; pH được
đo bằng pH meter 14 - P; Hàm lượng ôxy hòa tan
được đo bằng DO - meter ISY; Độ mặn đo bằng
khúc xạ kế.
Hàng tháng tiến hành thu mẫu để xác định các
chỉ tiêu tăng trưởng về kích thước và khối lượng
của bào ngư. Dùng cân Robeval để cân khối lượng
và thước kẹp Palmer để đo kích thước chiều dài
vỏ của bào ngư; Các chỉ tiêu đánh giá: tốc độ tăng
trưởng đặc trưng về chiều dài (SGRL) và khối lượng
(SGRW); Hệ số thức ăn (FCR) và tỷ lệ sống của
bào ngư.
- Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài của
bào ngư (%/ngày)
ln
L2
- ln
L1
SGR
L
(%) = t
2
- t
1
- Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng
của bào ngư (%/ngày)
ln
W2
- ln
W1
SGR
W
(%) = t
2
- t
1
Trong đó: t1 là thời gian ban đầu; t2 là thời gian
sau thí nghiệm; L2, L1 là chiều dài vỏ của bào ngư
(mm) tương ứng với thời gian t2, t1; W2, W1 là khối
lượng của bào ngư (g) tương ứng với thời gian
t2, t1 (ngày). A
- Hệ số thức ăn của bào ngư: FCR =
B
(Trong đó: A là lượng thức ăn sử dụng (kg); B là
khối lượng của bào ngư (kg)).
- Tỷ lệ sống của bào ngư (%): Tỷ lệ sống (%)
Số bào ngư thu hoạch
Tỷ lệ sống (%) =
Số bào ngư thả ban đầu
- Các chỉ tiêu chất lượng thịt của bào ngư như
tỷ lệ thịt/toàn thân, chỉ tiêu sinh hóa và thành phần
các acid amin được xác định theo phương pháp thử
TCPTN- 010 (HPLC).
3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung
bình ± độ lệch chuẩn. Sử dụng phương pháp
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 147
Trong cùng hàng, các chữ cái khác nhau thể
hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Sau 166 ngày nuôi, tăng trưởng về chiều dài
của bào ngư có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa
các nghiệm thức thí nghiệm và đạt cao nhất (42,80
± 0,040 mm) ở nghiệm thức TA2 khi khẩu phần
thức ăn có sự phối trộn 75% rong mơ tươi và 25%
rong câu khô, tương ứng với tốc độ tăng trưởng
đặc trưng là 0,136 %/ngày. Bào ngư tăng trưởng về
chiều dài thấp nhất (41,90 ± 0,066 mm) ở nghiệm
thức TA5 khi nuôi hoàn toàn bằng rong câu chỉ vàng
khô với tốc độ tăng trưởng đặc trưng là 0,13%/ngày.
phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA) trên phần mềm SPSS 16.0 để so sánh sự khác nhau giữa
các nghiêm thức thí nghiệm với độ tin cậy 95%.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Điều kiện môi trường trong quá trình nuôi bào ngư
Đảo Bạch Long Vỹ có khí hậu đặc trưng điển hình của vùng khơi vịnh Bắc Bộ với 2 mùa chính; mùa mưa
(từ tháng 5 - 8 hàng năm) thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều, mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) thời tiết
lạnh, khô và ít mưa; thủy triều có tính chất nhật triều đều. Diễn biến điều kiện môi trường trong quá trình nuôi
bào ngư thương phẩm được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Biế n độ ng cá c yế u tố môi trườ ng trong quá trì nh nuôi bà o ngư
TT Tháng nuôi Nhiệt độ (0C) Độ mặn (‰) DO (mg/l) pH
1 6/2012
27,0 - 28,5
27,9 + 0,55
32,0
5,1 - 5,6
5,3 + 0,16
8,0 - 8,3
8,1 + 0,09
2 7/2012
27,0 - 28,5
27,7 + 0,47
32,0
5,1 - 6,0
5,3 + 0,23
8,0 - 8,3
8,1 + 0,08
3 8/2012
27,0 - 28,5
27,7 + 0,43
32,0
5,0 - 5,5
5,1 + 0,15
8,0 - 8,3
8,1 + 0,10
4 9/2012
27,0 - 28,5
27,6 + 0,47
32,0 - 33,0
32,7 + 0,49
5,0 - 5,2
5,1 + 0,06
7,9 - 8,1
8,1 + 0,07
5 10/2012
26,0 - 28,5
27,4 + 0,70
33,0
5,0 - 5,2
5,1 + 0,07
8,0 - 8,3
8,1 + 0,10
6 11/2012
25,5 - 26,5
25,9 + 0,35
33,0 - 34,0
33,6 + 0,53
5,0 - 5,1
5,1 + 0,05
8,0 - 8,3
8,2 + 0,10
Bảng 1 cho thấy khoảng dao động của các yếu tố môi trường tại Bạch Long Vỹ như: nhiệt độ từ 27 - 28,50C;
độ mặn từ 32,1 - 33,8‰; pH từ 7,89 - 8,27; DO từ 5,0 - 5,6mg/l đều nằm trong giới hạn thích ứng cho sinh
trưởng và phát triển của bào ngư [3].
2. Ảnh hưởng của thức ăn tới tăng trưởng của bào ngư
Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn tới tăng trưởng về kích thước của bào ngư được thể hiện ở
bảng 2.
Bảng 2. Ảnh hưởng của thức ăn tới tăng trưởng chiều dài (mm) của bào ngư
Ngày
Nghiệm thức
100% RT 25% RK+75% RT 50% RK+50% RT 75% RK+25% RT 100% RK
01 20,00 ± 0,047 20,00 ± 0,046 20,00 ± 0,037 20,00 ± 0,058 20,00 ± 0,047
16 23,96 ± 0,033a 23,40 ± 0,032b 23,20 ± 0,043c 23,20 ± 0,054c 23,07 ± 0,058d
46 27,10± 0,039a 27,30 ± 0,045b 27,10 ± 0,045a 27,10 ± 0,048a 26,30 ± 0,063c
75 30,70 ± 0,032a 31,10 ± 0,048b 31,10 ± 0,047b 30,80 ± 0,033c 30,20 ± 0,059d
110 34,60 ± 0,033a 35,00 ± 0,034b 35,00 ± 0,033b 34,99 ± 0,034b 34,30 ± 0,066c
137 38,50 ± 0,033 a 38,90 ± 0,035 b 38,80 ± 0,042b 38,80 ± 0,043 b 38,20 ± 0,052c
166 42,30 ± 0,038 a 42,80 ± 0,040 b 42,50 ± 0,067 c 42,50 ± 0,067 c 41,90 ± 0,066 d
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
148 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tuy nhiên, sự sai khác về chiều dài của bào ngư
giữa các nghiệm thức trên là không nhiều, điều này
cho thấy rằng việc bổ sung thêm thức ăn rong câu
khô vào khẩu phần ăn không ảnh hưởng nhiều đến
phát triển chiều dài của bào ngư, tuy nhiên khi chỉ
sử dụng thức ăn rong câu khô trong thời gian dài sẽ
làm giảm đáng kể sự tăng trưởng về chiều dài của
bào ngư.
Tương tự, sự tăng trưởng về khối lượng của
bào ngư cũng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa
các nghiệm thức thí nghiệm. Bào ngư đạt khối lượng
cao nhất là 38,00 ± 0,043 g khi sử dụng thức ăn 75%
rong mơ tươi + 25% rong câu khô (TA2), tương ứng
với tốc độ tăng trưởng đặc trưng là 0,144%/ngày và
tăng trưởng thấp nhất là 35,60 ± 0,044 g, tương ứng
với tốc độ tăng trưởng đặc trưng là 0,137%/ngày ở
nghiệm thức TA5 khi sử dụng hoàn toàn rong câu chỉ
vàng khô làm thức ăn (bảng 3).
Bảng 3. Ảnh hưởng của thức ăn tới tăng trưởng khối lượng (g) của bào ngư
Ngày
Nghiệm thức
100% RT 25% RK+75% RT 50% RK+50% RT 75% RK+25% RT 100% RK
01 9,20 ± 0,041 9,20 ± 0,042 9,20 ± 0,038 9,20 ± 0,037 9,20 ± 0,041
16 11,40 ± 0,051a 11,60 ± 0,044b 11,10 ± 0,039c 11,10 ± 0,043c 11,00 ± 0,038c
46 14,40 ± 0,041a 15,70 ± 0,045b 15,00 ± 0,041c 15,00 ± 0,045c 13,50 ± 0,046d
75 21,10 ± 0,043a 21,60 ± 0,039b 21,20 ± 0,043a 21,20 ± 0,044a 19,30 ± 0,041c
110 26,80 ± 0,045a 28,30 ± 0,053b 27,60 ± 0,043c 26,80 ± 0,043a 25,20 ± 0,048d
137 31,90 ± 0,037 a 33,70 ± 0,044 b 32,90 ± 0,034c 31,90 ± 0,041a 30,00 ± 0,046 d
166 36,20 ± 0,049 a 38,00 ± 0,043 b 37,40 ± 0,041c 36,20 ± 0,051a 35,60 ± 0,044 d
Trong cùng hàng, các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p< 0,05)
3. Ảnh hưởng của thức ăn tới tỷ lệ sống của bào ngư
Có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sống của bào ngư ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau, trong
đó, tỷ lệ sống của bào ngư giảm dần theo mức độ tăng của tỷ lệ bổ sung rong câu khô vào khẩu phần thức ăn.
Sau 166 ngày nuôi, tỷ lệ sống của bào ngư khi cho ăn bằng rong câu khô là thấp nhất (83,33%) và đạt giá trị
cao nhất (94,17%) khi sử dụng hoàn toàn rong tươi làm thức ăn (hình 2).
Hình 2. Tỷ lệ sống của bào ngư tại các nghiệm thức thí nghiệm
Kết quả này là do mức độ sử dụng thức ăn của bào ngư. Trong 2 - 3 tuần đầu của quá trình nuôi, do bào
ngư còn nhỏ nên việc sử dụng rong khô rất ít, do đó, chúng chết chủ yếu ở giai đoạn này.
4. Ảnh hưởng của thức ăn tới chất lượng thịt của bào ngư
Phân tích các chỉ tiêu chất lượng của bào ngư cho thấy, trong 100g thịt bào ngư có 16,32 - 17,03g protein,
5,8 - 6,85 g glucid, 0,72 - 0,74 g lipid và không có cholesterol. Đối với bào ngư ăn rong mơ có tỷ lệ thịt, protein,
lipid thấp nhất song hàm lượng glucid, phospho lại cao hơn cả, tuy nhiên sự dao động của các chỉ tiêu này rất
thấp (bảng 4).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 149
Bào ngư nuôi bằng rong khô có hàm lượng
protein lớn hơn so với bào ngư nuôi bằng rong tươi,
điều này có thể do thành phần hóa học của các loại
rong khác nhau. Thành phần sinh hóa của rong câu
chỉ vàng có 4 -5% chất vô cơ, 1,8% lipid, 15 - 17%
protein và polysarcharid: agarose và agaropectin... [5],
trong khi đó, thành phần sinh hóa của rong mơ gồm
có 10 - 15% muối vô cơ (trong đó có nhiều iod 0,3
- 0,8%, asen, kali), 1 - 2% lipid, 4 - 5% protid và
rất nhiều algin hay acid alginic [4]. Về cơ bản thành
phần hóa học của rong mơ và rong câu tương tự
nhau, bao gồm các yếu tố chủ yếu: nước, protein,
lipid, glucid, khoáng Tuy nhiên do có sự khác
nhau về hàm lượng các yếu tố vi lượng do vậy giá
trị dinh dưỡng mà chúng cung cấp sẽ khác nhau.
Qua kết quả phân tích chỉ tiêu axit amin cho thấy
bào ngư sử dụng thức ăn là rong câu chỉ vàng khô
hoặc rong mơ tươi và bào ngư thu ngoài tự nhiên
đều đảm bảo có đủ 16 loại axit amin cần thiết như
lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, threonin,
valin, leucin, isoleucin, arginin, histidin, trong đó
những axit amin có hàm lượng ở mức tương đối
cao là: Threonin 0,65 - 0,73%; Leucin 0,81 - 0,97%;
Lysin 0,48 - 0,56%; và axit glutamic 1,74 - 2,31%.
Tuy nhiên, có sự biến động vế hàm lượng các axit
amin khi bào ngư sử dụng các loại thức ăn khác
nhau. Bào ngư ăn một loại rong thì tổng hàm lượng
của các axit amin cũng như giá trị từng axit amin
đều thấp hơn so với bào ngư thu tự nhiên; tuy nhiên
bào ngư ăn rong câu khô có hàm lượng axit amin
cao hơn bào ngư chỉ ăn rong mơ tươi, điều này cho
thấy việc sử dụng thức ăn rong câu khô đảm bảo
chất lượng dinh dưỡng của bào ngư hơn là dùng
rong mơ tươi (bảng 5).
Bảng 4. Thành phần sinh hóa trong thịt của bào ngư
TT Chỉ tiêu Bào ngư tự nhiên
Bào ngư nuôi bằng
rong mơ tươi
Bào ngư nuôi bằng
rong câu khô
1 Tỷ lệ thịt/toàn thân (%) 59 45 51
2 Protein (g/100g) 17,03 16,32 16,79
3 Lipid (g/100g) 0,74 0,72 0,74
4 Glucid (g/100g) 5,8 6,85 5,94
5 Cholesterol (mg/kg) - - -
9 Nước (g/100g) 75,3 74,02 74,88
10 Phospho (g/100g) 1,22 1,24 1,23
11 Sắt (mg/kg) 15 15,2 15,2
Bảng 5. Thành phần axit amin của bào ngư
TT Axit amin (% khối lượng thịt)
Bào ngư
tự nhiên
Bào ngư nuôi bằng
rong mơ tươi
Bào ngư nuôi bằng
rong câu khô
1 Axit Aspartic 1,41 1,18 1,31
2 Threonine 0,74 0,65 0,71
3 Serine 0,76 0,64 0,67
4 Axit Glutamic 2,16 1,74 1,82
5 Proline 0,81 0,62 0,63
6 Glycine 0,64 0,56 0,54
7 Alanine 0,92 0,81 0,88
8 Valine 0,43 0,32 0,35
9 Lysine 0,56 0,48 0,50
10 Methionine 0,43 0,36 0,28
11 Isoleucine 0,28 0,23 0,24
12 Leucine 0,97 0,81 0,86
13 Tyrocine 0,56 0,43 0,44
14 Phenylalanine 0,55 0,43 0,46
15 Histidine 0,54 0,46 0,56
16 Arginine 1,33 1,14 1,23
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
150 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, khả
năng sử dụng rong câu chỉ vàng khô làm thức ăn
thay thế cho rong tươi trong quá trình nuôi thương
phẩm bào ngư là rất tốt, tuy tỷ lệ sống của thấp
nhưng vẫn đảm bảo về tốc độ sinh trưởng, hàm
lượng dinh dưỡng của bào ngư.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tăng
trưởng chiều dài và khối lượng của bào ngư ở các
nghiệm thức thức ăn khác nhau. Bào ngư tăng
trưởng cao nhất về chiều dài (42,80 ± 0,040 mm) và
khối lượng (38,00 ± 0,043 g) khi sử dụng khẩu phần
thức ăn phối hợp 75% rong tươi + 25% rong khô và
tăng trưởng thấp nhất (41,90 mm và 35,60 g) khi sử
dụng hoàn toàn rong câu chỉ vàng khô làm thức ăn.
Tỷ lệ sống của bào ngư nuôi thương phẩm có
sự khác biệt rõ rệt khi sử dụng thức ăn là rong tươi
và rong khô, khi nuôi bằng rong câu khô tỷ lệ sống
của bào ngư chỉ đạt 83,3% thấp hơn nhiều so với
cho ăn rong tươi (đạt 94,7%) và tỷ lệ sống giảm dần
theo mức độ tăng tỷ lệ rong khô trong khẩu phần
thức ăn.
Bào ngư ăn rong câu khô có tỷ lệ thịt/toàn thân
cao hơn khi cho ăn bằng rong mơ tươi và thấp hơn
so với bào ngư thu từ tự nhiên, song về hàm lượng
các chất dinh dưỡng đều chênh lệch không đáng
kể, do đó có thể sử dụng rong câu chỉ vàng khô để
nuôi bào ngư thương phẩm đảm bảo chất lượng.
2. Kiến nghị
Để phát triển nghề nuôi bào ngư thương phẩm
tại Bạch Long Vỹ, cần tăng cường sử dụng rong câu
khô như là một nguồn thức ăn thay thế cho nuôi bào
ngư thương phẩm trong mùa đông khi rong biển
tự nhiên bị già và tàn lụi hoặc khi thời tiết không
thuận lợi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Chính, 1996. Một số loài động vật thân mềm (mollusca) có giá trị kinh tế lớn ở biển Việt Nam. Tuyển tập nghiên
cứu biển, II.1: 153-173.
2. Phan Hồng Dũng, 2012. Báo cáo tổng kết đề tài Ứng dụng công nghệ sinh sản bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor), thử
nghiệm và đề xuất hình thức nuôi thương phẩm phù hợp tại đảo Bạch Long Vỹ - Hải Phòng, MS đề tài ĐT.TS.2008.494.
Hải Phòng.
3. Nguyễn Văn Khải, 2009. Báo cáo kết quả mô hình nuôi thử nghiệm bào ngư ở Bạch Long Vỹ năm 2008 - 2009. Ủy ban nhân
dân huyện Bạch Long Vỹ. Hải Phòng.
4. Nguyễn Xuân Lý, 1995. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống, trồng và chế biến một số loài rong biển có giá trị xuất khẩu. Báo
cáo tổng kết đề tài thuộc Chương trình KN 04, MS đề tài KN.04.09. Hải Phòng.
5. Đào Mạnh Muộn và Đỗ Văn Khương, 1978. Nghiên cứu sinh lý tổng hợp agar - agar trong Gracilaria verrucosa. Báo cáo
nghiên cứu nuôi trồng rong câu của tập thể chuyên gia CHDC Đức - CHXHCN Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Nuôi thồng
thủy sản Hải Phòng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_thuc_an_rong_cau_chi_vang_kho_gracilaria_asiat.pdf