Sự biến đổi chất lượng đầu tôm diễn ra
rất nhanh, protein và astaxanthin trong đầu
tôm tổn thất đáng kể chỉ sau 4 giờ bảo quản
ở nhiệt độ thường hoặc sau 1 ngày bảo quản
lạnh. Do đó, để đảm bảo chất lượng đầu tôm
dùng làm nguyên liệu cho mục đích chiết tách
hỗn hợp caroten – protein thì phải có biện
pháp thu gôm và bảo quản thích hợp, không
nên để đầu tôm ở nhiệt độ thường quá 4 giờ
và thời hạn bảo quản đầu tôm tươi không quá
1 ngày ở nhiệt độ 0 ÷ 4oC. Nếu cần lưu trữ
đầu tôm nhiều ngày, phải bảo quản lạnh đông
ở nhiệt độ từ -15 ÷ -20oC, chất lượng đầu tôm
sau 3 tháng bảo quản đông lạnh vẫn duy trì
khá tốt.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ bảo quản đến hàm lượng ẩm, protein và astaxanthin trong đầu tôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
78 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN VÀ NHIỆT ĐỘ BẢO QUẢN
ĐẾN HÀM LƯỢNG ẨM, PROTEIN VÀ ASTAXANTHIN TRONG ĐẦU TÔM
EFFECT OF STORAGE TIME AND TEMPERATURE ON THE MOISTURE, PROTEIN
AND ASTAXANTHIN CONTENTS IN SHRIMP HEAD
Trang Sĩ Trung1, Vũ Lệ Quyên2, Huỳnh Nguyễn Duy Bảo3
Ngày nhận bài: 04/12/2015; Ngày phản biện thông qua: 22/12/2015; Ngày duyệt đăng: 25/12/2015
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ bảo quản đến hàm lượng ẩm,
protein và astaxanthin trong đầu tôm. Đầu tôm được bảo quản 6 giờ ở nhiệt độ thường và 4 ngày ở nhiệt độ lạnh
(0 – 4oC). Phân tích hàm lượng ẩm, protein và astaxanthin sau mỗi 2 giờ đối với mẫu bảo quản ở nhiệt độ
phòng và sau mỗi ngày đối với mẫu bảo quản ở nhiệt độ lạnh. Thất thoát hàm lượng ẩm, protein và astaxanthin
của đầu tôm sau 6 giờ bảo quản ở nhiệt độ phòng tương ứng là 2,3%, 37,5% và 28,5%. Đối với đầu tôm bảo
quản ở nhiệt độ lạnh, thất thoát hàm lượng ẩm, protein và astaxanthin sau 4 ngày tương ứng là 3,7%, 23,2%
và 27,5%. Kết quả này cho thấy hàm lượng ẩm, protein và astaxanthin của đầu tôm giảm đáng kể theo thời
gian bảo quản trong những điều kiện này.
Từ khóa: Penaeus vannamei, astaxanthin, phế liệu tôm, bảo quản lạnh
ABSTRACT
This study was to investigate the effect of storage time and temperature on the moisture, protein and
astaxanthin contents in shrimp heads. Shrimp heads were stored in room temperature for 6 hours and at
chilled (0 – 4oC) temperature for 4 days. The moisture, protein and astaxanthin contents of shrimp heads were
analyzed at every 2 hours of storage period in room temperature and 1 day interval for chilled storage. The
moisture, protein and astaxanthin contents of shrimp heads after 6 hours of storage at room temperature were
lost 2.3%, 37.5% and 28.5%, respectively. After 4 day in chilled temperature condition, the values were 3.7%,
23.2% and 27.5% for moisture, protein and astaxanthin contents of shrimp heads, correspondingly. The results
showed that the moisture, protein and astaxanthin contents of shrimp heads were signifi cantly decreased with
storage time.
Keywords: Penaeus vannamei, astaxanthin, shrimp waste, chilled storage
1 PGS.TS. Trang Sĩ Trung: Trường Đại học Nha Trang
2 ThS. Vũ Lệ Quyên, 3 TS. Huỳnh Nguyễn Duy Bảo: Khoa Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Nha Trang
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những quốc gia
hàng đầu thế giới về nuôi trồng, chế biến và
xuất khẩu tôm. Hàng năm sản lượng tôm của
Việt Nam từ đánh bắt và nuôi trồng khoảng
trên 500.000 tấn. Trong quá trình chế biến
các dạng sản phẩm tôm, hầu hết đầu và/hoặc
vỏ bị loại bỏ. Tùy vào công nghệ chế biến và
loại tôm khác nhau mà lượng phế liệu đầu
và vỏ tôm thải ra cũng khác nhau, chiếm từ
35 – 45 % so với khối lượng nguyên liệu ban
đầu [5]. Theo Bản tin Thương mại thủy sản
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 79
số 1/2015, sản lượng tôm nuôi trồng của
nước ta năm 2014 ước tính khoảng 493.000
tấn, trong đó sản lượng tôm sú chiếm khoảng
248.000 tấn và sản lượng tôm thẻ chân trắng
chiếm khoảng 243.000 tấn [1]. Như vậy, ước
tính lượng phế liệu thải ra từ quá trình chế biến
tôm tương ứng khoảng 200.000 tấn phế liệu.
Trong thành phần phế liệu tôm, phần đầu
chiếm khoảng 35 – 45% và phần vỏ chiếm
khoảng 10 – 15% trọng lượng phế liệu tôm.
Phế liệu tôm chứa nhiều thành phần có giá trị
như chitin, protein, khoáng và chất màu (chủ
yếu là astaxanthin) [2]. Trong đầu tôm, protein
chiếm tỷ lệ cao khoảng 54,4 ± 1,8% và
carotenoid chiếm khoảng 206 ± 14 mg/kg [8].
Do đó, ngoài sản xuất chitin – chitosan, phế
liệu đầu tôm còn được sử dụng để chiết tách
hỗn hợp caroten-protein dùng cho chế biến
thực phẩm và chăn nuôi.
Trong thực tế sản xuất, phế liệu đầu tôm
rất dễ bị ươn thối gây tổn thất các thành
phần có giá trị và ô nhiễm môi trường đáng
kể. Trong đầu tôm, protein và astaxanthin là
những thành phần rất dễ bị biến đổi do đầu
tôm có chứa các enzyme nội tạng xúc tác cho
các phản ứng thủy phân và oxy hóa gây biến
đổi protein và astaxanthin, ảnh hưởng đáng kể
đến hiệu suất chiết tách và chất lượng hỗn hợp
caroten-protein, làm hạn chế phạm vi sử dụng
chế phẩm này. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
xác định điều kiện thích hợp để bảo quản phế
liệu đầu tôm mang tính cấp thiết nhằm duy trì
chất lượng đảm bảo cho việc khai thác các
thành phần có giá trị nói chung và chiết tách hỗn
hợp caroten-protein nói riêng, đồng thời giảm
thiểu ô nhiễm góp phần bảo vệ môi trường.
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nguyên vật liệu và hóa chất
Đầu tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
được lấy tại phân xưởng chế biến Công ty Cổ
phần Nha Trang Seafoods (F17). Chọn đầu
tôm tươi và bảo quản lạnh (< 4oC) bằng nước
đá trong thùng styrofoam cách nhiệt khi đưa về
phòng thí nghiệm Trường Đại học Nha Trang.
Tại phòng thí nghiệm, phế liệu đầu tôm được
rửa sạch, để ráo sử dụng cho nghiên cứu này.
Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu
này đều là loại đạt tiêu chuẩn dùng cho phân
tích hóa học, được mua từ các công ty hóa
chất Sigma-Aldrich (Hoa Kỳ), Loba Chemie
(Ấn Độ), Wako (Nhật Bản) và Guanghua
(Trung Quốc).
2. Phương pháp nghiên cứu
Để xác định điều kiện thích hợp cho bảo
quản đầu tôm dùng trong sản xuất hỗn hợp
caroten-protein, các thí nghiệm được tiến hành
như sau:
Cân mỗi mẫu thí nghiệm 50g và cho vào
túi nilon và cột kín. Tiến hành bảo quản mẫu
đầu tôm ở nhiệt độ lạnh đông (-15oC ÷ -20oC),
nhiệt độ lạnh (0 ÷ 4oC) và nhiệt độ thường
(25 ÷ 30oC). Trong quá trình bảo quản, định kỳ
lấy mẫu phân tích để xác định sự biến đổi hàm
lượng protein và astaxanthin trong đầu tôm
theo thời gian và nhiệt độ bảo quản. Đối với
mẫu bảo quản ở nhiệt độ lạnh đông (-15oC ÷
-20oC), cứ sau 1 tháng lấy mẫu phân tích hàm
lượng protein và astaxanthin một lần. Đối với
mẫu bảo quản ở nhiệt độ lạnh (0 ÷ 4oC), cứ sau
1 ngày lấy mẫu phân tích hàm lượng protein và
astaxanthin một lần. Đối với mẫu bảo quản ở
nhiệt độ thường (25 ÷ 30oC), cứ sau 2 giờ lấy
mẫu phân tích hàm lượng protein và astaxanthin
một lần.
3. Phương pháp phân tích
3.1. Phương pháp phân tích hàm lượng ẩm
Hàm lượng ẩm trong đầu tôm được phân
tích theo tiêu chuẩn ISO 1442:1997 [3].
3.2. Phương pháp phân tích hàm lượng protein
Hàm lượng protein trong đầu tôm được
phân tích theo phương pháp Biuret [6] với chất
chuẩn là BSA.
Đầu tôm được xử lý với NaOH loãng để
chiết tách protein. 1ml dịch chiết protein được
cho vào ống nghiệm và 4ml thuốc thử biuret.
Lắc đều, để phản ứng xảy ra trong 30 phút,
sau đó đo độ hấp thụ ở bước sóng 550nm trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
80 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
quang phổ kế UV-VIS. Mẫu trắng được chuẩn
bị tương tự chỉ thay thế dịch protein bằng
nước cất. Hàm lượng protein được tính toán
dựa vào đường chuẩn.
3.3. Phương pháp phân tích hàm lượng
astaxanthin trong đầu tôm
Hàm lượng astaxanthin trong đầu tôm được
phân tích theo phương pháp của Metusalach
[4] và Tolasa và cộng sự [7]. Cân chính xác 1g
mẫu cho vào ống đồng hóa (hay cốc thủy tinh).
Thêm 5ml dung môi chứa hexan và isopropanol
với tỷ lệ 3:2 (v:v). Đồng hóa trong 2 phút với
tốc độ 15000 vòng/phút. Để yên 30 phút. Sau
đó tiến hành lọc qua giấy lọc Whatman No.1.
Tách chiết 3 lần. Dịch chiết được đựng trong
bình chiết và bổ sung thêm nước muối sinh
lý với tỷ lệ 1:2. Lắc nhẹ bình chiết và để yên
trong 10 phút ở nhiệt độ phòng cho tách pha
hoàn toàn. Tách bỏ pha dưới, lấy pha hexan
bên trên. Sau đó, rửa pha hexan bằng nước
muối sinh lý. Tiến hành cô quay chân không ở
40oC để bay hơi hexan. Hòa tan mẫu với ete
dầu mỏ và định mức lên 10ml. Sau đó, tiến
hành pha loãng mẫu (nếu cần) và đo độ hấp
thụ của dung dịch ở bước sóng 468 nm (A468),
dùng eter dầu mỏ làm dung dịch so sánh.
Hàm lượng astaxanthin tổng số trong mẫu
được tính theo công thức của Saito và Regier
(1971):
A.D.V
C(μg/g mẫu) = ——— (g)
0,2. G
Trong đó:
C: là hàm lượng astaxanthin (µg/g mẫu).
A: độ hấp thụ của dung dịch ở 468 nm.
V: thể tích pha loãng (ml).
D: hệ số pha loãng.
G: trọng lượng mẫu khô (g).
0,2: là độ hấp thụ của dung dịch ở bước
sóng 468 nm của 1 µg/ml astaxanthin chuẩn.
4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu trình bày trong bài báo này là giá
trị trung bình của 3 lần thí nghiệm. Sự khác
biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05) của
các giá trị trung bình được phân tích trên phần
mềm thống kê R phiên bản 3.1.2.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Sự biến đổi hàm lượng ẩm, protein và
astaxanthin trong đầu tôm bảo quản ở nhiệt
độ thường
Kết quả phân tích sự biến đổi hàm lượng
ẩm, protein và astaxanthin trong đầu tôm
bảo quản ở nhiệt độ thường được thể hiện ở
hình 1.
Hình 1. Sự biến đổi hàm lượng ẩm (a), protein (b)
và astaxanthin (c) trong đầu tôm bảo quản
ở nhiệt độ thường
Từ kết quả ở hình 1a cho thấy, hàm lượng
ẩm trong đầu tôm không thay đổi trong 2 giờ
đầu của quá trình bảo quản ở nhiệt độ thường.
Sau 2 giờ bảo quản, hàm lượng ẩm trong đầu
tôm giảm đáng kể (P < 0,05). Nguyên nhân
giảm hàm lượng ẩm trong đầu tôm phế liệu
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 81
có thể là do nước dính ướt và dịch đầu tôm
chảy ra trong quá trình bảo quản. Ngoài ra, ở
nhiệt độ thường (25 ÷ 30oC), những biến đổi do
enzyme và vi sinh vật diễn ra nhanh, đặc biệt
là đầu tôm có chứa nội tạng nên hoạt động của
vi sinh vật và enzyme tiêu hóa gây biến đổi làm
tách nước [9].
Hàm lượng protein trong đầu tôm giảm đáng
kể (P < 0,05) sau 6 giờ bảo quản ở nhiệt độ thường
(hình 1b). Điều này có thể là do hoạt động của
enzyme protease trong đầu tôm làm thủy phân
protein tạo thành các peptide và acid amin hòa
tan vào dịch đầu tôm chảy ra trong quá trình bảo
quản, gây thất thoát protein. Kết quả phân tích cho
thấy, sau 6 giờ bảo quản ở nhiệt độ thường làm
thất thoát 37,5% protein trong đầu tôm.
Cùng với sự tổn thất protein, hàm lượng
astaxanthin trong đầu tôm cũng giảm đáng
kể (P < 0,05) sau 6 giờ bảo quản ở nhiệt độ
thường (hình 1c). Tổn thất này có thể là do sự
thủy phân protein giải phóng tự do astaxanthin
trong liên kết astaxanthin-protein. Astaxanthin
dạng tự do rất dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ thường
và một phần bị tổn thất theo dịch đầu tôm chảy
ra trong quá trình bảo quản.
đầu tôm bảo quản lạnh được thể hiện ở
hình 3.
Hình 2. Sự biến đổi của đầu tôm bảo quản ở nhiệt độ
thường: (a) đầu tôm trước khi bảo quản, (b) đầu tôm
sau 4 giờ bảo quản
Sau 4 giờ bảo quản ở nhiệt độ thường,
phần lớn đầu tôm bị biến đỏ, một số đầu bị
biến đen, có mùi tanh khai và chảy nhiều dịch
màu đen nhạt (hình 2b). Chất lượng đầu tôm
lúc này đã bị biến đổi đáng kể, không còn đáp
ứng yêu cầu sử dụng cho mục đích chiết tách
hỗn hợp caroten-protein dùng làm thực phẩm.
2. Sự biến đổi hàm lượng ẩm, protein và
astaxanthin trong đầu tôm bảo quản lạnh
Kết quả phân tích sự biến đổi hàm
lượng ẩm, protein và astaxanthin trong
Hình 3. Sự biến đổi hàm lượng ẩm (a), protein (b)
và astaxanthin (c) trong đầu tôm bảo quản lạnh
Từ kết quả ở hình 4a cho thấy, hàm lượng
ẩm trong đầu tôm giảm dần theo thời gian bảo
quản lạnh ở 0 ÷ 4oC. Tuy nhiên, sự thay đổi
hàm lượng ẩm trong đầu tôm không nhiều,
hàm lượng ẩm trong đầu tôm giảm đi khoảng
3% sau 4 ngày bảo quản lạnh. Hiện tượng này
có thể giải thích tương tự như trong trường
hợp bảo quản ở nhiệt độ thường, hàm lượng
ẩm trong đầu tôm giảm đi là do hoạt động của
enzyme thủy phân protein làm tách nước.
Trong điều kiện bảo quản lạnh, hoạt động của
enzyme bị hạn chế nên hàm lượng ẩm trong
đầu tôm giảm chậm hơn so với bảo quản ở
nhiệt độ thường.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
82 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Hàm lượng protein trong đầu tôm giảm
đáng kể (P < 0,05) sau 1 ngày bảo quản lạnh
(hình 3b), hàm lượng protein thất thoát sau 1
ngày bảo quản lạnh khoảng 23,8%. Rõ ràng
rằng ở nhiệt độ bảo quản lạnh từ 0 ÷ 4oC chỉ
làm chậm chứ không thể ức chế được hoạt
động của enzyme protease trong đầu tôm nên
quá trình thủy phân protein vẫn diễn ra, các
peptide và acid amin tạo thành hòa tan vào
dịch đầu tôm chảy ra trong quá trình bảo quản,
gây thất thoát protein. Từ ngày bảo quản thứ
2 trở đi, hàm lượng protein trong đầu tôm thay
đổi không đáng kể (P > 0,05). Điều này cho
thấy lượng protein trong đầu tôm bị thất thoát
chủ yếu là các protein dễ bị thủy phân và hòa
tan nên sự thất thoát protein diễn ra chủ yếu ở
ngày đầu của quá trình bảo quản lạnh.
Hàm lượng astaxanthin trong đầu tôm cũng
giảm đáng kể (P < 0,05) sau 1 ngày bảo quản
lạnh (hình 3c), hàm lượng astaxanthin thất thoát
sau 1 ngày bảo quản lạnh khoảng 18,4%. Từ
ngày bảo quản thứ 2 trở đi, sự biến đổi hàm
lượng astaxanthin trong đầu tôm diễn ra chậm,
thất thoát astaxanthin sau 4 ngày bảo quản lạnh
khoảng 26,6% so với ban đầu. Điều này cho
thấy tổn thất astaxanthin trong quá trình bảo
quản có liên quan đến sự biến đổi protein.
Kết quả phân tích sự biến đổi hàm lượng
ẩm, protein và astaxanthin trong đầu tôm bảo
quản lạnh đông được thể hiện ở hình 5.
Hình 4. Sự biến đổi của đầu tôm bảo quản lạnh: (a)
đầu tôm trước khi bảo quản, (b) đầu tôm sau 1 ngày
bảo quản.
Sau 1 ngày bảo quản lạnh, phần lớn đầu
tôm bị biến đỏ, một số đầu bị biến đen, có
mùi tanh khai và chảy nhiều dịch màu đen
nhạt (hình 4b). Chất lượng đầu tôm lúc này
đã bị biến đổi đáng kể, không còn đảm bảo
chất lượng cho mục đích chiết tách hỗn hợp
caroten-protein dùng làm thực phẩm.
Sự biến đổi hàm lượng ẩm, protein và
astaxanthin trong đầu tôm bảo quản đông lạnh
Hình 5. Sự biến đổi hàm lượng ẩm (a), protein (b) và
astaxanthin (c) trong đầu tôm bảo quản đông lạnh
Tương tự như trong trường hợp bảo quản
ở nhiệt độ thường và bảo quản lạnh, hàm lượng
ẩm của đầu tôm sau 1 tháng bảo quản đông
lạnh giảm đi một ít so với ban đầu (hình 5a),
sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Điều này có thể là do trong quá trình bảo
quản đông lạnh, hơi nước trong không khí
ngưng tụ thành tuyết làm cho lượng ẩm
trong không khí giảm, dẫn đến sự chênh lệch
áp suất bay hơi của nước đá ở bề mặt đầu
tôm với môi trường xung quanh, làm nước
ở trạng thái rắn trong đầu tôm bị thăng hoa,
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 83
hơi nước từ đầu tôm đi vào môi trường không
khí làm cho hàm lượng nước của đầu tôm
giảm xuống trong quá trình bảo quản đông
lạnh. Tuy nhiên, từ tháng bảo quản thứ 2 trở
đi sự thay đổi hàm lượng ẩm không khác biệt
có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Kết quả này
cho thấy lượng nước mất đi chủ yếu là nước
dính ướt có trong đầu tôm.
Từ kết quả trên hình 5b cho thấy hàm
lượng protein của đầu tôm giảm rất ít trong quá
trình bảo quản đông. Sự thay đổi hàm lượng
protein sau 2 tháng bảo quản đông không khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Hàm lượng
protein trong đầu tôm sau 3 tháng bảo quản
đông giảm 8,8% so với ban đầu. Rõ ràng rằng
ở nhiệt độ bảo quản từ -15 ÷ -20oC đã ức chế
hoạt động của enzyme và vi sinh vật nên sự
biến đổi gây ươn hỏng đầu tôm xảy ra không
đáng kể. Do đó, sự thất thoát protein của đầu
tôm trong quá trình bảo quản đông diễn ra
rất chậm.
Sau 1 tháng bảo quản lạnh đông, hàm lượng
astaxanthin trong đầu tôm giảm khoảng 28,3%
so với ban đầu (hình 5c). Tuy nhiên, từ tháng
bảo quản thứ 2 trở đi sự thay đổi hàm lượng
astaxanthin không khác biệt có ý nghĩa thống
kê (P > 0,05). Kết quả này cho thấy xu hướng
biến đổi hàm lượng astaxanthin và biến đổi hàm
lượng ẩm trong đầu tôm tương tự nhau. Điều
này có thể là do astaxanthin rất dễ bị oxy hóa,
khi nước mất đi sự tiếp xúc giữa astaxanthin
với oxy không khí tăng lên, astaxanthin
trên bề mặt bị oxy hóa nhanh làm hàm lượng
astaxanthin trong đầu tôm giảm đáng kể ở giai
đoạn đầu của quá trình bảo quản.
Hình 6. Sự biến đổi của đầu tôm bảo quản đông lạnh:
(a) đầu tôm trước khi bảo quản, (b) đầu tôm
sau 3 tháng bảo quản
Sau 3 tháng bảo quản đông lạnh vẫn duy
trì được chất lượng đầu tôm khá tốt (hình 6),
đảm bảo làm nguyên liệu cho chiết tách hỗn
caroten – protein ứng dụng trong thực phẩm.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sự biến đổi chất lượng đầu tôm diễn ra
rất nhanh, protein và astaxanthin trong đầu
tôm tổn thất đáng kể chỉ sau 4 giờ bảo quản
ở nhiệt độ thường hoặc sau 1 ngày bảo quản
lạnh. Do đó, để đảm bảo chất lượng đầu tôm
dùng làm nguyên liệu cho mục đích chiết tách
hỗn hợp caroten – protein thì phải có biện
pháp thu gôm và bảo quản thích hợp, không
nên để đầu tôm ở nhiệt độ thường quá 4 giờ
và thời hạn bảo quản đầu tôm tươi không quá
1 ngày ở nhiệt độ 0 ÷ 4oC. Nếu cần lưu trữ
đầu tôm nhiều ngày, phải bảo quản lạnh đông
ở nhiệt độ từ -15 ÷ -20oC, chất lượng đầu tôm
sau 3 tháng bảo quản đông lạnh vẫn duy trì
khá tốt.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn Bộ
Khoa học và Công nghệ đã tài trợ nghiên cứu
thông qua đề tài "Nghiên cứu sản xuất các sản
phẩm giá trị gia tăng từ phế liệu tôm để ứng
dụng trong nông nghiệp".
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Bản tin Thương mại thủy sản số 1/2015.
2. Trang Sĩ Trung, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Thị Luyến, Nguyễn Thị Hằng Phương. (2010). Chitin-chitosan từ phế
liệu thủy sản và ứng dụng. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
84 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tiếng Anh
3. ISO 937:1978 Meat and Meat Products – Determination of Nitrogen Content (Reference Method).
4. Metusalach, Brown, J.A., Shahidi, F. (1997). Effects of stocking density on colour characteristics and deposition
of carotenoids in cultured Arctic charr (Salvelinus alpinus). Food Chemistry, 59, 107–114.
5. Meyers, S. P. (1994). Developments in world aquaculture, feed formulations, and role of carotenoids. Pure
Applied Chemistry, 66, 1069–1076.
6. Nowotny, A. (1979). Protein determination by the biuret method. Basic Exercises in Immunochemistry,
168 – 169.
7. Tolasa, S., Cakli, S., Ostermeyer, U. (2005). Determination of astaxanthin and canthaxanthin in salmonid.
European Food Research and Technology, 221, 787–791.
8. Trung, T. S., Phuong, P. T. D. (2012). Bioactive compounds from by-products of shrimp processing industry in
Vietnam. Journal of Food and Drug Analysis, 20 (1), 194-197.
9. Zeng, Q.Z., Thorarinsdottir, K.A., Olafsdottir, G. (2005).Quality Changes of Shrimp (Pandalus borealis) Stored
under Different Cooling Conditions. Journal of Food Science, 70(7), s459–s466.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_thoi_gian_va_nhiet_do_bao_quan_den_ham_luong_a.pdf