Ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi đến khả năng sinh sản và sản xuất trứng của gà sao mái dòng trung nuôi trong nông hộ

- Khả năng sinh sản và sản xuất trứng của Gà Sao nuôi theo phương thức nuôi nhốt (Lô 1) và bán chăn thả (Lô 2) là tương đương nhau. Gà mái ở Lô 1 có tuổi đẻ đầu sớm hơn và khối lượng cơ thể khi bắt đầu vào đẻ cao hơn so với gà mái ở Lô 2 (tương ứng là 28,79 tuần và 2.043gr so với 28,94 tuần và 2.003,67gr), nhưng sự sai khác không rõ rệt (P>0,05). Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà ở 2 lô là tương đương nhau: Tỷ lệ đẻ trung bình, năng suất trứng cả kỳ khảo sát và năng suất trứng trung bình/mái/tuần của gà Sao mái ở Lô 1 và Lô 2 đạt tương ứng là 60,11%; 84,2 quả/mái; 4,21 quả/mái/tuần và 59,85%; 83,80 quả/mái; 4,19 quả/mái/tuần. - Khả năng cho phôi và tỷ lệ ấp nở của trứng gà Sao ở Lô 2 (bán chăn thả) cao hơn Lô 1 (nuôi nhốt). Tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ nở/số trứng ấp và tỷ lệ nở/số trứng có phôi của gà Sao mái ở Lô 2 tương ứng là: 91,9%; 78,1% và 85,0% cao hơn so với Lô 1 với kết quả tương ứng là 90,7%; 76,8% và 84,6%.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi đến khả năng sinh sản và sản xuất trứng của gà sao mái dòng trung nuôi trong nông hộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 101 - 106 101 ẢNH HƢỞNG CỦA PHƢƠNG THỨC CHĂN NUÔI ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ SẢN XUẤT TRỨNG CỦA GÀ SAO MÁI DÒNG TRUNG NUÔI TRONG NÔNG HỘ Nguyễn Văn Bình*, Nguyễn Vũ Quang Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong những năm gần đây gà Sao đƣợc nuôi nhiều và sản phẩm của chúng đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng do thịt, trứng của chúng có chất lƣợng tốt, hơn nữa gà Sao dễ nuôi, ít mắc bệnh. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi thì việc nghiên cứu, tƣ vấn cho ngƣời chăn nuôi lựa chọn phƣơng thức nuôi gà phù hợp rất cần thiết. Gà Sao mái dòng trung đƣợc nghiên cứu, đánh giá, so sánh về khả năng sinh sản và sản xuất trứng, hiệu quả sử dụng thức ăn ki đƣợc nuôi theo 2 phƣơng thức chăn nuôi: nuôi nhốt (Lô I) và bán chăn thả (Lô II) trong mô hình chăn nuôi nông hộ tại Tuyên Quang, với 3 lần thí nghiệm nhắc lại và tổng số gà thí nghiệm là 480 con. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Khả năng sinh sản và sản xuất trứng của gà Sao nuôi theo phƣơng thức nuôi nhốt (Lô 1) và bán chăn thả (Lô 2) là tƣơng đƣơng nhau. Gà mái ở Lô 1 có tuổi đẻ đầu sớm hơn và khối lƣợng cơ thể khi bắt đầu vào đẻ cao hơn so với gà mái ở Lô 2 (tương ứng là 28,79 tuần và 2.043gr so với 28,94 tuần và 2.003,67gr)(P>0,05). Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà ở 2 lô là tƣơng đƣơng nhau: Tỷ lệ đẻ trung bình, năng suất trứng cả kỳ khảo sát và năng suất trứng trung bình/mái/tuần của gà Sao mái ở Lô 1 và Lô 2 đạt tƣơng ứng là 60,11%; 84,2 quả/mái; 4,21 quả/mái/tuần và 59,85%; 83,80 quả/mái; 4,19 quả/mái/tuần. Khả năng cho phôi và tỷ lệ ấp nở của trứng gà Sao ở Lô 2 (bán chăn thả) cao hơn Lô 1 (nuôi nhốt). Tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ nở/số trứng ấp và tỷ lệ nở/số trứng có phôi của gà Sao mái ở Lô 2 tƣơng ứng là: 91,9%; 78,1% và 85,0% cao hơn so với Lô 1 với kết quả tƣơng ứng là 90,7%; 76,8% và 84,6%. Tóm lại: Gà Sao mái dòng trung nuôi theo phƣơng thức nuôi nhốt và bán chăn thả cho khả năng sinh sản và sản xuất trứng tƣơng đƣơng nhau. Tuy nhiên chất lƣợng trứng của gà Sao mái chăn thả tốt hơn so với nuôi nhốt. Từ khóa: Phương thức chăn nuôi, sinh sản, sức sản xuất trứng, tỷ lệ có phôi, tỷ lệ ấp nở. MỞ ĐẦU* Trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng thịt, trứng gia cầm trong nƣớc tăng mạnh, đặc biệt là thịt gà, trứng gà chất lƣợng cao đang đƣợc thịnh hành và ƣa chuộng ở các thành phố, tỉnh thành trong cả nƣớc. Một trong những giống gà đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng đó là giống gà Sao. Thịt, trứng của gà Sao đƣợc xếp vào món ăn đặc sản. Đặc biệt là gà Sao không mắc các bệnh nhƣ Marek, Leucosis, Mycoplasma, Salmonella, thậm chí cả bệnh cúm gia cầm. Đây là một trong những đặc điểm quý của gà Sao. Do đó, nuôi gà Sao đang đƣợc ngƣời chăn nuôi quan tâm đầu tƣ và ngày càng phát triển. * Tel: 01684.298666 Trong chăn nuôi gia cầm có thể áp dụng nhiều phƣơng thức chăn nuôi khác nhau nhƣ: nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, thả vƣờn Việc lựa chọn phƣơng thức chăn nuôi phù hợp với từng giống gia cầm và yêu cầu của sản phẩm, điều kiện khí hậu, cơ sở vật chất, phong tục tập quán từng vùng, tạo ra sản phẩm chất lƣợng cao, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng là rất cần thiết. Chăn nuôi gia cầm ở tỉnh Tuyên Quang đã có từ lâu đời, nhƣng cơ cấu giống gà của tỉnh còn hạn chế, chƣa có nhiều giống gà đặc sản chất lƣợng thịt, trứng thơm ngon để cung cấp cho thị trƣờng. Do đó việc nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà Sao với phƣơng thức chăn nuôi phù hợp, hiệu quả tại tỉnh Tuyên Quang đang đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển. Nguyễn Văn Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 101 - 106 102 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đƣợc tiến hành trên đàn gà Sao mái dòng trung nhập từ Trung tâm nghiên cứu giống Gia cầm Thụy Phƣơng, Viện Chăn nuôi Quốc gia, nuôi trong nông hộ theo 2 phƣơng thức: nuôi nhốt và bán chăn thả. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu, đánh giá, so sánh khả năng sinh sản và sản xuất trứng, hiệu quả sử dụng thức ăn của đàn gà Sao mái nuôi theo 2 phƣơng thức: nuôi nhốt và bán chăn thả, theo các chỉ tiêu sau: - Khả năng sinh sản và sản xuất trứng: + Tuổi và khối lƣợng cơ thể lúc bắt đầu đẻ + Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng/mái - Khả năng cho phôi và tỷ lệ ấp nở của trứng. Phƣơng pháp nghiên cứu Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nghiên cứu, đánh giá và so sánh khả năng sinh sản và sản xuất trứng của gà Sao theo sơ đồ bố trí thí nghiệm sau (Bảng 1). Mỗi lô thí nghiệm đƣợc triển khai trên 2 hộ với quy mô 40 con/hộ và thí nghiệm đƣợc nhắc lại 3 lần với tổng số gà đƣa vào thí nghiệm ở cả hai lô là 480 con. Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên đàn gà Sao sinh sản (SS) Diễn giải ĐVT Lô I Lô II Giống gà Gà Sao dòng trung Gà Sao dòng trung Số lƣợng gà theo dõi con 80 80 Thời gian theo dõi gà tuần 27 - 47 27 – 47 Kl bắt đầu theo dõi/ con g/con 2.043,10 15,84 2.003,67 16,67 Phƣơng thức nuôi Nuôi nhốt Bán chăn thả Thức ăn sử dụng TĂ tự phối trộn TĂ tự phối trộn Bảng 2. Chế độ dinh dưỡng của gà Sao mái thí nghiệm trong đoạn 27 – 47 tuần tuổi Thành phần Nhu cầu dinh dƣỡng Thức ăn tự phối trộn ME (Kcalo/kg TĂ) 3100 2800 Protein thô (%) 17 17 Canxi (%) 3,5 - 4 3,8 Photpho (%) 0,4 0,35 NaCl (%) 0,5 0,15 Methionine (%) 0,35 - 0,4 0,43 Lyzin (%) 0,7 0,85 Xơ thô (%) 7 5,0 Nguồn: http: // phuthinh.co TCVN - 2265, 1994. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Khả năng sinh sản và sản xuất trứng của gà Sao Tuổi đẻ và khối lượng cơ thể của gà Sao mái Kết quả khảo sát về tuổi và khối lƣợng cơ thể của gà Sao mái lúc bắt đầu đẻ ở 2 lô thí nghiệm đƣợc trình bày ở bảng 3. Kết quả cho thấy tuổi đẻ đầu sớm hơn và khối lƣợng cơ thể khi vào đẻ lớn hơn của gà Sao mái ở Lô 1 so với Lô 2 (tƣơng ứng là 201,67 ngày và 2.043,10 g so với 203,00 ngày và 2003,67 g) với P>0,05. Nguyễn Văn Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 101 - 106 103 Bảng 3. Tuổi và khối lượng cơ thể lúc bắt đầu đẻ của gà Sao Lô thí nghiệm n (con) Tuổi đẻ đầu (ngày) Khối lƣợng cơ thể khi vào đẻ (g) X m x Cv(%) X m Cv(%) Lô I 80 201,67 a 1,35 50,18 2.043,10 b 15,84 59,03 Lô II 80 203,00 a 1,06 39,44 2.003,67 b 16,67 62,11 Ghi chú: So sánh theo hàng dọc, số liệu có chữ cái khác nhau thì sự sai khác là rõ rệt (P<0,05) và ngược lại. Kết quả khảo sát về tuổi đẻ và khối lƣợng cơ thể gà ở các thời điểm khác nhau đƣợc trình bày ở bảng 4. Kết quả cho thấy gà Sao mái ở Lô 1 tuổi đẻ quả trứng đầu tiên hay còn gọi là (đẻ bói) là 28,79 tuần với khối lƣợng cơ thể đạt 2.043g và đạt tỷ lệ đẻ cao nhất ở tuần tuổi thứ 35,34 với khối lƣợng cơ thể là 2.309,96g. Trong khi đó gà Sao mái ở Lô 2 có tuổi đẻ muộn hơn và khối lƣợng cơ thể thấp hơn so với gà ở Lô 1 (tuổi đẻ đầu là 28,94 tuần, khối lƣợng cơ thể tƣơng ứng là 2.003,67g; Tỷ lệ đẻ cao nhất ở tuần tuổi thứ 35,84 với khối lƣợng cơ thể là 2.255,74g. Tuy nhiên sự khác nhau giữa 2 lô về các chỉ tiêu này là không rõ rệt (P>0,05). Bảng 4. Tuổi đẻ và khối lượng gà ở các giai đoạn khảo sát Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Tuổi đẻ (tuần) Khối lƣợng cơ thể (gam) Tuổi đẻ (tuần) Khối lƣợng cơ thể (gam) X m x X m x X m x X m x Đẻ bói 28,79a 0,14 2.043,10b 15,84 28,94 a 0,11 2.003,67 b 16,67 Đạt tỷ lệ đẻ 5% 29,65a 0,10 2.075,79b 11,66 29,97 a 0,11 1.979,56 b 7,19 Đạt tỷ lệ đẻ 30% 30,60a 0,13 2.14,.34b 4,36 31,28 a 0,16 2.039,29 b 7,76 Đạt tỷ lệ đẻ 50% 32,26a 0,16 2.224.,60b 7,69 32,73 a 0,10 2.143,66 b 16,64 Đạt tỷ lệ đẻ cao nhất 35,34a 0,48 2.309,96b 17,95 35,84 a 0,12 2.255,74 b 9,29 Ghi chú: So sánh theo hàng ngang với các chỉ tiêu tương ứng, các số liệu có các chữ cái khác nhau thì sai khác là rõ rệt (P<0,05) và ngược lại. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng/ mái của gà Sao Kết quả khảo sát tỷ lệ đẻ và năng suất trứng/mái của gà Sao đƣợc trình bày ở bảng 5. Kết quả cho thấy: Qua 20 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ trung bình, năng suất trứng cả kỳ khảo sát và năng suất trứng trung bình/mái/tuần của gà Sao mái ở Lô 1 và Lô 2 đạt tƣơng ứng là 60,11%; 84,2 quả/mái; 4,21 quả/mái/tuần và 59,85%; 83,8 quả/mái; 4,19 quả/mái/tuần. Nhƣ vậy, nhìn chung tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà Sao mái ở 2 lô là tƣơng đƣơng nhau. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hƣơng (2007) trên đàn gà Sao nuôi trong nông hộ tại huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên, đạt 80,08 quả/mái/20 tuần đẻ và tƣơng đƣơng so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Oanh, (2005) trên đàn gà Sao nuôi tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phƣơng. Khả năng cho phôi và tỷ lệ ấp nở Tỷ lệ thụ tinh và ấp nở của mỗi loại gia cầm là chỉ tiêu đánh giá khả năng phát triển đàn trong quá trình sản xuất của chúng, giống nào có tỷ lệ thụ tinh và ấp nở cao sẽ làm cho sức tái sản xuất nhanh và biểu thị sức sống của phôi cao, khả năng thích nghi của chúng với môi trƣờng tốt. Khả năng cho phôi và tỷ lệ ấp nở của gà Sao đƣợc thể hiện qua bảng 6a và 6b. Nguyễn Văn Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 101 - 106 104 Bảng 5. Khả năng đẻ và năng suất trứng/ mái của gà Sao Tuần tuổi Tuần đẻ Lô 1 Lô 2 Số đầu gà mái Tỷ lệ đẻ (%) Năng suất trứng/mái Số đầu gà mái Tỷ lệ đẻ (%) Năng suất trứng/mái 28 1 80 2,50 0,16 80 1,25 0,09 29 2 79 6,33 0,44 80 3,75 0,26 30 3 78 28,21 1,97 80 26,25 1,84 31 4 78 46,15 3,23 79 48,10 3,37 32 5 78 51,28 3,59 79 50,63 3,54 33 6 78 73,08 5,11 79 72,15 5,05 34 7 78 79,49 5,56 79 78,30 5,49 35 8 78 85,90 6,01 79 84,81 5,94 36 9 78 87,18 6,10 79 88,61 6,20 37 10 78 88,46 6,19 79 87,34 6,11 38 11 78 83,33 5,83 79 82,28 5,76 39 12 78 79,49 5,56 78 80,77 5,65 40 13 78 75,64 5,29 78 76,92 5,38 41 14 78 71,79 5,02 78 71,79 5,02 42 15 77 71,43 5,00 78 70,51 4,93 43 16 77 62,34 4,36 78 61,54 4,31 44 17 77 55,84 3,91 78 56,41 3,95 45 18 77 53,25 3,73 78 53,85 3,77 46 19 77 51,95 3,64 78 52,56 3,68 47 20 77 50,65 3,54 78 51,28 3,59 Tổng 20 84,20 83,80 Trung bình 77,85 60,11 4,21 78,70 59,85 4,19 Bảng 6a. Khả năng cho phôi và tỷ lệ ấp nở ở Lô I Số đợt ấp Số trứng ấp (quả) Trứng có phôi (quả) Tỷ lệ phôi (%) Số gà con nở (con) Tỷ lệ nở/trứng ấp (%) Tỷ lệ nở/trứng có phôi (%) 1 100 89 89,0 74 74,0 83,1 2 106 97 91,5 82 77,4 84,5 3 150 126 84,0 103 68,7 81,7 4 150 141 94,0 118 78,7 83,7 5 200 175 87,5 148 74,0 84,6 6 205 188 91,7 158 77,1 84,0 7 215 187 87,0 160 74,4 85,6 8 220 211 95,9 167 75,9 79,1 9 250 238 95,2 217 86,8 91,2 10 280 269 96,1 230 82,1 85,5 11 330 289 87,6 242 73,3 83,7 12 320 281 87,8 240 75,0 85,4 Tổng 2.526 2.291 1.939 Trung bình 90,7 76,8 84,6 Nguyễn Văn Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 101 - 106 105 Bảng 6b. Khả năng cho phôi và tỷ lệ ấp nở ở Lô II Số đợt ấp Số trứng ấp (quả) Trứng có phôi (quả) Tỷ lệ phôi (%) Số gà con nở (con) Tỷ lệ nở/trứng ấp (%) Tỷ lệ nở/ trứng có phôi (%) 1 106 98 92,5 83 78,3 84,7 2 106 100 94,3 85 80,2 85,0 3 151 129 85,4 110 72,8 85,3 4 152 140 92,1 119 78,3 85,0 5 199 179 89,9 152 76,4 84,9 6 200 187 93,5 159 79,5 85,0 7 228 200 87,7 170 74,6 85,0 8 228 220 96,5 187 82,0 85,0 9 286 270 94,4 230 80,4 85,2 10 286 278 97,2 236 82,5 84,9 11 321 285 88,8 242 75,4 84,9 12 321 289 90,0 246 76,6 85,1 Tổng 2.584 2.375 2.019 Trung bình 91,9 78,1 85,0 Qua 12 đợt theo dõi kết quả ấp nở trứng gà Sao ở Lô 1 với các độ tuổi khác nhau cho thấy: Trung bình về tỷ lệ phôi/ tổng số trứng ấp, tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp và tỷ lệ nở/tổng số trứng có phôi của Lô 1 thấp hơn Lô 2 (tƣơng ứng là 90,7%; 76,8%; và 84,6% so với 91,9%; 78,1% và 85,0%). Kết quả nghiên cứu ở cả 2 lô đều thấp hơn so với kết quả ấp nở của gà Ri (Nguyễn Thị Thanh Bình, 1998): tỷ lệ phôi/tổng trứng ấp và tỷ lệ nở/tổng trứng ấp tƣơng ứng là 96,47% và 80,9%. So với một số giống gà chăn thả nhƣ gà Tam Hoàng thì tỷ lệ trứng có phôi 93,39%, tỷ lệ nở/ tổng trứng ấp 75,57%, cho thấy tỷ lệ có phôi của trứng gà Sao thấp hơn. Tuy nhiên tỷ lệ nở /tổng trứng ấp lại cao hơn, cho thấy chất lƣợng trứng gà Sao rất tốt. Các tác giả Nguyễn Đăng Vang, Phùng Đức Tiến, Trần Công Xuân, Lê Thị Nga (1999), khi nghiên cứu trên gà Đông Tảo nuôi tại trung tâm gia cầm Thụy Phƣơng cho biết: tỷ lệ phôi/tổng trứng ấp 89,54, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp là 77,27%. Kết quả này cao hơn so với kết quả của lô 1 và thấp hơn kết quả của lô 2. KẾT LUẬN - Khả năng sinh sản và sản xuất trứng của Gà Sao nuôi theo phƣơng thức nuôi nhốt (Lô 1) và bán chăn thả (Lô 2) là tƣơng đƣơng nhau. Gà mái ở Lô 1 có tuổi đẻ đầu sớm hơn và khối lƣợng cơ thể khi bắt đầu vào đẻ cao hơn so với gà mái ở Lô 2 (tƣơng ứng là 28,79 tuần và 2.043gr so với 28,94 tuần và 2.003,67gr), nhƣng sự sai khác không rõ rệt (P>0,05). Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà ở 2 lô là tƣơng đƣơng nhau: Tỷ lệ đẻ trung bình, năng suất trứng cả kỳ khảo sát và năng suất trứng trung bình/mái/tuần của gà Sao mái ở Lô 1 và Lô 2 đạt tƣơng ứng là 60,11%; 84,2 quả/mái; 4,21 quả/mái/tuần và 59,85%; 83,80 quả/mái; 4,19 quả/mái/tuần. - Khả năng cho phôi và tỷ lệ ấp nở của trứng gà Sao ở Lô 2 (bán chăn thả) cao hơn Lô 1 (nuôi nhốt). Tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ nở/số trứng ấp và tỷ lệ nở/số trứng có phôi của gà Sao mái ở Lô 2 tƣơng ứng là: 91,9%; 78,1% và 85,0% cao hơn so với Lô 1 với kết quả tƣơng ứng là 90,7%; 76,8% và 84,6%. Nguyễn Văn Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 101 - 106 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Thị Thanh Bình, (1998). “Nghiên cứu khả năng sinh sản và sản xuất của gà Ri”. Luận văn Thạc sỹ khoa học, Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt nam, 1998. [2]. Phạm Thị Thu Hƣơng (2007). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Sao dòng lớn nuôi trong nông hộ ở Phú Lương Thái Nguyên. Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Thái Nguyên. [3]. http: // phuthinh.co TCVN - 2265, 1994 [4]. Nguyễn Thị Kim Oanh (2005). Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của 3 giống gà Sao nuôi tại Trung Tâm Nghiên Cứu Giống Gia Cầm Thụy Phương. Luận văn Thạc sỹ Khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. [5]. Nguyễn Đăng Vang, Phùng Đức Tiến, Trần Công Xuân, Lê Thị Nga, (1999). “Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Đông Tảo nuôi tại trung tâm giống Thuỵ phương”. Chuyên san Chăn nuôi Gia cầm - Hội Chăn nuôi Việt Nam, năm 1999, tr:114 - 116. SUMMARY THE EFFECTS OF REARING METHODS TO REPRODUCTION AND EGGS PRODUCTION ABILITY OF MEDIUM STRAIN GUINEAFOWL IN FARM HOUSEHOLD Nguyen Van Binh * , Nguyen Vu Quang College of Economics and Technology – TNU The reproduction and eggs production ability of the medium strain Guineafowl hens which keeping in closed-house (Exp.1) and sub-grazing (Exp.2) system were equivalence: The first time of laying egg was early, and with body weight higher in Exp.1 than Exp.2 (28.79 wks and 2,043gr vs. 28,94 wks and 2,003.67 gr, reps.)(P>0.05); The average laying percentage, egg productivity in whole testing period and egg productivity/hen/wk in Exp.1 and Exp.2 were 60.11%; 84.2 eggs/hen; 4.21 eggs/wk and 59.85%; 83.80 eggs/hen; 4.19 eggs/hen/wk, reps. However, embryo and hatch percentage in Exp.2 were higher than Exp.1: Embryo percentage, hatch percentage/total incubated eggs and hatch percentage/embryonated eggs in Exp.2 were 91.9%; 78.1% and 85% vs. 90.7%; 76.8% and 84.6% in Exp.1, reps. Key words: Rearing methods, reproduces, laying ability, embryo percentage, hatch percentage. Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện:18/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014 Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Đức Hùng – Đại học Thái Nguyên * Tel: 01684.298666.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_phuong_thuc_chan_nuoi_den_kha_nang_sinh_san_va.pdf
Tài liệu liên quan