Experiments studied on the fertilizer rates for sticky hybrid maize variety HN88 in Gia Sang Ward,
Thai Nguyen City, Thai Nguyen province. The experiments consisted of 6 treatments, 3
replications which were arranged in randomized complete block design. Experimental results
showed that growing time ranged from 95 - 100 days, the plant height was medium, ratio of
cobcorn-made height and plant height was low, which help maize plants had good falling resistant.
Proportion of pest prevalence tended to increase with the amount of fertilizer, however, the level
of pest infestation was low and not impact on the yield and quality of HN88 maize plant. Actual
yields ranged from 2.5 – 4.0 tons/ha. Treatment 4 (140N + 80P2O5 + 90 K2O) had the highest
potential yield (4.0 tons/ha)
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên - Trần Trung Kiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Trung Kiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 29 - 34
29
ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG
CỦA GIỐNG NGÔ NẾP LAI HN88 TẠI THÁI NGUYÊN
Trần Trung Kiên*
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thí nghiệm về phân bón đối với giống ngô nếp lai HN88 tại phƣờng Gia Sàng, TP. Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên. Thí nghiệm gồm 6 công thức bón phân, 3 lần nhắc lại, đƣợc bố trí theo kiểu
khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Kết quả thí nghiệm cho thấy các công thức có thời gian sinh trƣởng
biến động từ 95 - 100 ngày. Các công thức có đặc điểm hình thái chiều cao cây trung bình, tỷ lệ
đóng bắp trên cây thấp, giúp cây có khả năng chống đổ tốt. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh có xu hƣớng
tăng theo lƣợng phân bón, tuy nhiên mức độ nhiễm sâu bệnh ở mức độ nhẹ và không ảnh hƣởng
nhiều tới năng suất và chất lƣợng của giống. Năng suất thực thu biến động từ 25,0 – 40,0 tạ/ha.
Công thức 4 (140N + 80P2O5 + 90 K2O) đạt năng suất cao nhất (40,0 tạ/ha).
Từ khóa: Chất lượng, HN88, năng suất, phân bón, Thái Nguyên.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu sử dụng các
giống ngô thực phẩm, đặc biệt là giống ngô
nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kulesh)
đang tăng lên rất nhanh. Ở nƣớc ta, ngô nếp
ƣớc tính chiếm khoảng 12% diện tích ngô của
cả nƣớc. Chủ yếu vẫn là các giống thụ phấn
tự do (TPTD), các giống ngô nếp lai đƣợc sản
xuất chƣa nhiều, sản lƣợng ngô nếp lai cũng
đang ở mức rất khiêm tốn.
Ƣu thế nổi bật của các giống ngô nếp lai là
giá bán cao, có thể tận dụng thân lá cho chăn
nuôi giúp ngƣời sản xuất tăng thêm thu nhập.
Tuy nhiên, để đạt năng suất ngô cao, cần tác
động theo hai hƣớng chính là chọn tạo giống
và các biện pháp canh tác. Trong các biện
pháp canh tác thì phân bón có ảnh hƣởng rất
lớn tới năng suất và chất lƣợng ngô, nhất là
với các giống lai thì việc bón phân đầy đủ và
cân đối là yếu tố quyết định năng suất.
Đối với từng giống ngô khác nhau, trồng trên
từng chân đất khác nhau thì nhu cầu về dinh
dƣỡng là khác nhau. Việc nghiên cứu quy
trình bón phân thích hợp đối với 1 giống ngô
cụ thể nhằm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế
là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của phân bón đến năng suất và chất
*
Tel: 0983 360276
lượng của giống ngô nếp lai HN88 tại
Thành phố Thái Nguyên” nhằm xác định
đƣợc ảnh hƣởng của một số tổ hợp phân bón
đến sinh trƣởng, phát triển, năng suất và chất
lƣợng giống ngô nếp lai HN88, chọn ra công
thức phân bón thích hợp với giống nếp lai
HN88 tại Thành phố Thái Nguyên.
VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
- Giống ngô nếp lai HN88: Do Công ty giống
cây trồng TW 1 nhập nội và tuyển chọn.
- Phân đạm: Phân Urê (46% N).
- Phân lân: Phân lân Supe (16% P2O5).
- Phân kali: Phân Kaliclorua (60% K2O).
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm tiến hành đề tài : Thí nghiệm phân
bón đƣợc thực hiện tại Phƣờng Gia Sàng, TP.
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian tiến hành đề tài : Vụ Xuân 2013.
Tiến hành gieo ngày 24/02/2013.
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thời gian sinh trƣởng qua các
giai đoạn phát dục của giống ngô nếp lai
HN88 qua các tổ hợp phân bón khác nhau.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh lý
của giống ngô nếp lai HN88 qua các tổ hợp
phân bón khác nhau.
Trần Trung Kiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 29 - 34
30
- Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu, bệnh
hại và chống đổ của giống ngô nếp lai HN88
qua các tổ hợp phân bón khác nhau.
- Đánh giá năng suất bắp tƣơi và thân lá tƣơi
của giống ngô nếp lai HN88 qua các tổ hợp
phân bón khác nhau.
- Nghiên cứu chất lƣợng ngô nếp luộc chín
qua thử nếm.
- Đánh giá năng suất và yếu tố cấu thành năng
suất của giống ngô nếp lai HN88 các tổ hợp
phân bón khác nhau.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối ngẫu nhiên
hoàn chỉnh (RCB) gồm 6 công thức (CT 1:
110N + 50P2O5 + 60K2O; CT 2: 120N +
60P2O5 + 70K2O; CT 3: 130N + 70P2O5 +
80K2O; CT 4: 140N + 80P2O5 + 90K2O; CT
5: 150N + 90P2O5 + 100K2O; CT 6: 160N +
100P2O5 + 110K2O – Nền: 3 tấn phân vi
sinh/ha) với 3 lần nhắc lại. Diện tích 1 ô là 21
m
2
(5 m x 4,2 m). Khoảng cách giữa các lần
nhắc lại là 1 m, khoảng cách giữa các ô là
0,3m. Gieo 6 hàng/ô, hàng cách hàng 70 cm,
cây cách cây 25 cm (mật độ 5,7 vạn cây/ha),
gieo 2 hạt trên hốc và tỉa để một cây trên hốc.
Các chỉ tiêu theo dõi đƣợc tiến hành theo Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá
trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN
01-56 : 2011/BNNPTNT; Quy phạm khảo
nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các loại
phân bón đối với năng suất cây trồng, phẩm
chất nông sản số 10 TCN 216 – 2003.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hƣởng của lƣợng phân bón đến các
giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của cây
ngô nếp lai HN88
Kết quả ở bảng 1 cho thấy: Thời gian sinh
trƣởng giống ngô HN88 biến động khoảng
95-100 ngày. Trong đó, công thức 6 có thời
gian sinh trƣởng dài hơn công thức đối chứng
5 ngày. Các công thức 2, 3, 4, 5 có thời gian
sinh trƣởng dài hơn công thức đối chứng từ 1
– 3 ngày.
Bảng 1. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển
của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên
Đơn vị tính: Ngày
Công thức
Thời gian gieo đến
Mọc Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín sinh lý
1 7 63 64 66 95
2 7 64 66 67 96
3 7 65 67 68 98
4 7 65 67 68 98
5 7 65 67 68 98
6 7 67 68 69 100
Ảnh hƣởng của lƣợng phân bón đến chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của giống ngô nếp
lai HN88 vụ Xuân 2013
Bảng 2. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô HN88
Công thức Chiều cao cây (cm)
Chiều cao dóng bắp
(cm)
Tỷ lệ chiều cao đóng
bắp/chiều cao cây (%)
1 162,0 70,2 43,0
2 163,0 69,5 42,6
3 164,7 69,0 41,9
4 168,5 74,5 44,8
5 164,0 65,0 39,6
6 171,7 75,0 43,7
P 0,05 -
CV(%) 2,2 6,8 -
LSD.05 6,61 8,78 -
Trần Trung Kiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 29 - 34
31
Chiều cao cây
Qua bảng số liệu 2 cho thấy: Chiều cao cây
của các công thức biến động từ 162,0 – 171,7
cm. Công thức 6 có chiều cao cây cao nhất,
cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức
độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có chiều
cao cây tƣơng đƣơng với công thức đối chứng.
Chiều cao đóng bắp
Qua bảng 2 cho thấy: Chiều cao đóng bắp ở
các công thức thí nghiệm biến động từ 65 – 75
cm. Các công thức có chiều cao đóng bắp
tƣơng đƣơng với đối chứng (70,2 cm).
Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/ chiều cao cây
Tỷ lệ chiều cao đóng bắp của các công thức thí
nghiệm dao động từ 39,6 – 44,8% chiều cao
cây. Nhìn chung các công thức đều có tỷ lệ
đóng bắp trên cây thấp, thuận lợi cho cây có khả
năng chống đổ tốt khi gặp điều kiện mƣa bão.
Ảnh hƣởng của phân bón đến năng suất và
chất lƣợng giống ngô nếp lai HN88
Số lá trên cây
Qua bảng 3 cho thấy: Tổng số lá trên cây ở các
công thức thí nghiệm biến động từ 15,6 – 17,2
lá. Các công thức có số lá trên cây tƣơng
đƣơng so với công thức đối chứng với độ tin
cậy 95%.
Chỉ số diện tích lá
Số liệu bảng 3 cho thấy: Các công thức thí
nghiệm có chỉ số diện tích lá biến động từ 2,8
– 3,1 m2 lá/m2 đất. Các công thức thí nghiệm
đều có chỉ số diện tích lá tƣơng đƣơng với
công thức đối chứng (2,9 m2 lá/ m2 đất) với độ
tin cậy 95%.
Ảnh hƣởng của lƣợng phân bón đến trạng
thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp giống
ngô HN88
Trạng thái cây
Qua bảng số liệu 4: Trạng thái cây của giông
ngô HN88 đạt từ 2 – 3 điểm. Công thức 2 và
4 có trạng thái cây đạt điểm 3 tƣơng đƣơng
với đối chứng. Các công thức còn lại có trạng
thái cây tốt hơn đánh giá ở điểm 2, cao hơn
đối chứng.
Trạng thái bắp
Qua đánh giá chúng tôi thấy: công thức đối
chứng không bón đạm vào trƣớc trỗ bắp nhỏ
không đồng đều, hạt ít và nhỏ (điểm 3). Các
công thức 2, 3, 4, 5 có trạng thái bắp tốt (điểm
2) và đều cao hơn công thức đối chứng.
Bảng 3. Ảnh hưởng của phân bón đến số lá và chỉ số diện tích lá của giống ngô nếp lai HN88
Công thức Số lá trên cây (lá) Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất)
1 17,1 2,9
2 16,1 2,8
3 15,6 2,8
4 17,2 3,1
5 16,7 2,9
6 17,2 3,1
P > 0,05 > 0,05
CV(%) 1,5 10,6
LSD.05 0,5 0,6
Bảng 4. Ảnh hưởng của phân bón đến trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của giống ngô nếp lai HN88
Đơn vị tính: Điểm 1 - 5
Công thức Trạng thái cây Trạng thái bắp Độ bao bắp
1 3 3 2
2 3 3 2
3 2 3 2
4 3 2 2
5 2 2 2
6 2 2 2
Trần Trung Kiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 29 - 34
32
Độ bao bắp
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Ở các công
thức thí nghiệm đều có độ bao bắp tốt, đạt
điểm 2. Vậy bón phân trong thí nghiệm
không ảnh hƣởng tới độ bao bắp của giống
ngô nếp lai HN88.
Ảnh hƣởng của phân bón đến tình hình sâu
bệnh hại và khả năng chống đổ của giống
ngô HN88
Qua bảng 5 cho thấy: Tất cả các công thức thí
nghiệm đều bị sâu đục thân và sâu cắn râu gây
hại, đánh giá ở 2 – 3 điểm. Công thức 2, 3
nhiễm sâu đục thân và cắn râu tƣơng đƣơng
với công thức đối chứng, đánh giá đạt điểm 2.
Các công thức còn lại nhiễm sâu đục thân, sâu
cắn râu nặng hơn so với công thức đối chứng,
đánh giá ở điểm 3. Nhƣ vậy, bón phân nhiều sẽ
làm tăng tỷ lệ ngô bị nhiễm sâu đục thân.
Bệnh khô vằn các công thức thí nghiệm bị
nhiễm bệnh biến động trong khoảng 0,72 –
2,32%. Các công thức phân bón đều bị nhiễm
khô vằn cao hơn công thức đối chứng. Công
thức 6 bị nhiễm khô vằn nặng nhất là 2,32.
Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn của các
công thức thí nghiệm ở mức độ nhẹ nên không
ảnh hƣởng nhiều tới năng suất của ngô.
Ảnh hƣởng của lƣợng phân bón đến các
yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô
HN88
Qua số liệu bảng 6 cho thấy: số bắp trên cây
dao động từ 0,96 – 0,98 bắp. Tất cả các công
thức thí nghiệm đều có số bắp trên cây (sai
khác không có ý nghĩa) tƣơng đƣơng so với
giống đối chứng.
Chiều dài bắp của các công thức thí nghiệm
biến động từ 14,3 – 16,5 cm. Chiều dài bắp có
xu hƣớng tăng lên theo chiều tăng của
lƣợng phân bón. Qua xử lý thống kê cho
thấy các công thức có chiều dài bắp tƣơng
đƣơng với công thức đối chứng (sai khác
không có ý nghĩa).
Công thức 4 có đƣờng kính bắp (4,7 cm) lớn
hơn chắc chắn so với công thức đối chứng.
Các công thức còn lại có đƣờng kính bắp
tƣơng đƣơng với công thức đối chứng ở mức
độ tin cậy 95%.
Bảng 5. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu bệnh hại của giống ngô HN88
Công thức Sâu đục thân (điểm 1 – 5) Sâu cắn râu (điểm 1 – 5) Khô vằn (%)
1 2 2 0,72
2 2 2 1,23
3 2 2 1,85
4 3 2 1,45
5 3 3 2,28
6 3 3 2,32
Bảng 6. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô HN88
Công
thức
Số bắp/
cây
Chiều
dài bắp
(cm)
Đƣờng
kính bắp
(cm)
Số hàng/
bắp
(hàng)
Số hạt/
hàng
(hạt)
P 1000
hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
1 0,96 15,1 4,5 12,2 31,8 322,3 79,5 30,8
2 0,98 14,3 4,5 12,5 30,5 335 77,6 25,0
3 0,96 16,2 4,5 12,0 31,5 329,3 89,0 31,9
4 0,97 15,9 4,7 12,6 34,5 366,6 88,5 40,0
5 0,98 14,9 4,2 12,6 27,9 400,0 77,7 30,2
6 0,97 16,5 4,6 11,7 34,4 350,0 73,1 36,1
CV(%) 2,6 5,7 1,7 3,0 7,0 4,5 10,1 12,1
LSD.05 - 1,6 0,14 0,67 4,0 29,64 14,84 13,5
Trần Trung Kiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 29 - 34
33
Bảng 7. Chất lượng thử nếm của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức phân bón
Điểm: 1 - 5
Công thức Độ dẻo Hƣơng thơm Vị đậm Độ ngọt
Màu sắc hạt
bắp luộc
1 3 3 3 3 3
2 3 3 3 3 3
3 2 2 2 2 3
4 2 2 2 2 3
5 1 1 1 1 3
6 1 1 1 1 3
Số hàng trên bắp của công thức thí nghiệm
dao động từ 11,7 – 12,6 cm. Tất cả công thức
thí nghiệm đều có số hàng trên bắp tƣơng
đƣơng nhau. Nhƣ vậy liều lƣợng phân bón
không ảnh hƣởng đến số hàng trên bắp của
giống ngô nếp HN88.
Số hạt trên hàng của các công thức thí nghiệm
biến động từ 27,9 – 34,5 hạt. Các công thức
đều có số hạt trên hàng tƣơng đƣơng công
thức đối chứng.
Khối lƣợng nghìn hạt của các công thức thí
nghiệm biến động từ 322,3 – 400,0g. Công
thức 4 và 5 có khối lƣợng nghìn hạt cao hơn
so với đối chứng với độ tin cậy 95%. Các
công thức còn lại có khối lƣợng nghìn hạt
tƣơng đƣơng với công thức đối chứng.
Năng suất lý thuyết ở các công thức thí
nghiệm biến động từ 73,1 – 89,0 tạ/ ha. Các
công thức đều có năng suất lý thuyết tƣơng
đƣơng với công thức đối chứng.
Qua bảng 6 cho thấy: Năng suất thực thu của
các công thức thí nghiệm dao động từ 25,0 –
40,0 tạ/ha. Công thức 4 (140N + 80P2O5 + 90
K2O) đạt năng suất cao nhất (40,0 tạ/ha).
Ảnh hƣởng của lƣợng phân bón đến chất
lƣợng của giống ngô nếp lai HN88
Qua bảng 7 cho thấy: Chất lƣợng của giống
ngô nếp lai HN88 qua các công thức phân
bón có sự thay đổi rõ rệt. Công thức 5 và 6 có
chất lƣợng nếm thử là tốt nhất, ăn rất dẻo,
hƣơng vị rất thơm, vị đậm tốt và rất ngọt
đƣợc đánh giá ở điểm 1. Công thức 3 và 4 cho
thấy giống ngô nếp HN88 có độ dẻo trung
bình, thơm, vị đậm khá và ngọt đƣợc đánh giá
ở điểm 2. Giống ngô nếp ở công thức 1 và 2
ăn hơi dẻo, độ thơm trung bình, độ đậm trung
bình và ngọt vừa. Nhƣ vậy, phân bón có ảnh
hƣởng đến chất lƣợng ngô nếp luộc, bón
nhiều phân và cân đối tăng chất lƣợng ngô
nếp theo tỷ lệ thuận.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Thời gian sinh trƣởng của giống ngô HN88
biến động không nhiều và có xu hƣớng tăng
nhẹ theo lƣợng phân bón ở các thời kỳ bón
thúc. Công thức 6 có lƣợng đạm bón nhiều
nhất nên có thời gian sinh trƣởng dài nhất
(100 ngày).
Mức độ nhiễm bệnh có xu hƣớng tăng nhẹ
theo lƣợng phân bón.
Năng suất thực thu của giống HN88 qua các
công thức bón phân khác nhau biến động từ
25,0 – 40,0 tạ/ha. Đạt cao nhất là công thức 4,
tuy nhiên sai khác có ý nghĩa so với công
thức đối chứng, nhƣng cao hơn hẳn so với
công thức 2.
Công thức 5 và 6 có chất lƣợng nếm thử là tốt
nhất, ăn rất dẻo, hƣơng vị rất thơm, vị đậm tốt
và rất ngọt.
Để có kết luận chính xác hơn về ảnh hƣởng
của phân bón đến sinh trƣởng và năng suất
của giống ngô HN88 đề nghị tiếp tục nghiên
cứu trong những vụ khác để đánh giá kết quả
đƣợc chính xác hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Đồng, Phan Đức Trực, Nguyễn
Văn Cƣơng và cs (1997), “Kết quả nghiên cứu gây
tạo đột biến bằng tia gamma kết hợp với xử
diethylsunphat (des) ở nếp”, Tạp chí Di truyền học
và ứng dụng, Số 3, 5- 12.
2. Trần Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Hồng Ngát,
Nguyễn Văn Hà, Dƣơng Thị Loan, Vũ Thị Bích
Hạnh, Vũ Văn Liết (2013), “Chọn lọc vật liệu có
tính trạng vỏ hạt mỏng phục vụ tạo giống ngô nếp
Trần Trung Kiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 29 - 34
34
ăn tƣơi chất lƣợng cao”, Tạp chí Khoa học và Phát
triển 2013, Tập 11, Số 2: 135 – 144.
3. Phan Xuân Hào (1997), “Giống ngô nếp ngắn
ngày VN2”, Tạp chí Nông nghiệp công nghiệp
thực phẩm, Số 12, 522-524.
4. Phan Xuân Hào, Nguyễn Thị Nhài và CS
(2007), “Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô
nếp lai ở Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, kỳ 1 - tháng 1/2007.
5. Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thiện Huyên,
Nguyễn Văn Lộc, Bùi Mạnh Cƣờng (2010), “Kết
quả chọn tạo giống ngô nếp lai (Zea Mays
Ceratina Kalesh) giai đoạn 2005 – 2010 tại
Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội”, Tạp chí
Khoa học và Phát triển, Tập 8, số 6: 890-899.
SUMMARY
EFFECTS OF FERTILIZER ON YIELD AND QUALITY
OF STICKY HYBRID MAIZE VARIETY HN88 IN THAI NGUYEN
Tran Trung Kien
*
College of Agriculture and Forestry - TNU
Experiments studied on the fertilizer rates for sticky hybrid maize variety HN88 in Gia Sang Ward,
Thai Nguyen City, Thai Nguyen province. The experiments consisted of 6 treatments, 3
replications which were arranged in randomized complete block design. Experimental results
showed that growing time ranged from 95 - 100 days, the plant height was medium, ratio of
cobcorn-made height and plant height was low, which help maize plants had good falling resistant.
Proportion of pest prevalence tended to increase with the amount of fertilizer, however, the level
of pest infestation was low and not impact on the yield and quality of HN88 maize plant. Actual
yields ranged from 2.5 – 4.0 tons/ha. Treatment 4 (140N + 80P2O5 + 90 K2O) had the highest
potential yield (4.0 tons/ha).
Keywords: Fertilizers, HN88, quality, Thai Nguyen, yield
Ngày nhận bài:02/4/2014; Ngày phản biện:10/4/2014; Ngày duyệt đăng: 5/5/2014
Phản biện khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Hồng – Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN
*
Tel: 0983 360276
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_42171_46017_1062014144095_2586_2048683.pdf