4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Nano ZnO ở kích thước 25 nm có thể kháng được
nấm Cercospora sp. trong điều kiện in vitro và
kháng nấm tốt nhất ở nồng độ 180 ppm với hiệu
quả kháng nấm 60,46%.
Ở điều kiện in vivo khi xử lý bệnh đốm lá trên lan
Dendrobium sonia bằng nano ZnO 25 nm ở nồng
độ 20 ppm, tần suất phun 1 lần/tuần, 4 tuần liên
tiếp thì tỷ lệ bệnh giảm xuống còn 55% tương
đương với việc sử dụng thuốc diệt nấm
Carbenzim 0,1%.
4.2 Khuyến nghị
Tiếp tục nghiên cứu khả năng kháng nấm gây
bệnh trên các cây trồng khác của nano ZnO.
Triển khai mô hình xử lý bệnh đốm lá do nấm
Cercospora sp. gây ra trên lan Dendrobium
9 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của nano kẽm Oxid (ZnO) lên bệnh đốm lá (Cercospora sp.) và chất lượng hoa lan Dendrobium sonia - Phạm Thị Hà Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 12 – 20
12
ẢNH HƯỞNG CỦA NANO KẼM OXID (ZnO) LÊN BỆNH ĐỐM LÁ (Cercospora sp.)
VÀ CHẤT LƯỢNG HOA LAN Dendrobium sonia
Phạm Thị Hà Vân1, Lê Sĩ Ngọc1, Nguyễn Thị Thúy Liễu1, Nguyễn Hoàng Thảo Ly1,
Nguyễn Thị Hiếu Trang1
1Trung tâm Nghiên cứu & Phát Triển Nông nghiệp Công nghệ cao TP. HCM
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 15/03/2016
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
07/05/2016
Ngày chấp nhận đăng: 06/2017
Title:
Effects of nano zinc oxide
(ZnO) on the leaf spot disease
(Cercospora sp.) and quality of
orchid Dendrobium sonia
Keywords:
Zinc oxide nanoparticle,
Dendrobium, Cercospora sp.
Từ khóa:
Nano kẽm oixd,
Dendrobium,
Cercospora sp.
In this research, Zinc oxide nanoparticle 25 nm with the various concentrations
was examined for antifungus Cercospora sp. which causes leaf spot disease on
Dendrobium sonia orchid. The Cercospora sp. was isolated from the sick
Dendrobium sonia leaves. The results showed that the nano ZnO (180 ppm) was
able to resist Cercospora sp. well with the smallest growth diameter 24 ± 1,3
mm and antifungal effect of 60.46%. Applying nano ZnO in vivo, we conducted
pathogenicity and treated leaf spot disease by using nano ZnO with different
concentrations. Spaying nano ZnO 20 ppm one time per week after 4 times can
eradicate the leaf spot disease on Dendrobium sonia orchid with the disease
rate of 55%.
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đánh giá khả năng kháng nấm Cercospora sp. gây bệnh đốm lá
của nano ZnO 25 nm. Chủng nấm được phân lập trên lan Dendrobium sonia bị
bệnh đốm lá. Kết quả cho thấy nano ZnO có khả năng kháng Cercospora sp. tốt
ở 180 ppm cho đường kính tơ nấm tạo thành nhỏ nhất (24 ± 1,3 mm) với hiệu
quả kháng nấm 60,46%. Ứng dụng nano ZnO vào việc trị bệnh đốm lá trên
Dendrobium sonia, lây bệnh nhân tạo cho lan và xử lý bệnh đốm lá bằng nano
ZnO ở các nồng độ khác nhau. Sử dụng nano ZnO 25 nm ở 20 ppm với tần suất
phun 1 lần/tuần sau 4 lần phun có thể trừ được nấm Cercospora sp. gây bệnh
trên lan Dendrobium sonia với tỷ lệ bệnh 55 %.
1. GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, nano oxid kim loại đã
và đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước bởi kích
thước nhỏ và khả năng kháng vi sinh vật. Trong
đó nano kẽm oxid (ZnO) đang là một hướng đi
mới trong nghiên cứu chống lại vi sinh vật gây hại
trên cây trồng. Theo Sawai và cs. (1995), hoạt
tính kháng vi sinh vật của nano ZnO không hề
thua kém so với những nano kim loại khác và
nano ZnO có thể được sử dụng cho việc sản xuất
thuốc trừ nấm ứng dụng trong cây trồng (Kristina
và cs., 2013).
Hiện nay, hoa lan đang được người tiêu dùng ưa
chuộng vì vẻ đẹp đặc sắc và các hình thức đa dạng
của chúng, được trồng theo quy mô lớn ở nhiều
nơi tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.
HCM). Tuy nhiên, cũng như các cây trồng khác,
cây lan cũng bị gây hại do nấm và vi khuẩn. Bệnh
hại lan là một trong những khó khăn và trở ngại
của những người trồng lan. Bệnh đốm lá
do Cercospora sp. là một trong những bệnh hại
phổ biến trên phong lan. Khi gặp thời tiết thuận
lợi hoặc thiếu dinh dưỡng, bệnh gây hại rất nhanh
và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và quá trình ra
hoa của cây. Bệnh thường xuất hiện trên lá, vết
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 12 – 20
13
bệnh phân bố đều cả hai mặt lá, triệu chứng ban
đầu là những chấm tròn màu nâu xám hay vàng
nâu, xung quanh vết bệnh có quầng vàng. Mặt
dưới lá có những đốm đen nhỏ li ti. Khi cây bệnh
nặng lá có màu vàng và dễ bị rụng. Hiện nay để
phòng trừ bệnh ở Việt Nam vẫn dùng những
thuốc hoá học cho hiệu quả tuy nhiên lại ảnh
hưởng đến sức khỏe người làm vườn cũng như tác
động xấu tới môi trường.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu nghiên cứu
2.1.1 Nấm Cercospora sp.
Nấm Cercospora sp. được phân lập từ lan
Dendrobium sonia đang bị bệnh đốm lá (Hình 1)
tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông
nghiệp Công nghệ cao TP. HCM. Mẫu lá được
nuôi cấy trên môi trường PDA (Hình 2). Hệ sợi
nấm có dạng bao phủ như mạng lưới, phát triển
nhanh, có màu sậm, bào tử nấm dài, mảnh, hẹp,
thon nhọn (Hình 3).
Hình 1. Mẫu lá tiến hành phân lập
nấm Cercospora sp.
Hình 2. Mẫu lá trên môi trường
PDA
Hình 3. Mẫu nấm Cercospora sp. trên
môi trường PDA
2.1.2 Nano kẽm oxid (ZnO)
Nano kẽm oxid sử dụng trong các nghiên cứu của
đề tài do trường Ðại học Bách Khoa Hà Nội sản
xuất, nano ở dạng bột màu trắng có độ tinh khiết
> 99%, được tổng hợp bằng phương pháp hóa
học. Kết quả phân tích phổ XRD ở Hình 4 xác
định được kích thước tinh thể trung bình của vật
liệu ZnO theo phương trình Scherrer là D = 25
nm.
Hình 4. Kết quả phân tích kích thước nano ZnO
2.1.3 Lan Dendrobium sonia Chọn những cây lan Dendrobium sonia 1,5 - 2
tuổi, không bị bệnh, phát triển đồng đều về kích
thước, cây chưa có phát hoa và được trồng tại
Zinc Oxide
89-0510 (C) - Zinc Oxide - ZnO - Y: 93.75 % - d x by: 1. - WL: 1.5406 - Hexagonal - a 3.24880 - b 3.24880 - c 5.20540 - alpha 90.000 - beta 90.000 - gamma 120.000 - Primitive - P63mc (186) - 2 - 47.5807 - I/Ic PDF 5.4 -
Operations: Import
File: Long BK mau EC nung.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 20.000 ° - End: 70.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 12 s - 2-Theta: 20.000 ° - Theta: 10.000 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.
Li
n
(C
ou
nt
s)
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
1100
1200
1300
1400
1500
1600
1700
1800
1900
2000
2100
2200
2300
2400
2-Theta - Scale
30 40 50 60 70
d=
2,
80
96
6
d=
2,
60
01
7
d=
2,
47
30
8
d=
1,
90
79
6 d=
1,
62
27
5
d=
1,
47
54
5
d=
1,
40
55
9
d=
1,
37
70
9
d=
1,
35
69
2
Zinc Oxide
89-0510 (C) - Zinc Oxide - ZnO - Y: 85.45 % - d x by: 1. - WL: 1.5406 - Hexagonal - a 3.24880 - b 3.24880 - c 5.20540 - alpha 90.000 - beta 90.000 - gamma 120.000 - Primitive - P63mc (186) - 2 - 47.5807 - I/Ic PDF 5.4 -
Operations: Import
1)
File: Long BK mau EC nung.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 20.000 ° - End: 70.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 12 s - 2-Theta: 20.000 ° - Theta: 10.000 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.
Left Angle: 46.970 ° - Right Angle: 48.350 ° - Left Int.: 64.8 Cps - Right Int.: 54.5 Cps - Obs. Max: 47.606 ° - d (Obs. Max): 1.90859 - Max Int.: 417 Cps - Net Height: 357 Cps - FWHM: 0.332 ° - Chord Mid.: 47.615 ° - Int.
Li
n
(C
ou
nt
s)
0
100
200
300
400
500
2-Theta - Scale
46.1 47 48 49
d=
1,
90
79
6
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 12 – 20
14
vườn lan của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TP. HCM (Hình 5).
Hình 5. Vườn lan Dendrobium sonia bố trí thí nghiệm
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Hoạt tính kháng nấm nano ZnO được xác định
bằng phương pháp khuếch tán trên thạch sau 72
giờ nuôi cấy (El - Hawary và cs., 2013;
Senguttuvan và cs., 2013).
Hiệu quả kháng nấm Cercospora sp. của nano
ZnO được xác định bằng công thức (Trần Ngọc
Hùng và cs., 2014): H (%) = [(Dđc – Dtt)/ Dđc] x
100
Trong đó:
Dđc: Đường kính khuẩn lạc nấm trên đĩa đối
chứng.
Dtt : Đường kính khuẩn lạc nấm trên đĩa thử thật.
Để đánh giá khả năng kháng bệnh đốm lá trên lan
Dendrobium sonia của nano ZnO, chúng tôi tiến
hành lây bệnh nhân tạo cho lan cho bằng cách
phun bào tử nấm ở nồng độ 108 bào tử/ml lên
những cây lan khỏe mạnh đến khi triệu chứng
bệnh xuất hiện. Vết bệnh đốm lá có hình tròn hoặc
hình bất định, thường xuất hiện đầu tiên trên lá
già. Vết bệnh có màu nâu, xung quanh có quầng
vàng (Hình 6).
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 12 – 20
15
Hình 6. Lan Dendrobium sonia bị bệnh đốm lá do nấm Cercospora sp. gây ra
Tỷ lệ bệnh được xác định theo công thức: Tỷ lệ
bệnh (%) = (Tổng số cây hoặc bộ phận của cây
bệnh/Tổng số cây hoặc bộ phận của cây theo dõi)
x 100.
Phương pháp xác định chiều dài cành hoa, độ dày
cánh hoa, đường kính hoa tham khảo theo tác giả
De Lc, Vij SP và Medhi RP (2014).
Số lượng hoa trên cành được xác định bằng công
thức: Số lượng hoa trên cành = Tổng số nụ chưa
nở + tổng số hoa đã nở. Thời điểm xác định là lúc
cắt phát hoa để tiến hành bảo quản.
Tỷ lệ cây ra hoa được xác định bằng công thức:
Tỷ lệ cây ra hoa (%) = (Tổng số cây ra hoa / Tổng
số cây theo dõi) x 100. Thời gian theo dõi tỷ lệ ra
hoa của lan trong thí nghiệm là 2 tháng tính từ lúc
bắt đầu phun nano ZnO và kết thúc sau 1 tháng
dừng phun. Trong thời gian 2 tháng, những cây đã
có phát hoa sẽ được tiếp tục theo dõi để đánh giá
các chỉ tiêu khác về chất lượng hoa.
Phương pháp xác định thời gian bảo quản hoa
tham khảo theo Narisa Uthaichay và cs. (2007).
Xử lý số liệu bằng Ecxel và phần mềm Minitab
16. ở mức ý nghĩa 95%.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Khả năng kháng nấm Cercospora sp. in
vitro của nano ZnO
Trong nội dung bài viết, chúng tôi tiến hành khảo
sát khả năng kháng nấm Cercospora sp. của nano
ZnO 25 nm bằng phương pháp khuếch tán trên
thạch. Môi trường thử hoạt tính kháng nấm là môi
trường PDA. ĐC (+) sử dụng bột ZnO ở nồng độ
210 và 240 ppm; ĐC (-) sử dụng nước cất. Ủ đĩa
thạch ở 37 oC sau 72 giờ quan sát đường kính tơ
nấm tạo thành.
Bảng 1. Khả năng kháng nấm Cercospora sp. của nano ZnO 25 nm
Nghiệm
thức
Nồng độ nano
ZnO (ppm) Đường kính tơ nấm tạo thành (mm)
Hiệu quả kháng nấm (%)
NT1 15 61,00e ± 1,31 0
NT2 30 61,33e ± 1,17 0
NT3 60 59,27e ± 1,49 0
NT4 90 50,27d ± 2,05 17,18
NT5 120 46,40c ± 2,59 23,56
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 12 – 20
16
NT6 150 30,93b ± 1,98 49,04
NT7 180 24,00a ± 1,30 60,46
NT8 210 23,60a ± 1,72 61,12
NT9 240 22,87a ± 1,69 62,32
ĐC (-) Nước cất 60,70e ± 1,38 --
ĐC1 (+) Bột ZnO 210 48,67cd ± 2,72 19,82
ĐC2 (+) Bột ZnO 240 48,27d ± 1,87 20,48
CV (%) 4.03
P **
Trong cùng một nhóm giá trị trung bình, các trị số có cùng ký tự đi kèm khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. **
khác biệt rất có ý nghĩa (mức α = 0,01).
ĐC (-) Nước cất Nano ZnO 15 ppm Nano ZnO 30 ppm Nano ZnO 60 ppm
Nano ZnO 90 ppm Nano ZnO 120 ppm Nano ZnO 150 ppm Nano ZnO 180 ppm
Nano ZnO 210 ppm Nano ZnO 240 ppm
ĐC1 (+) Bột ZnO
210 ppm
ĐC1 (+) Bột ZnO 240
ppm
Hình 7. Đường kính tơ nấm Cercospora sp. ở các nghiệm thức
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 12 – 20
17
Kết quả ở Bảng 1 và Hình 7 cho thấy, nano ZnO
có khả năng kháng Cercospora sp.. Đường kính
tơ nấm tạo thành khi sử dụng nano ZnO ở nồng độ
từ 90 đến 240 ppm khác biệt rất có ý nghĩa với
ĐC (-), khi nồng độ nano tăng thì khả năng kháng
Cercospora sp. của nano ZnO cũng tăng. Tuy
nhiên ở nồng độ 210, 240 ppm thì đường kính tơ
nấm khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với
nồng độ 180 ppm. Khả năng kháng nấm của nano
ZnO ở cùng nồng độ (210, 240 ppm) cao hơn rất
nhiều so với ĐC (+) sử dụng bột ZnO, với hiệu
quả kháng nấm cao gấp 3 lần.
Vậy nano ZnO có khả năng kháng được nấm
Cercospora sp. gây bệnh đốm lá, kết quả này phù
hợp với nghiên cứu của Derbalah và cs. (2013) và
Govinda và cs. (2015). Nano ZnO ở kích thước 25
nm có khả năng kháng Cercospora sp. thấp nhất ở
nồng độ 90 ppm, nano ZnO ở kích thước 20 – 25
nm có khả năng kháng nấm ở nồng độ thấp nhất là
100 ppm và kích thước hạt nano càng to thì khả
năng kháng vi sinh vật càng giảm.
3.2 Khảo sát khả năng kháng bệnh đốm lá
trên lan Dendrobium sonia của nano ZnO
3.2.1 Tỷ lệ bệnh đốm lá của lan Dendrobium
sonia khi xử lý nano
Lan bị bệnh đốm lá đã được xử lý bệnh theo các
nghiệm thức với tần suất phun 1 tuần/lần. ÐC (+)
sử dụng Carbenzim 0,1% theo nồng độ hiện đang
được áp dụng tại vườn lan của Trung tâm. Kết quả
về tỷ lệ bệnh đốm lá do nấm Cercospora sp. gây
ra ở lan Dendrobium sonia được đánh giá theo
mỗi tuần.
Bảng 2. Tỷ lệ bệnh của lan Dendrobium sonia khi xử lý nano (%)
Nghiệm
thức
Tác nhân xử lý
Tỷ lệ bệnh của lan Dendrobium sonia (%)
1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần
NT1 Nano ZnO 5 ppm 100 97,78c ± 3,85 92,22de ± 1,92 84,44c ± 1,93
NT2 Nano ZnO 10 ppm 100 90,00bc ± 0,00 84,44cd ± 1,93 81,11c ±1,92
NT3 Nano ZnO 15 ppm 100 84,44ab ± 5,09 78,89bc ± 6,94 67,88b ± 4,96
NT4 Nano ZnO 20 ppm 100 78,89a ± 5,09 68,89ab ± 3,85 58,89a ± 1,92
NT5 Nano ZnO 25 ppm 100 78,89a ± 3,85 65,55a ± 3,85 51,11a ± 3,85
NT6 Nano ZnO 30 ppm 100 76,67a ± 3,34 61,11a ± 5,09 53,33a ± 3,34
ĐC (+) Carbenzim 0,1% 100 78,89a ± 3,85 63,33a ± 3,34 56,67a ± 3,34
ĐC (-) Không xử lý 100 100c 100e 100d
CV (%) 0 4,27 5,09 4,37
P * * *
Trong cùng một nhóm giá trị trung bình, các trị số có cùng ký tự đi kèm khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. * khác
biệt rất có ý nghĩa (mức α = 0,05).
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 12 – 20
18
Hình 8. Lá non bị nhiễm
bệnh tại nghiệm thức đối
chứng
Hình 9. Hiện tượng vàng
lá và lá bị xơ của lan khi
bị nhiễm bệnh nặng
Hình 10. Lô lan trong
nghiệm thức xử lý với nano
ZnO 25 ppm sau 4 tuần
Hình 11. Lô lan trong
nghiệm thức đối chứng âm
sau 4 tuần
Theo kết quả ở Bảng 2, tỷ lệ bệnh đốm lá do nấm
Cercospora sp. gây ra trên lan Dendrobium sonia
giảm dần theo thời gian ở tất cả các nghiệm thức
trừ nghiệm thức ĐC (-). Thời gian xử lý nano
ZnO trên bệnh đốm lá càng lâu tỷ lệ bệnh càng
giảm và nồng độ nano càng tăng thì tỷ lệ bệnh
giảm. Sử dụng nano ZnO 25 nm ở nồng độ 20
ppm với tần suất phun 1 lần/tuần sau 4 lần phun
có thể trừ được nấm Cercospora sp. gây bệnh
đốm lá trên lan Dendrobium sonia với tỷ lệ bệnh
khoảng 55%, bệnh không xuất hiện trên các lá
non (Hình 10). Đối với nghiệm thức ĐC (-), tỷ lệ
bệnh của lan sau 4 tuần là 100%, bệnh vẫn xuất
hiện trên các lá non, những lá già có hiện tượng
vàng lá và lá bị xơ khi bệnh nặng (Hình 8, 9 và
11). Kết quả nghiên cứu phù hợp với công bố của
Kristina (2013) là nano ZnO có thể được sử dụng
cho việc phòng trừ nấm bệnh trên cây trồng.
3.2.2 Ảnh hưởng của nano ZnO lên chất lượng
của lan Dendrobium sonia ở các nghiệm
thức
Trong quá trình xử lý bệnh đốm lá trên lan, chúng
tôi theo dõi các chỉ tiêu về chất lượng lan như tỷ
lệ cây ra hoa, chiều dài phát hoa và số hoa trên
phát hoa, đường kính hoa, độ dày cánh hoa. Sau
đó, lan sẽ được cắt và bảo quản trong điều kiện
phòng thí nghiệm để theo dõi và xác định thời
gian bảo quản ở các nghiệm thức. Kết quả được
thể hiện ở Bảng 3.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 12 – 20
19
Bảng 3. Ảnh hưởng của nano ZnO lên chất lượng của lan Dendrobium sonia
Trong cùng một nhóm giá trị trung bình, các trị số có
cùng ký tự đi kèm khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống
kê. * khác biệt có ý nghĩa (mức α = 0,05); ** khác biệt rất
có ý nghĩa (mức α = 0,01); NS: không có ý nghĩa.
Kết quả ở Bảng 3 cho thấy, nano ZnO không ảnh
hưởng đến đường kính hoa, độ dày cánh hoa, thời
gian bảo quản hoa, kết quả khác biệt không có ý
nghĩa thống kê giữa nghiệm thức xử lý và không
xử lý với nano ZnO. Đối với chỉ tiêu về tỷ lệ cây
ra hoa thì nghiệm thức sử dụng nano ZnO ở nồng
độ 25 ppm cho tỷ lệ cây ra hoa là cao nhất (68,89
± 1,92%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê
với nghiệm thức 30 ppm nano ZnO và ĐC (+) xử
lý với thuốc diệt nấm Carbenzim 0,1% nhưng
khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với ĐC (-) và
nghiệm thức xử lý nano ZnO ở nồng độ 5, 10
ppm. Chiều dài phát hoa thì có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa ĐC (-) với nghiệm thức xử lý
nano ZnO ở nồng độ 15, 20, 25, 30 ppm và
nghiệm thức ĐC (+). Số hoa trên cành lan ở
nghiệm thức ĐC (-) khác biệt không có ý nghĩa
thống kê so với nghiệm thức xử lý nano ZnO ở
nồng độ 5, 10, 15, 20 ppm và ĐC (+) và khác biệt
rất có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức xử lý
nano ZnO ở nồng độ 25, 30 ppm.
Sự khác biệt này có thể là do Zn2+ là một trong
các nguyên tố vi lượng đầu tiên cần thiết cho cây
trồng, Zn2+ tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym
trong hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây. Zn2+ hỗ
trợ cho quá trình tổng hợp các chất sinh trưởng,
hệ thống men và một số phản ứng trao đổi chất
trong cây vì thế khi sử dụng nano ZnO có thể Zn2+
trong ZnO đã tác động và tham gia vào quá trình
sinh trưởng, phát triển của cây làm tăng chiều dài
và số lượng hoa trên phát hoa. Ngoài ra sự khác
biệt giữa các nghiệm thức còn có thể là do khi
bệnh đốm lá phát triển có thể làm kìm hãm sự
phát triển của cây, giảm tỷ lệ ra hoa, làm cho phát
hoa và số lượng hoa kém hơn so với cây bình
thường (Trần Thu Hà, 2011) vì thế những cây lan
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 12 – 20
20
ở nghiệm thức có tỷ lệ sạch bệnh cao có tỷ lệ cây
ra hoa, chiều dài phát hoa và số hoa trên 1 cành
nhiều hơn so với các nghiệm thức còn lại.
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Nano ZnO ở kích thước 25 nm có thể kháng được
nấm Cercospora sp. trong điều kiện in vitro và
kháng nấm tốt nhất ở nồng độ 180 ppm với hiệu
quả kháng nấm 60,46%.
Ở điều kiện in vivo khi xử lý bệnh đốm lá trên lan
Dendrobium sonia bằng nano ZnO 25 nm ở nồng
độ 20 ppm, tần suất phun 1 lần/tuần, 4 tuần liên
tiếp thì tỷ lệ bệnh giảm xuống còn 55% tương
đương với việc sử dụng thuốc diệt nấm
Carbenzim 0,1%.
4.2 Khuyến nghị
Tiếp tục nghiên cứu khả năng kháng nấm gây
bệnh trên các cây trồng khác của nano ZnO.
Triển khai mô hình xử lý bệnh đốm lá do nấm
Cercospora sp. gây ra trên lan Dendrobium.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
De, L. C., Vij, S., P. and Medhi R., P. (2013).
Post harvest physiology and technology in
orchids. Journal of horticulture, ISSN: 2376-
0354.
Derbalah, EL – Moghazy and Godah. (2013).
Alternative control methods of sugar beet ledf
spot disease caused by the fungus cercospora
beticola (Sacc). Epytian Journal of Biological
Pest control, 23, 247-256.
El – Hawary, S. S., El – Tantawy, M. E.,
Rabeh, M. A., Badr, W. K. (2013). Chemical
composition and biological activities of
essential oils of Azadirachta indica A. Jus.
International Journal of Applide Research in
Natural Products, 6 (4), 33-42.
Govinda, R. N., Thripuranthaka, M., Dattray, J. L.
and Sandip, S. S. (2015). Antimicrobial
activity of ZnO nanoparticles against
pathogenic bacteria and fungi. JSM
Nanotechnol Nanomed, 3 (1).
Kristina, Arunas and Zuvite. (2013). Antibacterial
and antifungal activity of photoactivated ZnO
nanoparticles in suspension. Joural of
Photochemistry and Photobiology B: Biology,
128, 78-84.
Narisa, U., Saichol, K., Wouter, G. Van Doorn.
(2007). 1-MCP pretreatment prevents bud and
flower abscission in Dendrobium orchids.
Postharvest Biology and Technology, 43, 374-
380.
Sawai, J., Igarashi, H., Hashimoto, A., et al.
(1995). Evaluation of Growth Inhibitory Effect
of Ceramics Powder Slurry on Bacteria by
Conductance Method. Journal of Chemical
Engineering of Japan, 28, 288-293.
Senguttuvan, J., Subramaniam, P. and
Krishnamoorthy. (2013). In vitro antifungal
activity of leaf and root extracts of the
medicinal plant, Hypochaeris Radicata L.
International Journal of Pharmacy and
Pharmaceutical Sciences, 5 (3), ISSN: 0975-
1491.
Trần Thu Hà. (2011). Bệnh đốm lá trên phong
lan. Chi cục bảo vệ thực vật TP. HCM.
=127&cid=15.
Trần Ngọc Hùng, Phan Trọng Nhân, Ngô Thị
Lành, Nguyễn Thị Minh Thanh, & Hoàng Thị
Xuân. (2014). Sàng lọc một số chủng
Trichoderma so đối kháng với Colletotrichum
sp. gây bệnh thán thư trên cây ớt trồng ở Bình
Dương. Tạp chí Trường đại học Thủ Dầu Một,
1, 10-16.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02_pham_thi_ha_van_0_6237_2024217.pdf