1. Kết luận
Mật độ nuôi ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng, tỉ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn
của cá ở cả hai cỡ cá thí nghiệm. Ở mật độ
nuôi thấp nhất trong mỗi thí nghiệm cho tốc
độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn cao
nhất. Xét theo tiêu chí tăng trưởng, hệ số sử
dụng thức ăn và tỉ lệ sống, mật độ nuôi phù
hợp cho cỡ cá giống 31,67 g/con là 1,5 con/m2
và ở cỡ cá 406,8 g/con là 0,5 con/m2 sau 6
tháng nuôi.
2. Kiến nghị
Trong nuôi thương phẩm cá lăng chấm,
việc đảm bảo mật độ nuôi thích hợp đóng vai
trò quan trọng trong sự thành công của mô
hình, người nuôi nên thả giống đủ một lần rồi
tiến hành san thưa định kỳ theo các giai đoạn
sinh trưởng của cá
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus Lacépède, 1803) nuôi thương phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
146 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG
CỦA CÁ LĂNG CHẤM (HEMIBAGRUS GUTTATUS LACÉPÈDE, 1803)
NUÔI THƯƠNG PHẨM
EFFECTS OF STOCKING DENSITY ON GROWTH AND SURVIVAL RATE
OF SPOTTED CATFISH (HEMIBAGRUS GUTTATUS LACÉPÈDE, 1803)
IN GROW-OUT PERIOD
Nguyễn Đức Tuân1, Nguyễn Quang Huy1
Ngày nhận bài: 25/3/2016; Ngày phản biện thông qua: 06/7/2016; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mật độ phù hợp để nuôi cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus)
từ giai đoạn cá giống lên cá thương phẩm qua hai thí nghiệm. Thí nghiệm 1, nuôi cá giống từ cỡ 31,7 ± 4,3 g
ở các các mật độ 1,5, 2,0, 2,5 và 3,0 con/m2. Thí nghiệm 2, nuôi cá từ cỡ 406,8 ± 41,5 g ở các mật độ 0,5; 1,0;
1,5 và 2,0 con/m2. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3
lần. Cá trong cả hai thí nghiệm được nuôi trong các ô lưới trong ao với diện tích 80 m2/ô. Cá được cho ăn thức
ăn chế biến có hàm lượng protein 46,2%, lipid 10,3% (cho ăn vào 8h) và cá tạp (cá mè và cá biển) theo tỷ lệ
50:50 (cho ăn vào 16h) theo mức thỏa mãn. Ở cả hai thí nghiệm, khi tăng mật độ nuôi tốc độ tăng trưởng và
hiệu quả sử dụng thức ăn giảm (P<0,05). Ở thí nghiệm thứ 2, khi tăng mật độ nuôi lên 2 con/m2 còn làm giảm
tỉ lệ sống của cá so với mật độ nuôi 0,5 con/m2 (P<0,05). Mật độ phù hợp để nuôi thương phẩm cá lăng chấm
theo tiêu chí tốc độ tăng trưởng, hệ số thức ăn và tỉ lệ sống cao ở cỡ cá 31,7 g/con là 1,5 con/m2, và ở cá ở cỡ
cá 406,8 g/con là 0,5 con/m2.
Từ khóa: Cá lăng chấm, Hemibagrus guttatus, mật độ nuôi, cá thương phẩm
ABSTRACT
This study was conducted to determine the appropriate stocking densities in grow-out stage of spotted
catfi sh Hemibagrus guttatus through two feeding experiments in earthen pond. The fi rst experiment was
conducted with fi sh size of 31.7 ± 4.3 g in average, at four stocking densities ranged from 1.5; 2.0, 2.5 to 3.0
per m2. Experiment 2 was conducted with fi sh size of 406.8±41.5 g in average, at four stocking densities ranged
from 0.5; 1.0, 1.5 to 2.0 per m2. The experiments were designed as completely random type with triplicates for
each density treatment. Fish in both experiments were cultured in hapas of 80 m2 each in pond and fed with
compound diet of 46.2% protein and 10.3% lipid (at 8am) together with trash fi sh (at 4pm) (silver carp and sea
trash fi sh) at ratio 50:50 until satiation. The study showed that the growth rate, feed utilization of the fi sh were
reduced as increased stocking densities (P<0.05). Survival rate of fi sh was lowest at highest stocking density in
experiment 2 (2 per m2) (P<0.05). Based on growth rate and feed utilization, the appropriate stocking density
for farming the fi sh at initial size of 31.7 g and 406.8 g were 1.5 fi sh per m2and 0.5 per m2, respectively.
Keywords: Spotted catfi sh, Hemibagrus guttatus, stocking density, commercial fi sh
1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 147
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá lăng chấm Hemibagrus guttatus
(Lacépède 1803) là loài cá có giá trị kinh tế của
miền Bắc Việt Nam. Thịt cá lăng chấm mềm, ít
xương dăm, được coi là loại cá đặc sản nước
ngọt của miền Bắc. Trong những năm 1960-
1970 sản lượng cá lăng chấm chiếm một tỉ
trọng khá lớn của sản lượng cá đánh bắt tự
nhiên của một số tỉnh miền núi phía Bắc [6].
Tuy nhiên, sản lượng cá lăng chấm trong tự
nhiên đã giảm sút nghiêm trọng [1]. Cá lăng
chấm có tên trong Sách đỏ Việt Nam do Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường công bố
vào năm 2000 và được xếp vào mức nguy cấp
bậc V, cần phải bảo vệ gấp. Trong các loài
thuộc họ Bagridae thì cá lăng chấm H. guttatus
là loài có kích thước lớn nhất, phân bố rộng rãi
ở thượng lưu và trung lưu các sông suối lớn ở
miền Bắc nước ta [3].
Trước thực trạng trên, từ năm 2002-2008
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã tiến
hành các nghiên cứu nhằm xây dựng quy trình
sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá lăng
chấm với mục đích tái tạo nguồn lợi và đưa
cá lăng chấm trở thành đối tượng nuôi đặc
sản. Quy trình sản xuất giống nhân tạo cá lăng
chấm đã được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản 1 nghiên cứu và hoàn thiện [5].
Mật độ nuôi nuôi cá ảnh hưởng đến tăng
trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, tỉ lệ sống
của cá và hiệu quả kinh tế. Năng suất nuôi cá
trong ao cao nhất sẽ có thể đạt được khi mật
độ thả thích hợp. Khi mật độ thả thấp thì sẽ
gây lãng phí diện tích và thức ăn tự nhiên trong
ao. Mật độ thả dày cá sẽ chậm lớn dẫn đến
năng suất nuôi thấp [2]. Mật độ thả cá có ảnh
hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng của cá và
hiệu quả kinh tế. Một ví dụ điển hình là đối với
cá Nheo Mỹ Ictalurus punctatus. Mật độ nuôi
phổ biến tại các trang trại cá nheo tại Mỹ dao
động từ 10.000 đến trên 35.000 con/ha. Kết
quả nghiên cứu của Losinger và ctv năm 2003
về mối quan hệ giữa mật độ thả giống và hiệu
quả kinh tế cho thấy: lợi nhuận đạt cao nhất tại
mật độ thả thấp hơn khá nhiều mật độ thả đạt
năng suất cao nhất. Năng suất đạt cao nhất khi
thả cá nheo với mật độ 30.000 con/ha trong khi
mật độ thả để đạt lợi nhuận cao nhất là 17.000
- 21.000 con/ha. Nguyên nhân chủ yếu là do
khi nuôi đạt được năng suất cao nhất thì tỷ lệ
sống, tốc độ tăng trưởng của cá giảm đồng
thời hệ số thức ăn của cá lại cao.
Để xây dựng quy trình nuôi thương phẩm
cá lăng chấm đạt hiệu quả cao, nghiên cứu
nhằm xác định được các mật độ nuôi phù hợp
cho giai đoạn nuôi thương phẩm là cần thiết.
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Cá thí nghiệm là cá lăng chấm Hemibagrus
guttatus ( Lacépède 1803) ở hai cỡ cá có khối
lượng trung bình là 31,7±4,3 g và 406,8±41,5 g.
Cá thí nghiệm có nguồn gốc từ cá giống được
sinh sản nhân tạo từ đàn cá bố mẹ nuôi tại Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I. Thí nghiệm
được tiến hành tại Trạm Thủy sản Chương Mỹ,
huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Hình 1. Cá lăng chấm H. guttatus trưởng thành
2. Bố trí thí nghiệm
Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1
được thực hiện ở cá có cỡ trung bình 31,7±4,3
g với 4 mật độ nuôi 1,5, 2,0, 2,5 và 3,0 con/
m2. Thí nghiệm 2 được thực hiện ở cá có cỡ
trung bình 406,8± 41,5 g với 4 mật độ nuôi là
0,5, 1,0, 1,5 và 2,0 con/m2. Cá ở cả hai thí
nghiệm được nuôi trong các giai lưới (ô thí
nghiệm) được ngăn từ 1ao nuôi thương phẩm,
mỗi giai lưới có diện tích 80 m2. Các thí nghiệm
được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn,
mỗi nghiệm thức mật độ được lặp lại 3 lần. Sơ
đồ bố trí các ô thí nghiệm ở Hình 2. Số lượng
148 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
Ô 1 Ô 3 Ô 5 Ô 7 Ô 9 Ô 11 Ô 13 Ô 15 Ô 17 Ô 19 Ô 21 Ô 23
160 120 240 160 120 120 80 160 80 80 40 40
240 160 200 240 200 200 160 120 40 120 160 120
Ô 2 Ô 4 Ô 6 Ô 8 Ô 10 Ô 12 Ô 14 Ô 16 Ô 18 Ô 20 Ô 22 Ô 24
Hình 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
TN1: cỡ cá 31,7 g/con TN2: cỡ cá 406,8 g/con
cá trong mỗi ô thí nghiệm là số cá tương ứng
với mật độ cá thí nghiệm trong mỗi nghiên cứu.
3. Quản lý chăm sóc cá thí nghiệm
Cá ở trong hai thí nghiệm được cho ăn
thức ăn viên chìm có hàm lượng protein 46,2%
và hàm lượng lipid 10,3%, kết hợp với thức
ăn tươi sống là cá mè và cá biển nhỏ theo tỷ
lệ về khối lượng là 1/1. Cá được cho ăn đến
thỏa mãn, 2 lần/ngày vào 8h (thức ăn chế biến)
và 16h (thức ăn tươi sống). Trong mỗi ô thí
nghiệm có 1 sàng cho ăn để kiểm tra mức độ
sử dụng thức ăn của cá. Hàng ngày theo dõi
lượng thức ăn của từng ô để điều chỉnh lượng
thức ăn cho phù hợp. Thành phần thức ăn chế
biến cho cá như sau: bột cá Peru (66% Protein)
55,6%, bột đỗ tương 28,8%, bột mỳ 7,1%, cám
gạo 5%, dầu cá 1,5%, vi lượng và khoáng 2%.
Thức ăn viên được chế biến tại xưởng sản
xuất thức ăn tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản I.
Ao được thay nước trong khoảng 10-15%
lượng nước trong ao/ngày. Nước trong ao luôn
được giữ ở mức 1,2-1,5 m. Định kỳ hàng tuần
vệ sinh giai lưới để đảm bảo lưu thông nước
giữa giai và ao nuôi. Hai thí nghiệm được thực
hiện đồng thời trong thời gian từ tháng 3 đến
tháng 9 năm 2007.
4. Thu thập số liệu
Các số liệu thu thập bao gồm: lượng thức
ăn hàng ngày của cá (đã trừ khối lượng thức
ăn thừa trong sàng 1h sau khi cho cá ăn), số
lượng cá chết tại từng ô thí nghiệm, số liệu
tăng trưởng của cá (chiều dài và khối lượng
cá) được thu với tần suất 2 tháng/lần của 30
con cá/ô thí nghiệm. Khi kết thúc thí nghiệm
tiến hành tháo cạn ao, cân đo 50 mẫu/ô thí
nghiệm (thí nghiệm cỡ cá 31,7 g/con) và 30
con/ô thí nghiệm (thí nghiệm cỡ cá 406,8 g/con)
sau đó cân toàn bộ số cá trong ô thí nghiệm.
Các yếu tố nhiệt độ, ô xy hoà tan, pH được
đo với tần suất 2 ngày/lần vào 6h và 14h. Các
yếu tố nhiệt độ, ô xy, pH được đo bằng máy
đo cầm tay hiệu YSI. Thu mẫu nước được thực
hiện ở 3 vị trí ở các ô số 2, số 12 và 24 để đảm
bảo tính đại diện của chất lượng nước trong ao.
Các yếu tố COD, BOD5, H2S được thu mẫu
và phân tích 2 tuần/lần, vị trí thu mẫu tại các
ô số 2, số 12 và 24. Mẫu được phân tích theo
các phương pháp chuẩn của APHA (1981).
Tốc độ tăng trưởng tương đối theo khối
lượng được tính theo công thức:
SGRw (%/ngày) = 100x(LnW1 - LnWo)/(T1-T0)
Trong đó: W1: khối lượng cá khi kết thúc
thí nghiệm (g)
W0: Khối lượng cá khi bắt đầu thí nghiệm (g)
T1: Thời điểm kết thúc thí nghiệm
T0: Thời điểm bắt đầu thí nghiệm
Hệ số thức ăn =
Khối lượng thức ăn cá sử dụng (kg)
Khối lượng tăng lên của cá (kg)
Tỷ lệ sống của ác (%) =
Số cá thu hoạch (con)
Số cá thả (con)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 149
5. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu trong nghiên cứu này được thể
hiện là giá trị trung bình (TB)±độ lệch chuẩn
(SD). Kết quả nghiên cứu được so sánh bằng
phương pháp phân tích phương sai 1 nhân
tố (one – way ANOVA) và sử dụng phép kiểm
định LSD để xác định sự khác biệt giữa các
mật độ nuôi với độ tin cậy 95%. Giá trị tỷ lệ
sống được chuyển đổi sang arcsin trước khi
phân tích phương sai. Số liệu được xử lý bằng
phần mềm thống kê SPSS 20.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Biến động của một số yếu tố môi trường
nước thí nghiệm
Nhiệt độ nước ao trong thời gian thí
nghiệm thấp nhất tại tháng 4/2007 đạt
24,77±4,02 0C và cao nhất tại tháng 7/2007
ở mức 33,01±1,99 0C. Giá trị pH trung bình
qua các tháng dao động ở mức 7,73-8,30.
Hàm lượng oxy hòa tan nằm trong khoảng
4,61±1,44 mg/l vào tháng 7/2007 và cao
nhất đạt 5,22±1,16 mg/l vào tháng 6/2007.
Hàm lượng H2S dao động trong khoảng
0,03 ± 0,01 mg/l đến 0,04±0,01mg/l. COD
dao động trong khoảng 4,50±1,48 mg/l
đến 8,30±0,64 mg/l. BOD5 dao động trong
khoảng 2,06±1,13 mg/l đến 3,40±1,21 mg/l.
Nhìn chung, các chỉ tiêu thủy lý và thủy hóa
của môi trường nước trong ao dùng bố trí
thí nghiệm đều ở mức phù hợp cho sự sinh
trưởng của cá (Bảng 1).
Bảng 1. Giá trị một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm
Chỉ tiêu theo dõi
Thời gian Nhiệt độ (t
0C) pH DO (mg/l) H2S (mg/l) COD (mg/l) BOD5 (mg/l)
Tháng 4 24,77±4,02 8,29 4,56±1,54 0,04±0,01 7,70±0,52 3,36±1,09
Tháng 5 29,48±5,14 8,28 5,17±1,70 0,04±0,01 4,50±1,48 2,06±1,13
Tháng 6 32,78±2,42 8,19 5,22±1,16 0,04±0,01 7,63±0,60 3,22±0,83
Tháng 7 33,01±1,99 7,91 4,72±2,05 0,03±0,01 8,30±0,64 3,40±1,21
Tháng 8 32,34±1,66 7,73 4,61±1,44 0,03±0,01 7,67±0,65 3,23±1,15
Tháng 9 30,91±1,82 7,88 4,71±0,92 0,04±0,01 8,23±0,73 3,40±1,16
Chú thích: Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn
Do ao thí nghiệm thường xuyên được
cấp nước nên khả năng rửa trôi các chất thải
và thức ăn thừa rất tốt. Mặc dù thức ăn cho
cá lăng chấm có hàm lượng protein lên đến
46,2% và lipid 10,3% nhưng kết quả phân tích
BOD5 và COD cho thấy ao nghèo dinh dưỡng
trong suốt thời gian tiến hành thí nghiệm.
2. Kết quả thí nghiệm giai đoạn cá cỡ
30 - 300g/con
Sau 4 tháng nuôi, khối lượng trung bình
của cá nuôi ở mật độ 1,5 con/m2 đạt 151,1 ±
2,7 g và 2,0 con/m2 đạt 142,0±2,9 g không sai
khác nhau (P>0,05) nhưng lớn hơn cá nuôi
ở mật độ 2,5 con/m2 và 3,0 con/m2 (P<0,05)
(Hình 3). Sau 6 tháng, có sự khác biệt về khối
lượng cá ở cả 4 nghiệm thức mật độ, cá nuôi
ở mật độ thấp hơn có khối lượng trung bình,
tốc độ tăng trưởng cao hơn (P <0,05, Bảng 2).
Khối lượng trung bình thấp nhất tại mật độ nuôi
3,0 con/m2 là 209,1 ± 5,2 g và cao nhất ở mật
độ nuôi 1,5 con/m2 là 275,5 ± 3,0 g. Chiều dài
cá nuôi ở mật độ thấp nhất (1,5 con/m2) cũng
lớn nhất nhưng không sai khác với cá nuôi ở
mật độ 2,0 con/m2 (P>0,05).
150 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
Tỷ lệ sống của cá tại các công thức thí
nghiệm nhìn chung khá cao, dao động từ 92,5
đến 94,8% và không có sự sai khác (P>0,05).
Hệ số thức ăn của cá nuôi ở mật độ 1,5 con/
m2 là 3,14 không sai khác với cá nuôi ở mật độ
2,0 con/m2 (P>0,05) và thấp hơn cá nuôi ở mật
độ 2,5 con/m2 và 3,0 con/m2 (P<0,05). Không
có sự sai khác về hệ số thức ăn giữa cá nuôi
ở hai mật độ cao hơn là 2,5 và 3,0 con/m2
(P>0,05). Hệ số thức ăn tăng dần theo mật độ
nuôi của cá và sai khác là có ý nghĩa (P<0,05).
3. Kết quả thí nghiệm giai đoạn cá cỡ
400 - 900 g/con
Sau 2 tháng nuôi khối lượng trung bình của
cá nuôi ở mật độ 0,5 con/m2 đạt 615,6 ± 4,3 g
và mật độ 1,0 con/m2 đạt 609,0 ± 9,8 g không
có sự khác biệt nhau (P>0,05) nhưng lớn hơn
cá nuôi ở mật độ 1,5 con/m2 và 2,0 con/m2
(P<0,05). Tương tự như vậy, sau 4 tháng nuôi
khối lượng trung bình của cá nuôi ở mật độ 0,5
con/m2 đạt 750,7 ± 5,3 g và mật độ 1,0 con/m2
đạt 729,9 ± 6,2 g cũng không có sự sai khác
(P>0,05) nhưng lớn hơn cá nuôi ở mật độ 1,5
con/m2 và 2,0 con/m2 (P<0,05). Tuy nhiên, ở
thời điểm này khối lượng trung bình của cá
nuôi ở mật độ 1,5 con/m2 đạt 660,3 ± 6,8 g đã
lớn hơn cá nuôi ở mật độ 2,0 con/m2 đạt 627,9
± 8,1 g (P<0,05) (Hình 4).
Hình 3. Khối lượng trung bình của cá thí nghiệm theo thời gian nuôi
Bảng 2. Tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn khi nuôi cá giai đoạn 30-300 g/con
với các mật độ khác nhau
Chỉ tiêu đánh giá
Mật độ thả giống (con/m2)
1,5 2,0 2,5 3,0
Chiều dài (cm) 29,1±0,6c 28,3±0,5bc 27,7±0,3ab 26,8±0,7a
Khối lượng (g) 275,5±5,3d 246,3±8,5c 227,1±6,4b 209,1±9,0a
SGRw(%/ngày) 1,24±0,01d 1,17±0,02c 1,13±0,02b 1,02±0,02a
Tỷ lệ sống (%) 93,9±3,8a 94,8±3,4a 92,5±0,8a 94,7±0,6a
Hệ số thức ăn 3,14±0,09a 3,29±0,12ab 3,62±0,17b 3,62±0,21b
Giá trị trung bình ± SD. Giá trị trung bình trong cùng một hàng khác nhau nếu có ký tự mũ a, b, c khác nhau (P<0,05)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 151
Sau 6 tháng nuôi, có sự khác biệt về
khối lượng cá ở cả 4 nghiệm thức mật độ, cá
nuôi ở mật độ thấp hơn có khối lượng trung
bình, tốc độ tăng trưởng cao hơn (P<0,05,
Bảng 3). Khối lượng trung bình thấp nhất
tại mật độ nuôi 2,0 con/m2 là 690,2 g và cao
nhất ở mật độ nuôi 0,5 con/m2 là 896,6 g.
Chiều dài cá nuôi ở mật độ thấp nhất (0,5
con/m2) cũng lớn nhất (48,0 cm) nhưng
không sai có ý nghĩa thống kê với cá nuôi
ở mật độ 1,0 con/m2 (46,6 cm) (P>0,05) tuy
nhiên lại lớn hơn so với chiều dài của cá nuôi
tại mật độ 1,5 con/m2 (42,8 cm) và 2,0 con/m2
(41,6 cm) (P<0,05).
Hình 4. Khối lượng trung bình của cá thí nghiệm theo thời gian nuôi
Bảng 3. Tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn khi nuôi cá 406,8 g/con
với các mật độ khác nhau
Chỉ tiêu
Mật độ thả cá (con/m2)
0,5 1,0 1,5 2,0
Khối lượng 896,6±16,0d 854,2±12,5c 739,9±20,1b 690,2±11,0a
Chiều dài 48,0±1,3b 46,6±1,1b 42,8±2,2a 41,6±1,2a
SGRw(%/ngày) 0,45±0,01d 0,42±0,01c 0,34±0,02b 0,30±0,01a
Tỷ lệ sống (%) 92,5±4,1b 91,7±1,4ab 91,7±1,6ab 86,5±1,5a
Hệ số thức ăn 4,25±0,1a 4,56±0,2a 5,18±0,2b 5,18±0,2c
Số liệu là giá trị trung bình ± SD. Giá trị trung bình trong cùng một hàng khác nhau nếu có ký tự mũ a, b, c khác nhau (P<0,05)
Tỷ lệ sống của cá ở các mật độ thả cá khác
nhau nhìn chung khá cao, dao động từ 86,5
đến 92,5%. Tỷ lệ sống của cá có xu hướng
giảm dần khi mật độ thả cá tăng, cao nhất tại
mật độ nuôi 0,5 con/m2 (92,5%), không sai
khác so với mật độ nuôi 1,0 và 1,5 con/m2
(P>0,05) nhưng lớn hơn so với nghiệm thức
nuôi với mật độ 2,0 con/m2 (86,5%) (P<0,05).
Hệ số thức ăn của cá tăng dần khi mật độ
nuôi của cá tăng lên và có sự sai khác có ý
nghĩa (P<0,05) giữa các mật độ nuôi. Hệ số
thức ăn thấp nhất tại mật độ 0,5 con/m2 (4,25),
không sai khác so với mật độ nuôi 1,0 con/m2
(P>0,05) nhưng thấp hơn và có sai khác so với
mật độ nuôi 1,5 và 2,0 con/m2 (P<0,05).
4. Thảo luận
Kết quả ở hai thí nghiệm đều cho thấy tốc
độ tăng trưởng, cỡ cá tại thời điểm kết thúc thí
nghiệm giảm và hệ số thức ăn có xu hướng
tăng khi tăng mật độ nuôi. Ở mật độ nuôi quá
cao có thể có sự cạnh tranh về thức ăn, cá
cắn nhau, hoặc stress do mật độ cao làm giảm
tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá. Cá
lăng chấm là cá dữ ăn thịt mới được thuần hóa
trong thời gian ngắn nên tính hoang dã vẫn còn
mạnh, khi sống trong môi trường nuôi chật hẹp
chúng vẫn thường cắn nhau có thể gây chết.
Trong quá trình cân đo thu mẫu quan sát thấy
trên thân cá có khá nhiều các vết răng, điều
này cũng xảy ra ở các ao nuôi cá thương phẩm
152 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
với diện tích hàng nghìn m2. Về ảnh hưởng
của các yếu tố môi trường, việc thu mẫu tại 3
điểm đại diện cho thấy sự khác nhau giữa các
điểm thu mẫu là không lớn và đều nằm trong
ngưỡng thích hợp cho cá sinh trưởng.
Những nghiên cứu xác định mật độ ương
nuôi phù hợp cho các đối tượng cá khác như
cá lăng vàng Mystus nemurus [4], cá chiên
Bargarius yarrelli (Trần Anh Tuấn, 2010) đều
có những phát hiện tương tự. Ở thí nghiệm
thứ nhất với cỡ cá nuôi ban đầu 31,7 g/con,
sau 4 tháng nuôi không có sự khác biệt về khối
lượng trung bình của cá nuôi ở mật độ 1,5 và
2,0 con/m2. Để cá có tăng trưởng tối ưu mà
vẫn đảm bảo được mật độ phù hợp không gây
lãng phí diện tích thì có thể nuôi cá ở mật độ
2,0 con/m2 từ cỡ cá khoảng 30g/con trong 4
tháng. Sau giai đoạn này có thể san thưa giảm
mật độ nuôi còn 1,5 con/m2. Ở thí nghiệm 2,
cá nuôi ở mật độ thấp nhất (0,5 con/m2) cho
tăng trưởng cao nhất. Tuy nhiên trong thực
tiễn sản xuất có thể xem xét để nuôi ở mật độ
1 con/m2 vì ở mật độ nuôi này không làm tăng
hệ số chuyển đổi thức ăn so với mật độ nuôi
0,5 conn/m2 và không làm giảm tỉ lệ sống của
cá như nuôi ở mật độ 2 con/m2.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Mật độ nuôi ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng, tỉ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn
của cá ở cả hai cỡ cá thí nghiệm. Ở mật độ
nuôi thấp nhất trong mỗi thí nghiệm cho tốc
độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn cao
nhất. Xét theo tiêu chí tăng trưởng, hệ số sử
dụng thức ăn và tỉ lệ sống, mật độ nuôi phù
hợp cho cỡ cá giống 31,67 g/con là 1,5 con/m2
và ở cỡ cá 406,8 g/con là 0,5 con/m2 sau 6
tháng nuôi.
2. Kiến nghị
Trong nuôi thương phẩm cá lăng chấm,
việc đảm bảo mật độ nuôi thích hợp đóng vai
trò quan trọng trong sự thành công của mô
hình, người nuôi nên thả giống đủ một lần rồi
tiến hành san thưa định kỳ theo các giai đoạn
sinh trưởng của cá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phạm Báu, Nguyễn Đức Tuân, Bùi Đình Đặng, Nguyễn Công Thắng, 2000. Điều tra nghiên cứu hiện trạng và
biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng:
Cá Anh vũ Semilabeo notabilis (Peters, 1880); Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima,1926); Cá lăng
Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803); Cá Chiên Bagarius yarrelli (Sykes, 1841). Báo cáo tổng kết đề tài,Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1, trang 8.
2. Gecking D., 1987. Sinh thái học nuôi cá (bản dịch của Hà Quang Hiến). NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 26-59
3. Nguyễn Văn Hảo, 2005. Ngư loại học tập II. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 350-353.
4. Nguyễn Thị Hồng Thắm và Nguyễn Quang Huy, 2013. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tăng tưởng, tỉ lệ sống
và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá lăng vàng (Mystus nemurus) nuôi lồng trên hồ chứa. Tạp chí Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn. Số 24: 92-96.
5. Nguyễn Đức Tuân, Khương Văn Thưởng, Lê Thiên Lý, Ngô Ngọc Ninh, 2005. Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản
nhân tạo cá lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803) trong điều kiện nuôi. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1.
6. Mai Đình Yên, 1978. Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
Trang 252.
7. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 2000. Sách Đỏ Việt Nam – Phần Động vật. NXB Khoa học và kĩ thuật
Hà Nội: 277-278.
Tiếng Anh
8. APHA, 1981. Standard methods for the examination of water and waste water, fi fteenth edition. American
Public Health Association.
9. Tucker C., 2003. Channel catfi sh, In: Aquaculture: farming aquatic animals and plants (eds J. S. Lucas & P. C.
Southgate). Fishing News Book: 346-364.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_mat_do_nuoi_len_sinh_truong_va_ti_le_song_cua.pdf