Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata sowerby, 1851) ương trong ao tại Thái Bình

1. Kết luận Điều kiện môi trường ao trong quá trình ương giống nghêu phù hợp cho nghêu sinh trưởng: tỷ lệ cát : bùn: 84:16%; nhiệt độ nước 31,96 ± 2,70C; pH 7,24 - 8,6; độ trong 47,03 ± 7,002; độ mặn 13,62 ± 5,81 ppt và độ sâu 0,88 ± 0,17 m. Nghêu được ương ở mật độ 3.000 con/m2 cho tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài và khối lượng cao nhất (0,92 %/ngày; 1,59 %/ngày), thấp nhất ở mật độ ương 6.000 con/m2 (0,66 %/ngày; 1,33 %/ngày). Tỉ lệ sống của nghêu đạt cao nhất ở mật độ 3.000 con/m2 (94%) và thấp nhất ở mật độ 6.000 con/m2 (88%). 2. Kiến nghị Cần nghiên cứu ảnh hưởng một số yếu tố môi trường như: nhiệt độ, hàm lượng ôxy hòa tan, hàm lượng muối dinh dưỡng, thành phần sinh vật phù du. nhằm tạo môi trường thích hợp cho ương giống nghêu. Cần nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu giai đoạn nuôi thương phẩm để tìm được mật độ nuôi phù hợp cho nghêu sinh trưởng, phát triển, đạt hiệu quả kinh tế.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata sowerby, 1851) ương trong ao tại Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 129 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ LÊN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG CỦA NGHÊU BẾN TRE (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) ƯƠNG TRONG AO TẠI THÁI BÌNH EFFECT OF DENSITIES ON GROWTH, SURVIVAL RATE OF BEN TRE CLAM (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) REARED IN POND IN THAI BINH Nguyễn Thị Minh Nguyệt1, Lê Anh Tuấn2, Nguyễn Quang Hùng3 Ngày nhận bài: 16/8/2013; Ngày phản biện thông qua: 18/9/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014 TÓM TẮT Mật độ ương là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả ương giống của nhiều loài thủy sản nói chung và nghêu nói riêng. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của 4 mật độ ương giống nghêu Bến Tre (3.000, 4.000, 5.000 và 6.000 con/m2) nhằm tìm ra mật độ thích hợp cho quá trình ương giống nghêu trong ao đất. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2012 tại ao nước lợ thuộc xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nghêu ương ở mật độ 3.000 con/m2 cho tốc độ tăng trưởng tương đối theo chiều dài (0,92 %/ngày) và khối lượng (1,59 %/ngày) là cao nhất so với các mật độ ương khác (p < 0,05). Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài và khối lượng của nghêu ương ở mật độ 4000 con/m2 (0,77 %/ngày; 1,43 %/ngày) và mật độ 5000 con/m2 (0,8 %/ngày; 1,46 %/ngày) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhau nhưng có khác biệt so với mật độ ương 3000 con/m2 và 6.000 con/m2. Tỷ lệ sống của nghêu khi ương ở mật độ 3.000 con/m2 là cao nhất đạt 92 % và thấp nhất ở mật độ 6.000 con/m2 (88%). Từ nghiên cứu này có thể thấy, mật độ ương nghêu thích hợp là dưới 5.000 con/m2 nhằm đảm bảo tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống tốt nhất của nghêu khi ương trong ao. Từ khóa: mật độ ương, tỷ lệ sống, nghêu Bến Tre ABSTRACT Rearing density is one of the important factors that strongly effect on growth rate, survival rate and rearing effi ciency of many aquatic species as well as Ben Tre clams. This study presents the results on effects of four densities (3.000, 4.000, 5.000 and 6.000 individual/m2 in order to identify the suitable density for rearing this species in pond. The study was conducted from May to August, 2012 in brackishwater pond belonged to Đong Minh village, Tien Hai district, Thai Binh province. Results showed that the clams reared at the density of 3,000 individual/m2 was highest of relative growth rate in length and weight (0.92%/day and 1.59%/day, respectively (p<0.05). There were no signifi cant differences in relative growth rate in length and weight between the density of 4,000 individual/m2 (0.77%/day; 1.43%/day) and 5000 individual/m2 (0.8%/day; 1.46%/day) but there were signifi cant differences when compared to those in desity of 3,000 individual/m2 and 6,000 individual/m2. This clams reared at the densities of 3,000 individual/m2 was highest (92%) and lowest at density of 6,000 individual/m2 (88%). From this result, it could be suggested that the most suitable density for rearing the Ben Tre clams in pond should be less than 5,000 individual/m2 in order to optimize the growth, survival rate of seed. Keywords: rearing densities, survival rate, Ben Tre clam 1 Nguyễn Thị Minh Nguyệt: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2010 – Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Lê Anh Tuấn: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang 3 TS. Nguyễn Quang Hùng: Viện Nghiên cứu hải sản Hải Phòng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghêu Bến Tre là đối tượng động vật thân mềm hai mảnh vỏ giá trị kinh tế cao, dễ dàng sinh trưởng và phát triển ở các vùng triều cửa sông nước ta do kỹ thuật nuôi đơn giản, chu kỳ nuôi ngắn, vốn đầu tư ít nhưng hiệu quả kinh tế cao. Với tiềm năng về diện tích bãi triều sẵn có và điều kiện môi trường phù hợp, nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) được di nhập Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 130 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG về nuôi tại Thái Bình trong nhiều năm qua [7]. Tuy nhiên, do thời gian vận chuyển con giống kéo dài nên chất lượng con giống giảm, tỷ lệ sống thấp, chi phí giống cao đã hạn chế năng suất và sản lượng nghêu nuôi trong Tỉnh. Để khắc phục tình trạng trên, một số hộ nuôi đã cải tạo một phần diện tích ao nước lợ nuôi tôm sú hiệu quả thấp sang ương nghêu giống và bước đầu đạt kết quả tốt [6]. Ương nghêu giống trong ao nước lợ có thể chủ động kiểm soát được các yếu tố đầu vào như con giống, môi trường, dịch bệnh... từ đó nâng cao tỷ lệ sống của nghêu giống, hạn chế rủi ro do bệnh dịch gây ra. Tuy nhiên, phương pháp ương nghêu giống trong ao nước lợ hiện nay chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm là chính chưa có quy trình kỹ thuật cụ thể. Vì thế, việc nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu giống ương trong ao là hết sức cần thiết, góp phần chủ động đáp ứng lượng nghêu giống cỡ lớn có chất lượng cao, kịp thời vụ cho nhu cầu nuôi nghêu thương phẩm trên bãi triều của người dân tại Thái Bình. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2012. Địa điểm nghiên cứu: Ao nước lợ thuộc xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 2. Vật liệu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) được mua từ Bến Tre về. Cỡ nghêu giống thả ban đầu 40.000 con/kg, chiều dài dao động từ 2,93 ± 0,14 đến 3,43 ± 0,13 mm. Nghêu được ương trong ao nước lợ có diện tích 2.000 m2/ao nền đáy ao được cải tạo, bổ sung cát mịn. Chất đáy có tỷ lệ cát/bùn là 88 : 12%. 3. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ được bố trí ở 4 nghiệm thức có mật độ ương khác nhau là: 3.000, 4.000, 5.000, 6.000 con/m2, trong diện tích 50 m2. Các nghiệm thức được lặp lại 3 lần và giữa các nghiệm thức được ngăn cách bằng xăm lưới (Politylen) cỡ mắt lưới 2a = 2,5 - 3,0 mm. 4. Phương pháp thu thập số liệu Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, độ trong, độ sâu, độ mặn được được đo tại hiện trường tại 3 điểm khác nhau trong ao nuôi. Bảng 1. Các chỉ tiêu môi trường theo dõi trong quá trình thí nghiệm Chỉ tiêu Dụng cụ đo Thời gian Nhiệt độ (0C) Máy đo HANA 2 lần/ngày (6h và 14h) Độ trong (cm) Đĩa Secchi 2 lần/ngày (6h và 14h) Độ sâu (m) Thước đo 1 lần/ngày Độ mặn (S‰) Khúc xạ kế 1 lần/ngày pH Máy đo HANA 2 lần/ngày (6h và 14h) Định kỳ theo chế độ thủy triều tiến hành thay nước cho ao ương. Tỷ lệ bùn cát của đáy ao được xác định bằng phương pháp lắng gạn. Tiến hành thu mẫu ngẫu nhiên trong ao nuôi theo mặt cắt chéo, dùng ống nhựa đường kính 20 mm cắm xuống nền đáy khoảng 10 cm, thu lấy mẫu đất trong ống. Chất đáy thu được mang về để ráo và trộn đều trước khi phân tích. Cho 100 gam chất đáy trộn với 200 ml nước máy, chuyển hỗn hợp sang ống đong có dung tích 500 ml, để lắng trong 2 - 3 giờ. Xác định tỷ lệ phần trăm thể tích cát hoặc bùn chia cho tổng thể tích của chất đáy. Mẫu chất đáy được thu và phân tích tỷ lệ cát/bùn 2 lần trong quá trình thí nghiệm (1 lần trước khi thả giống và 1 lần cuối vụ nuôi). 4.1. Phương pháp thu và phân tích mẫu thực vật phù du Phương pháp thu và phân tích mẫu thực vật phù du theo Hallegraeff (manual for harmul algae study - UNESCO). Mẫu định tính được thu bằng lưới thực vật phù du đường kính 30 cm, kích thước mắt lưới 20 µm. Phương pháp thu theo kiểu kéo lưới hình zíc zắc nhiều lần từ tầng đáy lên tầng mặt. Mẫu định lượng được thu đồng thời với thể tích 10 lít/mẫu. Mẫu được đựng trong lọ nhựa, cố định tại hiện trường bằng dung dịch Lugol 3 ml/lít mẫu, lắc đều và bảo quản trong bóng tối rồi chuyển về Trung tâm Quan trắc và Cảnh báo Môi trường biển - Viện Hải sản phân tích. Tại phòng thí nghiệm, mẫu được để lắng, siphon và cô đặc còn 5 - 10 ml, bổ sung Lugol và bảo quản trong nhiệt độ và ánh sáng phòng. Khi phân tích, mẫu tảo được đếm bằng buồng đếm Sedgewick - Rafter dưới kính hiển vi huỳnh quang Nikon E600, độ phóng đại 100 - 1000 lần. Thời gian lấy mẫu 1 lần/tháng vào kỳ nước kém. Mẫu nghêu được thu định kỳ 15 ngày/lần để xác định chiều dài (mm), khối lượng (g), tỷ lệ sống (%) và tốc độ sinh trưởng theo các công thức sau: - Tốc độ tăng trưởng tương đối chiều dài của nghêu (%/ngày): Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 131 ln L2 - ln L1 SGR L (%) =  t 2 - t 1 Trong đó: L2, L1 : chiều dài của nghêu tương ứng với thời gian t2, t1; t1: thời gian ban đầu; t2: thời gian sau thí nghiệm. - Tốc độ tăng trưởng tương đối khối lượng của nghêu (%/ngày): ln W2 - ln W1 SGR W (%) =  t 2 - t 1 Trong đó: W2, W1 là khối lượng của nghêu tương ứng với thời gian t2, t1 - Tỉ lệ sống của nghêu: Số nghêu thu hoạch Tỷ lệ sống (%) =  Số nghêu giống thả ban đầu 5. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsotf Excel 2003 và SPSS 16.0. Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (SD) và được phân tích bằng phương pháp ANOVA một nhân tố. Sự sai khác giữa các nghiệm thức được so sánh theo phương pháp Duncan (p < 0,05). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Điều kiện môi trường ao nuôi Sau 3 tháng, tỷ lệ cát/bùn tại ao dao động từ 88 - 12% tới 84:16%. Kết quả này do lượng phù sa có trong nước biển đưa vào ao nuôi trong quá trình thay nước. Qua bảng 2 ta thấy, các thông số môi trường nằm trong phạm vi thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nghêu [2], [5]. Nhiệt độ nước trung bình trong quá trình thí nghiệm là 31,96 ± 2,70C, nằm trong khoảng nhiệt độ sống của nghêu từ 13 - 400C nhưng không phải là nhiệt độ thích hợp nhất, nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) sống tốt trong điều kiện nhiệt độ 28 - 300C [8]. pH trong quá trình thí nghiệm dao động từ 7,24 đến 8,6 nằm trong khoảng thích hợp cho nghêu phát triển. Độ sâu 0,88 ± 0,17 m và độ mặn 13,62 ± 5,81 ppt. Ở một số thời điểm vào đầu tháng 6 và cuối tháng 8, ảnh hưởng các đợt mưa lớn (100 - 200 mm/đợt) nên độ mặn giảm có thời điểm 3 ppt, nhưng ở mức chậm và trong khoảng thời gian ngắn (2 ngày) nên không gây sốc cho nghêu. Bảng 2. Một số thông số môi trường của ao ương Thông số đánh giá Ao thí nghiệm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất TB ± SD Nhiệt độ (0C) 27,75 37 31,96 ± 2,7 pH 7,24 8,6 Độ trong (cm) 32 68 47,03 ± 7,002 Độ mặn (ppt) 3 23 13,62 ± 5,81 Độ sâu (m) 0,6 1,2 0,88 ± 0,17 2. Thành phần loài và mật độ thực vật phù du trong ao ương 2.1. Biến động thành phần loài thực vật phù du Trong quá trình ương giống, thành phần loài thực vật phù du trong ao có sự khác nhau rõ rệt, trong đó ngành tảo Silic (Bacillariophyta) chiếm tỷ lệ lớn nhất 81,1%, tiếp đến là ngành tảo Lam (Cyanobactaria) chiếm 10,8%; tảo Giáp (Pyrrophyta) chiếm 5,4%; tảo Mắt (Euglenophyta) có số lượng loài thấp nhất chiếm 2,7%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với qui luật phân bố của thực vật phù du trong các ao nuôi thủy sản nước lợ, tảo Silic thường chiếm ưu thế và chúng là nguồn thức ăn chính của nghêu, thuận lợi cho nghêu sinh trưởng, phát triển [5]. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả phân tích thành phần loài thực vật phù du trong ruột nghêu nuôi tại vùng triều ven biển Thái Bình [4]. Hình 1. Tỷ lệ các ngành thực vật phù du trong ao thí nghiệm Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 132 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 2.2. Mật độ phân bố thực vật phù du Qua hình 2 ta thấy, mật độ thực vật phù du ở thí nghiệm dao động từ 20,65 - 35,65 x 103 tb/l và giảm dần theo các tháng nuôi do thời gian lấy mẫu phân tích vào kỳ con nước kém, lấy trước khi thay nước trong ao, hàm lượng muối dinh dưỡng trong ao giảm dần về cuối vụ nên mật độ thực vật phù du trong ao giảm dần theo tháng nuôi. Hình 2. Mật độ thực vật phù du trong ao ương 3. Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng của nghêu giống Kết quả nghiên cứu ở bảng 2 cho thấy, mật độ ương có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh trưởng của nghêu. Không có sự khác biệt về chiều dài và khối lượng ban đầu của nghêu ở các nghiệm thức thí nghiệm. Sau 3 tháng ương, có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài và khối lượng của nghêu ở các mật độ ương khác nhau. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài và khối lượng của nghêu đạt cao nhất ở mật độ 3000 con/m2 (0,92 %/ngày; 1,59 %/ngày) và đạt thấp nhất ở mật độ 6000 con/m2 (0,66 %/ngày; 1,33 %/ngày) (p < 0,05). Không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài và khối lượng của nghêu khi ương ở mật độ 4000 con/m2 (0,77 %/ngày; 1,43 %/ngày) và 5000 con/m2 (0,8 %/ngày; 1,46 %/ngày), nhưng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê khi so sánh với mật độ ương 3000 con/m2 và 6000 con/m2. Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng chiều dài và khối lượng của nghêu ương trong ao Mật độ 3000 (con/m2) 4000 (con/m2) 5000 (con/m2) 6000 (con/m2) Chiều dài (mm) Ban đầu 3,2 ± 0,21a 3,4 ± 0,23a 3,2 ± 0,25a 3 ± 0,4a Cuối 7,25 ± 0,2a 6,8 ± 0,2ab 6,6 ± 0,06bc 6,13 ± 0,1c SGRL (%/ngày) 0,92 ± 0,055 a 0,77 ± 0,04ab 0,8 ± 0,059ab 0,66 ± 0,064b Khối lượng (g) Ban đầu 0,025 ± 0,0003a 0,025 ± 0,0003a 0,025 ± 0,0008 a 0,024 ± 0,0005a Cuối 0,10 ± 0,001a 0,09 ± 0,003a 0,09 ± 0,007a 0,09 ± 0,002a SGRw (%/ngày) 1,59 ± 0,02 a 1,43 ± 0,03ab 1,46 ± 0,13ab 1,33 ± 0,08b Các ký tự (a, b, c) khác nhau trên cùng hàng thể hiện sự khác biệt thống kê (p < 0,05) 4. Tỷ lệ sống của nghêu ở các nghiệm thức qua thời gian thí nghiệm Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sống của nghêu tỷ lệ nghịch với mật độ ương. Ở mật độ ương thấp (3.000 con/m2) nghêu có tỷ lệ sống là cao nhất (92%) và ngược lại mật độ ương càng cao (6.000 con/m2) thì tỷ lệ sống của nghêu là thấp nhất (88%) (hình 3). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Như Văn Cẩn và ctv [1]. Khi ương mật độ càng cao thì sự cạnh tranh về các yếu tố như không gian sống, thức ăn, ôxy, làm cho chất lượng nước giảm, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống nghêu. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ sống là không có ý nghĩa thống kê ở các mật độ 3000, 4000, 5000 con/m2. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 133 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Điều kiện môi trường ao trong quá trình ương giống nghêu phù hợp cho nghêu sinh trưởng: tỷ lệ cát : bùn: 84:16%; nhiệt độ nước 31,96 ± 2,70C; pH 7,24 - 8,6; độ trong 47,03 ± 7,002; độ mặn 13,62 ± 5,81 ppt và độ sâu 0,88 ± 0,17 m. Nghêu được ương ở mật độ 3.000 con/m2 cho tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài và khối lượng cao nhất (0,92 %/ngày; 1,59 %/ngày), thấp nhất ở mật độ ương 6.000 con/m2 (0,66 %/ngày; 1,33 %/ngày). Tỉ lệ sống của nghêu đạt cao nhất ở mật độ 3.000 con/m2 (94%) và thấp nhất ở mật độ 6.000 con/m2 (88%). 2. Kiến nghị Cần nghiên cứu ảnh hưởng một số yếu tố môi trường như: nhiệt độ, hàm lượng ôxy hòa tan, hàm lượng muối dinh dưỡng, thành phần sinh vật phù du... nhằm tạo môi trường thích hợp cho ương giống nghêu. Cần nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu giai đoạn nuôi thương phẩm để tìm được mật độ nuôi phù hợp cho nghêu sinh trưởng, phát triển, đạt hiệu quả kinh tế. Hình 3. Tỷ lệ sống của nghêu qua thời gian thí nghiệm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Như Văn Cẩn, Chu Chí Thiết và Martin S Kumar, 2009. Ảnh hưởng của mật độ nuôi thả đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của 2 cỡ ngao giống (Meretrix lyrata) nuôi ở các vùng bãi triều và các lưu ý trong việc sản xuất giống ngao Spat. Báo cáo tại Hội thảo “Better Aquaculture Practices”. Nha Trang. 2. Nguyễn Việt Nam và Lê Thanh Lựu, 2001. Nguồn lợi thân mềm 2 vỏ (Bivalvia) ở ven biển tỉnh Nghệ An. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ nhất. NXB Nông nghiệp. TP Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Thị Xuân Thu, 2003. Bài giảng Sinh học và kỹ thuật nuôi động vật thân mềm. Trường Đại học Nha Trang. 4. Lê Thanh Tùng, 2001. Đánh giá tổng thể các mối nguy hại, tìm hiểu nguyên nhân gây chết đối với ngao Meretrix lyrata và Meretrix meretrix nuôi tại vùng ven biển Thái Bình. Sở Khoa học - Công nghệ Thái Bình. 5. Nguyễn Văn Tuyên, 2003. Đa dạng sinh học tảo trong thủy vực nội địa Việt Nam. Triển vọng và thử thách. NXB Nông nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. 6. Phòng Kỹ thuật nuôi thủy sản, 2009. Báo cáo khảo sát tình hình ương ngao giống, nuôi ngao thương phẩm trong ao đầm nước lợ ngoài đê quốc gia năm 2009. Chi cục Nuôi trồng thủy sản Thái Bình. 7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, 2009. Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ năm 2009 - Kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản năm 2010. 8. Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD), 2009. Sổ tay Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngao giống.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_mat_do_len_toc_do_sinh_truong_ty_le_song_cua_n.pdf
Tài liệu liên quan