1. Kết luận
- Loài tảo Chaetoceros sp. chiếm ưu thế cho kết
quả cao nhất về năng suất (3,68 ± 0,18 tấn/ha/12 tuần)
và chất lượng của Artemia (protein 62,11 ± 0,41%
khối lương khô, EPA 9.86 ± 0.03 mg/g khô,
DHA 0.94 ± 0.07 mg/g khô) so với Chlorella sp.,
Nannochloropsis sp. và hỗn hợp tảo trong ao nuôi.
- Có thể bổ sung loài tảo Chaetoceros sp. và
tạo điều kiện để chúng chiếm ưu thế trong ao nuôi
sẽ nâng cao năng suất và chất lượng sinh khối của
Artemia so với chỉ gây màu tảo bình thường hoặc
cấp tảo từ ao nuôi tảo sang ao nuôi Artemia.
2. Kiến nghị
Cần tiếp tục nghiên cứu về thành phần tảo tại
địa phương và xác định loài tảo có hàm lượng HUFA
cao, đặc biệt có hàm lượng DHA và EPA cao để
bổ sung vào ao nuôi nhằm nâng cao chất lượng
Artemia trước khi thu hoạch sinh khối.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của loài tảo chiếm ưu thế trong ao nuôi đến năng suất và chất lượng sinh khối Artemia franciscana, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
46 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
ẢNH HƯỞNG CỦA LOÀ I TẢ O CHIẾM ƯU THẾ TRONG AO NUÔI
ĐẾ N NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SINH KHỐI Artemia franciscana
EFFECT OF DOMINATION ALGAL SPECIES IN EARTHEN POND
ON THE PRODUCTIVITY AND QUALITY OF Artemia franciscana
Nguyễn Tấn Sỹ1
Ngày nhận bài: 16/7/2013; Ngày phản biện thông qua: 22/11/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014
TÓ M TẮ T
Vi tảo là thành phần thức ăn chủ yếu trong ao nuôi sinh khố i Artemia. Tuy nhiên thành phần loài vi tảo trong ao nuôi
khá đa dạng nên loài tảo chiếm ưu thế sẽ có ảnh hưởng đáng kể so với các loài tảo kém ưu thế. Thí nghiệ m về ảnh hưởng
của loài tảo chiếm ưu thế trong ao nuôi được tiến hành với 4 nghiệm thức, trong đó 3 nghiệm thức có loà i tả o chiếm ưu thế
trong ao lần lượt là: Chaetoceros sp., Chlorella sp., Nannochloropsis sp. và nghiệm thức đối chứng là hỗ n hợ p tả o được
gây màu tự nhiên hoặc thu từ ao bó n phân gây mà u.
Kết quả thí nghiệ m cho thấy loà i tả o chiếm ưu thế trong ao nuôi có ả nh hưở ng đến năng suất và chấ t lượ ng sinh khố i
Artemia franciscana (p<0,05). Nghiệ m thứ c Chaetoceros sp. chiếm ưu thế có kế t quả tố t nhấ t cả về năng suất (3,68 ± 0,18
tấn/ha/12 tuần) và chấ t lượ ng sinh khố i (protein 62,11 ± 0,41% DW, EPA 9.86 ± 0.03 mg/g khô, DHA 0.94 ± 0.07 mg/g khô)
so vớ i cá c nghiệ m thứ c khá c. Nghiệ m thứ c đối chứng có kế t quả thấ p nhất về cá c chỉ tiêu nghiên cứ u. Từ kế t quả nghiên
cứ u nà y cho thấ y rằ ng tả o Chaetoceros sp. là thứ c ăn tố t cho Artemia franciscana trong phạm vi nghiên cứu.
Từ khó a: Artemia franciscana, Chaetoceros sp., Chlorella sp., Nannochloropsis sp.
ABSTRACT
Algae are mostly natural food for Artemia cultured in the earthen ponds. However, species composition of algae in
the earthen pond was fairly diversifi ed therefore the domination algal species will affect on the productivity and quality of
Artemia franciscana in comparision with less domination algal species. The study on effect of domination algal species
was carried out with four treatments including of: Chaetoceros sp., Chlorella sp., Nannochloropsis sp. and mixed algae
collected from nature ponds (as control).
The results showed that domination algal species had a signifi cant effect on the productivity and quality of Artemia
biomass (p<0.05). The treatment with domination Chaetoceros sp. displayed the best in productivity (3,68 ± 0,18 tons/ha/
12 weeks) and quality of biomass (protein 62,11 ± 0,41% DW, EPA 9.86 ± 0.03 mg/gDW, DHA 0.94 ± 0.07 mg/gDW) in
comparision to the others. The control treatment was the worst. Our results showed that Chaetoceros sp. displayed as a
suitable food for Artemia franciscana in the earthen pond.
Keywords: Artemia franciscana, Chaetoceros sp., Chlorella sp., Nannochloropsis sp.
1 TS. Nguyễn Tấn Sỹ: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi nuôi Artemia trong ao đất thì thành phần
thức ăn của chúng rất đa dạng, ngoài vi tảo là thức
ăn chính còn có vi khuẩn, protozoa, mùn bã hữu
cơ,[5], [8]. Thứ c ăn củ a Artemia trong ao nuôi chủ
yếu là cá c loà i vi tả o được gây nuôi trực tiếp trong
ao nuôi hoặc gián tiếp từ các ao nuôi tảo, vi tả o là
nguồ n thứ c ăn tố t nhấ t cho nuôi sinh khố i Artemia
[6], [7]. Tuy nhiên, do giá trị dinh dưỡ ng củ a cá c loà i
tả o khá c nhau nên ả nh hưở ng củ a chú ng lên năng
suất và chất lượng của Artemia sẽ khá c nhau [1].
Thành phần loài vi tảo trong các ao nuôi Artemia
đa dạng nên việc gây nuôi tảo thuần có chất lượng
tốt trong ao đất không thể thực hiện được như nuôi
Artemia trong bể, do đó sự ảnh hưởng của loài tảo
làm thức ăn đến năng suất và chất lượng của Artemia
trong ao nuôi sẽ không rõ ràng như nuôi trong bể.
Tuy nhiên có thể tạo điều kiện thuận lợi cho loài tảo
có chất lượng tốt chiếm ưu thế trong ao nuôi để làm
nguồn thức ăn tốt nhất cho Artemia nhằm nâng cao
năng suất và chất lượng của Artemia. Vì vậy nghiên
cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của loài tảo
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 47
chiếm ưu thế trong ao nuôi đến năng suất và chất
lượng của Artemia.
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Công ty Muối Cam Ranh,
Khánh Hòa.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 7/2010 - 09/2010.
- Đối tượng nghiên cứu: Artemia franciscana
Kellog, 1906.
2. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong 8 ao
nuôi có diện tích 100 m2/ao, độ mặn 70 - 90‰, độ
mặn lúc đầu ở ngưỡng thấp (70‰) để thuận lợi cho
việc gây màu tảo, mật độ nuôi 100 nauplius/lít, độ
sâu 40 - 60 cm. Nuôi tảo thuần đến thể tích 2 m3 trong
bể Composite và thuần hóa độ mặn trên 60‰ trước
khi cấp vào ao nuôi để gây màu nước nhằm tạo điều
kiện cho loài tảo có chất lượng tốt chiếm ưu thế trong
ao. Thời gian thí nghiệm 12 tuần, với 4 nghiệm thức
khác nhau về loài tảo chiếm ưu thế trong ao nuôi, mỗi
nghiệm thức được lặp lại 2 lần. Trong đó:
Nghiệm thức 1 (NT1): Tảo Chaetoceros sp.
chiếm ưu thế trong ao nuôi;
Nghiệm thức 2 (NT2): Tảo Chlorella sp. chiếm
ưu thế trong ao nuôi;
Nghiệm thức 3 (NT3): Tảo Nanochloropsis
oculata chiếm ưu thế trong ao nuôi;
Nghiệm thức 4 (NT4): Hỗn hợp tảo trong ao
nuôi (đối chứng).
3. Thu thập và xử lý số liệu
- Các yếu tố môi trường
+ Nhiệt độ (oC): Đo bằng nhiệt kế thủy ngân 2
lần/ngày vào lúc 7 giờ và 14 giờ.
+ Độ mặn (‰): Đo bằng khúc xạ kế 1 lần/ngày
vào lúc 7 giờ.
+ DO (mgO2/lít) và pH: Đo bằng máy đo YSI củ a
Mỹ 2 lần/ngày vào lúc 7 giờ và 14 giờ.
- Theo dõi sự tăng trưởng của Artemia
Đo chiều dài ngẫu nhiên 30 cá thể/đơn vị thí
nghiệ m/2 ngày. Ấu trùng nhỏ hơn 4 ngày tuổi đo
kích thước trên kính hiển vi bằng trắc vi thị kính. Từ
4 ngày tuổi trở đi đo kích thước bằng giấy kẻ ô mm.
Ước lượng tủ lệ sống
- Từ lúc thả giống đến 14 ngày tuổi tiến hành
thu mẫu định lượng 2 ngày/lần, xá c đị nh số lượ ng
cá thể /lí t, sau đó căn cứ và o mậ t độ thả giố ng ban
đầ u để xác định tỷ lệ sống ở từng nghiệm thức.
- Đánh giá chất lượng Artemia
Chất lượng Artemia được đánh giá thông qua
phân tích hàm lượng protein (% khối lượng khô) và
phân tí ch thà nh phầ n axit bé o trong Artemia.
- Quy trì nh xá c đị nh hà m lượ ng Nitơ và Protein
có trong mẫ u Artemia đượ c á p dụ ng theo “TCVN
4328 - 2001”.
- Đị nh lượ ng acid bé o bằ ng phương phá p ester
hó a và phân tí ch bở i sắ c ký khí (GC).
- Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và
SPSS 17.0 với phân tích phương sai một yếu tố
(One way -ANOVA) và kiểm đị nh Turkey để so sá nh
giá trị trung bì nh củ a cá c nghiệ m thứ c vớ i độ tin cậy
95% (P < 0,05).
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Diễ n biế n cá c yế u tố môi trườ ng ở cá c nghiệ m
thứ c thí nghiệ m
Cá c yế u tố môi trườ ng khá tương đồ ng ở tấ t cả
cá c nghiệ m thứ c. Độ mặ n ở cá c nghiệ m thứ c không
có sự khá c biệ t đá ng kể và dao độ ng trong khoả ng
70 - 90‰, độ mặn trung bình dao động ở các nghiệm
thức 85,32 - 86,51‰. Nhiệ t độ buổ i sá ng dao độ ng
trong khoả ng 27,5 - 32,50C, trung bình dao động
30,08 - 30,150C; nhiệ t độ buổi chiều dao động
trong khoả ng 31,4 - 38,50C, trung bình dao động
34,98 - 35,540C. DO và o buổi sáng khá thấp nhưng
vẫn nằm trong khoảng chịu đựng của Artemia (trên
2 mg O2/lit). pH buổi chiều cao hơn buổi sáng nhưng
dao độ ng trong phạ m vi thuậ n lợ i cho sự sinh trưở ng
và phá t triể n củ a Artemia franciscana (bảng 1).
Bảng 1. Các yếu tố môi trường trong các ao nuôi thí nghiệm
Yếu tố
Nghiệm thức
Chaetoceros sp. Chlorella sp. Nannochloropsis sp. Tảo hỗn hợp (ĐC)
Độ mặn (‰) 85,32 ± 5,14 86,30 ± 5,23 86,45 ± 4,88 86,51 ± 5,14
Nhiệt độ
(0C)
Sáng 30,12 ± 2,25 30,05 ± 2,12 30,15 ± 1,94 30,08 ± 2,14
Chiều 35,54 ± 3,05 3 5,42 ± 3,22 34,98 ± 3,02 35,25 ± 2,62
DO (mg/lít)
Sáng 2,34 ± 0,74 2,18 ± 0,52 2,31 ± 0,46 2,10 ± 0,44
Chiều 3,16 ± 1,04 3,20 ± 0,96 3,06 ± 1,18 3,18 ± 1,07
pH
Sáng 7,5 – 8,4 7,5 – 8,3 7,4 – 8,4 7,5 – 8,3
Chiều 7,5 – 8,7 7,4 – 8,8 7,5 – 8,8 7,5 – 8,7
Số liệu trình bày: Trung bình ± độ lệch chuẩn (SD)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
48 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
2. Ảnh hưởng của loà i tả o chiếm ưu thế trong ao
nuôi đến sinh trưởng của Artemia franciscana
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giai đoạn đầu
từ lúc thả giống đến ngày nuôi thứ 4 chưa có khác
biệt có ý nghĩa thống kê về sinh trưởng chiều dài
của Artemia giữa các nghiệm thức. Từ ngày nuôi
thứ 6 đến ngày nuôi thứ 10 sinh trưởng về chiều
dài đạt cao nhất ở nghiệm thức Chaetoceros sp.
chiếm ưu thế, thấp nhất ở nghiệm thức
Nannochloropsis sp. chiếm ưu thế và sai khác có ý
nghĩa thống kê (P<0,05). Từ ngày nuôi thứ 12 trở đi
sinh trưởng về chiều dài của Artemia ở nghiệm thức
1 (Chaetoceros sp. chiếm ưu thế) luôn cao hơn so
với các nghiệm thức khác và sai khác giữa nghiệm
thức 1 và các nghiệm thức còn lại có ý nghĩa thống
kê (P<0,05).
Bảng 2. Sinh trưở ng về chiều dài (mm) củ a Artemia franciscana ở cá c nghiệ m thứ c thí nghiệ m
Ngày nuôi
Nghiệ m thứ c
Chaetoceros sp. Chlorella sp. Nannochloropsis sp. Tảo hỗn hợp (ĐC)
1 0,48±0,01a 0,49±0,01a 0,49±0,01a 0,49±0,01a
2 0,96±0,01a 0,95±0,02a 0,94±0,04a 0,95±0,02a
4 2,56±0,02a 2,47±0,04a 2,47±0,04a 2,54±0,03a
6 4,75±0,04b 4,48±0,05a 4,43±0,06a 4,70±0,05b
8 6,56±0,08c 6,34±0,10b 6,00±0,13a 6,43±0,11bc
10 7,91±0,15c 7,57±0,12b 7,22±0,21a 7,83±0,24bc
12 8,30±0,13b 8,14±0,21a 8,13±0,18a 8,19±0,22a
14 8.60±0,12b 8.44±0,13a 8.40±0,09a 8.41±0,09a
16 8,75±0,03b 8,67±0,07ab 8,62±0,04a 8,61±0,01a
Số liệu trình bày: Trung bình ± độ lệch chuẩn (SD)
Ký tự mũ trên cùng hàng khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05)
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hòa
và ctv [2], Huỳnh Thanh Tới và ctv [4] cho thấy tảo
Chaetoceros sp. cho kết quả chiều dài Artemia cao
nhất (trung bình trên 6 mm) sau ngày nuôi thứ 9 khi
so sánh với 2 loài tảo khác là Nitzschia sp. (trung
bình trên 4 mm) và tảo Oscillatoria sp. (chết vào ngày
nuôi thứ 6) khi nuôi Artemia trong bể [2], [4]. Theo
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Sỹ và ctv [3]
cũng cho thấy rằng Chaetoceros sp. cho kết quả tốt
nhất về sinh trưởng chiều dài của Artemia khi nuôi
trong bể so với Chlorella sp., Nannochloropsis sp.
và tảo hỗn hợp [3]. Từ các kết quả nghiên cứu này
cho thấy tảo Chaetoceros sp. là thức ăn tốt cho
Artemia cả khi nuôi trong bể và nuôi trong ao đất
4. Ảnh hưởng của các loài tảo chiếm ưu thế trong
ao nuôi đến tỷ lệ sống của Artemia franciscana
Thời gian đầu của thí nghiệm tính từ lúc thả giống
đến ngày nuôi thứ 3 chưa có sự sai khác có ý nghĩa
về tỷ lệ sống của Artemia giữa các nghiệm thức. Từ
ngày nuôi 6 - 9, tỷ lệ sống đã có sự sai khác giữa
các nghiệm thức và nghiệm thức 1 (Chaetoceros sp.
chiếm ưu thế) có tỷ lệ sống cao hơn so với các
nghiệm thức khác, các nghiệm thức có tảo lục chiếm
ưu thế (NT2 và NT3) có tỷ lệ sống thấp hơn. Tuy
nhiên sự sai khác về tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức
không có ý nghĩa thống kê. Từ ngày nuôi 12 - 15,
độ trong của ao nuôi ở nghiệm thức đối chứng
cao hơn so với các nghiệm thức khác, tỷ lệ sống ở
nghiệm thức 4 thấp hơn so với 3 nghiệm thức còn
lại. Tỷ lệ sống ở ngày nuôi 15 thấp nhất ở nghiệm
thức 4 (65,50 ± 2,12%) và sai khác có ý nghĩa thống
kê với 3 nghiệm thức còn lại (P < 0,05). Điều này
chứng tỏ việc cấp tảo có chất lượng tốt bổ sung vào
ao nuôi và tạo điều kiện để loài tảo này chiếm ưu thế
trong ao nuôi sẽ nâng cao tỷ lệ sống của Artemia so
với chỉ gây màu tảo tự nhiên trong ao.
Bảng 3. Tỷ lệ sống của Artemia (%) ở các nghiệm thức thí nghiệm
Ngày nuôi
Nghiệm thức
Chaetoceros sp. Chlorella sp. Nannochloropsis sp. Tảo hỗn hợp (ĐC)
3 91,50 ± 0,71a 91,50 ± 2,12a 91,00 ± 1,41a 90,50 ± 2,12a
6 88,50 ± 0,71a 85,50 ± 3,54a 86,00 ± 1,41a 87,50 ± 3,54a
9 83,00 ± 1,41a 83,50 ± 2,12a 79,50 ± 3,54a 82,50 ± 2,12a
12 78,50 ± 2,12a 78,50 ± 3,54a 76,50 ± 0,71a 73,50 ± 3,54a
15 75,50 ± 2,12b 72,50 ± 2,12b 72,00 ± 1,41b 65,50 ± 2,12a
Số liệu trình bày: Trung bình ± độ lệch chuẩn (SD)
Ký tự mũ trên cùng hàng khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 49
5. Ảnh hưởng của loài tảo chiếm ưu thế trong
ao nuôi đến năng suất sinh khối Artemia
franciscana
Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất
sinh khối Artemia đạt cao nhất ở nghiệm thức 1
(3,68 ± 0,18 tấn/ha/12 tuần) và có xu hướng
giảm dần từ nghiệm thức 1 đến nghiệm thức 4
(NT1>NT2>NT3>NT4). Tuy nhiên sự sai khác về
năng suất giữa NT1, NT2 và NT3 không có ý nghĩa
thống kê, sự khác biệt giữa nghiệm thức đối chứng
và 3 nghiệm thức còn lại có ý nghĩa thống kê
(P < 0,05). Điều này chứng tỏ việc cấp tảo giống
có chất lượng tốt và tạo điều kiện để các loài tảo
này chiếm ưu thế trong ao nuôi đã nâng cao năng
suất so với gây màu tảo bình thường (không cấp
tảo bổ sung).
Hình 1. Năng suất sinh khối của Artemia
6. Ảnh hưởng của các loài tảo chiếm ưu thế trong
ao nuôi đến chất lượng Artemia franciscana
Kế t quả phân tích thành phần sinh hóa cho thấ y
hàm lượng protein và hàm lượng lipit đều có xu
hướng giảm dần từ nghiệm thức 1 đến nghiệm thức
4, nhưng sự sai khác về hàm lượng protein giữa
các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê (P < 0,05),
sai khác về hàm lượng lipit giữa nghiệm thức đối
chứng (NT4) so với 3 nghiệm thức còn lại (NT1,
NT2 và NT3) không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Điều này chứng tỏ loài tảo có chất lượng chiếm ưu
thế trong ao nuôi có ảnh hưởng đến hàm lượng
protein nhưng không có ảnh hưởng đến hàm lượng
lipit của Artemia.
Bả ng 4. Thành phần sinh hóa của Artemia
Chỉ tiêu
(% DW)
Nghiệ m thứ c
Chaetoceros sp. Chlorella sp. Nannochloropsis sp. Tảo hỗn hợp (ĐC)
Protein 62,11 ± 0,41c 58,62 ± 0,57ab 57,34 ± 0,66a 59,86 ± 0,34b
Lipid 14,53 ± 0,44a 14,54 ± 0,15a 14,33 ± 0,23a 14,38 ± 0,11a
Tro 11,21 ± 0,23 12,44 ± 0,52 12,79 ± 0,23 12,66 ± 0,13
Xơ 0,65 ± 0,06 0,81 ± 0,06 0,82 ± 0,06 0,90 ± 0,06
Carbohydrates 11,50 ± 1,39 13,59 ± 0,04 14,72 ± 1,17 12,20 ± 0,42
Số liệu trình bày: Trung bình ± độ lệch chuẩn (SD)
Ký tự mũ trên cùng hàng khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05)
Kế t quả phân tích về thành phần phần trăm (%)
của các axít béo so với hàm lượng axít béo tổng số
cho thấ y đối với các loại axit bé o bã o hò a (SFA), axít
béo không no một nối đôi (MUFA), axít béo không
no nhiều nối đôi (PUFA) không có sự khác biệt giữa
các nghiệm thức (P > 0,05). Đối với axít béo không
no mạch cao (HUFA) có giá trị thấp nhất ở nghiệm
thức đối chứng và sai khác có ý nghĩa thống kê với
3 nghiệm thức có tảo chất lượng tốt chiếm ưu thế
trong ao nuôi (P < 0,05).
Kết quả phân tích về hàm lượng (mg/g khô) cho
thấy hàm lượng SFA và MUFA tuy có sự sai khác giữa
các nghiệm thức nhưng khác biệt không có ý nghĩa
thống kê. Hàm lượng axít béo tổng số ở nghiệm thức
đối chứng (NT4) và nghiệm thức 3 (Nannochloropsis
oculata chiếm ưu thế) có giá trị thấp hơn so với NT1
và NT2; Không có sự khác biệt có ý nghĩa về hàm
lượng các loại axit béo SFA, MUFA, PUFA giữa 4
nghiệm thức thí nghiệm. Tuy nhiên hàm lượng PUFA,
HUFA, trong đó có EPA và DHA luôn có giá trị thấp
nhất ở nghiệm thức đối chứng (NT4).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
50 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Bả ng 5. Thà nh phầ n acid bé o của Artemia
Chỉ tiêu
Nghiệ m thứ c
Chaetoceros sp. Chlorella sp. Nannochloropsis sp. Tảo hỗn hợp (ĐC)
% acid béo tổng số
ΣSFA 30,51±0,04a 31,08±0,79ab 31,48±0,43ab 32,18±0,48b
ΣMUFA 37,69±0,18a 39,32±0,04b 37,31±0,16a 38,79±0,37b
ΣPUFA 8,50±0,08b 6,22±0,60a 7,96±0,36b 6,95±0,06a
ΣHUFA 23,30±0,06b 23,38±0,23b 23,25±0,23b 22,08±0,06a
mg/g khô
ΣFA 74,57±0,70a 73,76±1,03a 73,39±1,92a 71,89±2,38a
ΣSFA 22.75 ± 0.24a 22.92 ± 0.26a 23.10 ± 0.29a 23.14 ± 1.11a
ΣMUFA 28.10 ± 0.13ab 29.00 ± 0.37b 27.38 ± 0.60a 27.88 ± 0.66ab
ΣPUFA 23.7 ± 0.33b 21.84 ± 0.92ab 22.91 ± 1.03ab 20.87 ± 0.60a
ΣHUFA 17.37 ± 0.21b 17.24 ± 0.41b 17.07 ± 0.61ab 15.87 ± 0.49a
EPA 9.86 ± 0.03c 8.93 ± 0.16b 8.77 ± 0.05b 7.87 ± 0.01a
DHA 0.94 ± 0.07b 0.86 ± 0.02ab 0.82 ± 0.09ab 0.74 ± 0.04a
Số liệu trình bày: Trung bình ± độ lệch chuẩn (SD)
Ký tự mũ trên cùng hàng khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05)
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy có thể áp dụng
vào thực tiễn để nâng cao hàm lượng các axit béo
cần thiết trong Artemia trước khi thu hoạch nhằm làm
thức ăn tốt cho ấu trùng thủy sản. Có thể nhân sinh
khối loài tảo có chất lượng tốt và thuần hóa độ mặn
trước khi cấp trực tiếp vào ao nuôi. Nếu chu kỳ thu
hoạch sinh khối Artemia được tiến hành 3 ngày/lần,
ngay sau khi thu hoạch xong tiến hành cấp tảo
giống và bón phân theo đúng hàm lượng để kích
thích tảo phát triển.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Loài tảo Chaetoceros sp. chiếm ưu thế cho kết
quả cao nhất về năng suất (3,68 ± 0,18 tấn/ha/12 tuần)
và chất lượng của Artemia (protein 62,11 ± 0,41%
khối lương khô, EPA 9.86 ± 0.03 mg/g khô,
DHA 0.94 ± 0.07 mg/g khô) so với Chlorella sp.,
Nannochloropsis sp. và hỗn hợp tảo trong ao nuôi.
- Có thể bổ sung loài tảo Chaetoceros sp. và
tạo điều kiện để chúng chiếm ưu thế trong ao nuôi
sẽ nâng cao năng suất và chất lượng sinh khối của
Artemia so với chỉ gây màu tảo bình thường hoặc
cấp tảo từ ao nuôi tảo sang ao nuôi Artemia.
2. Kiến nghị
Cần tiếp tục nghiên cứu về thành phần tảo tại
địa phương và xác định loài tảo có hàm lượng HUFA
cao, đặc biệt có hàm lượng DHA và EPA cao để
bổ sung vào ao nuôi nhằm nâng cao chất lượng
Artemia trước khi thu hoạch sinh khối.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Hòa, Huỳnh Thanh Tới, Trần Hữu Lễ và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2006. Gây nuôi tảo Chaetoceros sp. làm nguồn
tảo giống cho ao bón phân (trong hệ thống nuôi Artemia sinh khối trong ruộng muối). Tạp chí Khoa học, chuyên ngành Thủy
sản. Đại học Cần Thơ: 52-61.
2. Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Thị Thanh Hiền, Trần Sương Ngọc và Trần Hữu Lễ,
2005. Nâng cao hiệu quả của việc nuôi sinh khối Artemia trên ruộng muối. Báo cáo khoa học Đề tài cấp Bộ, 52.
3. Nguyễn Tấn Sỹ, Trần Thị Bích Hà, Lại Văn Hùng và Nguyễn Văn Hòa, 2011. Ảnh hưởng của loài tảo làm thức ăn đến sinh
trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng Artemia franciscana. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 4. Trường Đại học Nha
Trang: 74-79.
4. Huỳnh Thanh Tới, Nguyễn Thị Hồng Vân, Dương Thị Mỹ Hận và Nguyễn Văn Hòa, 2006. Ảnh hưởng của tảo Chaetoceros sp.
lên chất lượng sinh khối của Artemia. Tạp chí Khoa học. Đại học Cần Thơ: 62-73.
Tiếng Anh
5. D’Agostino, A.S., 1980. The vital requirements of Aretmia, physiology and nutrition. In: Persoon, G., Sorgeloos, P., Roels,
O., Jaspers, E. (Eds). The Brine Shrimp Artemia. Physiology, Biochemistry, Molecular biology, Universa Press, 2: 55-82.
6. Dhont, J. and Lavens, P., 1996. Tank production and use of ongrown Artemia. Manual of the production and use of the live
food for aquaculture. Rome. FAO: 163-193.
7. Nguyen, T.N.A., Nguyen, V.H., Van Stappen, G. and Sorgeloos, P., 2009. Effect of different supplemental feeds on proximate
composition and Artemia biomass production in salt ponds. Aquaculture 286: 217-225.
8. Van Stappen, G., 1996. Introduction, biology and ecology of Artemia and use of cysts. In: Manual on the production and use
of live food for aquaculture. Laven, P., Sorgeloos P. (Eds). FAO Fisheries Technical Paper. Rome. 361: 101-170.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_loai_tao_chiem_uu_the_trong_ao_nuoi_den_nang_s.pdf