In this experiment, we examined the proportion of groups of different sized follicles on the surface
of pig ovaries and evaluate the effects of follicle size to quality oocytes during in vitro culture. On
ovaries, we are divided into 3 groups of different sized follicles under 2mm, 2-3mm and >3mm
the results is (60.8 ± 3.1% and 26.1 ± 2.0% and 13.1 ± 2.5%, respectively) (P <0.05). The rate of
grade A oocytes in groups of 3 mm follicles than group 2-3mm follicles (20.5 ± 6.8% and 5.8 ±
2.3%), while less than 2 mm without the oocyte capsule type A (0 %) (P <0.05). Oocytes grade B
from group 2-3mm and >3mm similar rate (63.1 ± 4.9% and 62.5 ± 7.8%) is less than 2 mm
follicles in the lower group was only 40,5 ± 4.1% (P <0.05). The oocytes in the group qualify
conducted follicles cultured in 38.50C and 5% CO2 and 95% N. The results showed that the rate of
oocyte maturation in the highest group 3mm is 60.7 ± 5,4% followed by group 2-3mm follicles for
maturation rate is 29.7 ± 4.6% and less than 2 mm follicle group is 6.8 ± 3.1% (P <0.05). Follicle
size affects the results obtained and the rate of oocyte maturation in vitro culture process. The
follicles size >3 mm for best results both in terms of good oocytes and oocyte maturation rate after
the in vitro maturation.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của kích thước nang trứng đến chất lượng trứng lợn nuôi thành thục in Vitro - Nguyễn Văn Lâm1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Lâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 149 - 154
149
ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH THƯỚC NANG TRỨNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
TRỨNG LỢN NUÔI THÀNH THỤC IN VITRO
Nguyễn Văn Lâm1, Hứa Nguyệt Mai2*,
Nguyễn Văn Hạnh1, Nguyễn Việt Linh1
1Viện Công nghệ sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát tỷ lệ các nhóm nang có kích thước khác nhau có trên bề
mặt buồng trứng lợn và đánh giá ảnh hưởng của kích thước nang trứng tới chất lượng trứng trong quá
trình nuôi thành thục in vitro. Các nang trứng được chia thành 3 nhóm với kích thước dưới 2mm, từ
2-3mm và trên 3mm với tỷ lệ lần lượt là 60,8±3,1%; 26,1±2,0% và 13,1±2,5% (P< 0,05). Tỷ lệ trứng
loại A ở nhóm nang trên 3 mm cao hơn so với nhóm nang 2-3mm (20,5±6,8% và 5,8±2,3%),
(P<0,05) trong khi nhóm nang dưới 2mm không có trứng loại A. Trứng loại B ở hai nhóm nang từ 2-
3mm và trên 3mm có tỷ lệ tương đương nhau (63,1%±4,9 và 62,5±7,8%) còn ở nhóm nang dưới
2mm thấp hơn chỉ đạt 40,5±4,1% (P<0,05). Những trứng đủ tiêu chuẩn ở các nhóm nang được nuôi
trong điều kiện 38,5 0C và 5% CO2. Kết quả cho thấy tỷ lệ trứng thành thục ở nhóm nang trên 3mm
cao nhất 60,7±5.4%, nhóm nang từ 2-3mm và dưới 2mm có tỷ lệ thành thục thấp hơn (29,7±4,6% và
6,8±3,1%); (P<0,05). Kích thước nang trứng có ảnh hưởng đến tỷ lệ của từng loại trứng khi thu nhận
và tỷ lệ trứng thành thục sau quá trình nuôi in vitro. Nang có kích thước trên 3mm cho kết quả cao
nhất cả về số trứng tốt và tỷ lệ trứng thành thục sau quá trình nuôi.
Từ khóa: Kích thước nang; Trứng lợn; Chất lượng; Nuôi thành thục.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Lợn là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu
cho con người. Lợn còn là đối tượng gần gũi
với con người về mặt sinh lý học do đó lợn có
tiềm năng trở thành nguồn nguyên liệu các
loại nội tạng phục vụ cho y học thay thế. Vì
vậy, lợn được quan tâm nghiên cứu đặc biệt
trên phôi. Việc sản xuất phôi lợn in vitro làm
nguyên liệu cho các nghiên cứu đó hiện tại
vẫn chưa đạt hiệu quả tương đương với các
loài khác. Một trong những nguyên nhân của
hạn chế này là sự thành thục chưa đầy đủ của
các trứng lợn nuôi in vitro.
Đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm nâng cao
chất lượng trứng lợn thành thục in vitro.
Leibfried và đồng tác giả đã nghiên cứu dựa
vào trạng thái bên ngoài của trứng như độ dày
của lớp tế bào cận noãn bao quanh noãn bào
trứng để chọn ra trứng có đủ chất lượng nuôi
thành thục [8]. Trứng có lớp tế bào cận noãn
dày, tơi thì tỷ lệ thành thục tốt hơn [10].
Trứng được nuôi trong môi trường có bổ sung
thêm hormone FSH có tỷ lệ ở giai đoạn MII
*
Tel: 0973 113 541; Email: nguyetmaimai@gmail.com
cao hơn so với khi được nuôi trong môi
trường không có FSH (lần lượt là 86,7 và
58,0%) [4]. Mùa vụ cũng có ảnh hưởng tới
chất lượng trứng lợn, khi thu trứng ở mùa
xuân có tỷ lệ thành thục thấp hơn khi trứng
thu ở mùa hè (lần lượt là 58,0 và 66,1%).
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng môi trường có
bổ sung dịch nang trứng (pFF) sẽ kích thích
trứng thành thục [12]. Qian và đồng tác giả đã
khảo sát ảnh hưởng của kích thước nang đến
chất lượng thành thục trong ống nghiệm. Kết
quả cho thấy trứng thu ở nang trên 5mm có
chất lượng thành thục và khả năng phát triển
sau thụ tinh đến giai đoạn 6-8 tế bào cao hơn
hẳn so với trứng được thu ở nang 2-2,9mm
(90,5% với 67,4%) và (34,5% với 7,7%) [12].
Ở Việt Nam, việc thí nghiệm nuôi thụ tinh
ống nghiệm (TTON) trứng lợn đã được tiến
hành đầu những năm 2000 [3]. Tuy nhiên tỷ
lệ trứng thành thục và hiệu suất tạo phôi vẫn
còn thấp (tỷ lệ thành thục 14,8-18,3% [2]). Vì
vậy việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng từ
đó nâng cao sự thành thục của trứng cũng như
hiệu suất TTON và tạo phôi ở đối tượng lợn
là cần thiết nhằm có được một hệ thống sản
Nguyễn Văn Lâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 149 - 154
150
xuất phôi hiệu quả và ổn định. Trong nghiên
cứu này chúng tôi tìm hiểu ảnh hưởng của
kích thước nang đến chất lượng trứng lợn
thành thục in vitro.
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Trứng lợn thu từ buồng trứng được lấy từ lò
mổ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nội dung nghiên cứu
Trên buồng trứng lợn chúng tôi chia ra làm ba
nhóm nang có kích thước khác nhau: dưới
2mm; từ 2-3mm và trên 3mm.
Nội dung 1: Khảo sát tỷ lệ các nhóm nang có
mặt trên buồng trứng.
Nội dung 2: Đánh giá ảnh hưởng của kích thước
nang trứng tới chất lượng trứng mới thu.
Nội dung 3: Đánh giá khả năng thành thục của
trứng thu ở các nhóm nang sau 44 giờ nuôi.
Phương pháp nghiên cứu
Thu và phân loại trứng: Buồng trứng lợn sau
khi thu ở lò mổ được bảo quản trong nhiệt độ
từ 35-37 0C và vận chuyển ngay về phòng thí
nghiệm. Tại đây buồng trứng được làm sạch
và rửa lại nhiều lần trong dung dịch NaCl 9‰
trước khi tiến hành thu trứng, Ở thí nghiệm
này chúng tôi tiến thu trứng bằng phương
pháp hút nang: dùng xi lanh 10ml gắn với
kim tiêm 20G chọc vào nang trứng và hút
phần dịch nang có chứa trứng. Trứng được
thu bằng kim thủy tinh có kích thước thích
hợp và rửa lại 3-4 lần trong môi trường thu
trứng và phân loại trứng theo phương pháp
của Leibfried và First, 1979 [8]. Tất cả các
giai đoạn được thực hiện trong điều kiện vô
trùng và ở 37oC.
Nuôi thành thục in vitro: Trứng sau khi được
phân loại, đánh giá chất lượng sẽ được đưa
vào môi trường nuôi thành thục theo phương
pháp được mô tả trong nghiên cứu của
Kikuchi và đồng tác giả, 2002 [6], [7]. Trong
thí nghiệm này chúng tôi chỉ nuôi và đánh giá
chất lượng thành thục các trứng loại A và B.
Từng nhóm 40-50 trứng được nuôi trong
0,5ml môi trường MAT-I (môi trường NCSU-
37 có bổ sung các hormone PMSG và hCG,
cùng với dbcAMP) và trong đĩa nuôi tế bào 4
giếng, trong tủ ấm 38,5oC và 5% CO2, độ ẩm
95%. Sau 24 giờ trong môi trường MAT-I,
trứng được chuyển sang môi trường MAT-II
(môi trường NCSU-37 không bổ sung
hormone và dbcAMP) nuôi tiếp trong 20 giờ.
Sau đó trứng được tách sạch tế bào cận noãn
và đánh giá tỷ lệ thành thục.
Đánh giá sự thành thục của trứng: Được làm
theo phương pháp của Leibfried và Frist, 1979
[8]. Trứng lợn sau khi nuôi thành thục được
tách sạch lớp tế bào cận noãn bằng cách xử lý
trong giọt men hyaluronidase và vi thao tác
bằng các kim thủy tinh có đường kính đầu kim
bằng với đường kính của trứng. Sau đó rửa lại 3
- 4 lần trong môi trường nuôi thành thục (MAT-
II), quan sát và ghi nhận sự có mặt hoặc không
có mặt của thể cực thứ nhất dưới kính hiển vi
với độ phóng đại 40-100 lần.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Khảo sát tỷ lệ các nhóm nang trên buồng trứng
Kết quả khảo sát tỷ lệ các nhóm nang trên
buồng trứng được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1: Kết quả tỷ lệ các nhóm nang có mặt trên buồng trứng.
Số buồng
trứng
Số
nang
trứng
Nhóm nang trứng
Dưới 2mm Từ 2-3mm Trên 3mm
31 1983 1205 (60,8±3,1) a 518 (26,1±2,0) b 260 (13,1±2,5) c
TB số
nang/BT 64±5,4 38,9
a±5,9 16,7b ±2,0 8,4c ±2,1
Thí nghiệm được lặp lại 6 lần. Ký hiệu a, b, c trên cùng một hàng thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê
(P<0,05)
Nguyễn Văn Lâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 149 - 154
151
Bảng 2: Kết quả phân loại chất lượng trứng
Kích thước
nang (mm)
Số trứng
thu được
Phân loại chất lượng trứng
Trứng A (% ± SEM) Trứng B (% ± SEM) Trứng C (% ± SEM)
Dưới 2 825 0 (0)a 334 (40,5±4,0)a 491 (59,5±4,7)a
Từ 2-3 860 50 (5,8±2,3)b 543 (63,1±4,9)b 267 (31,1±5,3)b
Trên 3 626 128 (20,5±6,8)c 391 (62,5±7,8)b 107 (17,1±1,9)c
Thí nghiệm được lặp lại 7 lần. Kí hiệu a, b, c trên cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê
(P<0,05).
Tổng số nang của 31 buồng trứng là 1983
nang, trung bình số nang trên mỗi buồng
trứng khảo sát là 64 nang/buồng trứng; nhóm
nang có kích thước dưới 2mm có trung bình
nang/buồng trứng cao nhất 38,9 chiếm 60,8%;
nhóm nang có kích thước trên 3mm có trung
bình nang/buồng trứng thấp nhất là 8,4 chỉ
chiếm 13,1% và nhóm từ 2-3mm có trung
bình nang/buồng trứng là 16,7 chiếm 26,1%.
Kết quả này khá phù hợp với kết quả khảo sát
của Ratky và đồng tác giả [10] khi khảo sát
60 buồng trứng lợn kết quả thu được, số nang
trên bề mặt mỗi buồng trứng đạt từ 60-90
nang, trong đó số nang có kích thước ≥2 mm
là 24,8 nang/buồng trứng. Như vậy có thể
thấy không có sự sai khác về số lượng nang
trứng và tỷ lệ các nang với kích thước khác
nhau giữa nghiên cứu của chúng tôi với
nghiên cứu của Ratky và đồng tác giả [10], về
các chỉ tiêu trên của cùng một giống lợn ở hai
địa điểm nghiên cứu cách xa nhau về địa lý
cũng như khí hậu.
Ảnh hưởng của kích thước nang trứng đến
chất lượng trứng mới thu: Theo tiêu chuẩn
phân loại trứng của Leibfied và cộng sự
(1979) [8]. Trứng A có từ 3 lớp tế bào cận
noãn trở lên, bông tơi bao phủ đồng đều trên
mặt tế bào trứng và noãn bào chất có độ đồng
nhất cao về màu sắc; Trứng B có từ 2 đến 3
lớp tế bào cận noãn, độ bao phủ của các tế
bào cận noãn và mức độ đồng nhất màu sắc
của noãn bào chất không bằng trứng A, trứng
C là trứng có hoặc không có lớp tế bào cận
noãn, noãn bào chất không đồng nhất. Ứng
dụng phương pháp phân loại của Leibfied và
cộng sự (1979) [8], chúng tôi thu được kết
quả chi tiết được thể hiện ở bảng 2.
Trứng loại A ở nhóm nang trên 3mm có tỷ lệ
cao hơn hẳn so với 2 nhóm còn lại từ 2-3mm
và dưới 2mm lần lượt là (20,5±6,8%; 5,8±2,3
và 0%). Trứng loại B ở nhóm nang trên 3mm
và từ 2-3mm có tỷ lệ tương đương nhau
(62,5±7,8% và 63,1±4,9%). Trứng loại C
được thu ở nhóm nang có kích thước dưới
2mm có tỷ lệ cao hơn hẳn so với nhóm nang
có kích thước từ 2-3mm và trên 3mm lần lượt
là (59,5±4,7%; 31,1±5,3% và 17,1±1,9%).
Những kết quả trên cho thấy kích thước nang
có ảnh hưởng rõ rệt tới chất lượng trứng lợn.
So với kết quả của tác giả Nguyễn Thị Ước
và cộng sự khi khảo sát trên 90 buồng trứng
lợn thu được kết quả số lượng trứng loại A và
B từ nang trên 2 mm là 79,83 ± 0,03% [4], thì
kết quả của chúng tôi thấp hơn không đáng kể
(74,8%). Điều đó cho thấy sự ổn định của hệ
thống khi trứng được thu nhận và nuôi trong
cùng mùa vụ.
Khả năng thành thục của trứng thu từ các
nhóm nang sau 44 giờ nuôi in vitro: Sau khi
thu và phân loại trứng, tiến hành nuôi cấy
trứng trong môi trường MAT-I (môi trường
NCSU-37 có bổ sung các hormone PMSG và
hCG, cùng với dbcAMP), trong đĩa nuôi tế
bào 4 giếng, trong tủ ấm 38,5oC và 5% CO2,
độ ẩm 95%. Kết quả được trình bày cụ thể ở
bảng 3.
Nguyễn Văn Lâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 149 - 154
152
Bảng 3: Đánh giá thành thục bằng phương pháp soi thể cực sau 44 giờ nuôi
Kích thước
nang
Số trứng
thí nghiệm Số trứng thành thục %
Dưới 2 mm 192 13 (6,8±3,1)a
Từ 2-3mm 175 52 (29,7±4,6)b
Trên 3 mm 150 91 (60,8±530.4)c
Thí nghiệm lặp lại 6 lần. Kí hiệu a, b, c trên cùng một cột thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa với P<0,05
Kích thước nang có ảnh hưởng tới chất lượng
và tỷ lệ thành thục của trứng lợn nuôi trong
ống nghiệm. Tỷ lệ thành thục của trứng ở
nhóm nang có kích thước trên 3mm (60,8%)
cao hơn hai nhóm còn lại. Tuy nhiên so với
mộ số nghiên cứu trên thế giới vẫn còn thấp
hơn rất nhiều (86,7% [5] và 90,5% [12]). Sự
kém thành thục khi nuôi trứng in vitro có thể
do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có điều
kiện chăn nuôi ở nước ta với chế độ dinh
dưỡng chưa hợp lý, thức ăn chứa nhiều chất
kích thích tăng trọng, và độ tuổi giết mổ sớm
hơn so với độ tuổi trưởng thành của con vật.
Như vậy cần có những nghiên cứu sâu hơn
nhằm cải tiến hệ thống IVM cho trứng lợn thu
tại Việt Nam phục vụ cho tạo phôi bằng thụ
tinh ống nghiệm (in vitro fertilization), kích
thích mẫu sinh (parthenogenesis) hoặc nhân
bản vô tính (cloning).
KẾT LUẬN
- Qua khảo sát chúng tôi rút ra kết luận: trứng
lợn thu được từ nhóm nang có kích thước
dưới 2mm chiếm tỷ lệ 60,8%; nhóm nang có
kích thước trên 3mm chỉ chiếm tỷ lệ 13,1%
và nhóm từ 2-3mm chiếm tỷ lệ là 26,1%.
- Trứng lợn loại A ở nhóm nang trứng có kích
thước trên 3mm có tỷ lệ cao nhất
(20,5±6,8%); Trứng lợn loại B ở nhóm nang
trứng có kích thước trên 3mm và từ 2-3mm
có tỷ lệ tương đương nhau (62,5±7,8% và
63,1±4,9%). Trứng loại C ở nhóm nang trứng
có kích thước dưới 2mm có tỷ lệ cao nhất
(59,5±4,7%). Kết quả trên cho thấy kích
thước nang trứng có ảnh hưởng rõ rệt tới chất
lượng trứng lợn.
- Trứng lợn thu được từ nang trứng có kích
thước trên 3mm có tỷ lệ thành thục cao nhất là
60,8% khi nuôi in vitro. Chúng tôi đề nghị sử
dụng các trứng thu từ nang trứng có kích thước
trên 3mm để nâng cao hiệu suất tạo phôi.
Hình 1. Tập hợp tế bào trứng thu được
và phân loại trứng
(A: Trứng A; B: trứng B; C: trứng C)
Hình 2. Trứng xuất hiện thể cực thứ nhất
Nguyễn Văn Lâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 149 - 154
153
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Phương Hiền (2007), Nghiên cứu
ảnh hưởng của mùa vụ lên kết quả nuôi thành thục
một số động vật nuôi, Luận văn thạc sỹ Nông
nghiệp.
[2]. Huỳnh Thị Lệ Duyên, Phan Kim Ngọc, Hồ
Huỳnh Thùy Dương, Nguyễn Quốc Đạt (2003),
“Ứng dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
trên heo”, Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc,
Hà Nội, tr.639-642.
[3]. Bùi Xuân Nguyên (2003), “Phát triển công
nghệ phôi và tế bào phôi ở Việt Nam”, Kỷ yếu
Viện Công nghệ sinh học, Nxb Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, tr. 411 - 417
[4]. Nguyễn Thị Ước, Nguyễn Việt Linh, Nguyễn
Văn Hạnh, Quản Xuân Hữu, Đặng Nguyễn Quang
Thành, Trần Thị Thơm, Nguyễn Thị Mến, Bùi
Linh Chi, Nguyễn Trung Thành, Dương Đình
Long, Nguyễn Khắc Tích, Phan Ngọc Minh, Bùi
Xuân Nguyên (2008), “Nghiên cứu sản xuất phôi
lợn mini nội địa bằng tổ hợp công nghệ ống
nghiệm và nhân bản vô tính”, Tạp chí công nghệ
sinh học, 6(4A), tr. 625-635.
[5]. Schoevers E.J., Kidson A., Verhijden J.H.M.,
Bevers M.M. (2003), “Effect of follicle-
stimulating hormone on nuclear and cytoplasmic
maturation of sow oocytes in vitro”.
Theriogenology., 59: 2017-2028.
[6]. Kikuchi K., Onishi A., Kashiwasaki N.,
Iwamoto M., Noguchi J., Kaneko H., Akita T.,
Nagai T. (2002), “Successful piglet production
after transfer of blastocyst produced by a modified
invitro system”, Biol Reprod., 66: 1033-1041.
[7]. Kikuchi K., Kashiwazaki N., Noguchi J.,
Shimada A., Takahashi R., Hirabayashi M., Shino
M., Ueda M., Kaneko H. (1999),
“Developmental competence, after transfer to
recipients, of porcine matured, fertilized, and
cultured in vitro”. Biol Reprod., 6:336-340.
[8]. Leibfried L. and First N.L. (1979),
“Characterization of bovine follocular oocytes and
their ability invitro”. J. Anim. Sci.,48:76-86.
[9]. Ni Wayan Kurniani Karja. (2008), “Nuclear
Maturation of Porcine Oocytes in vitro: Effect
ofthe Cumulus-Oocyte Complexes Quality”,
Indonesian Journal of Biotechnology.,13 (2):
1078-1084.
[10]. Ratky, Katiyar P.K., Raminder Singh.
(2003), “Maturation of porcine oocytes in vitro
and developmental competence of porcine
oocytes”, Biology of reproduction., 11: 299-305.
[11]. Tatemoto H., Sakurai N., Muto N.( 2000),
“Protection of porcine oocytes against apoptoic
cell death caused by oxidative stress during In
vitro maturation: role of cumulus cells”, Biol
Reprod.,63: 805-810.
[12]. Yun Qian., Wei Qun Shi., Jia Tong Ding., Bi
Qin Fan., Yutaka Fuku. (2001), “Effect of follicle
size on Cumulus - Expansion, In vitro fertilization
and development of porcine follicular oocytes”,
Journal of Reproduction and Development., 47(3):
145 – 152.
Lời cảm ơn: Các tác giả xin chân thành cảm
ơn TS. Bùi Xuân Nguyên, TS. Nguyễn Thị
Ước và các đồng nghiệp tại Phòng Công
nghệ Phôi, Viện Công nghệ sinh học đã giúp
đỡ thực hiện và đóng góp ý kiến. Nghiên cứu
được tài trợ bởi đề tài NAFOSTED
106.16.141.09, chủ nhiệm đề tài TS. Bùi
Xuân Nguyên.
Nguyễn Văn Lâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 149 - 154
154
SUMMARY
EFFECTS OF FOLLICLE SIZE ON OOCYTE QUALITY
AFTER IN VITRO MATURATION
Nguyen Van Lam1, Hua Nguyet Mai2*,
Nguyen Van Hanh1, Nguyen Viet Linh1
1Institute of Biotechnology - Vietnam Academy of Science and Technology
2College of Science -TNU
In this experiment, we examined the proportion of groups of different sized follicles on the surface
of pig ovaries and evaluate the effects of follicle size to quality oocytes during in vitro culture. On
ovaries, we are divided into 3 groups of different sized follicles under 2mm, 2-3mm and >3mm
the results is (60.8 ± 3.1% and 26.1 ± 2.0% and 13.1 ± 2.5%, respectively) (P <0.05). The rate of
grade A oocytes in groups of 3 mm follicles than group 2-3mm follicles (20.5 ± 6.8% and 5.8 ±
2.3%), while less than 2 mm without the oocyte capsule type A (0 %) (P <0.05). Oocytes grade B
from group 2-3mm and >3mm similar rate (63.1 ± 4.9% and 62.5 ± 7.8%) is less than 2 mm
follicles in the lower group was only 40,5 ± 4.1% (P <0.05). The oocytes in the group qualify
conducted follicles cultured in 38.50C and 5% CO2 and 95% N. The results showed that the rate of
oocyte maturation in the highest group 3mm is 60.7 ± 5,4% followed by group 2-3mm follicles for
maturation rate is 29.7 ± 4.6% and less than 2 mm follicle group is 6.8 ± 3.1% (P <0.05). Follicle
size affects the results obtained and the rate of oocyte maturation in vitro culture process. The
follicles size >3 mm for best results both in terms of good oocytes and oocyte maturation rate after
the in vitro maturation.
Key words: Follicle size; Porcine oocyte; Quality; Maturation.
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thị Hải Yến – Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
*
Tel: 0973 113 541; Email: nguyetmaimai@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_41660_45422_15520149552526_344_2048566.pdf