Ảnh hưởng của chitosan, oligochitosan và oligochitin đến chất lượng tôm bạc (metapenaeus brevicornis) theo thời gian bảo quản - Vũ Ngọc Bội

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Từ các nghiên cứu ở trên có thể rút ra một số kết luận như sau: - CHOS, COS, CS ở nồng độ 1,25% đều có khả hạn chế sự phát triển của vi sinh vật và hạn chế sự biến đổi chất lượng cảm quan cũng như hạn chế sự gia tăng hàm lượng TVB-N, TMA-N, NH3, pH, chỉ số peroxyd ở tôm bạc bảo quản lạnh. - Ở cùng nồng độ sử dụng 1,25%, COS có khả ức chế sự phát triển của vi sinh vật, hạn chế sự suy giảm chất lượng cảm quan và làm chậm sự gia tăng hàm lượng TVB-N, TMA-N, NH3, pH, chỉ số peroxyd ở tôm bạc bảo quản lạnh tốt hơn COS, CS ở cùng nồng độ. Từ kết qủa nghiên cứu này cho phép đề xuất mở rộng đối tượng thử nghiệm sử dụng COS làm cơ sở cho việc triển khải sử dụng COS trong bảo quản nguyên liệu thủy sản trên tầu cá đắnh bắt xa bờ thay thế các chất độc hại mà người dân đang sử dụng.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của chitosan, oligochitosan và oligochitin đến chất lượng tôm bạc (metapenaeus brevicornis) theo thời gian bảo quản - Vũ Ngọc Bội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 27 ẢNH HƯỞNG CỦA CHITOSAN, OLIGOCHITOSAN VÀ OLIGOCHITIN ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÔM BẠC (Metapenaeus brevicornis) THEO THỜI GIAN BẢO QUẢN EFFECT OF CHITOSAN, CHITOSAN OLIGOSACCHARIDE AND CHITIN OLIGOSACCHARIDE ON THE QUALITY OF SHRIMP (Metapenaeus brevicornis) ACCORDING TO THE STORAGE TIME Vũ Ngọc Bội1, Vũ Thị Hoan2 Ngày nhận bài: 05/10/2016; Ngày phản biện thông qua: 13/10/2016; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016 TÓM TẮT Tác động của chitosan, oligochitosan và oligochitin tới sự biến đổi chất lượng cảm quan, tổng bazơ nitơ bay hơi (TVB-N), hàm lượng Trimetylamin (TMA-N), NH3, sự oxy hóa lipid và vi sinh vật ở tôm bạc (Metapenaeus brevicornis H. Milne Edwards, 1837) theo thời gian bảo quản đã được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tôm bạc xử lý bằng chitosan oligosaccharid 1,25%, sau 5 ngày bảo quản ở nhiệt độ 80C vẫn có chất lượng cảm quan, hàm lượng TVB-N, TMA-N, NH3, chỉ số peroxyd, chỉ tiêu vi sinh vật đạt tiêu chuẩn. Chitosan, chitosan oligosaccharid và chitin oligosaccharid đều có tác động lên chất lượng tôm bạc bảo quản. Tuy nhiên, chitosan oligosaccharid có tác động tới chất lượng của tôm bạc tốt hơn chitosan, chitin oligosaccharid. Kết quả cũng cho thấy, chitosan oligosaccharid có khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa tốt hơn so với chitosan và chitin oligosaccharid.. Từ khóa: chitin, chitosan, chitosan oligosaccharid, Metapenaeus brevicornis, tôm bạc ABSTRACT The effect of chitosan, oligochitosan and oligochitin on the change of sensory quality, the content of TVB-N, TMA-N, NH3, lipid peroxidation and bacteria of the raw shrimp (Metapenaeus brevicornis H. Milne Edwards, 1837) according to the storage time was studied. The results showed that raw yellow shrimp treated with oligochitosan 1,25% had the quality of sensory, the content of TVB-N, TMA-N, NH3, the ratio of lipid peroxidation, and the amuont of bacteria which adapted to the VN codex standards after 5 preservation days at the temperature of 80C. All object functions were evaluated to be effected by chitosan, oligochitosan and oligochitin. However, the effect of oligochitosan on all target functions was stronger than that of chitosan and oligochitin on all target functions. The results also showed that the antibacterial and antioxidant activity of oligochitosan was better than that of chitosan and oligochitin. Keywords: chitin, chitosan, oligochitosan, oligochitin, Metapenaeus brevicornis, shrimp 1 Khoa Công nghệ Thực phẩm – Trường Đại học Nha Trang 2 Viện Công nghệ Sinh học Thực phẩm - Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC 28 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôm là một trong những mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam. Xuất khẩu tôm chiếm 70 - 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Tuy vậy nguyên liệu tôm rất dễ bị hư hỏng trong quá trình bảo quản và sự chênh lệch giá trị giữa tôm tươi - tôm bị ươn hỏng rất lớn. Do vậy, người dân thường lạm dụng các loại hóa chất trong bảo quản tôm nguyên liệu nhất là các loại tôm khai thác từ biển như tôm bạc. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu bảo quản tôm biển bằng một số chất có nguồn gốc tự nhiên, không độc hại và có khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa như chitosan, oligochitosan và oligochitin. Thực tế cho thấy chưa có công bố nào đánh giá, so sánh mức độ tác động của oligochitin (chitin oligosaccharid - CHOS), oligochitosan (chitosan oligosaccharid - COS) và chitosan (CS) tới chất lượng tôm bạc khai thác ở vùng biển Việt Nam. Do vậy, từ kinh phí của đề tài cấp Nhà nước KC 07.02/11-15 “Nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm oligosaccharid (oligochitin và oligochitosan) để bảo quản sau thu hoạch nguyên liệu thủy sản đánh bắt xa bờ”, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này. Bài báo này chỉ trình bày một phần nghiên cứu của chúng tôi về ảnh hưởng của CHOS, COS và CS lên chất lượng tôm bạc theo thời gian bảo quản làm cơ sở cho việc ứng dụng oligochitin, oligochitosan và chitosan trong bảo quản nguyên liệu thủy sản trên tàu cá đánh bắt xa bờ. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Tôm bạc (METAPENAEUS BREVICORNIS) tươi đạt TCVN 3726 - 89. Tôm có kích cỡ trung bình 30 ÷ 40 con/kg. 2. Chuẩn bị mẫu Tôm bạc nghệ nguyên liệu được mua thu mua tại cầu cảng cá Vĩnh Lương - Nha Trang. Sau khi thu mua, tôm được rửa sạch và để ráo, sau đó tiến hành ngâm vào các dung dịch CHOS, COS, CS với nồng độ 1,25% trong thời gian 2 phút. Sau đó, tôm được bảo quản bằng nước đá với nhiệt độ bảo quản 8 ± 10C. CHOS và COS là sản phẩm của đề tài KC07.02/11-15 được sản xuất theo phương pháp sử dụng bức xạ Co 60 để phân cắt chitin và chitosan. 3. Phương pháp phân tích - Đánh giá cảm quan theo TCVN 3215 - 79 [2]. - Đánh giá tổng số vi khuẩn hiếu khí theo TCVN [1]. - Chỉ số peroxid được xác định theo phương pháp của Santha và Decker (1994) [12]. - Xác định tổng nitơ bay hơi (TVB-N) và hàm lượng trimethylamine (TMA-N) bằng cách sử dụng TCA để chiết mẫu và tiến hành xác định đạm theo phương pháp Kjeldhal [11]. - Xác định hàm lượng NH3 bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước [1]. 4. Phương pháp xử lý số liệu Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Loại bỏ giá trị bất thường bằng phương pháp Duncan. Phân tích ANOVA và hồi quy trên phần mềm MS. Excel 2010. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Ảnh hưởng của CHOS, COS và CS đến các chất lượng cảm quan của tôm bạc Kết quả phân tích cho thấy theo thời gian bảo quản chất lượng cảm quan thể hiện qua giá trị tổng điểm trung bình cảm quan (TBCQ) bị giảm theo thời gian bảo quản (Hình 1) và CHOS, COS, CS có tác động khác nhau tới chất lượng cảm quan của tôm bạc thể hiện qua giá trị TBCQ (p<0,05). Tác động tốt hơn của COS trong hạn chế suy giảm chất lượng của tôm bạc thông qua mức độ giảm chậm của giá trị TBCQ của tôm bạc so với các mẫu bảo quản bằng CHOS, CS thể hiện qua hệ số tương quan tương ứng lần lượt CHOS, COS và CS (R2 = 0,99; R2 = 0,97; R2 = 0,99). Sau 6 ngày bảo quản, mẫu tôm bạc xử lý dung dịch COS 1,25% có TBCQ cao nhất, tương ứng 14,25 điểm và TBCQ thấp nhất ở mẫu ĐC. TBCQ Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 29 Kết quả này có thể lý giải là do mẫu tôm đối chứng không được xử lý bằng các chế phẩm sinh học kháng khuẩn và chống oxy hóa nên VSV trên tôm phát triển cùng với các biến đổi sinh hóa dẫn đến suy giảm chất lượng cảm quan. Đối với các mẫu xử lý CHOS, COS và CS, chất lượng cảm quan của tổm giảm chậm theo thời gian bảo quản so với mẫu đối chứng. Kết quả này có thể lý giải là do dưới tác động của CHOS, COS và CS - đây là những chất có hoạt tính kháng khuẩn nên hoạt động VSV bị ức chế. Mặt khác, các chất này cò có khả năng ức chế các phản ứng oxy hóa [2], [3], [5], [6], [10] nên góp phần hạn chế các chuyển hóa sinh học. Vì vậy, quá trình biến đổi của tôm bạc thể hiện qua sự giảm TBCQ bị chậm lại. Vì thế, các mẫu tôm đã qua xử lý chế phẩm sinh học có chất lượng tôm bảo quản tốt hơn. Mẫu tôm bạc xử lý COS có TBCQ tốt hơn các mẫu tôm bạc xử lý bằng CHOS và CS là do COS có khả năng kháng khuẩn cao hơn CHOS và CS. Phân tích hồi quy cho thấy, TBCQ biến đổi theo hướng giao thao với trục hoành - điều này hoàn toàn phù hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm. Như vậy khi xử lý COS 1,25% kết hợp với bảo quản lạnh đã làm cho TBCQ của tôm bạc tốt hơn. Do vậy, tôm bạc nên được xử lý với COS 1,25% trước khi bảo quản. 2. Ảnh hưởng của CHOS, COS và CS đến đến hàm lượng NH3 của tôm bạc theo thời gian bảo quản NH3 là đạm thối và là thành phần dùng để đánh giá mức độ hư hỏng của nguyên liệu thủy sản trong quá trình bảo quản. Kết quả nghiên cứu ở hình 2 cho thấy sau 6 ngày bảo quản, hàm lượng NH3 trong mẫu đối chứng cao nhất, 0,183%; trái lại mẫu đã xử lý COS 1,25% có hàm lượng NH3 thấp nhất, chỉ là 0,995%. Hàm lượng NH3 ở các mẫu tôm bạc đã thí nghiệm được sắp xếp theo trình tự tăng dần như sau: mẫu ĐC, mẫu xử lý CS, CHOS và COS. Kết quả này chứng tỏ COS đã có tác động tốt trong việc hạn chế các phản ứng sinh hóa dẫn tới tạo thành NH3 ở cơ thịt tôm bạc nên hàm lượng NH3 hình thành ở tôm bạc được xử lý CS, CHOS, COS theo thời gian bảo quản ít hơn [14]. Hàm lượng NH3 ở các mẫu tôm bảo quản bị tác động bởi CHOS, COS, CS và thời gian bảo quản (p < 0,04), trong đó hàm lượng NH3 bị tác động mạnh nhất bởi COS. Sự biến đổi hàm lượng NH3 ở mẫu tôm bạc theo thời gian bảo quản có sự tương quan mạnh mẽ với sự có mặt của CHOS, COS và CS (R2 > 0,97) hơn là thời gian bảo quản (R2 = 0,91) (Hình 2). Kết quả này này cho thấy mức độ tác động của CHOS, COS, CS và thời gian bảo quản lên hàm lượng NH3 tương tự như tác động của các yếu tố này ở chất lượng cảm quan. Tuy nhiên, hàm lượng NH3 có xu hướng tăng theo thời gian bảo quản và ngược so với ở chất lượng cảm quan. Kết quả này cũng phù hợp với đặc tính của CHOS, COS, CS và phù hợp với các nghiên cứu đã công bố trước đây [7], [9], [10], [14]. của các mẫu bảo quản giảm theo thứ tự như sau COS, CHOS, CS và ĐC. Thực nghiệm cũng cho thấy, sau 6 ngày bảo quản, mẫu tôm đã xử lý COS đạt chất lượng khá về cảm quan, bị giãn đốt nhẹ. Hình 1. Sự thay đổi TBCQ của các mẫu tôm bạc dưới tác động của CHOS, COS, CS và thời gian bảo quản 30 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 COS có khả năng ức khuẩn tốt nhất trong nhóm CHOS, COS và CS, nên lượng vi sinh vật có trên bề mặt tôm bạc bị ức chế đáng kể. Mặt khác, COS còn có hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn nên làm giảm tốc độ biến đổi tự nhiên của tôm [6], [7], [8], [9]. Như vậy, dùng dung dịch COS 1,25% để xử lý tôm bạc sẽ góp phần làm hàm lượng NH3 ở tôm bạc tăng chậm hơn nên tôm chậm bị hư hỏng. 3. Tác động của CHOS, COS, CS lên pH của tôm bạc theo thời gian bảo quản Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị pH ở các mẫu tôm xử lý CHOS, COS, CS và ĐC khác biệt không nhiều trong 5 ngày bảo quản đầu tiên (p>0,05). Tuy vậy, từ ngày bảo quản thứ 6, sự tác động của CHOS, COS và CS lên pH mới thật sự rõ rệt so với mẫu ĐC (p<0,05). Tuy nhiên sự khác biệt về pH giữa các mẫu tôm bạc được xử lý CHOS, COS và CS theo thời gian bảo quản không đáng kể ngày cả sau 6 ngày bảo quản. Hình 2. Biến đổi hàm lượng NH 3 ở tôm bạc dưới tác động của CHOS, COS, CS và thời gian bảo quản Hình 3. Biến đổi pH ở tôm bạc dưới tác động của CHOS, COS, CS và thời gian bảo quản 4. Tác động của CHOS, COS, CS lên hàm lượng TVB-N của tôm bạc theo thời gian bảo quản Kết quả cho thấy CHOS, COS, CS và thời gian bảo quản có sự tương quan mạnh (R2>0,9) đối với hàm lượng tổng các chất nitơ bay hơi (TVB-N) của tôm bạc. Xu hướng tăng trưởng dương của sự biến đổi hàm lượng TVB-N giống và có sự tương quan với hàm lượng NH3. Sau 6 ngày bảo quản, hàm lượng TVB-N ở mẫu tôm tăng theo thứ tự các mẫu bảo quản như sau: mẫu COS, CHOS, CS và cuối cùng là mẫu ĐC. Sau 6 ngày bảo quản, mẫu tôm bạc xử lý bằng COS 1,25% có giá trị TVB-N thấp nhất và đạt 101,24 ± 0,15mg N/ 100 g DW; các mẫu ĐC, CHOS và CS có hàm lượng TVB-N tương ứng: 178,26 ± 0,17 mg N/ 100 g DW; 113,2 ± 0,11 mg N/ 100 g DW và 127,8 ± 0,15mg N/ 100 g DW (Hình 4). Như vậy, xử lý tôm bạc bằng COS có hiệu quả Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 31 tốt hơn xử lý bằng CHOS, CS trong việc giảm thiểu sự gia tăng của TVB-N ở tôm bạc. Kết quả thực nghiệm này phù hợp với hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn cũng như khả năng tạo màng trên bề mặt thực phẩm của CS và COS đã được Trần Thị Luyến khẳng định khi bảo quản xúc xích gà surimi [2]. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Theofania Tsironi và công sự năm 2009 công bố nghiên cứu về biến đổi tôm đông lạnh cho thấy hàm lượng TVB-N ở tôm bảo quản đông (-50C) tăng liên tục trong quá trình bảo quản và ở thời điểm sau 1 ngày bảo quản hàm lượng TVB-N là 18mg N/100 g DW [14]. Hình 4. Tác động của CHOS, COS, CS và thời gian bảo quản lên hàm lượng TVB-N ở tôm bạc Như vậy, CHOS, COS, CS và thời gian bảo quản đều tác động tới sự biến đổi hàm lượng TVB-N và COS phù hợp nhất trong nhóm CHOS, COS và CS để xử lý tôm bạc nguyên liệu. 5. Tác động của CHOS, COS và CS lên hàm lượng TMA-N theo thời gian bảo quản Hàm lượng TMA-N của các mẫu tôm bạc bảo quản cũng bị tác động bởi CHOS, COS, CS và thời gian bảo quản (p<0,05). Sau 6 ngày bảo quản, hàm lượng TMA-N của tất cả các mẫu tôm bạc đều tăng nhưng mẫu tôm bạc xử lý bằng COS 1,25% tăng chậm nhất (Hình 5). Sau 6 ngày bảo quản các mẫu tôm đã xử lý CHOS, COS và CS đều có hàm lượng TMA-N đạt tiêu chuẩn chất lượng [14]. Hình 5. Tác động của CHOS, COS, CS và thời gian bảo quản lên hàm lượng TMA-N ở tôm bạc nghệ Phân tích hồi quy cho thấy, biến đổi của hàm lượng TMA-N tuân theo xu thế tăng trưởng dương với trục hoành. Kết quả phân tích này phù hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm, vì CHOS, COS và CS đóng vai trò như chất kháng khuẩn, ức chế một số phản ứng sinh hóa và có tác dụng bảo quản [9], [13]. Kết quả này cũng đã được công bố bởi Muhammad Yousuf Ali và cộng sự (2013) [10]. Như vậy, nồng độ COS 1,25% là nồng độ phù hợp để giảm thiểu sự gia tăng hàm lượng TMA-N ở tôm bạc bảo quản lạnh. 6. Tác động của CHOS, COS và CS lên chỉ số peroxid ở tôm theo thời gian bảo quản Chỉ số peroxyd được sử dụng như là thước đo đánh giá sự oxi hóa lipid trong thủy sản ở các điều kiện bảo quản khác nhau [14]. 32 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 Kết quả phân tích cho thấy chỉ số peroxid của tất cả các mẫu tôm bạc bảo quản đều tăng sau 6 ngày bảo quản (Hình 6). Tuy vậy, các mẫu tôm đã xử lý bằng CHOS, COS và CS đều có chỉ số peroxid tăng chậm hơn so với mẫu đối chứng. Kết quả này chứng tỏ CHOS, COS và CS đã ngăn cản quá trình oxy hóa lipid ở tôm nên chỉ số peroxid ở tôm bảo quản lạnh tăng chậm theo thời gian bảo quản (p<0,05). Trong đó mẫu bảo quản tôm bạc được xử lý COS 1,25% có chỉ số peroxid tăng chậm hơn các mẫu bảo quản tôm bạc bằng CHOS và CS. Kết quả phân tích cũng cho thấy chỉ số peroxid theo thời gian bảo quản tôm bạc có xu hướng tăng tương tự như hàm lượng TMA-N, NH3, TVB-N đã phân tích ở trên. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu về tính chất của CS và COS cũng như quá trình biến đổi của tôm trong quá trình bảo quản đã được Theofania Tsironi và cộng sự công bố năm 2009 [8], [9], [13], [144]. Kết quả này có thể lý giải là do CHOS, COS và CS có hoạt tính chống oxy hóa, trong đó COS có hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất [9], [10]. Từ các phân tích ở trên cho thấy COS 1,25% là phù hợp để xử lý tôm nguyên liệu trước khi bảo quản. 7. Tác động của CHOS, COS, CS tới chỉ tiêu vi sinh vật ở tôm bạc trong quá trình bảo quản Kết quả phân tích tổng số vi sinh vật (VSV) hiếu khí trên tôm bạc sau 6 ngày bảo quản bằng CHOS, COS và CS cho thấy mẫu đối chứng có tổng số vi sinh vật cao nhất và đạt mức 3,8x102 Kl/ 100g. Trong khi đó các mẫu bảo quản tôm bằng CHOS, COS và CS đều có tổng số vi sinh vật thấp hơn mẫu đối chứng và mẫu tôm bạc xử lý bằng COS 1,25% có tổng số vi sinh vật thấp nhất 2,3x102 Kl/ 100g. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Theofania và cộng sự (2009) về sự phát triển của vi sinh vật trong quá trình bảo quản tôm cho thấy theo thời gian bảo quản số lượng vi sinh vật hiên diện trên tôm tăng [14]. Sở dĩ các mẫu tôm xử lý bằng CHOS, COS và CS đều có tổng số vi sinh vật thấp hơn mẫu đối chứng là do các chất đã thử nghiệm có khả năng kháng khuẩn và COS có khả năng kháng khuẩn tốt nhất. Hình 6. Tác động của CHOS, COS, CS và thời gian bảo quản lên chỉ số peroxit ở tôm bạc Hình 7. Tác động của CHOS, COS, CS và thời gian bảo quản lên tổng VSV hiếu khí ở tôm bạc Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 33 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Từ các nghiên cứu ở trên có thể rút ra một số kết luận như sau: - CHOS, COS, CS ở nồng độ 1,25% đều có khả hạn chế sự phát triển của vi sinh vật và hạn chế sự biến đổi chất lượng cảm quan cũng như hạn chế sự gia tăng hàm lượng TVB-N, TMA-N, NH3, pH, chỉ số peroxyd ở tôm bạc bảo quản lạnh. - Ở cùng nồng độ sử dụng 1,25%, COS có khả ức chế sự phát triển của vi sinh vật, hạn chế sự suy giảm chất lượng cảm quan và làm chậm sự gia tăng hàm lượng TVB-N, TMA-N, NH3, pH, chỉ số peroxyd ở tôm bạc bảo quản lạnh tốt hơn COS, CS ở cùng nồng độ. Từ kết qủa nghiên cứu này cho phép đề xuất mở rộng đối tượng thử nghiệm sử dụng COS làm cơ sở cho việc triển khải sử dụng COS trong bảo quản nguyên liệu thủy sản trên tầu cá đắnh bắt xa bờ thay thế các chất độc hại mà người dân đang sử dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. B ộ Thủy sản, 1996. Các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Trần Thị Luyến, Nguyễn Thị Hiên, 2006. Nghiên cứu sử dụng oligoglucosamin từ chitosan vỏ tôm, vỏ ghẹ để thay thế NaNO3 trong bảo quản xúc xích gà surimi. Tạp chí Khoa học Công nghệ thủy sản, Trường Đại học Thủy sản, Nha Trang, Số 1, 3-8. 3. T rang Sĩ Trung, Trần Thị Luyến, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hằng Phượng, 2010. Chitin - chitosan từ phế liệu thủy sản và ứng dụng. NXB Nông nghiệp, TP. HCM. Tiếng Anh 4. A lex Augusto Gonçalves, Candido Santiago Guidobono Gindri Junior, 2009. The effect of glaze uptake on storage quality of frozen shrimp. Journal of Food Engineering, 90(2) 285-290. 5. A ntonio Bevilacqua, Maria Rosaria Corbo, Milena Sinigaglia, 2010. Application of Alternative Food-Preservation Technologies to Enhance Food Safety and Stability, Bentham Science Publishers, 01-01-pp. 207. 6. Bingöl E. B., Uran H., Bostan K., Varlik C., Sivri N., Alakavuk D. U., 2013. Effects of treatment with chitosan on sensory and chemical quality parameters of frozen shrimp, Kafkas Üniversitesi Veteriner Fakültesi Dergisi, 19(3) 399-405. 7. F ereidoon Shahidi, Janak Kamil Vidana Arachchi and You-Jin Jeon, 1999. Food applications of chitin and chitosans, Trends in Food Science & Technology. 10 37 - 51. 8. Huang J, Chen Q, Qiu M, Li S., 2012. Chitosan-based edible coatings for quality preservation of postharvest whiteleg shrimp (Litopenaeus vannamei). J. Food Sci., 77(4) C491-6. 9. J. Dutta, S. Tripathi, P.K. Dutta, 2012. Progress in antimicrobial activities of chitin, chitosan and its oligosaccharides: a systematic study needs for food applications, Food Science & Technology, Food Sci. Technol. Int., 18(1):3-34. 10. M uhammad Yousuf Ali, Zakaria Mahmud, Md. Abdur Rashed, Momotaz Khanom and Md. Golam Sarower, 2013. Post-harvest quality loss of shrimp (Penaeus monodon) in the value chain of southwestern region (satkhira) in bangladesh, International Journal of Scientifi c Knowledge, 3(2) 36 – 44. 11. Pivarnik L., Ellis P., Wang X. & Reilly T., 2001. Standardization of the Ammonia electrode method for evaluating seafood quality by correlation to sensory analysis. Journal of Food Science, 66(7) 945-952. 12. S antha N. C. & Decker E. A., 1994. Rapid, sensitive, iron-based spectrophotometric methods for determination of peroxide values of food lipids, Association of Offi cial Analytical Chemists International, 77 421-424. 13. S e-Kwon Kim and Mahinda Senevirathne, 2011. Review - Membrane Bioreactor Technology for the Development of Functional Materials from Sea-Food Processing Wastes and Their Potential Health Benefi ts, Membranes, 1 327-344. 14. T heofania Tsironi, Efi mia Dermesonlouoglou, Maria Giannakourou, Petros Taoukis, 2009. Shelf life modelling of frozen shrimp at variable temperature conditions, LWT - Food Science and Technology, 42 664-671.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_4_2016_vu_ngoc_boi_vu_thi_hoan_4294_2024485.pdf