Ảnh hưởng của chế độ cho ăn đến hoạt động enzym tiêu hóa ở ấu trùng cá giò (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766) - Nguyễn Quang Huy

Ở nghiệm thức LF, tỉ lệ AP/leu-ala tăng khoảng 2 lần từ 23 dph đến 26 dph và sau đó giảm dần, mặc dù không có sự khác biệt giữa các ngày lấy mẫu (Hình 4a; P > 0,05). Ở nghiệm thức L-MD, tỉ lệ AP/leu-ala tăng 3 lần từ 26 dph đến 30 dph (P < 0,05). Tỉ lệ AP/leu-ala ở nghiệm thức LF cao hơn ở nghiệm thức L-MD ở 23 dph và 26 dph, nhưng thấp hơn ở 30 dph và 33 dph (p < 0,05). Sự thay đổi về tỉ lệ LAP/leu-ala tương tự như AP/leu-ala nhưng không sai khác có ý nghĩa thống kê trong cùng một nghiệm thức (Hình 4b; P > 0,05). Tuy nhiên, tỉ lệ LAP/leu-ala ở nghiệm thức LF cao hơn L-DM ở 26 dph (P < 0,05). Kết quả này nghiên cứu này cũng cho thấy sử dụng enzym AP là chỉ dấu đánh giá quá trình trưởng thành của ruột ấu trùng cá giò tốt hơn enzym LAP. Quá trình trưởng thành điển hình của ruột ấu trùng cá đặc trưng bởi sự giảm dần hoạt độ enzym nội bào leu-ala của tế bào ruột đồng thời với sự gia tăng hoạt độ enzym của màng thành ruột (bbm AP, LAP) đã được báo cáo ở một số loài cá biển (Zambonino-Infante và Cahu, 2001; Zouiten và cs, 2008). Trong thí nghiệm này, sự gia tăng hoạt độ của enzym bbm AP giữa 23-26 dph ở nghiệm thức LF và giữa 26-30 dph ở nghiệm thức L-MD chỉ ra rằng thời điểm ruột phát triển đầy đủ ấu cá giò ở nghiệm thức LF là 26 dph và L-MD là 30 dph, cũng trùng với thời điểm enzym leu-ala giảm thấp so với ấu trùng cá ở giai đoạn 7-17 dph. Chỉ số trưởng thành của ruột được xác định bởi tỉ lệ giữa bbm AP/leu-ala và bbm LAP/leu-ala thường được dùng để đánh giá quá trình phát triển đầy đủ của ruột ấu trùng cá, và sự gia tăng rõ rệt ở chỉ số này thể hiện sự trưởng thành của ruột ấu trùng nhiều loài cá [3], [8], [10], [12]. Trong thí nghiệm này, sự gia tăng tỉ lệ bbm AP/leu-ala thể hiện rõ nét ở nghiệm thức L-MD (26-30 dph). Tỉ lệ bbm AP/leu-ala ở nghiệm thức LF cao hơn L-MD ở 23 dph và 26 dph chỉ ra rằng ấu trùng cá giò ở nghiệm thức LF đạt mức trưởng thành của ruột sớm hơn so với ấu trùng ở nghiệm thức L-MD. Tuy nhiên, hoạt tính chuyên biệt của enzym bbm AP và tỉ lệ bbm AP/leu-ala ở nghiệm thức L-MD đều cao hơn nghiệm thức LF từ 30 dph trở đi gợi ý rằng việc ương ấu trùng bằng thức ăn sống (artemia) kéo dài (sau 26 dph) có thể làm giảm hoạt tính của enzym tiêu hóa ở ruột ấu trùng cá giò so với ấu trùng sử dụng thức ăn tổng hợp. IV. KẾT LUẬN Kết quả thí nghiệm cho thấy tất cả các enzym được sản sinh từ ruột cá đều được phát hiện từ khi cá bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài lúc 2 ngày tuổi và hoạt tính của các enzym tăng theo sự tăng trưởng của ấu trùng cá. Ấu trùng cá giò sử dụng thức ăn tổng hợp sớm (17 dph) làm giảm tỉ lệ sống và sự phát triển đầy đủ của ruột muộn hơn so với ấu trùng sử dụng thức ăn sống hoàn toàn. Tuy nhiên, việc kéo dài sử dụng thức ăn sống (sau 26 dph) có thể làm giảm hoạt tính của enzym tiêu hóa ở ruột cá so với cá sử dụng thức ăn tổng hợp.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của chế độ cho ăn đến hoạt động enzym tiêu hóa ở ấu trùng cá giò (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766) - Nguyễn Quang Huy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
42 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHO ĂN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ENZYM TIÊU HÓA Ở ẤU TRÙNG CÁ GIÒ (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766) EFECTS OF FEEDING REGIME ON ACTIVITY OF INTESTINAL DIGESTIVE ENZYMES IN COBIA (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766) LARVAE Nguyễn Quang Huy1, Elin Kjørsvik2 Ngày nhận bài: 30/7/2017; Ngày phản biện thông qua: 11/8/2017; Ngày duyệt đăng: 25/9/2017 TÓM TẮT Enzym từ ruột ấu trùng cá giò gồm alkaline phosphatase (AP), leucine aminopeptidase (LAP) và leucine-alanine peptidase (leu-ala) xuất hiện ngay từ khi ấu trùng ăn thức ăn ngoài (2 ngày tuổi) và hoạt tính của chúng tăng mạnh cùng với sự tăng trưởng của cá. Hoạt tính chuyên biệt (specifi c activity) của enzym màng thành ruột (bbm) AP tăng từ ngày 23 đến 26 ngày tuổi ở cá sử dụng hoàn toàn thức ăn sống (LF) (P < 0,05) và tăng từ 26 đến 30 ngày tuổi (P < 0,05) ở cá sử dụng thức ăn công nghiệp (L-MD) từ 17 ngày tuổi. Sự thay đổi về hoạt tính chuyên biệt của enzym bbm LAP có xu hướng tăng tương tự như bbm AP nhưng không sai khác trong cùng một nghiệm thức (P> 0,05). Chỉ số trưởng thành (chỉ số phát triển đầy đủ) của ruột ấu trùng cá (gut maturation index), là tỉ lệ giữa hoạt tính cá thể (individual activity) của enzym màng thành ruột bbm AP hoặc bbm LAP với enzym nội bào leu-ala, tăng lên cùng với gia tăng hoạt tính của enzym bbm AP ở mỗi nghiệm thức. Kết quả thí nghiệm này cho thấy ruột ấu trùng cá giò trưởng thành ở 26 ngày tuổi tại nghiệm thức LF và muộn hơn ở 30 ngày tuổi tại nghiệm thức L-MD. Ấu trùng cá sử dụng thức ăn công nghiệp từ 17 ngày tuổi giảm chỉ số trưởng thành của ruột và tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức L-MD so với cá ở nghiệm thức LF. Từ khóa: Cá giò, Rachycentron canadum, alkaline phosphatase, leucine aminopeptidase, leucine-alanine peptidase ABSTRACT Intestinal enzymes of cobia larvae including alkaline phosphatase (AP), leucine aminopeptidase (LAP) and leucine-alanine peptidase (leu-ala) were detected at fi rst feeding and increased exponentially with larval growth. Specifi c activity of brush border memberane (bbm) AP increased from 23 to 26 days post hatch (dph) in larvae fed exclusively live feed (LF) (P < 0.05), and increased from 26 to 30 dph (P < 0.05) in larve co-fed with micro diet (L-MD) from 17 dph. The specifi c activity of bbm LAP had the same trend as for bbm but no signifi cance was detected within each treatment (P> 0.05). Gut maturation index, defi ned as ratio of individual activity of bmm AP or bbm LAP and cytosolic enzyme leu-la, increased as incensement in activity of bbm AP in each treatment. This study showed that maturation of larval intestine occurred on 26 dph in the LF, and later on 30 dph in the L-MD treatment. Weaning cobia larvae from 17 dph delayed gut maturation and associated with a lower survival compared to those fed live feed. Keywords: Cobia, Rachycentron canadum, Alkaline phosphatase, Leucine aminopeptidase, Leucine-alanine peptidase 1 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1, Email : nguyen.huy@ria1.org 2 Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Nauy THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 43 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá giò Rachycentron canadum là loài cá rất thích hợp cho phát triển nuôi biển, do chúng có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị thương phẩm cao [1], [7], [9].Tuy nhiên, sản xuất giống cá giò ổn định về chất lượng và sản lượng để phục vụ nuôi thương phẩm vẫn còn là vấn đề. Trong hệ thống sản xuất giống thâm canh, Holt và cs (2007) cho rằng có thể nâng cao tỉ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng cá giò nếu có thể luyện chúng sử dụng thức ăn công nghiệp sớm để thay thế Artemia. Dạ dày của ấu trùng cá giò đã bắt đầu hình thành và hoạt động chức năng trong khoảng 12 đến 20 ngày tuổi. Hoạt tính của enzym tiêu hóa tuyến tụy cũng tăng trong thời gian này, gợi ý rằng ấu trùng cá có thể sử dụng thức ăn công nghiệp ở thời điểm này [5]. Tuy nhiên, khả năng tiêu hóa của ấu trùng cá giò không chỉ phụ thuộc vào phát triển của dạ dày mà còn phụ thuộc vào quá trình trưởng thành của tế bào ruột enterocytes (intestinal cells). Quá trình trưởng thành của tế bào ruột được xác định khi ấu trùng cá chuyển từ hình thức tiêu hóa của ấu trùng sang hình thức tiêu hóa của cá trưởng thành [11]. Ở ấu trùng cá, quá trình phát triển đầy đủ của ruột cá dường như xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, đặc trưng bởi gia tăng đột ngột về hoạt tính chuyên biệt (specifi c activity) của enzym màng tế bào ruột (brush boder membrane, bbm) như enzym alkaline phosphatase (AP) và leucine aminopeptidase (LAP), trùng với quá trình giảm hoạt tính liên tục theo thời gian của các enzym nội bào ở tế bào ruột là leucine-alanine peptidase (leu-ala). Quá trình trưởng thành này chịu ảnh hưởng bởi thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của ấu trùng cá [11]. Từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào về phát triển enzym ở ruột ấu trùng cá giò. Hiểu biết tốt hơn về sinh lý tiêu hóa của ấu trùng cá giò là yếu tố quan trọng để hiểu nhu cầu dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa của cá khi sử dụng thức ăn tổng hợp. Trong nghiên cứu này chúng tôi tìm hiểu sự phát triển ba enzyme trong ruột ấu trùng cá giò là AP, LAP and leu-ala, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng thức ăn tổng hợp sớm từ 17 ngày tuổi (dph) đến quá trình trưởng thành ruột ấu trùng cá giò. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên ấu trùng cá giò (Rachycentron canadum), giai đoạn từ 0 đến 33 ngày tuổi. Thí nghiệm được thực hiện tại Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung bộ, thị xã Cửa Lò, Nghệ An. Phân tích enzym được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Đại học Khoa học và Công nghệ Nauy, Trondheim, Nauy. Thời gian tiến hành thí nghiệm từ 4/2008-12/2009. 2. Bố trí thí nghiệm Ấu trùng cá giò được ấp nở từ trứng thụ tinh của cùng 1 cá giò mẹ bằng phương pháp cho đẻ tự nhiên trong bể (72 m3). Ấu trùng cá giò được ương nuôi trong hai bể composite 500 L đáy chóp. Mật độ nuôi ban đầu là 45 ấu trùng/L. Trong bể thứ nhất (nghiệm thức LF), ấu trùng được cho ăn rotifer làm giàu từ khi mới mới miệng (2 ngày tuổi) đến ngày thứ 12 (3 - 8 rotifer/mL, 2 lần/ngày), và nauplius artemia Vĩnh Châu Artemia franciscana (AF) từ 7 - 8 ngày tuổi (dph), sau đó là nauplii artemia Great Salt Lake (EG) A. franciscana (INVE Thailand Ltd., Thái Lan) cho đến khi kết thúc thí nghiệm vào 33 ngày tuổi (mật độ cho ăn 1 - 3 con/mL, 1 - 4 lần/ngày). Ở bể thứ 2 (nghiệm thức L-MD), ấu trùng được nuôi với chế độ cho ăn tương tự như bể thứ nhất đến 17 dph. Từ thời điểm này chúng được cho ăn kết hợp với thức ăn 44 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 tổng hợp Otohime microdiet (Marubeni Nisshin Feed Co. Ltd, Indonesia) cỡ từ 200 - 900 µm trong 10 ngày, sau đó chỉ cho ăn thức ăn tổng hợp đến 33 dph. Trong quá trình ương, vi tảo biển Nanochloropsis oculata được cho vào trong cả hai bể từ ngày 1-15 dph với mật độ 12-15x104 tế bào/mL. Nhiệt độ nước giai động trong khoảng 26 - 300C, độ mặn 28 - 33‰, oxy hòa tan 5,4 ± 0,3 mg/L, pH trong khoảng 7,6 - 8,0. Ammonia-nitrogen tổng số thấp hơn 0,1mg/L. Chế độ thay nước trong bể ương tăng từ 5%/ngày ở 1 dph tăng dần đến 150%/ ngày tại 20 dph và trên 200%/ngày đến khi kết thúc thí nghiệm. 3. Thu và phân tích mẫu Mẫu ấu trùng cá dùng phân tích enzym tiêu hóa được thu vào buổi sáng, trước khi cho cá ăn, vào các thời điểm 2, 4, 7, 13, 17, 23, 26, 30 và 33 dph cho ấu trùng ở nghiệm thức LF để nghiên cứu phát triển enzym tiêu hóa ở ruột cá, và từ ngày 23 - 33dph ở nghiệm thức L-MD. Ba mẫu ấu trùng/cá con được thu trong mỗi bể. Số lượng ấu trùng/cá con cho mỗi mẫu dao động từ 5-20 con, giảm dần theo ngày tuổi. Sau khi thu, ấu trùng được cho ngay vào ni tơ lỏng, sau đó bảo quản trong tủ đông ở nhiệt độ -800C trước khi phân tích. Ấu trùng được rã đông trên đá lạnh và giải phẫu để lấy phần ruột dưới kính hiển vi. Ở ấu trùng từ 2 - 4 dph, phần ruột bao gồm cả phần cơ lưng được lấy. Đối với ấu trùng lớn hơn 4 dpd, chỉ phần ruột được giải phẫu tách ra để phân tích enzym. Các enzym từ tế bào màng thành ruột (brush border memberane, bbm) chỉ được phân tích từ ngày 23 dph, khi ruột đã có thể hình thành các tế bào màng ruột. Phân tích các enzym AP, LAP, leu-ala, bbm AP, bbm LAP được thực hiện theo các phương pháp phân tích của Cahu và Zambonino Infante (1994). Hoạt tính của enzym được trình bày ở hai hình thức: hoạt tính chuyên biệt (specifi c activity) là mU/mg protein, hoặc hoạt tính cá thể (individual activity) là U/larva. Chỉ số trưởng thành của ruột (gut maturation index) được xác định là tỉ lệ giữa hoạt tính cá thể của enzym tế bào màng thành ruột: bbm AP hoặc bbm LAP với enzym nội bào leu-ala [4]. Mẫu đo tăng trưởng ấu trùng cá cũng được thu vào các ngày lấy mẫu phân tích enzym. Thu 30 con/bể, riêng tại thời điểm kết thúc thí nghiệm (33 dph) thu 120 con/bể. Chiều dài tiêu chuẩn (Standard length, SL) được sử dụng. Tỉ lệ sống của cá được xác định tại thời điểm 10 và 20 dph (bằng cách lấy mẫu) và khi thúc thí nghiệm (đếm số con còn lại). Tỉ lệ sống (%) = 100 x (số cá còn lại + số cá lấy mẫu)/số cá ban đầu. 4. Xử lý số liệu Phân tích ANOVA một nhân tố và kiểm định Student-Newman-Keuls (SNK) được sử dụng để đánh giá sự sai khác mức độ hoạt động enzym giữa các lần thu mẫu trong cùng một nghiệm thức. Student’s t-test được sử dụng để đánh giá sự khác biệt về tăng trưởng, hoạt tính của enzym giữa hai nghiệm thức dựa vào các lần lặp mẫu thu từ các nghiệm thức. Số liệu được thể hiện là giá trị trung bình ± SE. Số liệu sai khác có ý nghĩa khi P < 0,05. Phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng để xử lý thông kê và SigmaPlot 10.0 được sử dụng để vẽ đồ thị. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Tăng trưởng và tỉ lệ sống Hầu hết ấu trùng ở nghiệm thức cho ăn kết hợp (L-MD) có thể ăn thức ăn viên vào ngày 26dph (18,6 ± 0,7mm) trước khi giai đoạn cho ăn kết hợp dừng lại vào 28dph. Ấu trùng tăng trưởng từ cỡ 3,1 ± 0,02mm tại thời điểm nở đến cỡ 20,6 ± 0,6mm ở nghiệm thức cho ăn hoàn toàn thức ăn sống (LF) và cỡ 21,3 ± 0,6mm ở nghiệm thức L-MD tại thời điểm kết thúc nghiệm 33dph (Hình 1). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 45 Hình 1. Tăng trưởng chiều dài tiêu chuẩn (SL) của ấu trùng cá giò sử dụng hoàn toàn thức ăn sống (LF) và ấu trùng cá giò sử dụng thức ăn tổng hợp từ 17 dph (L-MD) Chiều dài của ấu trùng cá ở nghiệm thức LF cao hơn cá ở nghiệm thức L-MD từ ngày 13 đến 17 dph, trong khi đó xu hướng ngược lại được thấy từ 26 dph trở đi nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tỉ lệ sống của ấu trùng cá tại thời điểm 10 và 20 ngày tuổi không có sự khác biệt giữa hai nghiệm thức (P> 0,05) nhưng tại thời điểm kết thúc thí nghiệm tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức LF là 19,8%, cao hơn gấp 2 lần cá ở nghiệm thức L-MD (9,6%). Ấu trùng cá giò sử dụng thức ăn công nghiệp sớm (từ 16 ngày tuổi) làm giảm tỉ lệ sống khoảng 40% so với cá sử dụng hoàn toàn thức ăn sống cũng được thông báo bởi Faulk và cs (2007). Kết quả tương tự cũng thấy ở cá vược châu Âu (Dicentrachus labrax) khi luyện thức ăn công nghiệp giai đoạn sớm [2]. 2. Phát triển enzym tiêu hóa và ảnh hưởng của chế độ ăn tới sự trưởng thành của ruột ấu trùng cá giò Tất cả enzym tiêu hóa của ruột ấu trùng cá xuất hiện từ 2 dph, khi cá chuẩn bị sử dụng thức ăn ngoài. Hoạt tính của các enzym AP, LAP và leu-ala tăng theo tăng trưởng về chiều dài của cá (Hình 2a, 2b, 2c). Phát hiện này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Faulk (2007) khi nghiên cứu enzym tiêu hóa ở tuyến tụy (pancreas) ở ấu trùng cá giò. Hoạt tính chuyên biệt của enzym nội bào leu-ala tăng liên tục từ 2 dph đến 7 dph, sau đó giảm dần theo tuổi cá ở nghiệm thức LF (Hình 2d). Hình 2. Hoạt tính của enzym alkaline phosphase (AP) (a), leucine aminopeptidase (LAP) (b), leucine-alanine peptidase (leu-ala) (c) và hoạt tính của enzym leu-ala (d) của ấu trùng ở nghiệm thức LF và L-MD Các chữ khác nhau trên cùng một đường đồ thị thể hiện giá trị khác nhau có ý nghĩa (P< 0,05). Các biểu tượng khác nhau (* và ¤) thể hiện sự khác giữ các số liệu nhau trong cùng ngày lấy mẫu giữa hai nghiệm thức 46 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 Hoạt tính của enzym AP và LAP ở ấu trùng thuộc nghiệm thức L-MD cao hơn ở ấu trùng nghiệm thức LF từ ngày 30 dph trở đi, trong khi đó hoạt tính của enzym leu-ala ở nghiệm thức L-MD cao hơn LF thể hiện từ 26 dph (Hình 2). Hoạt tính của enzym tế bào màng thành ruột bbm AP tăng mạnh (gấp 2 lần) từ 23 dph đến 26 dph ở nghiệm thức LF (P < 0,05), sau đó hoạt độ của enzym này duy trì đến 30 dph trước khi giảm xuống ở 33 dph (Hình 3a). Ở nghiệm thức L-MD, gia tăng hoạt tính của bbm AP muộn hơn (tăng khoảng 2,5 lần; P < 0,05) từ 26 dph đến 30 dph, sau đó hoạt tính của enzym này có xu hướng giảm xuống ở 33 dph (Hình 3a). Hoạt tính chuyên biệt của bbm AP ở nghiệm thức LF cao hơn ở nghiệm thức L-MD vào ngày 26 dph nhưng thấp hơn vào ngày 33 dph (P < 0,05). Hình 3. Hoạt tính của enzym màng tế bào thành ruột alkaline phosphase (bbm AP) (a) và leucine aminopeptidase (bmm LAP) (b) của ấu trùng ở nghiệm thức LF và L-MD Các chữ khác nhau trên cùng một đường đồ thị thể hiện giá trị khác nhau có ý nghĩa (P< 0,05). Các biểu tượng khác nhau (* và ¤) thể hiện các giá trị khác nhau trong cùng ngày lấy mẫu giữa hai nghiệm thức Sự thay đổi hoạt độ của enzym bbm LAP tương tự như bbm AP ở cả hai nghiệm thức (Hình 3b). Tuy nhiên không có sự sai khác hoạt độ của enzym này từ 23-33 dph ở trong cùng một nghiệm thức và giữa hai nghiệm thức (P > 0,05). Hình 4. Tỉ lệ hoạt độ của bbm alkaline phosphate (AP) (a) và bbm leucine aminopeptidase (LAP) (b) ở màng tế bào thành ruột (bbm) với hoạt độ của enzym nội bào leucine-alanine peptidase (leu-ala) ở nghiệm thức sử dụng thức ăn sống (LF) hoặc cho ăn kết hợp với thức ăn viên tổng hợp (L-MD) Số liệu là giá trị TB ± SE (n = 3). Số liệu trong cùng một ngày tuổi (dph) với kí hiệu chữ (a, b) khác nhau, và các giá trị của cùng một nghiệm thức với các biểu tượng khác nhau (¤, *) là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 47 Ở nghiệm thức LF, tỉ lệ AP/leu-ala tăng khoảng 2 lần từ 23 dph đến 26 dph và sau đó giảm dần, mặc dù không có sự khác biệt giữa các ngày lấy mẫu (Hình 4a; P > 0,05). Ở nghiệm thức L-MD, tỉ lệ AP/leu-ala tăng 3 lần từ 26 dph đến 30 dph (P < 0,05). Tỉ lệ AP/leu-ala ở nghiệm thức LF cao hơn ở nghiệm thức L-MD ở 23 dph và 26 dph, nhưng thấp hơn ở 30 dph và 33 dph (p < 0,05). Sự thay đổi về tỉ lệ LAP/leu-ala tương tự như AP/leu-ala nhưng không sai khác có ý nghĩa thống kê trong cùng một nghiệm thức (Hình 4b; P > 0,05). Tuy nhiên, tỉ lệ LAP/leu-ala ở nghiệm thức LF cao hơn L-DM ở 26 dph (P < 0,05). Kết quả này nghiên cứu này cũng cho thấy sử dụng enzym AP là chỉ dấu đánh giá quá trình trưởng thành của ruột ấu trùng cá giò tốt hơn enzym LAP. Quá trình trưởng thành điển hình của ruột ấu trùng cá đặc trưng bởi sự giảm dần hoạt độ enzym nội bào leu-ala của tế bào ruột đồng thời với sự gia tăng hoạt độ enzym của màng thành ruột (bbm AP, LAP) đã được báo cáo ở một số loài cá biển (Zambonino-Infante và Cahu, 2001; Zouiten và cs, 2008). Trong thí nghiệm này, sự gia tăng hoạt độ của enzym bbm AP giữa 23-26 dph ở nghiệm thức LF và giữa 26-30 dph ở nghiệm thức L-MD chỉ ra rằng thời điểm ruột phát triển đầy đủ ấu cá giò ở nghiệm thức LF là 26 dph và L-MD là 30 dph, cũng trùng với thời điểm enzym leu-ala giảm thấp so với ấu trùng cá ở giai đoạn 7-17 dph. Chỉ số trưởng thành của ruột được xác định bởi tỉ lệ giữa bbm AP/leu-ala và bbm LAP/leu-ala thường được dùng để đánh giá quá trình phát triển đầy đủ của ruột ấu trùng cá, và sự gia tăng rõ rệt ở chỉ số này thể hiện sự trưởng thành của ruột ấu trùng nhiều loài cá [3], [8], [10], [12]. Trong thí nghiệm này, sự gia tăng tỉ lệ bbm AP/leu-ala thể hiện rõ nét ở nghiệm thức L-MD (26-30 dph). Tỉ lệ bbm AP/leu-ala ở nghiệm thức LF cao hơn L-MD ở 23 dph và 26 dph chỉ ra rằng ấu trùng cá giò ở nghiệm thức LF đạt mức trưởng thành của ruột sớm hơn so với ấu trùng ở nghiệm thức L-MD. Tuy nhiên, hoạt tính chuyên biệt của enzym bbm AP và tỉ lệ bbm AP/leu-ala ở nghiệm thức L-MD đều cao hơn nghiệm thức LF từ 30 dph trở đi gợi ý rằng việc ương ấu trùng bằng thức ăn sống (artemia) kéo dài (sau 26 dph) có thể làm giảm hoạt tính của enzym tiêu hóa ở ruột ấu trùng cá giò so với ấu trùng sử dụng thức ăn tổng hợp. IV. KẾT LUẬN Kết quả thí nghiệm cho thấy tất cả các enzym được sản sinh từ ruột cá đều được phát hiện từ khi cá bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài lúc 2 ngày tuổi và hoạt tính của các enzym tăng theo sự tăng trưởng của ấu trùng cá. Ấu trùng cá giò sử dụng thức ăn tổng hợp sớm (17 dph) làm giảm tỉ lệ sống và sự phát triển đầy đủ của ruột muộn hơn so với ấu trùng sử dụng thức ăn sống hoàn toàn. Tuy nhiên, việc kéo dài sử dụng thức ăn sống (sau 26 dph) có thể làm giảm hoạt tính của enzym tiêu hóa ở ruột cá so với cá sử dụng thức ăn tổng hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Benetti, D.D., Sardenberg, B., Welch, A., Hoenig, R., Orhun, M.R., Zink, I., 2008. Intensive larval husbandry and fi ngerling production of cobia Rachycentron canadum. Aquaculture 281, 22-27. 2. Cahu, C.L., Zambonino Infante, J.L., 1994. Early Weaning of Sea Bass (Dicentrarchus labrax) Larvae with a Compound Diet - Effect on Digestive Enzymes. Comparative Biochemistry and Physiology 109, 213-222. 3. Cahu, C.L., Zambonino Infante, J.L., Quazuguel, P., Le Gall, M.M., 1999. Protein hydrolysate vs fi sh meal in compound diets for 10-day old sea bass Dicentrarchus labrax larvae. Aquaculture 171, 109-119. 48 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 4. Cahu, C.L., Zambonino Infante, J.L., 2001. Substitution of live food by formulated diets in marine fi sh larvae. Aquaculture 200, 161-180. 5. Faulk, C.K., Benninghoffz, Holt, G.J., 2007. Ontogeny of gastrointestinal tract and selected digestive enzymes in cobia Rachycentron canadum (L.). J. Fish Biology 70, 567-583. 6. Holt, G.J., Faulk, C.K., Schwarz, M.H., 2007. A review of the larviculture of cobia Rachycentron candum, a warm water marine fi sh. Aquaculture 268, 181-187. 7. Liao, I.C., Huang, T.-S., Tsai, W.-S., Hsueh, C.M., Chang, S.-L., Leaño, E.M., 2004. Cobia culture in Taiwan: current status and problems Aquaculture 237, 155-165. 8. Ma, H., Cahu, C., Zambonino, J., Yu, H., Duan, Q., Le Gall, M.M., Mai, K., 2005. Activities of selected digestive enzymes during larval development of large yellow croaker (Pseudociaena crocea). Aquaculture 245, 239-248. 9. Nguyen, Q.H., Sveier, H., Bui, V.H., Le, A.T., Nhu, V.C., Tran, M.T., Svennevig, N., 2008. Growth performance of cobia, Rachycentron canadum, in sea cages using extruded fi sh feed or trash fi sh. In: Yang, Y., Vu, X.Z, Zhou, Y.Q. (Eds), Cage aquaculture in Asia: procedings of the second international symposium on cage aquaculture in Asia. Asian Fishery Society, Manila, Philippines, and Zhejang University, Hangzhou, China, pp 42-47. 10. Wold, P.A., Hoehne-Reitan, K., Cahu, C.L., Infante, J.Z., Rainuzzo, J., Kjørsvik, E., 2007. Phospholipids vs. neutral lipids: Effects on digestive enzymes in Atlantic cod (Gadus morhua) larvae. Aquaculture 272, 502-513. 11. Zambonino Infante, J.L., Cahu, C.L., 2001. Ontogeny of the gastrointestinal tract of marine fi sh larvae. Comparative Biochemistry and Physiology C-Toxicology & Pharmacology 130, 477-487. 12. Zouiten, D., Ben Khemis, I., Besbes, R., Cahu, C., 2008. Ontogeny of the digestive tract of thick lipped grey mullet (Chelon labrosus) larvae reared in “mesocosms”. Aquaculture 279, 166-172.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf07_nguyen_quang_huy_3875_2024290.pdf
Tài liệu liên quan