1. Kết luận
Khẩu phần thức ăn không ảnh hưởng lên
tỉ lệ sống và hệ số phân đàn của cá, tuy nhiên
khẩu phần thức ăn lại ảnh hưởng lên sinh
trưởng, hệ số thức ăn và năng suất của cá
chim vây vàng ở giai đoạn nuôi thương phẩm.
Cá cho ăn với khẩu phần 4 – 6% BW sinh
trưởng nhanh, năng suất và hệ số FCR cao
hơn so với cá cho ăn 2% BW.
Số lần cho cá ăn 1, 2 hoặc 3 lần/ngày
không ảnh hưởng lên hệ số phân đàn và tỉ lệ
sống của cá, nhưng tăng số lần cho ăn lại cải
thiện được sinh trưởng và hệ số FCR của cá.
2. Kiến nghị
Trong nuôi thương phẩm cá chim vây vàng
trong lồng từ cỡ 30 g lên 800 g nên sử dụng
thức ăn công nghiệp chìm chậm có hàm lượng
protein 44% và cho ăn 2 lần/ngày với khẩu
phần ăn là 4% BW.
8 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của chế độ ăn lên sinh trưởng, mức độ phân đàn, hệ số chuyển đổi thức ăn, tỉ lệ sống và năng suất của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) nuôi thương phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
54 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ ĂN LÊN SINH TRƯỞNG, MỨC ĐỘ
PHÂN ĐÀN, HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI THỨC ĂN, TỈ LỆ SỐNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus blochii Lacepede, 1801)
NUÔI THƯƠNG PHẨM
EFFECT OF DIET ON GROWTH, THE COEFFICIENT CVL, FOOD CONVERSION
RATIO, SURVIVAL AND YIELD OF GROWTH PAMOMNO
(Trachinotus blochii Lacepède, 1801)
Châu Văn Thanh1, Ngô Văn Mạnh2
Ngày nhận bài: 10/4/2015; Ngày phản biện thông qua: 28/10/2015; Ngày duyệt đăng: 15/12/2015
TÓ M TẮ T
Thí nghiệm được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, hệ số CVL, FCR,
tỉ lệ sống, năng suất của cá chim vây vàng nuôi thịt. Cỡ cá thả L=16,1 ± 0,35 cm, W= 64,4 ± 2,32 g, cho ăn 3
chế độ: (1) 2 % BW; (2) 4% BW; (3) 6% BW và cỡ L=15,8 ± 0,41 cm, W=54,3 ± 2,44 g, cho ăn: (1) 1 lần/ngày;
(2) 2 lần/ngày; (3) 3 lần/ ngày, nuôi 240 ngày, n=3. Kết quả: Khẩu phần thức ăn ảnh hưởng lên sinh trưởng,
FCR, năng suất của cá thịt. Số lần cho cá ăn ảnh hưởng lên khối lượng, FCR, năng suất của cá thịt. Từ đó, có
thể cho cá thịt ăn 2 lần/ngày từ 4% BW đến 6% BW .
Từ khóa: Cá chim vây vàng, chế độ cho ăn, sinh trưởng, tỉ lệ sống, Trachinotus blochii
ABSTRACT
The effects of diet on growth, the coeffi cient CVL, FCR, survival, yield of growth papomno was examined.
Sizes L=16.1 ± 0.35 cm, W= 64.4 ± 2.32 g, , fed three diets: : (1) 2 % BW; (2) 4% BW; (3) 6% BW. And sizes
L=15.8 ± 0.41 cm, W=54.3 ± 2.44 g, fed three diets: (1) 1 time/day; (2) 2 times/day; (3) 3 times/day, cultured
in 240 days. Experiments were repeated 3 times. Result showed that dietary effects on growth, FCR, yield of
growth papomno. Number of times the feeding effects on weight, FCR, yield of growth papomno. From the
above results, may apply for feeding grow fi sh 2 times/day and 4% BW to 6% BW .
Keywords: Papomno, diet, growth, survival, Trachinotus blochii
1 ThS. Châu Văn Thanh, 2 ThS. Ngô Văn Mạnh: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
I. ĐẶ T VẤ N ĐỀ
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii
Lacepede, 1801) được tìm thấy nhiều ở vùng
biển mở thuộc Thái Bình Dương, Đại Tây
Dương và Ấn Độ Dương. Tại khu vực châu
Á cá chim vây vàng phân bố ở Nhật Bản,
Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam
(Nguyễn Hữu Phụng và CTV, 1995; Juniyanto
và CTV, 2008). Đây là loài cá nổi, rộng muối,
sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng mặt thuộc
vùng biển ấm. Mặc dù là loài ăn mồi thiên về
động vật, song trong quá trình nuôi cá chim
vây vàng không ăn thịt đồng loại, có thể nuôi
được với mật độ cao, cá cũng sử dụng tốt các
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 55
loại thức ăn công nghiệp và là loài có giá trị
kinh tế (giá bán từ 4 - 6 USD/kg) nên đã trở
thành đối tượng nuôi hấp dẫn ở nhiều nước
thuộc châu Á - Thái Bình Dương như Đài Loan,
Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia,
Singapore và Việt Nam (Yeh và CTV, 1998;
Lan và CTV, 2007; Juniyanto và CTV, 2008;
Thái Thanh Bình và CTV, 2008).
Cá chim vây vàng được nuôi bằng nhiều
hình thức như nuôi lồng, ao đất. Nhiều nghiên
cứu về nuôi thương phẩm các loài cá chim
thuộc giống Trachinotus đã được công bố loài
Trachinotus carolinus (McMaster, 2003), loài
Trachinotus blochii (Lan và CTV, 2007; Thái
Thanh Bình và CTV 2008) và loài Trachinotus
ovatus (Tutman và CTV, 2004). Thức ăn công
nghiệp sử dụng cho nuôi thương phẩm loài cá
này có hàm lượng protein từ 43 – 45%, lipid
10% được coi là phù hợp (McMaster, 2003;
Tutman và CTV, 2004; Lê Xân, 2007). Hiện nay,
Việt Nam đã chủ động sản xuất được giống cá
chim vây cung cấp cho nuôi thương phẩm và
đối tượng này đang được chú trọng phát triển
nuôi thương phẩm (nuôi lồng và nuôi trong ao)
phục vụ thị trường trong nước cũng như xuất
khẩu (Ngô Vĩnh Hạnh, 2007; Lại Văn Hùng và
CTV, 2014). Để tăng năng suất cá nuôi thì một
trong những yếu tố quyết định là xác định chế
độ cho cá ăn hợp lý. Tuy nhiên, đến nay vẫn
chưa những nghiên cứu về chế độ cho ăn ở
giai đoạn nuôi thương phẩm cá c him vây vàng.
Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng
của khẩu phần thức ăn, số lần cho ăn lên sinh
trưởng, mức độ phân đàn, hệ số thức ăn, tỉ lệ
sống và năng suất của cá chim vây vàng nuôi
thương phẩm là rất cần thiết để nâng cao hiệu
quả nuôi loài cá này.
II. PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨ U
Địa điểm thí nghiệm: Trạm thực nghiệm
nuôi biển, Vũng Ngán, Nha Trang.
Thời gian nghiên cứu: thá ng 4 năm 2013.
Đối tượng nghiên cứu: cá chim vây vàng
(Trachinotus blochii Lacepède, 1801).
Hì nh 1. Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii
Lacepède, 1801)
1. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn
Cỡ cá thả chiều dài 16,1 ± 0,35 cm, khối
lượng 64,4 ± 2,32 g. Cá được thả nuôi trong
các lồng có thể tích 60 m3 (4 x 4 x 3.8 m) với
mật độ nuôi là 10 con/m3. Thí nghiệm được bố
trí với 3 nghiệm thức cho ăn với các khẩu phần
ăn khác nhau: (1) Cho ăn với khẩu phần 2 %
khối lượng thân (BW); (2) cho ăn 4% BW (theo
hướng dẫn của nhà sản xuất thức ăn) và (3)
cho ăn 6% BW. Thức ăn sử dụng là thức ăn
dạng viên chìm chậm của Công ty UP có hàm
lượng protein 44%, lipid 10%. Hạt thức ăn có
cỡ từ 6,7 – 12,7 mm, cho ăn 2 lần/ngày. Thời
gian thí nghiệm 240 ngày, mỗi nghiệm thức lặp
lại 3 lần. Cá được cân và đo 30 ngày/lần. Mỗi
lần 30 cá thể.
2. Ảnh hưởng của số lần cho ăn
Cỡ cá thả chiều dài 15,8 ± 0,41 cm, khối
lượng 54,3 ± 2,44 g. Cá được thả nuôi trong
các lồng có thể tích 60 m3 (4 x 4 x 3.8 m) với
mật độ nuôi là 10 con/m3. Thí nghiệm được bố
trí với 3 nghiệm thức cho ăn với số lần cho ăn
khác nhau: (1) Cho ăn 1 lần/ngày; (2) cho ăn 2
lần/ngày và (3) cho ăn 3 lần trên ngày. Thức ăn
sử dụng là thức ăn dạng viên chìm chậm của
Công ty UP có hàm lượng protein 44%, lipid
10%. Khẩu phần ăn hang ngày là 4% với hạt
thức ăn có cỡ từ 6,7 – 12,7 mm tùy theo giai
đoạn phát triển của cá. Thời gian thí nghiệm
240 ngày, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.
- Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối
lượng của cá (SGRW) được tính theo công
thức:
SGRW (%/ngày) = (LnW2 – LnW1)x 100/(t2 – t1).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
56 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Trong đó: W1, W2 là khối lượng cá tại thời
điểm t1 và t2.
- Tốc độ sinh trưởng trung bình theo ngày
về khối lượng của cá (AGR):
AGR (g/ngày) = W2 – W1/(t2 – t1).
Trong đó W1, W2 là khối lượng cá tại thời
điểm t1 và t2.
- Hệ số phân đàn (CVL) được tính theo
công thức:
CVL (%) = S x 100/X.
Trong đó: S là độ lệch chuẩn của chiều dài
toàn thân cá, X là giá trị trung bình của chiều
dài toàn thân cá.
- Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) = khối
lượng thức ăn cho cá ăn/khối lượng cá gia
tăng.
- Tỉ lệ sống của cá (%) = số lượng cá khi
kết thúc thí nghiệm x 100/số lượng cá ban đầu.
- Năng suất cá (kg/m3) = tổng khối lượng
cá/tổng thể tích lồng nuôi.
Cá được đo chiều dài toàn thân bằng giấy
kẻ ôly, độ chính xác 1mm; cân khối lượng bằng
cân đồng hồ, độ chính xác 1gam và 5 gam. Số
lượng cá được đếm khi bắt đầu và kết thúc thí
nghiệm.
Số liệu thu được ở các thí nghiệm xử lý trên
phần mềm SPSS 12.01 for window. Hàm phân
tích phương sai một yếu tố (oneway – ANOVA)
và Duncan test được sử dụng để kiểm định
sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) của
các thông số giữa các nghiệm thức.
III. KẾ T QUẢ NGHIÊN CỨ U
1. Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn
1.1. Sinh trưởng và mức độ phân đàn
Khẩu phần thức ăn ảnh hưởng lên sinh
trưởng về chiều dài và khối lượng của cá
chim vây vàng ở giai đoạn nuôi thương phẩm
(p< 0,05). Chiều dài, khối lượng, tốc độ sinh
trưởng đặc trưng và tốc độ sinh trưởng tuyệt
đối thấp nhất ở khẩu phần ăn 2% BW (lầ n
lượ t là 31,1cm; 547,3g; 0,89 %/ngày và 2,01
g/ngày), cao nhất ở khẩu phần ăn 6% BW
(35,3cm; 867,0g; 1,08 %/ngày và 3,35 g/ngày)
và không có sự sai khác ở khẩu phần ăn 4%
BW và 6% BW (bảng 1).
Cá chim vây vàng ở giai đoạn nuôi thương
phẩm, từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 90, chiều
dài cá có xu hướng tăng nhanh theo thời gian
nuôi và sau đó tăng chậm (hình 2). Trong khi
đó, khối lượng cá có xu hướng tăng đều theo
thời gian nuôi và tăng nhanh theo khẩu phần
ăn từ 2% BW đến 6% BW (hình 3).
Mức độ phân đàn về chiều dài (CVL ) của
cá chim vây vàng ở giai đoạn nuôi thương
phẩm không ảnh hưởng bởi khẩu phần thức
ăn (p> 0,05) (bảng 1).
Bảng 1. Sinh trưởng chiều dài, khối lượng và hệ số phân đàn của cá chim vây vàng nuôi
với khẩu phần cho ăn khác nhau ở giai đoạn nuôi thương phẩm
Chỉ tiêu
Khẩu phần ăn
2% BW 4%BW 6%BW
Chiều dài (cm) 31,1 ± 0,49a 34,9 ± 0,27b 35,3 ± 0,33b
Khối lượng (g) 547,3 ± 30,42a 841,3 ± 23,02b 867,0± 22,48b
SGRW (%/ngày) 0,89 ± 0,03
a 1,07 ± 0,01b 1,08 ± 0,01b
AGR (g/ngày) 2,01 ± 0,13a 3,24 ± 0,09b 3,35 ± 0,09b
Hệ số CVL (%) 6,56 ± 0,33 7,07 ± 0,27 7,03 ± 0,30
Ghi chú: Trong cùng một hàng, giá trị trung bình đi kèm chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê
(P<0,05).Số liệu biểu thị là TB ± SE, n = 3.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 57
1.2. Tỷ lệ sống, năng suất và hệ số FCR
Tỉ lệ sống của cá chim vây vàng ở giai
đoạn nuôi thương phẩm không ảnh hưởng bởi
khẩu phần thức ăn (p> 0,05) (bảng 2).
Khẩu phần thức ăn ảnh hưởng lên hệ
số thức ăn và năng suất cá chim vây vàng ở
giai đoạn nuôi thương phẩm (p< 0,05). Hệ số
thức ăn (FCR) và năng suất cá thấp nhất ở
khẩu phần ăn 2% BW (lầ n lượ t là 2,03 và 4,64
kg/m3 ), cao nhất ở khẩu phần ăn 6% BW (2,44
và 7,60 kg/m3 ) và năng suất cá không có sự
khác biệt ở khẩu phần ăn 4% BW và 6% BW
(bảng 2).
Hình 2. Sinh trưởng chiều dài của cá chim vây vàng nuôi với các khẩu phần ăn khác nhau
ở giai đoạn nuôi thương phẩm
Hình 3. Sinh trưởng khối lượng của cá chim vây vàng nuôi với các khẩu phần ăn khác nhau
ở giai đoạn nuôi thương phẩm
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
58 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
2. Ảnh hưởng của số lần cho ăn
2.1. Sinh trưởng và mức độ phân đàn
Số lần cho cá ăn trong ngày ảnh hưởng
lên sinh trưởng về khối lượng của cá chim
vây vàng ở giai đoạn nuôi thương phẩm (p<
0,05). Khối lượng cá, tốc độ sinh trưởng đặc
trưng và tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về khối
lượng của cá thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn
1 lần/ngày (662,0 g; 4 %/ngày và 2,52 g/ngày),
cao nhất ở nghiệm thức cho ăn 2 lần/ngày
(827,3 g; 1,13 %/ngày và 3,22 g/ngày) và
không có sự sai khác ở hai nghiệm thức cho
ăn 2 lần/ngày và 3 lần/ngày (bảng 3).
Chiều dài và hệ số phân đàn của cá chim
vây vàng ở giai đoạn nuôi thương phẩm không
ảnh bởi số lần cho ăn trong ngày (p> 0,05)
(bảng 3).
Bảng 2. Tỷ lệ sống, FCR và năng suất của cá chim vây vàng nuôi
với các khẩu phần ăn khác nhau ở giai đoạn nuôi thương phẩm
Chỉ tiêu
Khẩu phần ăn
2% BW 4%BW 6%BW
Tỷ lệ sống (%) 84,87 ± 2,17 85,11 ± 1,45 85,27 ± 3,18
Hệ số FCR 2,03 ± 0,05a 2,22 ± 0,06b 2,44± 0,51c
Năng suất (kg/m3) 4,64 ± 0,16a 7,17 ± 0,18b 7,60 ± 0,47b
Ghi chú: Trong cùng một hàng, giá trị trung bình đi kèm chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê
(P<0,05).Số liệu biểu thị là TB ± SE, n = 3.
Bảng 3. Sinh trưởng chiều dài, khối lượng và hệ số phân đàn của cá chim vây vàng nuôi với
số lần cho ăn khác nhau ở giai đoạn nuôi thương phẩm
Chỉ tiêu
Số lần cho ăn trong ngày
1 lần/ngày 2 lần/ngày 3 lần/ngày
Chiều dài (cm) 33,5 ± 0,35 34,4 ± 0,27 33,8 ± 0,32
Khối lượng (g) 662,0 ± 15,82a 827,3 ± 15.82b 775,0± 23,72b
SGRW (%/ngày) 4,0 ± 0,01
a 1,13 ± 0,01b 1,011± 0,01b
AGR (g/ngày) 2,52 ± 0,06a 3,22 ± 0,11b 3,35 ± 0,01b
Hệ số CVL (%) 64,25 ± 0,32 7,07 ± 0,27 6,58 ± 0,38
Ghi chú: Trong cùng một hàng, giá trị trung bình đi kèm chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê
(P<0,05). Số liệu biểu thị là TB ± SE, n = 3.
Hình 4. Sinh trưởng chiều dài của cá chim vây vàng nuôi với số lần cho ăn khác nhau
ở giai đoạn nuôi thương phẩm
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 59
2.2. Tỷ lệ sống, năng suất và hệ số FCR
Số lần cho cá ăn trong ngày ảnh hưởng
lên hệ số thức ăn (FCR) và năng suất của cá
chim vây vàng ở giai đoạn nuôi thương phẩm
(p< 0,05). Hệ số FCR cao nhất và năng suất
thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn 1 lần/ngày
(2,49 và 4,64 kg/m3), hệ số FCR thấp nhất và
năng suất cao nhất ở nghiệm thức cho ăn 3
lần/ngày (2,11 và 7,60 kg/m3) và không có sự
sai khác ở 2 nghiệm thức cho ăn 2 lần/ngày và
3 lần/ngày (bảng 4).
Tỉ lệ sống của cá chim vây vàng ở giai
đoạn nuôi thương phẩm không ảnh hưởng bởi
số lần cho cá ăn trong ngày (p> 0,05) (bảng 4).
Hình 5. Sinh trưởng khối lượng của cá chim vây vàng nuôi với số lần cho ăn khác nhau
ở giai đoạn nuôi thương phẩm
Bảng 4. Tỷ lệ sống, FCR và năng suất của cá chim vây vàng nuôi với số lần cho ăn khác
nhau ở giai đoạn nuôi thương phẩm
Chỉ tiêu
Số lần cho ăn trong ngày
1 lần/ngày 2 lần/ngày 3 lần/ngày
Tỷ lệ sống (%) 83,90 ± 0,89 85,40 ± 1,48 85,27 ± 3,18
Hệ số FCR 2,49 ± 0,07a 2,18 ± 0,05b 2,11± 0,51b
Năng suất (kg/m3) 4,64 ± 0,16a 7,17 ± 0,18b 7,60 ± 0,47b
Ghi chú: Trong cùng một hàng, giá trị trung bình đi kèm chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê
(P<0,05). Số liệu biểu thị là TB ± SE, n = 3.
3. Thả o luậ n
Đã có những nghiên cứu trên một số loài
cá như cá chẽm, cá chim vây vàng nuôi giai
đoạn giống, cá mú chấm cam (Epinephelus
coioides), cá bơn (Paralichthys olivaceus), cá
pikeperch (Sander lucioperca) cho thấy, khẩu
phần ăn và số lần cho ăn ảnh hưởng lên sinh
trưởng, tỷ lệ sống, hệ số FCR và mức độ phân
đàn của cá (Ly và CTV, 2005; Cho và CTV,
2006; Bodis & Bercsenyi, 2009; Ngô Văn Mạnh
& Hoàng Tùng, 2009; Ngô Văn Mạnh và CTV,
2011; Ngô Văn Mạnh và CTV, 2013). Việc sử
dụng chế độ cho ăn hợp lý sẽ nâng cao hiệu
quả nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm
chi phí thức ăn và công lao động mà vẫn đảm
bảo tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá.
Ngô Văn Mạnh và CTV (2011) nghiên cứu
trên cá chẽm nuôi trong lồng trên biển cho
thấy, giai đoạn cá nhỏ cho cá ăn với khẩu phần
tăng từ 6 lên 12% khối lượng thân (BW) sinh
trưởng của cá được cải thiện đáng kể mặc dù
hệ số FCR có tăng cao hơn 45%, tuy nhiên ở
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
60 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
giai đoạn cá lớn hơn thì tăng khẩu phàn ăn lên
từ 4 đến 8%BW lại không giúp cải thiện sinh
trưởng mà lại làm hệ số thức ăn tăng cao gây
lãng phí. Kết quả tương tự như vậy cũng được
ghi nhận khi nghiên cứu trên loài cá Sander
lucioperca (Bodis & Bercsenyi, 2009). Bên
cạnh đó, số lần cho ăn khác nhau cũng ảnh
hưởng tới sự cạnh tranh thức ăn, điều này làm
giảm hiệu quả nuôi (Webster & Lim, 2002).
Chua & Teng (1978) nghiên cứu trên loài cá
mú mỡ (Epinephelus tauvina) nuôi trong lồng
nổi với các chế độ cho ăn 3, 2, 1 lần/ngày và 2,
3, 4, 5 ngày/lần thấy rằng, tăng trưởng, hệ số
thức ăn và tỷ lệ sống tốt nhất ở chế độ cho ăn 2
ngày/lần. Ly et al. (2005), cho cá mú chấm cam
(E. coioides) ăn với các chế độ 1, 2, 3 lần/ngày,
ở chế độ cho ăn 3 lần/ngày khẩu phần thức
ăn và hệ số thức ăn thấp nhất, tuy nhiên tăng
trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao và mức độ phân
đàn thấp hơn so với cho ăn 1, 2 lần/ngày. Loài
cá tiger puffer (Takifugu rubripes) cỡ 4 g cho ăn
với các chế độ 1, 3, 5 lần/ngày, kết quả ở chế
độ cho ăn 3 lần/ngày cho kết quả tăng trưởng,
hệ số thức ăn và tỷ lệ sống tốt nhất, trong khi
ở nhóm cá cỡ lớn hơn (14g) cùng với chế độ
cho ăn như vậy lại không ảnh hưởng đến các
chỉ tiêu trên (Kikuchi et al., 2006).
Một số nghiên cứu nuôi thương phẩm cá
chim vây vàng bằng thức ăn công nghiệp cho
thấy kết quả nuôi cũng rất khác nhau, ví dụ: Lê
Xân (2007), nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp
chứa 43% protein, cho ăn 2 lần/ngày với khẩu
phần 3 – 5%BW, sau 6 tháng nuôi từ cỡ 22g
cá đạt 450g; và Lan và CTV (2007) nuôi cá
chim vây vàng trong lồng bằng thức ăn có 47%
protein, 15% lipid, cho ăn 2 lần/ngày theo nhu
cầu, sau 144 ngày cá nuôi từ cỡ 5 g đạt 213g,
hệ số FCR từ 1,9 – 2,0. Trong khi đó, cá chim khi
nuôi trong ao nước lợ bằng thức ăn có hàm lượng
protein 30 – 50%, sau 240 ngày nuôi từ cỡ 2 g
cá đạt 464 g, hệ số FCR là 1,83 (Jayakumar
và CTV, 2014). Trong kết quả của nghiên cứu
này cho thầy có nhiều điểm trùng với kết quả
của những nghiên cứu trên các loài cá khác,
đó là cá chim vây vàng nuôi thương phẩm cho
ăn với khẩu phần ăn 2, 4 và 6% BW không
ảnh hưởng lên tỷ lệ sống, tuy nhiên khẩu phần
ăn tăng lên 4% BW góp phần cải thiện sinh
trưởng, năng suất cá nuôi, nhưng hệ số thức
ăn lại thấp hơn so với việc tăng khẩu phần lên
6% BW. Trong khi đó, với cùng một khẩu phần
ăn nhưng cho ăn 1 lần/ngày cá sinh trưởng
chậm, hệ số FCR cao và năng suất thấp hơn
so với cho ăn từ 2 – 3 lần/ngày và chế độ cho
ăn 2 lần/ngày và khẩu phần ăn 4% BW được
xem là phù hợp để nuôi cá chim vây vàng trong
lồng khi sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm
lượng protein 44%.
IV. KẾ T LUẬ N VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Khẩu phần thức ăn không ảnh hưởng lên
tỉ lệ sống và hệ số phân đàn của cá, tuy nhiên
khẩu phần thức ăn lại ảnh hưởng lên sinh
trưởng, hệ số thức ăn và năng suất của cá
chim vây vàng ở giai đoạn nuôi thương phẩm.
Cá cho ăn với khẩu phần 4 – 6% BW sinh
trưởng nhanh, năng suất và hệ số FCR cao
hơn so với cá cho ăn 2% BW.
Số lần cho cá ăn 1, 2 hoặc 3 lần/ngày
không ảnh hưởng lên hệ số phân đàn và tỉ lệ
sống của cá, nhưng tăng số lần cho ăn lại cải
thiện được sinh trưởng và hệ số FCR của cá.
2. Kiến nghị
Trong nuôi thương phẩm cá chim vây vàng
trong lồng từ cỡ 30 g lên 800 g nên sử dụng
thức ăn công nghiệp chìm chậm có hàm lượng
protein 44% và cho ăn 2 lần/ngày với khẩu
phần ăn là 4% BW.
TÀ I LIỆ U THAM KHẢ O
Tiếng Việt
1. Thái Thanh Bình & CTV, 2008. Kết quả bước đầu nghiên cứu nuôi thâm canh cá chim vây vàng (Trachinotus
blochii Lacepede, 1801) trong ao bằng thức ăn công nghiệp. Trong cuốn: Tóm tắt báo cáo hội thảo khoa học trẻ
toàn quốc về nuôi trồng thủy sản, Tổ chức tại Viện NC NTTS I, Bắc Ninh. NXB Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ, trang 19.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 61
2. Ngô Vĩnh Hạnh, 2007. Dự án nhập công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede,
1801). Báo cáo Khoa Học, Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh.
3. Lại Văn Hùng và CTV, 2014. Hoàn thiện kỹ thuật sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) và tổ
chức chuyển giao cho người dân tại Khánh Hòa. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp tỉnh Khánh Hòa, Trường
Đại học Nha Trang, 71 trang.
4. Ngô Văn Mạnh, Hoà ng Tù ng (2009), Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyể n
đổ i thức ăn của cá chẽm (Lates calcarifer (Bloch, 1790) giố ng ương ương trong mương nổ i. Tạp chí Khoa học
– Công nghệ Thủy sản Đại học Nha Trang, số 1 – 2009, trang 23 – 30.
5. Ngô Văn Mạnh, Châu Văn Thanh và Lục Minh Diệp (2011), Ảnh hưởng của tỷ lệ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ
sống và hệ số tiêu tốn thức ăn của cá chẽm (Lates calcarifer (Bloch, 1790) ương giống trong lồng trên biển. Tạp
chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản Đại học Nha Trang, số 4 – 2011, trang 33 – 38.
6. Ngô Văn Mạnh, Châu Việt Anh, Lại Văn Hùng, 2014. Ảnh hưở ng củ a thờ i gian chiế u sá ng và số lầ n cho ăn trong
ngà y lên sinh trưở ng, tỉ lệ số ng củ a cá chim vây và ng (Trachinotus blochii) ở giai đoạ n giống đăng trên tạp chí
Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 4/2013, trang 27-32.
7. Nguyễn Hữu Phụng, Lê Trọng Phấn, Đỗ Thị Như Nhung, 1995. Danh mục cá biển Việt Nam. Tập 3. NXB Khoa
học kỹ thật, trang 240 – 308.
8. Lê Xân, 2007. Thử nghiệm nuôi 2 loài cá biển Lutjanus argentimaculatus Forskal 1775 và Trachinotus blochii
Lacepede 1801 tại Cát Bà, Hải Phòng. Tạp chí Thủy sản, số 2 năm 2007, trang 18-20.
Tiếng Anh
9. Bódis, M. and Bercsényi, M., (2009), The effect of different daily feed rations on the growth, condition, survival
and feed conversion of juvenile pikeperch (Sander lucioperca ) reared with dry feed in net cages, Aquaculture
International, Vol.17, No. 1, pages 1 - 6.
10. Cho, S.H., Lee, S.M., Park, B.H. and Lee, S.M., (2006), Effect of feeding ratio on growth and body composition
of juvenile olive fl ounder (Paralichthys olivaceus) fed extruded pellets during the summer season. Aquaculture,
Vol. 251, Issue 1, pages 78 - 84.
11. Chua, T.E. & Teng S.K., 1978. Efffects of feeding frequency on the growth of young estuary grouper, Epineph-
elus tauvina (Forsskal), cultured in fl oating cages. Aquaculture, 14; 31-47.
12. Jayakumar A., A. K. Abdul Nazar, G. Tamilmani, M. Sakthivel, C. K. Rameshkumar, G. Hanumanta Rao and
G. Gopakumar, 2014. Evaluation of growth and production performance of hatchery produced silver pompano
Trachinotus blochii (Lacépède, 1801) fi ngerlings under brackishwater pond farming in India. Indian J. Fish.,
61(3) : 58-62
13. Juniyanto N. M., Akbar S. and Zakimin, 2008. Breeding and seed production of silver pompano (Trachinotus
blochii Lacepede, 1801) at the Mariculture Development Center of Batam. Aquaculture Áia Magazine, Vol. XIII
No. 2 April – June 2008, 46 – 48.
14. Kikuchi K., Iwata N., Kawabata T., Yanagawa T., 2006. Effect of feeding frequency, water temperature, and
srocking density on the growth of tiger puffer, Takifugu rubripes. Journal of the World Aquaculture Society 37
(1); 12 – 19.
15. Lan P. H., Cremer. C. M., Chappell. J., Hawke. J., O’Keefe. T. Growth performance of Pompano (Tranchinotus
blochii) fed fi shmeal and soy based diets in offshore OCAT ocean cages. Result of the 2007 OCAT cage feefi ng
trial in Hainam, China. U.S. Soybean Export Council, 1212 5 Woodcrest Executive Drive Suite 140, St. Louis, MO.
16. Ly M.A., Cheng A.C., Chien Y.H. and Liou C.H., 2005. The effects of feeding frequency, stocking density
and fi sh size on growth, food consumption, feeding pattern an size variation of juvenile grouper Epinephelus
coioides. J. Fish. Soc. Taiwan, 32 (1); 19 – 28.
17. McMaster M. F., Kloth T. C., Coburn J. F. and Stolpe N. E., 2006. Florida pompano Trachinotus carolinus is an
alternative species for low salinity shrimp pond farming. wưw.mariculturetechnology.com/MTIPompano2006.pdf.
18. Tutman P., Niksa G. C., Valter K., Bosko S. and Branko G., 2004. Preliminary information on feeding and
growth of pompano, Trachinotus ovatus (Linnaeus 1758) (Pisces; Carangidae) in captivity. Aquaculture
International 12: 387–393.
19. Webster C. D. & Lim C.E. (editors), 2002. Nutrient requirements and feeding of fi nfi sh for aquaculture. CABI
Publishing, 2002.
20. Yeh S., P., Yang J. and Chu T., W, 1998. Marine fi sh seed industry in Taiwan. Aquafi ne (www.aquafi ne.com/
article/seed.php).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_che_do_an_len_sinh_truong_muc_do_phan_dan_he_s.pdf