Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội đến tài nguyên rừng khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn

Nam Xuan Lac Species and Habitat Conservation Area in Bac Kan province is located in the two communes of Xuan Lac and Ban Thi with an area of 1,788 ha, where it has the high value of biodiversity. The livelihood of local communities is difficult, which is expressed by a number of evidences such as lack of agriculture land, poor infrastructure, education and health care. In addition, the awareness of community regarding forest protection is limited. The main income is from agriculture and husbandry. This had a great influence on forest protection and biodiversity conservation in the Conservation Area. The factors impacting the protected area resources include exploitation of firewood, timber, deforestation for agriculture, cattle ranging, and non-timber forest products extraction. Forest resources conservation needs the collaboration of several relevant bodies, building the capacity of rangers in enforcement of forest law and socio-economic development of surrounding communities.

pdf5 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội đến tài nguyên rừng khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Thoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 23 - 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC, TỈNH BẮC KẠN Nguyễn Thị Thoa*, Lê Văn Phúc Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn nằm trên địa bàn 2 xã Xuân Lạc và Bản Thi với diện tích 1.788 ha, nơi có giá trị cao về da dạng sinh học. Đời sống của cộng đồng địa phƣơng gặp nhiều khó khăn, thiếu đất canh tác, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của cộng đồng về bảo vệ rừng hạn chế... đó chính là nguyên nhân làm ảnh hƣởng đến công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong Khu bảo tồn. Thu nhập chính từ trồng trọt và chăn nuôi. Các tác động chính đến tài nguyên của khu bảo tồn: Khai thác củi, gỗ, phát rừng làm nƣơng rẫy, thả rông gia súc, khai thác lâm sản ngoài gỗ... Bảo tồn tài nguyên rừng cần có sự hợp tác của nhiều cơ quan có trách nhiệm, năng lực thực thi pháp luật cho ngƣời kiểm lâm, phát triển kinh tế xã hội cho các cộng đồng sống xung quanh khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Từ khóa: Kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học, bảo tồn, tác động, cộng đồng, Nam Xuân Lạc MỞ ĐẦU* Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc có tổng diện tích tự nhiên là 1.788 ha nằm trên địa bàn hai xã Xuân lạc và Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tính đa dạng sinh học của Khu bảo tồn đang bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong các nguyên nhân đó chính là cộng đồng ngƣời dân sống trong và xung quanh Khu bảo tồn [1]. Trƣớc những nhu cầu cấp thiết phải bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển kinh tế xã hội bền vững cho cộng đồng địa phƣơng, cần thiết phải nghiên cứu một cách khoa học về ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến tài nguyên của Khu bảo tồn, trên cơ sở đó đƣa ra các kiến nghị và giải pháp giúp chính quyền địa phƣơng trong công tác quản lý bền vững tài nguyên. MỤC TIÊU - Đánh giá đƣợc tình hình kinh tế xã hội và những ảnh hƣởng của các yếu tố này lên tài nguyên rừng của Khu bảo tồn tại 2 xã Xuân Lạc và xã Bản Thi thuộc Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc. - Đƣa ra các kiến nghị nhằm tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và giảm thiểu những ảnh hƣởng của ngƣời dân tới tài nguyên rừng của khu vực. PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Sử dụng phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) để tìm hiểu đời sống, tập tục, thái độ, hành vi, nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng trong việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên * Tel: 0916479688; Email: nguyenthithoaln@gmail.com thiên nhiên của khu vực. Để thu thập thông tin cần thiết, chúng tôi đã sử dụng một số công cụ: phỏng vấn, thảo luận nhóm, kết hợp với quan sát thực tế,... Các đối tƣợng thu thập thông tin bao gồm (i) cá nhân, hộ gia đình nằm trong và giáp ranh với Khu bảo tồn ở hai xã, (ii) cán bộ lãnh đạo địa phƣơng, (iii) cán bộ Khu bảo tồn và các cơ quan chức năng có liên quan KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm khu vực nghiên cứu Mục tiêu chủ yếu của Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc là bảo vệ quần thể các giá trị đa dạng sinh học cấp quốc gia và quốc tế, là khu bảo tồn đầu tiên của Việt Nam có Ban quản lý bao gồm các thành viên cộng đồng địa phƣơng. Xã Xuân Lạc (có 2 thôn nằm hoàn toàn trong Khu bảo tồn) và Bản Thi (nằm ở vùng đệm Khu bảo tồn, nơi có nhiều hoạt động kinh tế có tác động đến tài nguyên rừng). * Tình trạng giáo dục Ở hai xã Xuân Lạc và Bản Thi, chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ ngƣời dân đều rất quan tâm đến việc học của con em mình. Hầu hết các xã có 01 trƣờng tiểu học và 01 trƣờng trung học cơ sở, nhƣng điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên còn thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của con em nhân dân trong xã. Đa số phân trƣờng tại các thôn bản là nhà tạm, bàn ghế không đảm bảo. Số trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông trung học đƣợc đến trƣờng rất thấp. Tỷ lệ ngƣời biết chữ so với tổng số ngƣời trong độ tuổi từ 15 – 35 tuổi là 97%. Tuy nhiên trong công tác giáo dục tại địa phƣơng còn gặp một số khó khăn: - Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn thiếu (thiếu phòng thƣ viện, sách và dụng cụ) Nguyễn Thị Thoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 23 - 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 - Trình độ giáo viên còn hạn chế, chƣa thực sự yên tâm giảng dạy lâu dài (giáo viên từ vùng xuôi lên). - Địa hình phức tạp, học sinh đi học còn khó khăn. - Bất đồng ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh các thôn bản vùng cao. * Tình trạng y tế Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân hoạt động chƣa thực sự hiệu quả. Mỗi xã có một trạm y tế với đội ngũ từ 3 – 4 ngƣời/trạm. Công tác vệ sinh môi trƣờng, phòng dịch bệnh tại các thôn bản chƣa đƣợc chú ý mức. Hiện tƣợng thả rông gia súc còn phổ biến, nguồn chất thải của các loại gia súc này không đƣợc xử lý và thu dọn, đây chính là nguồn lây nhiễm dịch bệnh. * Hệ thống cơ sở hạ tầng Hệ thống đƣờng liên xã đƣợc rải nhựa, hệ thống đƣờng liên thôn là các đƣờng mòn, đƣờng đất do ngƣời dân tự làm, hẹp, độ dốc cao, lầy lội vào mùa mƣa đi lại rất khó khăn. Hệ thống thủy lợi chƣa phát triển, ngƣời dân địa phƣơng thƣờng đắp các phai đập nhỏ làm hệ thống tự chảy phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Các công trình tự tạo này chỉ tồn tại đƣợc trong mùa khô, đến mùa mƣa chúng thƣờng bị nƣớc cuốn trôi. Thực trạng kinh tế xã hội và sử dụng tài nguyên của cộng đồng Tại khu vực nghiên cứu, cộng đồng chủ yếu là canh tác nông nghiệp (lúa, ngô) và chăn nuôi. Ngoài ra, họ khai thác các tài nguyên rừng để sử dụng và bán: khai thác gỗ, động vật hoang dã, nấm, mật ong, tre nứa, song mây, sa nhân, củ mài. Đặc biệt là cung cấp cho nhu cầu của công nhân khai khoáng trên địa bàn xã Bản Thi. Mức độ khai thác và thời gian khai thác phụ thuộc vào mùa vụ và nhu cầu thu mua các lâm sản ngoài gỗ từ thị trƣờng bên ngoài. Đây chính là những nguy cơ ảnh hƣởng lớn đến tài nguyên rừng của Khu bảo tồn. 1. Thực trạng kinh tế hộ gia đình Theo thống kê của UBND hai xã Xuân Lạc và Bản Thi, cho thấy tỷ lệ hộ nghèo của hai xã là rất lớn, chiếm trên 40%. Những hộ gia đình nghèo phần lớn tập trung vào những thôn vùng cao tập trung chủ yếu ngƣời H’mông và Dao. Nguyên nhân là do điều kiện cách trở về giao thông, làm cho các mối giao lƣu kinh tế giữa các thôn bản bị hạn chế, ngƣời dân quanh năm chỉ biết lo việc nƣơng rẫy. Bảng 1. Thông tin cơ bản tại hai xã nghiên cứu Xã Xuân Lạc Xã Bản Thi Diện tích Tổng diện tích: 8.421,4 ha Đất nông nghiệp: 5.025,2 ha - Đất lúa: 124,49 ha - Đất lâm nghiệp: 4.026,4 ha Tổng diện tích: 6.513,44 ha Đất nông nghiệp: 4.900,39 ha - Đất lúa: 89,64 ha - Đất lâm nghiệp: 3.907,03 ha Dân số 628 hộ, 3247 khẩu 358 hộ, 1503 khẩu Thành phần dân tộc Kinh, Tày và Dao Kinh, Tày, Dao và H’mông Cơ sở hạ tầng Hệ thống đƣờng liên xã đã rải nhựa, một số công trình thủy lợi nhỏ đƣợc xây dựng, đƣờng liên thôn là đƣờng đất, đi lại khó khăn nhất là vào mùa mƣa. Hệ thống đƣờng liên xã đã rải nhựa, một số công trình thủy lợi nhỏ đƣợc xây dựng, đƣờng liên thôn là đƣờng đất hẹp, đi lại khó khăn. Giáo dục Có trƣờng cấp tiểu học và trƣờng Trung học cơ sở tại xã Có trƣờng cấp tiểu học và trƣờng Trung học cơ sở tại xã Y tế Có trạm y tế đặt tại trung tâm xã Có trạm y tế đặt tại trung tâm xã Đối với các thôn bản vùng cao, phần lớn ngƣời già và trẻ em không biết nói tiếng phổ thông, cơ hội tiếp cận thông tin mới, những chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, những tiến bộ khoa học kỹ thuật và các cuộc giao lƣu với cộng đồng khác rất hạn chế. Trong thời gian nhàn rỗi, ngƣời dân không có việc gì để làm, hầu hết nhân lực lao động trong gia đình tập trung vào khai thác các nguồn tài nguyên của Khu bảo tồn để sử dụng và bán tăng thu nhập. Các hoạt động ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên của khu bảo tồn nhƣ: Khai thác củi, gỗ, phát rừng làm nƣơng rẫy, thả rông gia súc, khai thác lâm sản ngoài gỗ... Vấn đề an toàn lƣơng thực cũng vẫn chƣa đảm bảo đối với một số hộ nghèo, thiếu ăn vào những lúc giáp hạt (tháng 2-4) trƣớc khi đến mùa gặt. Nguyễn Thị Thoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 23 - 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 Nhƣ vậy, nguồn thu nhập chính của ngƣời dân hai xã là từ nông nghiệp, chăn nuôi, khai thác các sản phẩm từ rừng và các nguồn thu khác. Mặc dù nguồn thu nhập từ rừng không cao (tính bằng tiền mặt), nhƣng nó có vai trò quan trọng đối với kinh tế hộ gia đình, nhất là đối với các hộ nghèo. 2. Các nguồn thu nhập chính Thu nhập chính của ngƣời dân hai xã Xuân Lạc và Bản Thi là từ nông nghiệp. Tuy nhiên cơ cấu vật nuôi, cây trồng ở các khu dân cƣ vùng thấp và vùng cao có khác nhau. Các thôn vùng cao chỉ canh tác đƣợc lúa một vụ và làm rẫy vì lý do thiếu nƣớc hoặc không chủ động nƣớc sản xuất. Các thôn vùng thấp có một số diện tích canh tác đƣợc 2 vụ. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế (đặc biệt các thôn bản vùng cao) nên năng suất cây trồng và vật nuôi cũng không cao, thƣờng xuyên xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Xã Xuân Lạc Xã Bản Thi Biểu đồ 1. Mô tả tỷ trọng các nguồn thu chính ở hai xã Bảng 2. Cơ cấu thu nhập giữa các thôn trong khu vực nghiên cứu Các thôn vùng thấp Các thôn vùng cao Trồng trọt: Chiếm 70% tổng thu nhập - Lúa: 75% thu nhập từ trồng trọt - Ngô, sắn: 10% - Hoa màu: 15% Chăn nuôi: Chiếm 35% tổng thu nhập - Lợn: 40% thu nhập từ vật nuôi - Trâu, bò: 40% - Gà vịt: 20% Lâm nghiệp: Chiếm 5% tổng thu nhập Trồng trọt: Chiếm 55% tổng thu nhập - Lúa: 50% thu nhập từ trồng trọt - Ngô, sắn: 40% - Hoa màu: 10% Chăn nuôi: Chiếm 35% tổng thu nhập - Lợn: 35% thu nhập từ vật nuôi - Trâu, bò: 50% - Gà: 10% - Dê, ngựa: 5% Lâm nghiệp: Chiếm 8% tổng thu nhập 60% 32% 5% 3% Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Các nguồn khác 45% 15% 8% 15% 10% 7% Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Khai thác khoáng sản Buôn bán nhỏ Các nguồn khác Nguyễn Thị Thoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 23 - 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 Một số hộ sinh sống trong Khu bảo tồn, họ phát nƣơng làm rẫy để canh tác nông nghiệp và sử dụng nhiều tài nguyên từ Khu bảo tồn. Gồm 4 hộ ngƣời Dao xã Bản Thi và 2 hộ ngƣời Dao xã Xuân Lạc (6 hộ trong KBT với 32 nhân khẩu), các hộ này vẫn còn săn bắt động vật hoang dã. Có 53 hộ tại thôn Nà Dạ xã Xuân Lạc phần lớn có diện tích canh tác trong Khu bảo tồn. Cƣ dân trong vùng chủ yếu sống tập trung thành các bản, những hộ ở trên cao rải rác đã chuyển xuống thấp sống cùng bản làng, phần lớn trong số họ đến định cƣ ở khu vực này vào những năm 1979 - 1980 là các hộ nghèo ngƣời H’Mông và Dao. Một trong những tập quán cần đƣợc thay đổi của cả ngƣời Dao và ngƣời H’Mông là săn bắt động vật rừng. Thƣờng các gia đình đều có súng săn tự tạo, họ đi săn không chỉ vì mục đích thực phẩm, thu nhập mà đây còn là tập quán. 3. Phong tục tập quán của các dân tộc Dân tộc Dao: Ngƣời Dao sống phân bố ở các bản trong khu vực 2 xã Xuân Lạc và Bản Thi, việc phát nƣơng làm rẫy, săn bắn đã đƣợc hạn chế rất nhiều, họ thƣờng sinh sống ở vùng thấp. Trình độ dân trí và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tƣơng đối nhanh. Tuy nhiên việc khai thác gỗ, củi từ rừng tự nhiên vẫn còn, đặc biệt các hộ đói nghèo thƣờng dựa vào rừng để khai thác gỗ, lâm sản, những thứ gì có thể để đem bán để giải quyết đói nghèo trƣớc mắt. Dân tộc Tày: Ngƣời Tày là dân tộc có phân bố rộng, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số các xã, họ có tập quán canh tác lúa nƣớc lâu đời nhƣng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào rừng. Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Dân tộc H’Mông: Trong Khu bảo tồn có một bộ phận ngƣời H’Mông định cƣ, nhƣng tập trung nhiều nhất là ở thôn Pù Lùng, thôn Tà Han xã Xuân Lạc và thôn Bó Mằn xã Bản Thi. Cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào rừng nhƣ: Săn bắt động vật rừng, thu hái các lâm sản ngoài gỗ, phong tục tập quán còn lạc hậu, giao thông đi lại khó khăn. Việc tiếp cận những tiến bộ khoa học áp dụng vào sản xuất còn hạn chế, thông tin cập nhật không thƣờng xuyên. Những khó khăn và nhu cầu của cộng đồng 1. Khó khăn Thiếu đất canh tác: Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích, trong đó diện tích ruộng nƣớc chỉ hơn 1 sào/ngƣời, chủ yếu là ruộng 1 vụ, ngƣời dân phải làm nƣơng rẫy để bổ sung nguồn lƣơng thực. Diện tích đất nƣơng rẫy hiện nay tuy không cao nhƣng nếu luân chuyển hàng năm thì diện tích rừng bị chuyển đổi sẽ tăng nhanh đáng kể. Dân cư sống rải rác, địa hình phức tạp: là một khó khăn lớn ảnh hƣởng đến quá trình trao đổi, giao lƣu, buôn bán các sản phẩm hàng hóa với các vùng lân cận. Ngƣời dân vẫn sản xuất theo hình thức tự cung tự cấp, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật mới còn hạn chế nhất là đối với đồng bào H’mông và Dao. 2. Nhu cầu của cộng đồng - Xây dựng hệ thống thủy lợi nhỏ nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất, nâng từ diện tích một vụ lên 2 vụ/năm. - Tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình khuyến nông lâm nhằm tăng năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích. - Tạo cơ hội cho ngƣời dân địa phƣơng đƣợc tham gia vào các hoạt động của Khu bảo tồn nhƣ nhóm tuần rừng, nhận khoán quản lý bảo vệ rừng, - Tạo công ăn việc làm, nhất là vào những mùa vụ nông nhàn. Thu hút các chƣơng trình, dự án nhằm tạo ra những cơ hội sinh kế mới dần thay thế sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của ngƣời dân địa phƣơng. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Đời sống của cộng đồng địa phƣơng bên trong và xung quanh khu bảo tồn gặp nhiều khó khăn, những phong tục tập quán, thói quen từ ngàn đời trong việc khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ đời sống, đã có những tác động không nhỏ đến tài nguyên của khu bảo tồn nhƣ hoạt động khai thác củi, gỗ; phát rừng làm nƣơng rẫy, thả rông gia súc, khai thác lâm sản ngoài gỗ quá mức... Để quản lý tốt nguồn tài nguyên rừng của Khu bảo tồn cần thiết phải có các giải pháp nâng cao đời sống của ngƣời dân địa phƣơng, thu hút sự tham gia của họ vào các hoạt động quản lý của Khu bảo tồn, tăng cƣờng giáo dục nâng cao nhận thức Nguyễn Thị Thoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 23 - 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 cộng đồng tuân thủ theo các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Kiến nghị - Tăng cƣờng các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng chặt chẽ hơn. Ngăn chặn những hoạt động xâm phạm tới tài nguyên rừng một cách trái phép. - Nâng cao năng lực thực thi pháp luật về công tác bảo vệ rừng và các kỹ năng thu hút sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn cho cán bộ kiểm lâm của Khu bảo tồn. - Thu hút các chƣơng trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội nhằm cải thiện và nâng cao sinh kế trong khu vực. - Phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao mức sống nhằm giảm những áp lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Giảm dần sự phụ thuộc của ngƣời dân trong việc sử dụng các sản phẩm từ rừng bằng thay thế các sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm từ gây trồng tại vƣờn nhà... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo “Xây dựng và quản lý dựa vào cộng đồng Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn. Dự án PARC Ba Bể/Na Hang, 2004. [2]. Barton, Thomas et al. (1997) Our People, Our Resources: Supporting Rural Communities in Participatory Action Research on Population Dynamics and the Local Environment. IUCN, Gland, Switzerland and Cambridge, UK. [3]. Borrini-Feyerabend, Grazia (Ed.) (1997) Beyond Fences: Seeking Social Sustainability in Conservation. Volume 1: A Process Companion. IUCN, BSP, the World Bank, WWF US, PVO-NGO NMRS Project, CIFOR, Inter-cooperation. IUCN, Gland, Switzerland. [4]. Brunner, Jake et al. (2000) Forest Problems and Law Enforcement in Southeast Asia: the Role of Local Communities. World Resource Institute, Washington D.C., USA. SUMMARY THE IMPACT OF SOCIO-ECONOMIC FACTORS ON THE FOREST RESOURCES OF NAM XUAN LAC SPECIES AND HABITAT CONSERVATION AREA, BAC KAN PROVINCE Nguyen Thi Thoa*, Le Van Phuc College of Agriculture and Forestry - TNU Nam Xuan Lac Species and Habitat Conservation Area in Bac Kan province is located in the two communes of Xuan Lac and Ban Thi with an area of 1,788 ha, where it has the high value of biodiversity. The livelihood of local communities is difficult, which is expressed by a number of evidences such as lack of agriculture land, poor infrastructure, education and health care. In addition, the awareness of community regarding forest protection is limited. The main income is from agriculture and husbandry. This had a great influence on forest protection and biodiversity conservation in the Conservation Area. The factors impacting the protected area resources include exploitation of firewood, timber, deforestation for agriculture, cattle ranging, and non-timber forest products extraction. Forest resources conservation needs the collaboration of several relevant bodies, building the capacity of rangers in enforcement of forest law and socio-economic development of surrounding communities. Key words: Socio-economic, Biodiversity, Consevation, Impact, Community, Nam Xuan Lac * Tel: 0916.479.688; Email: nguyenthithoaln@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32493_36109_108201291036anhhuongcuacacyeutokinhte_3298_2052737.pdf