Phối hợp 5- 10% bột lá keo giậu vào khẩu
phần ăn của lợn thịt đã làm tăng khối lượng
cao hơn, tiêu thụ thức ăn nhiều hơn, giảm tiêu
tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng so với
lợn được ăn thức ăn hỗn hợp không có bột lá.
Khi phối hợp bột lá keo giậu vào khẩu phần
với tỷ lệ cao hơn (15, 20%) đều có ảnh hưởng
xấu đến các chỉ tiêu nêu trên. Vì vậy, chỉ nên
phối hợp bột lá keo giậu vào khẩu phần
khoảng 10% trở xuống.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các tỷ lệ bột lá keo giậu trong khẩu phần đến sinh trưởng của lợn nuôi thịt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ Quang Hiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 89-93
89
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ BỘT LÁ KEO GIẬU TRONG KHẨU PHẦN
ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LỢN NUÔI THỊT
Từ Quang Hiển1*, Từ Trung Kiên2, Trần Thị Hoan2
1Đại học Thái Nguyên
2Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thí nghiệm được thực hiện trên lợn Yorkshire nuôi thịt, gồm 5 lô, mỗi lô 10 con, khối lượng lợn
lúc bắt đầu thí nghiệm từ 31,81- 32,23 kg/con, thời gian thí nghiệm 3 tháng, thí nghiệp được lặp lại
3 lần. Lô đối chứng (ĐC): lợn được cho ăn khẩu phần cơ sở (KPCS) không có bột lá keo giậu
(BLKG); Thức ăn của lô TN1 là 95% KPCS + 5% BLKG, lô TN2: 90% KPCS + 10% BLKG, lô
TN3: 85% KPCS + 15% BLKG, lô TN4: 80% KPCS + 20% BLKG. Kết quả cho thấy: lợn được
ăn khẩu phần có chứa 5 % và 10% BLKG (TN1 và TN2) có tăng khối lượng cao hơn và tiêu tốn
thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng thấp hơn so với đối chứng; lợn của lô TN3 (khẩu phần chứa 15%
BLKG) có các chỉ tiêu trên tương đương với đối chứng. Lợn của lô TN4 (khẩu phần chứa 20%
BLKG) tăng khối lượng thấp hơn và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cao hơn so với đối
chứng. Vì vậy, chỉ nên phối hợp 5- 10% BLKG vào khẩu phần ăn cho lợn thịt.
Từ khóa: Bột lá keo giậu, lợn thịt, sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn
MỞ ĐẦU*
Nhiều nghiên cứu cho biết bột lá thực vật
phối trộn vào khẩu phần ăn của lợn có tác
dụng tốt như: Làm tăng khả năng ăn được,
tăng khả năng tăng khối lượng đối với lợn
thịt, tăng khả năng đậu thai ở lợn nái và tỷ lệ
nuôi sống ở lợn con (Từ Quang Hiển và cs,
2013) [2]. Vì vậy, một số nước đã bổ sung bột
lá cỏ họ đậu vào thức ăn hỗn hợp của lợn thịt
và lợn nái.
Ở Việt Nam, keo giậu mọc ở khắp các vùng
trong cả nước, đặc biệt là ở các vùng đất
trung tính, hơi kiềm, vùng núi đá vôi. Năng
suất vật chất khô có thể lên tới 12- 20
tấn/ha/năm (NAS, 1984) [6]. Lá keo giậu dễ
chế biến thành bột lá. Cắt cả cành keo giậu,
phơi 1-2 ngày nắng, đập cành lá xuống sân, lá
sẽ rụng xuống, nghiền lá thành bột sẽ được
bột lá keo giậu.
Bột lá keo giậu cũng giống như bột cỏ họ đậu,
vừa giàu protein, vừa giàu sắc tố (Wood và
cs, 1983 [7]; Nguyễn Ngọc Hà, 1996 [1]). Vì
vậy, chúng tôi tiến hành thí nghiệm "Ảnh
hưởng của các tỷ lệ bột lá keo giậu khác nhau
trong khẩu phần đến sinh trưởng của lợn nuôi
thịt" nhằm xác định được tỷ lệ bột lá keo
giậu thích hợp trong khẩu phần.
* Tel:0913286190
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm trên lợn Yorkshire gồm 5 lô, mỗi
lô 10 con, khối lượng bắt đầu thí nghiệm từ
31,81- 32,23 kg, kết thúc khoảng trên dưới 80
kg, thí nghiệm kéo dài 3 tháng, thí nghiệp
được lặp lại 3 lần.
Lô đối chứng (ĐC): lợn được cho ăn khẩu
phần cơ sở (KPCS) không có bột lá keo giậu
(BLKG); Thức ăn của lô TN1 là 95% KPCS
+ 5% BLKG, lô TN2: 90% KPCS + 10%
BLKG, lô TN3: 85% KPCS + 15% BLKG, lô
TN4: 80% KPCS + 20% BLKG. Năng lượng
trao đổi (Kcal)/1 kg thức ăn và tỷ lệ protein
(%) trong thức ăn của lô đối chứng là 3100 và
16,5; lô TN1: 3068 và 16,8; lô TN2: 3036 và
17,1; lô TN3: 3004 và 17,4; lô TN4: 2973 và
17,7. Năng lượng trao đổi và tỷ lệ protein
trong BLKG dựa theo tài liệu của Viện Chăn
nuôi quốc gia [5].
Các lô đều được cho ăn tự do bằng máng ăn
tự động.
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Sinh trưởng
tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối, khả năng tiêu
thụ thức ăn, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng
khối lượng và so sánh chi phí thức ăn/1 kg
tăng khối lượng giữa các lô.
Các chỉ tiêu được theo dõi bằng các phương
pháp thường quy trong nghiên cứu về chăn
nuôi.
Từ Quang Hiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 89-93
90
Phương pháp xử lý số liệu: Theo phương pháp của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [4], xử lý
thống kê ANOVA-GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 14.
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành cân khối lượng lợn theo định kỳ 30 ngày/lần. Kết quả được trình bày tại
bảng 1.
Bảng 1: Khối lượng của lợn thí nghiệm (kg)
Thời gian
(tháng)
Đối chứng
(0 % BLKG)
Lô TN1
(5 % BLKG)
Lô TN2
(10 % BLKG)
Lô TN3
(15 % BLKG)
Lô TN4
(20 % BLKG)
Bắt đầu 31,89 31,81 31,92 32,07 32,23
Sau 1 tháng 45,04 45,40 44,94 44,38 43,39
Sau 2 tháng 61,11 63,20 62,62 60,39 58,64
Sau 3 tháng 79,13a 83,03b 83,25b 78,26ac 76,20c
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý
nghĩa thống kê (P < 0,05).
Bảng 2: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày)
Tháng thí nghiệm
Đối chứng
(0 % BLKG)
Lô TN1
(5 % BLKG)
Lô TN2
(10 % BLKG)
Lô TN3
(15 % BLKG)
Lô TN4
(20 % BLKG)
Tháng thứ 1 438,33 452,67 434,00 410,33 372,00
Tháng thứ 2 535,67 593,33 589,33 522,67 508,33
Tháng thứ 3 600,67 694,33 687,67 596,67 585,33
Trung bình 524,89a 580,11b 570,33a 509,89ac 488,56c
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý
nghĩa thống kê (P < 0,05).
Sau tháng thứ nhất, khối lượng lợn của lô thí
nghiệm 1 và thí nghiệm 2 tương đương với
lô đối chứng, nhưng sau tháng thứ 2, đặc biệt
là tháng thứ 3, khối lượng lợn của 2 lô này
cao hơn so với lô đối chứng lần lượt là 3,9
và 4,12 kg. Khối lượng trung bình của lô
TN1 và TN2 có sự sai khác rõ rệt so với lô
đối chứng (P <0,01).
Khối lượng trung bình của lợn lô thí nghiệm 3
gần tương đương với lô đối chứng ở các kỳ cân.
Khối lượng trung bình của lợn lô thí nghiệm 4
thấp hơn so với lô đối chứng ở tất cả các kỳ
cân và kém lô đối chứng là 2,93 kg ở kỳ cân
cuối cùng. Khối lượng trung bình của hai lô
này có sự sai khác rõ rệt (P <0,05).
Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm
Kết quả về tăng khối lượng của lợn qua các
tháng được trình bày tại bảng 2.
Tăng khối lượng của lô TN1 và TN2 ở tháng
thứ nhất tương đương với lô đối chứng,
nhưng ở tháng thư hai và ba đã vượt lên đáng
kể so với lô đối chứng.
Tăng khối lượng của lô thí nghiệm 3 ở tháng
đầu tiên kém hơn lô đối chứng khá lớn (28
g/con/ngày), nhưng ở tháng thứ 2 thì chênh
lệch giảm xuống còn 13 g/con/ngày, còn ở
tháng thứ 3 thì gần tương đương.
Hình 1: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn
Từ Quang Hiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 89-93
91
Tăng khối lượng của lô thí nghiệm 4 thấp hơn
rõ rệt so với đối chứng. Tuy nhiên, sự chênh
lệch này giảm dần khi tháng tuổi và khối
lượng của lợn tăng lên. Cụ thể: khoảng cách
chênh lệch ở tháng thứ nhất là 66,33
g/con/ngày; ở tháng thứ 2 đã giảm xuống còn
27,33 g/con/ngày và ở tháng thứ 3 chỉ còn
15,33 g/con/ngày.
Kết quả trên cho thấy: phối hợp 5 – 10 %
BLKG trong thức ăn hỗn hợp có ảnh hưởng
tốt nhưng không lớn đến tăng khối lượng của
lợn ở tháng thứ nhất (giai đoạn lợn từ 30 – 45
kg), sang tháng thứ hai và ba (giai đoạn lợn từ
45 – 80 kg) thì có ảnh hưởng tốt rõ rệt. Phối
hợp vào khẩu phần 15 % BLKG đã gây ảnh
hưởng xấu đến tăng khối lượng của lợn ở giai
đoạn 30 – 45 kg (tăng khối lượng giảm 6,4 %
so với lô đối chứng), nhưng không có ảnh
hưởng xấu đến tăng khối lượng của lợn giai
đoạn từ 45 – 80 kg. Phối hợp vào khẩu phần
20 % BLKG có ảnh hưởng xấu rõ rệt đến tăng
khối lượng của lợn ở giai đoạn 30 – 45 kg
(giảm tăng khối lượng 15,1 % so với đối
chứng), nhưng ở giai đoạn lợn từ 45 – 80 kg
thì ảnh hưởng xấu này đã giảm đi (tăng khối
lượng chỉ kém lô đối chứng 5,1 % ở tháng thứ
2 và 2,6 % ở tháng thứ 3), do ở giai đoạn này
lợn đã thích ứng với thức ăn có tỷ lệ xơ cao,
năng lượng thấp và với cả độc tố mimosine.
Tiêu thụ thức ăn của lợn thí nghiệm
Khi gia tăng lượng bột lá keo giậu trong khẩu
phần thì đồng nghĩa với tỷ lệ các vật chất dinh
dưỡng trong khẩu phần cũng biến đổi và làm
cho tính hấp dẫn của thức ăn có thể tăng hoặc
giảm theo. Do đó, khả năng tiêu thụ thức ăn
của lợn cũng biến đổi. Để thấy được ảnh
hưởng của tỷ lệ bột lá keo giậu khác nhau đến
khả năng tiêu thụ thức ăn của lợn, chúng tôi
đã tiến hành theo dõi chỉ tiêu này và kết quả
được trình bày tại bảng 3.
Phối hợp 5 % BLKG vào thức ăn hỗn hợp đã
làm tăng khả năng ăn của lợn so với lô đối
chứng 4,8 % ở tháng thứ nhất; 5,2 % ở tháng
thứ hai; 10,6 % ở tháng thứ ba; trung bình
toàn kỳ là 7,5 % và có sự sai khác rõ rệt với
ĐC, TN2, TN3 (P < 0,05).
Phối hợp 10 % BLKG vào thức ăn hỗn hợp đã
làm tăng khả năng ăn của lợn 2,9 % ở tháng
thứ nhất; 8,4 % ở tháng thứ hai; 11,0 % ở
tháng thứ ba; trung bình toàn kỳ là 8,2 % so
với lô đối chứng và có sự sai khác rõ rệt với
ĐC, TN2, TN3 (P < 0,05).
Phối hợp 15 % BLKG vào thức ăn hỗn hợp
đã không làm tăng khả năng ăn của lợn ở
các giai đoạn và toàn kỳ thí nghiệm so với
đối chứng.
Phối hợp 20 % BLKG vào thức ăn hỗn hợp
đã làm giảm khả năng ăn của lợn 10,6 % ở
tháng thứ nhất và 1,3% ở tháng thứ 2;
không làm giảm ở tháng thứ ba so với lô đối
chứng; trung bình toàn kỳ thấp hơn 2,5 %
so với đối chứng.
Kết quả trên cho thấy có thể phối hợp từ 5 –
10 % BLKG vào thức ăn hỗn hợp trong suốt
giai đoạn lợn từ 30 – 80 kg mà không gây ảnh
hưởng xấu đến khả năng ăn của lợn, trái lại
còn có ảnh hưởng tốt đến khả năng tiêu thụ
thức ăn của chúng. Có thể phối hợp 15 %
BLKG vào thức ăn hỗn hợp của lợn thịt giai
đoạn 30 – 80 kg mà không gây ảnh hưởng
xấu đến khả năng ăn của lợn. Không nên phối
hợp 20% BLKG vào thức ăn hỗn hợp của lợn
ở giai đoạn 30 – 60 kg, nhưng có thể phối hợp
tỷ lệ này ở giai đoạn lợn từ 60 – 80 kg.
Bảng 3: Tiêu thụ thức ăn của lợn thí nghiệm (kg/con/ngày)
Tháng thí
nghiệm
Đối chứng
(0 % BLKG)
Lô TN1
(5 % BLKG)
Lô TN2
(10 % BLKG)
Lô TN3
(15 % BLKG)
Lô TN4
(20 % BLKG)
Tháng thứ 1 1,04 1,09 1,07 1,02 0,93
Tháng thứ 2 1,54 1,62 1,67 1,55 1,52
Tháng thứ 3 2,18 2,41 2,42 2,17 2,18
Trung bình 1,59a 1,71b 1,72b 1,58a 1,55a
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý
nghĩa thống kê (P < 0,05).
Từ Quang Hiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 89-93
92
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng
Bảng 4. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm (kg)
Tháng thí
nghiệm
Đối chứng
(0 % BLKG)
Lô TN1
(5 % BLKG)
Lô TN2
(10 % BLKG)
Lô TN3
(15 % BLKG)
Lô TN4
(20 % BLKG)
Tháng thứ 1 2,38 2,40 2,47 2,53 2,60
Tháng thứ 2 2,88 2,73 2,84 2,97 3,08
Tháng thứ 3 3,63 3,42 3,52 3,68 3,78
Trung bình 3,03ab 2,94a 3,02ab 3,13bc 3,24c
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý
nghĩa thống kê (P < 0,05).
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng qua
các kỳ cân là chỉ tiêu quan trọng trong chăn
nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thương phẩm
nói riêng. Chỉ tiêu này quyết định hiệu quả
kinh tế, bởi thức ăn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ
cấu giá thành sản phẩm. Trong nghiên cứu về
thức ăn, chỉ tiêu này còn phản ánh hiệu quả
của thức ăn thí nghiệm đối với vật nuôi. Tiêu
tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ở từng
tháng thí nghiệm và toàn kỳ (3 tháng) của các
lô thí nghiệm được trình bày tại bảng 4.
Như vậy, mặc dù phối hợp 5 - 10 % BLKG
vào thức ăn hỗn hợp đã làm giảm năng lượng
trao đổi trong thức ăn từ 32 – 64 Kcal, nhưng
tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của
lợn lô thí nghiệm 1 và 2 vẫn thấp hơn so với
lô đối chứng từ 0,01 – 0,09 kg thức ăn. Điều
đó chứng tỏ phối hợp BLKG vào thức ăn hỗn
hợp với tỷ lệ 5 - 10 % đã nâng cao hiệu quả
sử dụng thức ăn cho lợn.
Phối hợp 15 - 20 % BLKG vào thức ăn hỗn
hợp đã làm giảm 96 – 127 Kcal năng lượng
trao đổi/1 kg thức ăn, đồng thời tỷ lệ xơ và
độc tố mimosine tăng cao hơn, dẫn tới tiêu
tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của lô
thí nghiệm 3 và thí nghiệm 4 cao hơn so với
lô đối chứng từ 0,15 – 0,22 kg ở tháng thứ
nhất; từ 0,09 – 0,20 kg ở tháng thứ 2; từ
0,05 – 0,15 kg ở tháng thứ 3 và trung bình
toàn kỳ là 0,10- 0,21 kg. Tiêu tốn thức ăn
cho 1 kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm
4 có sự sai khác rõ rệt so với lô ĐC, TN1 và
TN2 (P < 0,05).
Theo Phùng Thăng Long (2005) [3] khi cho
lợn ăn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thì tiêu tốn
thức ăn của lợn ngoại từ 3,18- 3,52 kg/kg
tăng khối lượng. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg
tăng khối lượng của các lô trong thí nghiệm
của chúng tôi thấp hơn hoặc tương đương với
thông báo nêu trên.
Hình 2: Tiêu tốn thức ăn của lợn thí nghiệm
So sánh chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối
lượng giữa các lô
Giá 1 kg BLKG chỉ bằng trên 50% giá của
1 kg thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Do đó,
khi phối hợp 5 % đến 20% bột lá vào khẩu
phần thì giá của 1 kg thức ăn đã giảm đi
theo tuyến tính.
Lô TN1 và TN2 có tiêu tốn thức ăn cho 1 kg
tăng khối lượng thấp hơn lô đối chứng, bên
cạnh đó giá 1 kg thức ăn của 2 lô này cũng
thấp hơn đối chứng. Vì vậy, chi phí thức ăn
cho 1 kg tăng khối lượng của lô TN1 và TN2
thấp hơn so với đối chứng là điều tất nhiên.
Nếu quy ước chi phí thức ăn cho 1 kg tăng
khối lượng của lô đối chứng là 100%, thì của
lô TN1 là 94,7%, giảm 5,3%, còn của lô TN2
là 89,4%, giảm 10,6%.
Lô TN3 và TN4 có tiêu tốn thức ăn cho 1 kg
tăng khối lượng cao hơn lô đối chứng. Tuy
nhiên, tỷ lệ bột lá trong khẩu phần của 2 lô
này khá lớn (15- 20%), nên giá 1 kg thức ăn
giảm đáng kể so với đối chứng. Kết quả là chi
phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của lô
Từ Quang Hiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 89-93
93
TN3 bằng 95,9% và giảm 4,1% so với đối
chứng, còn lô TN3 bằng 96,7% và giảm 3,3%
so với đối chứng.
Như vậy, chỉ xét riêng về chi phí thức ăn cho
1 kg tăng khối lượng thì phối hợp BLKG vào
khẩu phần với tỷ lệ 10% sẽ đạt được hiệu quả
tốt nhất.
KẾT LUẬN
Phối hợp 5- 10% bột lá keo giậu vào khẩu
phần ăn của lợn thịt đã làm tăng khối lượng
cao hơn, tiêu thụ thức ăn nhiều hơn, giảm tiêu
tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng so với
lợn được ăn thức ăn hỗn hợp không có bột lá.
Khi phối hợp bột lá keo giậu vào khẩu phần
với tỷ lệ cao hơn (15, 20%) đều có ảnh hưởng
xấu đến các chỉ tiêu nêu trên. Vì vậy, chỉ nên
phối hợp bột lá keo giậu vào khẩu phần
khoảng 10% trở xuống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Ngọc Hà (1996), Nghiên cứu năng
suất, giá trị dinh dưỡng và sử dụng cây keo giậu
(Leucaena) làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi.
Luận án PTS khoa học Nông nghiệp Hà Nội.
[2] Từ Quang Hiển, Trần Văn Phùng, Phan Đình
Thắm, Trần Thành Vân, Từ Trung Kiên (2013)
Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, Nxb Nông
nghiệp.
[3]. Phùng Thăng Long, Trần Văn Hạnh (2005)
Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của một số tổ
hợp lợn lai Ngoại x Ngoại ở Miền Trung, Tạp
chí NN&PTNT, số 60/kỳ 2, tháng 5/2005 tr. 29-
30 và 36.
[4]. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc,
Nguyễn Duy Hoan (2002), Giáo trình phương
pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông
nghiệp Hà Nội.
[5]. Viện chăn nuôi quốc gia (2001), Thành phần
và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc- gia cầm Việt
Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[6]. NAS (1984), Leucaena: promising forage and
tree for the tropics. Second edition. Washington,
DC: NAS, P31-32; 100.
[7]. Wood J. F, Carter P. M and Savory R (1983),
Investigations into the effects of processing on the
retention of carotenoid fractions of Leucaena
leucocephala during storage, and the effects on
mimosine concentration. Anim. Feed Sci, Technol,
9: 307-317.
SUMMARY
THE EFFECT OF LEUCAENA LEAF MEAL LEVELS IN THE DIET ON
PERFORMANCE OF GROWING PIG
Tu Quang Hien1*, Tu Trung Kien2, Tran Thi Hoan2
1Thai Nguyen University
2College of Agriculture and Forestry- TNU
The study was conducted on Yorkshire growing pig, consist of 5 groups, 10 pigs per each group,
pig have 31.81 to 32.23 kg in body weight at starting time, experimental duration in 3 months,
repeat 3 times. Control group (CG): pigs were fed by base diet (BD) without Leucaena leaf meal
(LLM); Feed of group 1 have 95% BD + 5% LLM, group 2 have 90% BD + 10% LLM; group 3
have 85% BD + 15% LLM; group 4 have 80% BD + 20% LLM. The result show that: pig was
feed by the ration have 5% and 10% of LLM (group 1 and group 2) the body weight gain higher
and less feed consumption/1 kg body weight gain than that of control group; pig at group 3 (15%
LLM in the diet) have above index the same in comperision with control group. Pig of group 4
(20% LLM in the diet) have less body weight gain and higher feed consumption/1 kg body weight
gain than that of control group. So that, we should mixing at 5 and 10 % of LLM in the diet for
growing pig.
Key words: Leucaena leaf meal, pig, growing, feed consumption.
Ngày nhận bài:16/7/2014; Ngày phản biện:07/8/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014
Phản biện khoa học: PGS.TS. Trần Văn Phùng – Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
* Tel:0913286190
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_cac_ty_le_bot_la_keo_giau_trong_khau_phan_den.pdf