Các mức bột sắn khác nhau đã có ảnh hưởng đến chất lượng BNLM ủ chua. Bổ
sung bổ sung 3 - 5% bột sắn cho kết quả tốt nhất về thành phần hóa học, pH, hàm lượng a xít
lactic và tỷ lệ phân giải chất khô, chất hữu cơ ở dạ cỏ bò của BNLM. Tỷ lệ phân giải chất khô,
chất hữu cơ của BNLM ủ chua với 3 - 5% bột sắn cao hơn các tỷ lệ này của BNLM khô và
thấp hơn các tỷ lệ này của BNLM tươi.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các mức bột sắn khác nhau đến chất lượng búp ngọn lá mía ủ chua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN VĂN HẢI - Ảnh hưởng của các mức bột sán ....
1
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC BỘT SẮN KHÁC NHAU ĐẾN CHẤT LƯỢNG
BÚP NGỌN LÁ MÍA Ủ CHUA
Nguyễn Văn Hải*, Bùi Văn Chính và Nguyễn Hữu Tào
Viện Chăn Nuôi - Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội
*Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Hải - Bộ môn Dinh dưỡng và Thức ăn chăn nuôi và Đồng cỏ
Viện Chăn nuôi - Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội
Tel: (04) 38.386.126 / 0982.390.383; Fax: (04) 38.389.775; Email: hainiah2008@gmail.com
ABSTRACT
Effects of different levels of cassava root meal on the quality of sugacane stalk silage
One study with two experiments, aimed at determining the effects of different levels of cassava root meal on the
quality of the sugacane stalk silage was conducted in 2003 at NIAS.
In the first experiment, the ensile sugarcane stalk (27.1% dry matter) was ensiled with the cassava root meal at
levels of 0; 1.0; 1.5; 2; 2.5; 3; 3.5; 4.0; 5.0; 6.0% in glass cans. Three replicates for each level of cassava root
meal were used. pH value of the silage was measured at days 30; 45 and 60th of ensiling and the chemical
composition and organic acid content were determined at day 60th of ensiling. The results showed that after 60
days of ensiling, the silage of sugarcane stalk with with 3% of cassava root meal had similar crude protein and
crude fibre contents (as dry matter basic) to the fresh stalk. The pH and lactic acid content of the silage of
sugarcane stalk with 3% cassava root meal were 4.32 and 1.5% respectively. It indicated that the silage of
sugarcane stalk with 3% cassava root meal was the best and can be stored for long time.
In the second experiment, the ruminal degradability of silage with 3; 4; 5% (fresh matter basis) of cassava root
meal and dried and fresh sugar cane stalk was determined in three fistulated laisind steers. The result showed that
the degradation rates of dry matter and organic matter of sugarcane stalk ensiled with 3; 4; 5% (fresh matter
basis) of cassava root meal were lower than these of the fresh sugar cane stalk and higher than those of the dried
sugarcane stalk.
Key words: sugarcane stalk, silage, urea, cassava root meal.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mặc dù trong những năm qua quá trình cơ giới hoá nông nghiệp trong khâu làm đất đã diễn ra
rất nhanh, nhưng đàn gia súc ăn cỏ ở nước ta đã không giảm đi mà ngược lại, lại tăng lên khá
nhanh, từ 7,7 triệu con năm 2000 tăng lên 11,6 triệu con năm 2006 (Niên giám thống kê,
2007). Điều đó chứng tỏ nhu cầu thức ăn cho phát triển ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ ở nước
ta còn tăng lên.
Cây mía là một trong những cây nhiệt đới có năng suất sinh khối rất cao, nguồn phụ phẩm của
chúng như ngọn mía, lá mía, bã mía, rỉ mật đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước coi là
một nguồn thức ăn tiềm năng cho gia súc ăn cỏ.
Hiện nay diện tích trồng mía ở nước ta là 285,1 ngàn ha (Niên giám thống kê, 2007). Nhưng
khi thu hoạch, hầu hết búp ngọn lá mía (BNLM) là phần lá non bỏ lại sau khi thu ngọn làm
giống) bị bỏ lại ngoài đồng rồi đốt làm phân bón. Hiện ít được nghiên cứu sử dụng làm thức
ăn cho gia súc vì hàm lượng đường thấp, khó ủ chua.
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu tìm ra mức bột
sắn hợp lý nhất trong chế biến BNLM bằng phương pháp lên men yếm khí làm thức ăn cho
gia súc nhai lại.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009
2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành năm 2003, tại Phòng thí nghiệm Bộ môn Dinh dưỡng, Thức ăn chăn
nuôi và Đồng cỏ; Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi; Trung tâm Nghiên cứu bò và
đồng cỏ Ba Vì - Viện Chăn nuôi. Nguyên liệu sử dụng cho thí nghiệm là: BNLM, bột sắn với
thành phần hóa học trong Bảng 1.
Bảng 1. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của phụ phẩm mía đường.
(%) Tính trong chất khô Nguyên
liệu
VCK
(%)
ME
Kcal/kg
Đường
T.số (%)Protein Mỡ Xơ DXKĐ KTS Ca P NDF ADF ADL
BNLM 27,1 541 1,85 7,56 2,58 38,01 44,33 10,7 0,44 0,18 64,58 34,32 4,91
Rỉ mật 70,0 2771 35,4 7,84 82,43 9,73 0,64 0,15
Bố trí thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu
Để tìm ra mức bột sắn hợp lý nhất trong chế biến BNLM bằng phương pháp lên men yếm khí
(ủ chua), hai thí nghiệm nhỏ đã được tiến hành.
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các mức bột sắn khác nhau đến thành phần hóa học, pH,
hàm lượng các a xít hữu cơ của BNLM ủ chua
Trong thí nghiệm này, BNLM tươi được đập dập và băm nhỏ 2 - 3 cm, ủ yếm khí trong bình
thuỷ tinh có bổ sung bột sắn theo các tỷ lệ sau (%): 0; 1; 1,5; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 5 ; 6% (bột sắn
và BNLM đều tính ở dạng sử dụng). Các bình thủy tinh để ủ BNLM được bố trí ngẫu nhiên
hoàn toàn trong phòng thí nghiệm và mỗi công thức ủ được lặp lại ba lần. Thành phần hóa học
của BNLM ủ chua được xác định vào ngày 60 sau khi ủ. Giá trị pH của BNLM ủ chua được
xác định vào các ngày: 30, 45, 60 sau khi ủ bằng máy đo pH 900 Precisa. Hàm lượng axit
lactic, axit axetic, axit butyric của BNLM ủ chua được xác định sau 60 ngày ủ theo phương
pháp Lepper Flig, (1995). Thay đổi màu sắc, độ cảm nhiễm mốc, mức độ thối hỏng của
BNLM ủ chua được quan sát và ghi chép hàng tuần cho đến ngày 60.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các mức bột sắn khác nhau đến tỷ lệ và động thái phân giải
chất khô của BNLM ủ chua trong dạ cỏ
Các mẫu BNLM ủ chua có bổ sung bột sắn với tỷ lệ sau: 3; 4; 5% (dạng sử dụng) sau 60 ngày
ủ và BNLM tươi và BNLM khô được sử dụng để làm thí nghiệm in sacco trên 3 bò đực lai
Sind mổ lỗ dò dạ cỏ, khối lượng bình quân 212,3 ± 11,6kg. Bò được nuôi nhốt riêng biệt và ăn
khẩu phần như nhau (20kg cỏ voi + 3kg rơm ủ 4% urê + 0,5kg cám hỗn hợp) trong giai đoạn
thí nghiệm. Thời gian đặt mẫu ở dạ cỏ: 4, 8, 16, 24, 48, 72 và 96 giờ. Mỗi mẫu thức ăn được
lặp lại 3 lần. Các bước tiến hành thí nghiệm in sacco theo Orskov và cs, (1980).
Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý thống kê bằng phân tích phương sai một chiều (ONE-WAY ANOVA)
với phần mềm Minitab 14.
Mô hình thống kê sử dụng là: Yij = + Ti+ eij ;
Trong đó: Yij là biến phụ thuộc (ví dụ: pH, hàm lượng axit hữu cơ),
là trung bình tổng thể, Ti là ảnh hưởng của các tỷ lệ bột sắn và eij là sai số ngẫu nhiên.
Các số liệu in sacco trước khi xử lý thống kê xử lý với phần mềm Neway của Chen (1995).
NGUYỄN VĂN HẢI - Ảnh hưởng của các mức bột sán ....
3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của các mức bột sắn khác nhau đến thành phần hóa học, pH,
hàm lượng các axít hữu cơ của BNLM ủ chua
Ảnh hưởng của các mức bột sắn khác nhau đến thành phần hóa học của BNLM ủ chua
Sự biến đổi các thành phần hóa học của BNLM sau quá trình ủ chua được đánh giá theo các
chỉ tiêu: chất khô, protein, xơ, NDF, ADF và KTS. Kết quả thể hiện ở Bảng 2.
Bảng 2. Ảnh hưởng của ủ chua đến thành phần hoá học BNLM
Thành phần tính theo vật chất khô (%) Công thức ủ VCK (%) Protein thô Xơ thô NDF ADF KTS
BNLM tươi (ĐC) 27,1a 7,56 38,01 64,58 34,32 10,7a
BNLM ủ 2% bột sắn 25,2b 7,68 39,02 65,78 35,41 11,45b
BNLM ủ 3% bột sắn 25,6b 7,74 39,25 66,45 35,26 11,26b
BNLM ủ 4% bột sắn 25,8b 7,56 38,65 66,13 35,42 11,48b
BNLM ủ 5% bột sắn 26,0b 7,61 38,57 65,59 35,78 11,65b
SEM 0,351 0,052 0,867 0,718 0,632 0,324
Các số trong cùng 1 cột mang chữ cái (a, b) khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P <0,05).
Bảng 2 cho thấy, hàm lượng vật chất khô của tất cả công thức ủ (25,2-26%) đều thấp hơn so
với BNLM tươi (27,1%) (P<0,05). Trong quá trình ủ chua các tế bào trong cây cỏ vẫn tiếp tục
hô hấp trong 1 thời gian nhất định, cho đến khi chúng tiêu thụ hết phần ôxy còn lại trong đống
ủ, quá trình này tạo ra nước, CO2 và nhiệt năng làm mất mát carbonhydrate trong thức ăn ủ.
Khi kết thúc quá trình đầm nén và tạo môi trường yếm khí tế bào thực vật không chết ngay lập
tức mà chúng vẫn kéo dài sự sống một thời gian ngắn bằng cách hô hấp nội sinh (yếm khí),
trong quá trình này đường trong thức ăn bị phân huỷ thành CO2 và nước (Bacanov và Menkin,
1989; McDonald và cs, 1995).
Hàm lượng protein thô tính trong chất khô của BNLM ủ chua không có sự sai khác đáng kể
giữa các công thức ủ, nó dao động trong khoảng: 7,56-7,74% (P>0,05). Không có sự sai khác
đáng kể giữa hàm lượng protein thô của BNLM ủ chua và BNLM tươi (P>0,05). Điều này
chứng tỏ hàm lượng nitơ ít bị mất đi trong quá trình ủ chua.
Hàm lượng xơ thô, NDF, ADF của BNLM ủ chua không có sự sai khác đáng kể giữa các công
thức cũng như so với BNLM tươi (P>0,05). Tuy bị mất đi một lượng tinh bột đường dễ lên
men, nhưng ở các công thức này được bổ sung thêm một lượng tinh bột nhất định, nên các
hàm lượng xơ thô, NDF và ADF vẫn không tăng so với BNLM tươi. Điều này chứng tỏ ủ
chua không có tác dụng phá vỡ mối liên kết giữa lignin với cellulose và hemicellulose của
vách tế bào như phương pháp kiềm hoá.
Hàm lượng khoáng tổng số của BNLM ủ chua đều tăng rõ rệt so với BNLM tươi (P<0,05). Do
bị mất mát đi một lượng chất khô trong quá trình ủ chua nên lượng khoáng này tăng lên một
cách tương đối.
Ảnh hưởng của các mức bột sắn khác nhau đến mầu sắc, pH của BNLM ủ chua
Màu sắc, pH, của thức ăn sau 30, 45, 60 ngày ủ được thể hiện trong Bảng 3. Bảng 3 cho thấy,
giá trị pH của BNLM ủ chua đã giảm dần sau 30, 45 và 60 ngày ủ. Sau 60 ngày ủ thì giá trị
pH của chúng đã giảm đi rõ rệt: xuống 4,52 - 3,86. BNLM ủ chua không bổ sung bột sắn hoặc
chỉ bổ sung 1-1,5% sau 50 - 60 ngày ủ nấm mốc phát triển và thức ăn có màu đen sẫm, điều
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009
4
này chứng tỏ BNLM không chứa đủ lượng đường cần thiết cho quá trình lên men lactic đưa
giá trị pH xuống 4,2-3,8 để có thể bảo quản trong thời gian dài, do đó muốn ủ chua BNLM đạt
chất lượng tốt cần bổ sung thêm một lượng đường nhất định.
Bảng 3. Ảnh hưởng việc bổ sung bột sắn với các tỷ lệ khác nhau đến kết quả ủ chua BNLM
Giá trị pH sau khi ủ Công thức ủ Màu sắc
30 ngày 45 ngày 60 ngày
Nhận xét
BNLM ủ không bổ sung Xám - - - Hỏng
BNLM ủ 1% bột sắn Xám - - - Hỏng
BNLM ủ 1,5% bột sắn Xám 5,8 5,3 - Hỏng
BNLM ủ 2% bột sắn vàng nhạt 5,40 4,93 4,52 TB
BNLM ủ 2,5% bột sắn vàng nhạt 5,29 4,84 4,50 TB
BNLM ủ 3% bột sắn vàng rơm 4,95 4,61 4,32 Tốt
BNLM ủ 3,5% bột sắn vàng rơm 4,83 4,56 4,26 Tốt
BNLM ủ 4% bột sắn vàng rơm 4,81 4,51 4,01 Tốt
BNLM ủ 5% bột sắn vàng rơm 4,78 4,48 3,95 Tốt
BNLM ủ 6% bột sắn vàng rơm 4,75 4,49 3,86 Tốt
Đặng Vũ Bình và cs, (2005) ủ chua ngọn lá mía (gồm cả ngọn có một số gióng non) không bổ
sung bột sắn đã có thể hạ pH xuống 3,86 - 3,91. Nhưng kết quả của thí nghiệm này cho thấy
khi ủ chua BNLM (không bao gồm một số gióng non) cần bổ sung một lượng bột sắn nhất
định, có thể do BNLM có hàm lượng đường thấp hơn so với hỗn hợp ngọn và lá mía.
Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thức ăn ủ chua của Bacanov và Menkin (1989) thì ở các
công thức bổ sung từ 2 - 2,5% bột sắn, BNLM ủ chua có màu vàng nhạt và độ pH đạt 4,5 -
4,52 thức ăn đạt chất lượng trung bình; còn ở các công thức có bổ sung 3% bột sắn trở lên thì
thức ăn ủ có màu vàng rơm, độ pH sau 60 ngày ủ đạt 4,32 - 3,86, thức ăn đạt chất lượng tốt và
bảo quản được trong thời gian dài (Bảng 2). Để cho thức ăn ủ có giá thành hợp lý, có thể chọn
công thức bổ sung 3% bột sắn để ủ chua BNLM.
Ảnh hưởng của các mức bột sắn khác nhau đến hàm lượng axit hữu cơ của BNLM ủ chua
Bảng 4. Ảnh hưởng của các mức bột sắn khác nhau đến hàm lượng axit hữu cơ
của BNLM ủ chua
Axit hữu cơ
(% trong dạng sử dụng) Công thức ủ
A. lactic A. axetic A. butyric
Tỷ lệ a.
lactic/TS
axit (%)
Tỷ lệ
a.lactic/ a.
axetic
BNLM + 2% bột sắn 0,85 1,53 0,22 32,7 0,56
BNLM + 2,5% bột sắn 1,15 1,35 0,15 43,4 0,85
BNLM + 3% bột sắn 1,50 1,0 0,12 57,3 1,5
BNLM + 3,5% bột sắn 1,55 0,95 0,07 60,3 1,63
BNLM + 4% bột sắn 1,7 0,8 - 68 2,13
BNLM + 5% bột sắn 1,95 0,75 - 72,2 2,6
BNLM + 6% bột sắn 2,05 0,80 - 71,9 2,56
Bảng 4 cho thấy, ở các mức bổ sung 2 - 2,5% bột sắn thì hàm lượng axit butyric trong thức ăn
ủ còn khá cao: 0,15 - 0,22%, hàm lượng axit axetic: 1,35- 1,53 %. Hàm lượng axit lactic chỉ
chiếm 32,7 - 43,4% trong tổng số lượng axit sinh ra trong quá trình ủ chua. Theo tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng thức ăn ủ chua (Bacanov và Menkin, 1989) thì chất lượng BNLM ủ chua
NGUYỄN VĂN HẢI - Ảnh hưởng của các mức bột sán ....
5
có bổ sung 2; 2,5% bột sắn mới đạt chất lượng trung bình.
Ở các công thức ủ chua bổ sung 3% bột sắn trở lên có hàm lượng axit lactic đạt khá cao (1,5 -
2%) và chiếm 57,3 - 72,2% trong axit tổng số (so với tiêu chuẩn thức ăn ủ chua là 50%), và
hàm lượng axit butyric nhỏ hơn 0,12%; giá trị pH đạt 4,32 - 3,86 (tiêu chuẩn là 4,3). Mùi của
thức ăn ủ chua có mùi thơm đặc trưng của axit lactic. Như vậy, so với tiêu chuẩn về thức ăn ủ
chua thì BNLM ủ chua được bổ sung 3% bột sắn trở lên đã đạt mức “chất lượng tốt”.
So sánh với kết quả ủ chua thân lá cây lạc của Nguyễn Hữu Tào, (1996), kết quả nghiên cứu ủ
chua ngọn lá sắn của Bùi Văn Chính và cs (1995) và kết quả ủ chua bã dứa, ngọn lá dứa của
Nguyễn Bá Mùi, (2001) thì hàm lượng các axit hữu cơ và tỷ lệ axit lactic/axit axetic của
BNLM ủ chua trong thí nghiệm này gần xấp xỉ với kết quả của các tác giả trên.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các mức bột sắn khác nhau đến tỷ lệ và động thái phân
giải chất khô của BNLM ủ chua trong dạ cỏ
Kết quả về tỷ lệ phân giải chất khô của BNLM ủ chua trong dạ cỏ
Kết quả thể hiện trong Bảng 5
Bảng 5. Ảnh hưởng của các mức bột sắn khác nhau đến tỷ lệ phân giải vật chất khô của
BNLM ủ chua bổ sung bột sắn trong dạ cỏ (%)
Thời gian lưu mẫu trong dạ cỏ (giờ) Công thức xử lý
4 8 16 24 48 72 96
BNLM tươi (ĐC1) 27,1a 35,0a 43,5a 48,6a 54,6a 56,4a 59,4a
BNLM khô (ĐC 2) 20,7b 25,2b 33,4b 39,7b 45,9b 47,2b 51,1b
BNLM ủ 3% bột sắn 23,2c 30,2c 38,2c 45,3c 50,1c 54,3c 56,7c
BNLM ủ 4% bột sắn 23,5c 30,6c 38,7c 44,0c 51,2c 53,9c 57,0c
BNLM ủ 5% bột sắn 23,0c 30,2c 38,1c 44,2c 51,3c 53,7c 57,1c
SEM 0,563 0,472 0,583 0,821 0,713 0,835 0,697
Các số trong cùng 1 cột mang chữ cái (a, b,c) khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Bảng 5 cho thấy, tỷ lệ phân giải chất khô của BNLM ủ chua (bổ sung 3; 4; 5% bột sắn - ở
mức này đã xác định là tốt nhất trong TN1) ở cùng một thời điểm đều cao hơn tỷ lệ phân giải
chất khô của BNLM khô và thấp hơn tỷ lệ phân giải chất khô của BNLM tươi (P< 0,05). Kết
quả này tương tự kết quả của Nguyễn Xuân Trạch và Nguyễn Hồng Sơn, (2005). Không có sự
sai khác đáng kể giữa tỷ lệ phân giải vật chất khô của BNLM ủ chua bổ sung các mức bột sắn
khác nhau (P>0,05). Tỷ lệ phân giải vật chất khô của BNLM ủ chua thấp hơn của BNLM tươi
có thể do sự tổn hao vật chất khô dễ hoà tan và lên men của BNLM trong quá trình ủ chua
Các kết quả trên còn cho thấy, tỷ lệ phân giải chất khô của BNLM ủ chua cao hơn BNLM khô
đó là do: Trong quá trình phơi khô BNLM một phần các chất dinh dưỡng bị biến tính và trở
nên khó tiêu hoá hơn (Schmidt và Wetterau, 1974); McDonald và cs, 1995). Mặt khác,
cabonhydrate dễ hoà tan có trong nguyên liệu ủ chua lên men biến thành các axit hữu cơ dễ
hấp thụ, do đó tỷ lệ phân giải chất khô của BNLM ủ chua cao hơn BNLM khô.
Ảnh hưởng của các mức bột sắn khác nhau đến đặc điểm phân giải vật chất khô của
BNLM trong dạ cỏ
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng các mức bột sắn được trình bày trong Bảng 6.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009
6
Bảng 6. Đặc điểm phân giải vật chất khô của BNLM ủ chua bổ sung bột sắn trong dạ cỏ
Phần rửa trôi
và hoà tan
ban đầu (%)
Phần không
tan nhưng
phân giải(%)
Tiềm năng
phân giải
tối đa (%)
Tốc độ
phân giải
(phần/giờ)
Pha dừng
(giờ) Công thức xử lý
A B A + B C L
BNLM tươi (ĐC1) 25,9a 34,5a 60,4a 0,0493a 2,6a
BNLM khô (ĐC2) 19,4b 32,9a 52,3b 0,0435b 3,1c
BNLM ủ 3% bột sắn 22,3c 34,9a 57,2c 0,0494a 2,9b
BNLM ủ 4% bột sắn 22,5c 35,3â 57,8c 0,0491a 2,9b
BNLM ủ 5% bột sắn 22,8c 35,1a 57,9c 0,0491a 2,8ba
SEM 0,367 0,548 0,637 0,00072 0,045
Các số trong cùng 1 cột mang chữ cái (a,b, c) khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Kết quả Bảng 6 cho thấy, tỷ lệ rửa trôi và hoà tan ban đầu (A) của BNLM tươi cao hơn hẳn so
với BNLM khô và BNLM ủ chua (P<0,05). Do một phần chất khô dễ hoà tan và phân giải của
BNLM bị tổn thất trong quá trình ủ chua, nên tỷ lệ rửa trôi và hoà tan ban đầu (A) của BNLM
ủ chua thấp hơn so với BNLM tươi. Tỷ lệ rửa trôi và hoà tan ban đầu (A) của BNLM ủ chua
đều cao hơn tỷ lệ rửa trôi và hoà tan ban đầu (A) của BNLM khô (P< 0,05). Sự sai khác này là
do: BNLM ủ chua được bổ sung thêm bột sắn, làm tăng thêm các chất dễ hoà tan và lên men
trong dạ cỏ. Quá trình lên men đường dễ hoà tan tạo ra các axit hữu cơ, cơ chế này không bị
coi là sự mất mát chất khô (Ladan và Rudenco, 1978). Tỷ lệ rửa trôi và hoà tan ban đầu (A)
của BNLM ủ chua có xu hướng tăng dần theo tỷ lệ bột sắn bổ sung, nhưng sự sai khác này
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Động thái phân giải chất khô cho thấy: phần không hoà tan nhưng có khả năng lên men (B),
tốc độ phân giải (c) của BNLM tươi và BNLM ủ chua không có sự sai khác đáng kể (P>0,05).
Điều này chứng tỏ rằng phần không hoà tan nhưng có khả năng lên men (B) không chịu tác
động của phương pháp ủ chua. Phần không tan nhưng có khả năng lên men (B), tốc độ phân
giải (c) của BNLM khô thấp hơn của BNLM tươi và BNLM ủ chua (P<0,05).
Có sự sai khác đáng kể giữa tiềm năng phân giải tối đa (A + B) của BNLM tươi và ủ chua: giá
trị này của BNLM tươi cao nhất, sau đó đến của BNLM ủ chua và thấp nhất là của BNLM
khô (P<0,05). Sự khác nhau này là do có sự sai khác giữa tỷ lệ rửa trôi và hoà tan ban đầu (A)
của BNLM tươi, BNLM ủ chua và BNLM khô; đồng thời phần không hoà tan nhưng có khả
năng lên men (B) của chúng không có sự sai khác đáng kể.
Pha dừng (L) của BNLM tươi ngắn hơn so với BNLM khô và BNLM ủ chua, pha dừng của
BNLM ủ chua ngắn hơn của BNLM khô (P<0,05). Một mặt do có sự khác nhau về tỷ lệ rửa
trôi và hoà tan ban đầu (A) của 3 loại BNLM (tươi, ủ chua và khô). Mặt khác quá trình phơi
khô đã làm thay đổi cấu trúc vật lý của BNLM khô. Do đó, VSV dạ cỏ và các enzym của
chúng phải mất thời gian dài hơn mới tiếp cận được với các chất dinh dưỡng của chúng so với
thời gian tiếp cận đối với BNLM ủ chua và BNLM tươi. Thời gian pha dừng của BNLM ủ
chua trong thí nghiệm này tương tự kết quả của Nguyễn Xuân Trạch và Nguyễn Hùng Sơn,
(2005).
Qua các kết quả phân tích và đánh giá giá trị pH của BNLM ủ chua, hàm lượng các axit hữu
cơ sinh ra trong quá trình ủ, tỷ lệ phân giải vật chất khô trong dạ cỏ của BNLM cho thấy rằng
khi bổ sung trên 3% bột sắn để ủ chua, thức ăn này đã đạt chất lượng tốt và có thể bảo quản
được trong thời gian dài làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ.
NGUYỄN VĂN HẢI - Ảnh hưởng của các mức bột sán ....
7
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận: Các mức bột sắn khác nhau đã có ảnh hưởng đến chất lượng BNLM ủ chua. Bổ
sung bổ sung 3 - 5% bột sắn cho kết quả tốt nhất về thành phần hóa học, pH, hàm lượng a xít
lactic và tỷ lệ phân giải chất khô, chất hữu cơ ở dạ cỏ bò của BNLM. Tỷ lệ phân giải chất khô,
chất hữu cơ của BNLM ủ chua với 3 - 5% bột sắn cao hơn các tỷ lệ này của BNLM khô và
thấp hơn các tỷ lệ này của BNLM tươi.
Đề nghị: Áp dụng vào sản suất công thức ủ chua BNLM bổ sung 3 - 5% bột sắn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly, Nguyễn Hữu Tào, Nguyễn Văn Hải, Đỗ Viết Minh, Trần Quốc Tuấn và Lê Trọng
Lạp (1995). “Nghiên cứu chế biến và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp và nguồn thức ăn sẵn có ở nông
thôn”. Tuyển tập những công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1969 -1995). Viện Chăn
Nuôi. NXBNN. Tr. 35 - 44.
Chen. X. B, (1995). Neway Excel: Utility for processing data of feed degradability and in vitro gas production,
version 4.0, Rowett Research Institut, UK.
Đặng Vũ Bình, Nguyễn Xuân Trạch và Bùi Quang Tuấn, (2005). “Ảnh hưởng của ủ chua và xử lý urê đến tính chất
và thành phần dinh dưỡng của ngọn lá mía”. Trường ĐHNN I - Hà Nội. Tạp chí KHKT nông nghiệp, tập
III, số 2/2005. tr.125 - 129.
Nguyễn Bá Mùi, (2001). “Nghiên cứu phụ phẩm dứa làm thức ăn gia súc”. Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Trường
Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội, Tr 25.
Niên giám thống kê (2007) . Tổng cục thống kê. NXB thống kê - Hà Nội, 2007.
Nguyễn Hữu Tào, (1996). “Nghiên cứu nuôi dưỡng bò sữa và lợn thịt bằng khẩu phần ăn có thân lá lạc chế biến, dự
trữ sau thu hoạch”. Luận án Tiến sỹ Nông Nghiệp, Viện Chăn nuôi, Tr. 29 - 31.
Nguyễn Xuân Trạch và Nguyễn Hùng Sơn, ( 2005). “ảnh hưởng của ủ chua và xử lý ure đến khả năng phân giải của
ngọn lá mía trong dạ cỏ ”. Trường ĐHNN I - Hà Nội. Tạp chí KHKT nông nghiệp, tập III, số 2/2005. tr.
144 - 148.
Orskov. E. R., Deb Hovell. F. D and Muold. F (1980). The use the nilon bag technique for the evalution of
feedstuffs, Tropical Animal Production, 5. pp. 195-213.
McDonald, P; Edwards. R. A; Greenhagh.J. F. D and Morgan. C. A, (1995). “Animal nutrition” Fifth Edition,
Longman, London, UK, pp. 451 - 464.
Баканов. В. Н. Мелкин. В. К(1989). Кормление селъскохозяйствнных животных. Моска во
“Агропромиздат”. Стр. 167-195; 297-316.
Ладан. П. Е., Руденко. Н. Р, (1978). Кормовая база промышленного животноводства. Издателъство
“Колос”. Стр. 88 -115.
Schmidt. W., Wetterau. H, (1974) . Vyroba Silaze. Praha.
*Người phản biện: TS. Vũ Văn Nôi; TS. Nguyễn Viết Minh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- b6_anh_huong_cua_bot_san_1269.pdf